You are on page 1of 91

HÀNH VI CƠ NHIỆT

CỦA VẬT LIỆU

GS Nguyễn Trọng Giảng


I. Vật liệu: Cấu trúc, tính chất và hiệu năng sử dụng
I.1. Vật liệu và hành vi cơ nhiệt của vật liệu
• Vật liệu: Là vật chất được sử dụng để làm ra những sản phẩm
khác.
- Là đầu vào trong một quá trình sản xuất, chế tạo
- Trong công nghiệp, vật liệu là những sản phẩm chưa hoàn
chỉnh, thường được dùng để làm ra các sản phẩm khác cao
cấp hơn.
• Tùy theo nhu cầu sử dụng, bắt buộc vật liệu phải thỏa mãn một
loạt các tính chất, được phân theo nhóm: Nhiệt, quang, cơ học,
vật lý, hóa học, … . Các tính chất này phụ thuộc vào cấu trúc
(vĩ mô, vi mô) của vật liệu.
• Cấu trúc của vật liệu là kết quả của quá trình tổng hợp, chế
biến.
• Hành vi cơ nhiệt của vật liệu: Nghiên cứu sự biến đổi các tính
chất cơ – lý của vật liệu trong qúa trình gia công chế biến và
trong quá trình sử dụng.
Quan hệ tương tác giữa 4 hợp phần cơ bản trong
nghiên cứu về hành vi cơ nhiệt của vật liệu
• Thí nghiệm cơ học
• Cán, kéo, rèn, dập, ép • Hiển vi quang học
chảy, đúc
Xác định • Nhiễu xạ tia X
• Cán, ép đùn (chế tạo các đặc • Hiển vi điện tử quét
composite) trưng tính • Hiển vi điện tử
• Lắng đọng hơi chất truyền qua
hóa học (CVD) • Hiển vi quét thăm dò
Xử lý, gia • Quang phổ điện tử
• Epitaxy chùm Auger
phân tử công
• Epitaxy pha lỏng
• Làm nguội nhanh
(melt spinning)
• Gia công vật liệu bột • Dão
• Mỏi
• Cơ học môi trường Các tính • Độ bền
liên tục • Độ dai
chất cơ học
• Cơ học tính toán • Đáp ứng động
• Cơ học lượng tử • Ứng xử cơ học (tác
Lý thuyết
• Tinh thể học động – hành vi)
• Nhiễu xạ
• Nhiệt động học
• Chuyển pha
• Điện hóa
I.2. Vật liệu nguyên khối, composite và vật liệu phân bậc
I.2.1. Vật liệu nguyên khối:
• Vật liệu nguyên khối (monolithic): có cấu trúc và tính chất đồng nhất trong
thể tích (mặc dù cấu trúc vi mô của vật liệu nguyên khối có thể gồm một hay
nhiều pha)
Tính chất của 3 nhóm vật liệu chính
Tính chất Kim loại Gốm (ceramic) Polyme
Mật độ (g/cm3) 2 - 20 1 - 14 1 – 2.5
Độ dẫn điện Cao Thấp Thấp
Độ dẫn nhiệt Cao Thấp Thấp
Tính dẻo (%) 1 - 40 <1 2-4
Độ bền kéo (MPa) 100 - 1500 100 - 400 -
Độ bền nén (MPa) 100 - 1500 1000 - 5000 -
Độ dai phá huỷ (MNm-3/2) 10 - 30 1 - 10 2-8
Nhiệt độ làm việc max 1000 1800 250
(oC)
Chống ăn mòn Trung bình - cao Cao nhất Trung bình
Liên kết Kim loại Ion hay cộng hoá trị Cộng hoá trị
Cấu trúc (Đa số) tinh thể Tinh thể phức tạp Vô ĐH, bán tinh thể
• Các tính chất cơ, nhiệt, quang, điện, … của các nhóm vật liệu biến đổi
trong một khoảng rất rộng, do vậy cấu trúc vật liệu nguyên khối được chế
tạo từ mỗi nhóm chính sẽ không thể cho các tính chất mong muốn.
Ví dụ ứng dụng vật liệu nguyên khối trong y sinh:
• Vật liệu y sinh: vật liệu sử dụng trong cấy ghép (implant) hay trong các
hệ duy trì sự sống (support-life systems).
• Nghiên cứu chế tạo vật liệu y sinh đạt được nhiều thành tựu to lớn. Vật
liệu y sinh được áp dụng rất rộng rãi.
a) Cấy ghép răng:
(Trụ cấy ghép liên kết với
Răng giả (gốm) xương trong vòng 6 tháng)
Nướu răng

Chi tiết nối


(Titan)

Trụ cấy ghép


(titan)

Xương hàm
b) Thay khớp háng:

K. loại – Polyethylene K. loại – K. loại ceramic - Ceramic

Trong trường hợp không dùng


Bộ phận ổ khớp chất gắn, mặt của thân ghép
có một mạng lưới lỗ xốp, để
xương có thể phát triển điền
Bộ phận đùi
vào, tạo liên kết chặt chẽ.

Thân cấy ghép

Chất gắn
(xi măng epoxy)
c) Thay khớp gối: Đầu xương đùi Xương
bánh chè

Đầu
xương
chày

Cấy ghép đầu


xương đùi
Vật liệu chế tạo các chi tiết
Cấy ghép xương cấy ghép khớp gối, thường
bánh chè
dùng:
Cấy ghép đệm lót - Vitalium (hợp kim Co-Cr);
- Titan và hợp kim titan
Cấy ghép đầu
xương chày
• Tồn tại trong lĩnh vực vật liệu y sinh :
- Mô đun đàn hồi của các chi tiết cấy ghép kim loại lớn hơn nhiều so với
của xương ➔ xương và chi tiết cấy ghép chịu tải không cân đối ➔
xương bị dỡ tải ➔ mất (loãng) xương.
- Mặt các khớp cấy ghép bị mòn (đặc biệt là bề mặt các chi tiết có nguồn
gốc polyme)➔ các mảnh vụn của quá trình mài mòn gây kích thích các
mô.
- Do mỏi, xương bị yếu dần ➔ các khớp bị nới lỏng, giảm tác dụng.
• Xu hướng phát triển:
- Các vật liệu có cơ tính và tính tương thích sinh học đang được ứng
dụng rộng rãi:
✓ gốm (ceramic);
✓ Titan và hợp kim titan, đặc biệt là hợp kim titan xốp (chế tạo bằng
phương pháp thiêu kết bột), cho phép xương phát triển điền vào các
khoang xốp, tạo liên kết vững chắc;
✓ Vitalium (hợp kim cơ sở Co);
✓ Polyethylene (trọng lương phân tử siêu cao (Ultra-High-Molecular-
Weight Polyethylene)).
- Nâng cao tính tương thích sinh học là yêu cầu quan trọng đối với mọi
chi tiết cấy ghép.
- Hai nhóm vật liệu mới có tính tương thích sinh học tốt nhất với xương:
✓ Thuỷ tinh sinh học (Bioglass): nguyên tố silic trong thuỷ tinh được
thay thế bởi calci và phốt pho, là hai nguyên tố có trong xương.
✓ Ceramic calci phốt phát.
- Các tính chất cơ-sinh (biomechanics) có vai trò quan trọng đối với các
chi tiết cấy ghép vào xương. Các chi tiết cấy ghép phải có các tính chất
đàn hồi tương tự của xương: vật liệu composit polyme - sợi các bon có
thể đáp ứng được yêu cầu này.
I.2.2. Vật liệu composite:
• Composite là hỗn hợp (cơ học) của hai nhóm vật liệu (kim loại – ceramic,
kim loại – polyme, polyme – ceramic) hoặc của hai vật liệu trong một
nhóm (kim loại – kim loại, ceramic – ceramic, polyme – polyme), gồm nền
(matrix) và vật liệu gia cường (reinforcing material).
• Các tính chất cơ học của vật liệu composite phụ thuộc vào tỷ lệ các cấu
tử và cách thức phân bố thành phần gia cường.
• Vật liệu (pha) gia cường thường có độ bền cao hơn nền, làm gia tăng
khả năng biến dạng dẻo của composite.
• Trong vật việu composite cơ sở ceramic, nền rất giòn, sợi gia cường có
vai trò rào cản phát triển nứt, làm tăng độ dai phá huỷ của vật liệu.
Nền KL + KL

• Nhiệt độ cao - trung bình


• Độ bền cao - trung bình
• Mật độ cao - trung bình
• Độ dẫn nhiêt, điện cao
Các nhóm vật liệu Kim loại
composite

Nền KL + Nền KL +
ceramic polyme

Nền Nền polyme +


ceramic+KL KL

Ceramic Nền Nền Polyme


ceramic+poly polyme+cera
• Nhiệt độ cao
• Độ bền nén cao, giòn
me mic • Nhiệt độ thấp
• Chống ăn mòn • Độ bền trung bình
• Mật độ trung bình • Mật độ thấp

Nền ceramic+ceramic Nền polyme+polyme


▪ Phân loại composite (theo gia cường): WC Co
- Composite gia cường hạt: SiC A356

Hạt gia cường Nền

(~10nm đến μm’s) HK nhôm A356/hạt SiC Co/WC (Coban/Các-bít W)


Vật liệu nền: Kim loại, polyme, cao su, …
- Composite gia cường sợi:

Sợi thẳng Sợi dệt Sợi ngắn phân bố ngẫu nhiên


Sợi gia cường: thuỷ tinh, carbon, aramid (polyamit, kevlar), kim loại, …
Nền : polyme (nhiệt dẻo, nhiệt rắn), SiC, graphit, kim loại, …
Phân bố sợi trong không gian
• Cơ tính của vật liệu phụ
thưộc vào kiểu phân bố
sợi, có thể đẳng hướng
(1 chiều) hoặc dị hướng.
• Độ bền liên kết giữa cốt
sợi và nền có vai trò quan
trọng đối với độ bền của
composite.
• Được ứng dụng rộng rãi,
(2 chiều) đặc biệt trong công nghiệp
hàng không (sợi C/epoxy,
sợi aramid/epoxy).
• Lợi thế quan trọng nhất về
cơ tính: tỷ lệ độ cứng/mật
(3 chiều) độ và độ bền/mật độ cao
hơn một số kim loại (thép,
titan, nhôm)
Mô đun đàn hồi riêng và độ bền riêng của vật liệu dùng trong hàng không
(vật liệu composite 1-D, cơ tính xác định theo hướng dọc sợi)

Vật liệu Mô đun đàn hồi/mật độ Độ bền kéo/ mật độ


(GPa/g.cm-3) (MPa/g.cm-3)
Thép (AISI 4340) 25 230
HK nhôm (7075-T6) 25 150
HK titan (Ti-6Al-4V) 25 250
E Sợi thuỷ tinh/epoxy 21 490
S Sợi thuỷ tinh/epoxy 47 790
Sợi aramid/epoxy 55 890
HS Sợi carbon/epoxy 92 780
HM Sợi carbon/epoxy 134 460

E – Glass
S – Glass
HM- High Modulus
HS – High Strength
- Composite cấu trúc:
✓ Composite sandwich:
Lớp bề mặt (tấm mỏng
kim loại, gỗ, polyme,
composite)
Chất
gắn Lõi
kết

Sản phẩm
Lớp bề mặt

Composite lõi vật liệu bọt KL Composite lõi vật liệu KL tổ ong
✓ Composite tấm ép (laminate composite):

Ghép (ép dính) nhiều lớp


có hướng phân bố sợi
(composite gia cường
sợi), thớ (gỗ), … khác
nhau, đáp ứng yêu cầu
cơ tính và tính năng sử
dụng.

Composite tấm ép sợi carbon Composite tấm ép gỗ


I.2.3. Vật liệu phân bậc (Hierarchical materials):
• Là vật liệu được cấu trúc từ các thực thể vật chất đa kích cỡ (multilength
scale), trong đó, các thực thể trong cấu trúc của mỗi bậc dưới là các
thành phần cấu thành một thực thể bậc liền trên.
• Khoa học VL phân bậc là sự giao thoa của: hoá học, khoa học nano, sinh
học và khoa học vật liệu. Sợi cơ
Màng sợi cơ
Ví dụ:
Màng nang cơ
Cơ Nang cơ
Màng

Bắp cơ Bắp cơ

Gân
Bó sợi cơ (Nang cơ)
Xương
Màng tế
Sợi cơ bào cơ

Đốt cơ Sợi
(tâm cơ) nguyên

Sợi nguyên cơ
Tơ mỏng

Tơ cơ Tơ dày
Cấu trúc của gân
Các Vi sợi Sợi Bó sợi cơ Bó sợi thứ Bó sợi tam Đơn vị gân
phân tử (tơ) collagen sở (tiểu cấp (nang cấp
xoắn ba collagen nang gân) gân)
collagen

Nguyên bào sợi

Uốn quăn dạng


sóng khi không
chịu tải. Màng liên kết

Cấu trúc phân bậc Mao mạch máu

tạo cho gân và cơ Màng liên kết


có độ dẻo dai cao.
Nghiên cứu mô phỏng (bắt chước) tự nhiên (vật liệu sinh học) để
chế tạo vật liệu kỹ thuật (composite) có cấu trúc phân bậc.

Đ. Kính sợi Độ dày lớp Độ dày tấm

Giàn nền carbon cấu trúc


phân bậc y sinh

Composite cấu trúc Khung bọt carbon


nguyên sơ
phân bậc
Lớp phủ ống nano carbon

Khung bọt carbon sau khi


phủ ống nano carbon
Lớp phủ Si- ống nano carbon

Khung bọt sau khi phủ Si-


ống nano carbon
I.3. Cấu trúc của vật liệu
I.3.1. Cấu trúc tinh thể
• Cấu trúc tinh thể không tồn tại trong chất lỏng, chất khí và vật liệu vô
định hình (thuỷ tinh, kim loại được làm nguội cưc nhanh, …).
• Độ kết tinh (crystallinity) là độ trật tự của cấu trúc trong một vật rắn.
Trong một tinh thể, các nguyên tử hoặc phân tử sắp xếp một cách đều
đặn, theo chu kỳ. Độ kết tinh có ảnh hưởng lớn đến cơ-lý tính của vật
liệu như độ cứng, mật độ, hệ số khuếch tán, độ trong suốt, ...
• Tất cả các vật liệu tinh thể đang tồn tại được mô tả bởi 7 hệ cấu trúc
tinh thể khác nhau: hệ lập phương, hệ 6 phương, hệ 4 phương, hệ 3
phương, hệ thoi, hệ một nghiêng và hệ ba nghiêng.
• Mỗi cấu trúc tinh thể được mô tả bởi một ô mạng cơ sở (ô cơ sở) với
các nguyên tử được sắp xếp theo một cách riêng. Kích thước của ô đơn
vị theo các chiều khác nhau được gọi các thông số (hằng số) mạng.
• Mạng tinh thể được thiết lập từ các ô mạng cơ sở bằng cách tịnh tiến ô
cơ sở (từng bước bằng khoảng cách nguyên tử) theo 3 hướng của
không gian ba chiều Bravais (mạng Bravais).
• Tồn tại 14 mạng Bravais:

g
Lập phương (Cubic) đơn giản, tâm
khối, tâm mặt.
b a = b = g = 90o
a
Tại các điểm (đen) có thể là
nguyên tử hay một nhóm
nguyên tử (phân tử).

Tứ giác (Tetragonal) đơn giản, tâm khối


a = b = g = 90o

Trực thoi (Orthorhombic) đơn


giản, tâm đáy, tâm khối, tâm mặt

a = b = g = 90o
c c

b a b a
Đơn nghiêng Đơn nghiêng Tam tà (Triclinic) Thoi
(Monoclinic) (Monoclinic) đơn giản (Rhombohedral)
(6 mặt thoi bằng
đơn giản tâm đáy a¹b¹c nhau)
a¹b¹c

g Lục giác (Hexagonal)


đơn giản
a b
a=b¹c
c
a = b = 90o
b
g = 120o
a
 Toạ độ điểm tinh thể: z

z a
b
a
2 1

4
pqr
a
c y
y
p.a
3
x
q.b (1) : 111
x (2) : 1 0 1
Toạ độ 1 1
Xác định toạ độ điểm tương (3) : 0
các điểm 2 2
tự trong hệ toạ độ Đề-các
1 1 1
(4) :
2 2 2
 Hướng tinh thể: • Xác định bởi véc tơ đi qua 2 điểm
z [001] [111]
✓ Qua gốc toạ độ và điểm (m, n, o):
b
a [111] Ký hiệu hướng: é mno ù
ë û
✓ Không đi qua gốc toạ độ, mà đi qua
hai điểm:
c Đầu véc tơ: (m, n, o)
y Đuôi véc tơ: (p, q, r)
O [010]
b/2
[011] Ký hiệu hướng :
x [100] M [210] éë(m - p)(n - q)(o - r) ùû
• Phương pháp xác định hướng tinh thể:
(Ví dụ: xác định hướng ) x y z
Chiếu véc tơ lên các trục toạ độ 1a (1/2)b 0c
Chiếu véc tơ theo a, b, c 1 1/2 0
Qui gọn (về số nguyên nhỏ nhất) 2 1 0
Hướng [2 1 0]
Lưu ý: số âm được biểu thị bằng gạch ngang bên trên).
• Mọi véc tơ (hướng) đều có thể tịnh tiến trong không gian mạng tinh thể.

x x

-y +y -y +y
[110] [110]
[110]
z z

• Ký hiệu < m n o > biểu thị một tập hợp các hướng tương đương
(khoảng cách giữa các nguyên tử dọc theo mỗi hướng đều như nhau
➔ các hướng tương đương có thể song song hoặc không song song
với nhau)
< mno >Þ éë mno ùû , éë mo n ùû , éë o mn ùû , éë n mo ùû , éë mn o ùû , éë mo n ùû ,
éë o mn ùû , éë o n m ùû , éë n mo ùû ,...
 Mặt tinh thể:
Ví dụ: Các [001] Được xác định bởi các
hướng của tập chỉ số Miller (h k l).
hợp <1 0 0>
trong cấu trúc [0 10] • Phương pháp xác định
tinh thể lập các chỉ số Miller:
[010]
phương. ✓ Mặt tinh thể không đi
[100]
qua gốc toạ độ. Nếu
điều kiện trên không
thoả mãn, cần tịnh
tiến mặt hoặc gốc
Các mặt tinh thể tương đương
toạ độ sang ô mạng
z Mặt (001) tham chiếu theo gôc toạ độ O kề cận.
Mặt (110) tham chiếu ✓ Xác định giao điểm
theo gốc toạ độ O
z giữa các trục và mặt
y tinh thể theo thông
số mạng a, b, c.
Các mặt y
tương đương Trong trường hợp
x với (001). mặt // với trục toạ
x độ: giao điểm ở ∞.
Các mặt tương đương với (110).
z
✓ Lấy nghịch đảo của
Giao điểm giữa mặt
các giá trị xác định các
tinh thể và các trục
giao điểm :
1 c x®¥ ®¥
Giao điểm ® (¥ 1 ) y ® 1b ® 1
2
Nghịch đảo ® (0 1 2) 1 1
a y z® c®
b 2 2
x
✓ Nếu cần thiết, có thể nhân hoặc chia các giá trị nhận được sau khi
nghịch đảo cho một hệ số chung để có các số nguyên nhỏ nhất.
✓ Chỉ số Millers xác định mặt tinh thể : ( h k l) = (0 1 ½)

Ví dụ: xác định mặt (0 1 2) x y z


Xác định các giao điểm với các trục toạ độ ∞a 1b (1/2)c

Giao điểm theo a, b, c ∞ 1 1/2

Qui gọn (về số nguyên nhỏ nhất) 0 1 2


Qui về các số nguyên nhỏ nhất (nếu cần)
Mặt tinh thể (h k l) (0 1 ½)
◆ Ví dụ: Dựng mặt tinh thể (0 1 1) :

x = ¥b, y = -1b, z = 1
(0 11)
¯
(¥ 1 1)
¯
Giao
(0 1 1) điểm với
trục y

◆ Ví dụ: Xác định các chỉ số Miller cho mặt :


✓ Tịnh tiến O sang ô
kề cân theo trục y.
✓ Xác định các chỉ
số Miller:
1
(x y z ) ®(¥ 1 )
2
(0 1 2) ¯
(h k l) ® (0 1 2)
• Tập hợp các mặt tinh thể tương đương, là các mặt trong đó có sắp xếp
nguyên tử như nhau, được ký hiệu là { h k l }. Ví dụ, {111} trong tinh thể
lập phương bao gồm: (111),(111),(111),(111),(111),(111),(111),(111),(111),(111)

Sắp xếp ngyên tử


trong mặt (1 1 0) của
cấu trúc BCC (lập
phương tâm khối)

Sắp xếp ngyên tử


trong mặt (1 1 0) của
cấu trúc FCC (lập
phương tâm mặt)
 Hướng tinh thể và mặt tinh thể đối với mạng lục giác
z • Áp dụng hệ toạ độ Miller-Bravais (4 trục
toạ độ): a1, a2, a3, z. Nguyên tắc xác định
hướng và mặt tinh thể tương tự trong hệ
3 trục.
a2

[1121]
a2 (*) a2/2
c
a3 -a3
O
120o
a3 120o
a1/2
120o
a
a a1
a1
Ví dụ: xác định các chỉ số Miller của hướng (*):
1 1 1 é1 1 1ù
Toạ độ mút (đầu) véc tơ: a1 , a2 , -1a3 , c ® ê -1 ú
2 2 2 ë2 2 2û
Chỉ số Miller-Bravais của hướng (*) : [hk il] ® [1121]
Ví dụ: xác định một số hướng và mặt tinh thể :
Nguyên tắc:
a1 a2 a3 z
-1 ¥ 1 ¥ h + k = -i
a1 a2 a3 z
1 0 1 0 1 ¥ -1 1
1 0 1 1

a2

Áp dụng nguyên tắc h + k = -i :


a1 a2 a3 z
¥ ¥ ¥ 1 Ký hiệu hướng: [ h k . l ]
0 0 0 1 Ký hiệu mặt: { h k . l }
I.3.2. Kim loại
• Các nguyên tử liên kết với nhau trong mạng tinh thể bằng:
✓ Liên kết kim loại (metallic bond): các nguyên tử chung nhau (chia sẻ)
các điện tử tự do ➔ đảm bảo tính dẫn điện cho vật liệu kim loại).
Có thể xem liên kết kim loại một cách đơn giản: các ion dương kim
loại được gắn kết với nhau bởi lớp “keo dính” được tạo thành từ các
điện tử tự do, hay các ion kim loại được “nhúng” trong một “đám
mây” các điện tử ➔ liên kết kim loại là mối liên kết không định
hướng.
✓ Liên kết ion và liên kết cộng hoá trị : tương tác (hút) trực tiếp giữa
các nguyên tử/ion. Các liên kết này là liên kết định hướng (đặc biệt là
liên kết cộng hoá trị).
• Dạng liên kết xác định số lượng các nguyên tử kề cận mà một nguyên
tử có thể có (số phối vị), do vậy nó xác định kiểu cấu trúc. Liên kết ion
và liên kết cộng hoá tri thường tạo ra cấu trúc phức tạp. Đối với kim loại,
liên kết định hướng không có vai trò quan trọng, do vậy các kim loại
thường có cấu trúc đơn giản và chặt chẽ: lập phương tâm mặt (FCC),
Lập phương tâm khối (BCC) và lục giác chặt chẽ (HCP).
Lập phương
tâm mặt (FCC)
(số phối vị: 12)

Lập phương
tâm khối
(BCC)(số phối
vị: 8)

Lục giác chặt


chẽ (HCP)
(số phối vị: 12)
• Các mặt tính thể có mật độ nguyên tử cao nhất có vai trò quan trọng
đối với định hướng biến dạng của kim loại.

a 3/2 a/ 2
BCC: {110} FCC: {111} HCP: {0001}

• Sự giống và khác nhau giữa


HCP và FCC
✓ Có cùng hệ số sắp xếp
(0.74) và số phối vị 12 (sắp
xếp nguyên tử trong các mặt
{111} và {0001} giống nhau).
✓ Khác nhau ở trình tự (chu
kỳ) sắp xếp các lớp nguyên
tử:
ABABABA… ABCABCAB…
• Ngoài các nguyên tố kim loại, các pha trung gian và các hợp chất liên
kim cũng tồn tại với số lương lớn, có cấu trúc tinh thể rất đa dạng.
Ví dụ: Hợp kim Heusler (HK sắt từ) Cu2MnSn: trình tự sắp xếp của
các nguyên tử Cu, Mn và Sn tao ra một ô siêu mạng gồm 4 ô BCC. Ô
siêu mạng có cấu trúc FCC ➔ ô mạng của pha trật tự có cấu trúc
FCC. Còn pha không trật tự có cấu trúc BCC.

Hợp kim Heusler


Cu2MnSn
(Cu:X ; Mn: Y ; Sn: Z)

Z Y
Các vị trí xen kẽ trong mạng tinh thể
Trong cấu tinh thể của hợp kim, hợp chất, các nguyên tử cấu thành không
phải luôn có vị trí tại các nút mạng, mà có thể ở vị trí xen kẽ (tại tâm của
các hốc bát diện hoặc tứ diện)

Hốc bát diện Hốc tứ diện

BCC FCC CH
I.3.3. Ceramic (gốm)
• Được sử dụng rừ rất xa xưa (6500 năm BC: đồ gốm, sứ; 1500 năm BC:
thuỷ tinh silicat). Nguyên liệu chính cho kỹ nghệ gốm sứ: đất sét (khoáng
vật có thành phần là hỗn hợp Al2O3, SiO2, H2O và một số oxit kim loại
kiềm, kiềm thổ, Fe, Mn, Zn, ...).
• Từ những năm 1970 phát triển rất mạnh mẽ. Nhiều vật liệu ceramic mới,
tiên tiến đã được chế tạo và sử dụng:
✓ Trong bộ nhớ của máy tính: gốm từ tính;
✓ Trong lò phản ứng hạt nhân: thanh nhiên liệu UO2.
✓ Mũi và họng loa phụt của tên lửa: các loại ceramic chịu nhiệt và chịu
mài mòn ở nhiệt độ cao.
✓ Trong hệ thống sonar của tầu ngầm: gốm sắt từ barium titan BaTiO3.
✓ Trong các động cơ phản lực: vật liệu phủ bề mặt cánh tuốc-bin.
✓ Các linh kiện quang điện: Lithium niobate (LiNbO3), có khả năng biến
đổi thông tin quang ➔ điện).
✓ Các vật liệu trong suốt quang học, vật liệu chịu nhiệt, vật liệu cắt gọt,
...
• Ceramic có thể có cấu trúc tinh thể hoặc vô định hình (cấu trúc thuỷ
tinh), phụ thuộc vào kiểu liên kết (ion, cộng hoá trị, hay liên kết kim loại
từng phần), vào kích thước nguyên tử và vào phương pháp chế tạo.
 Ceramic tinh thể:
• So với kim loại, cấu trúc tinh thể ceramic phức tạp hơn nhiều. Các
nguyên tử có kích thước khác nhau sắp xếp tương thích trong một cấu
trúc nhất định, do vậy liên kết có tính định hướng cao.
• Các hợp chất trong đó các nguyên tử cấu thành có độ âm điện
(electronegativity – khả năng của nguyên tử hút các điện tử) rất khác
nhau ➔liên kết ion (ionic bonding). Nếu các nguyên tử cấu thành hợp
chất có cùng độ âm điện liên kết cộng hoá trị (covalent bonding).
Ceramic với liên kết ion:
• Mối liên kết được hình thành do tương tác hút giữa các ion dương
(cation – mất điện tử) và các ion âm (anion – nhận điện tử), cân bằng
với lực đẩy giữa các ion cùng dấu điện tích.
• Khi chênh lệch về độ âm điện giảm đi, liên kết thuần tuý ion sẽ dần trở
thành liên kết ion-cộng hoá trị và liên kết cộng hoá trị hoàn toàn.
Ví dụ: một số cấu trúc tinh thể ion của ceramic

Oxit nhôm Al2O3


(cấu trúc corundum:Ti2O3, Cr2O3,…)

Gốm áp điện BaTiO3


(cấu trúc Perovskite:
CoTiO3, YCu2Ba3O7-X)
Ceramic với liên kết cộng hoá trị:
• Trong liên kết cộng hoá trị, các điện tử được chia sẻ (dùng chung) giữa các
nguyên tử kề cận nhau. Liên kết cộng hoá trị là dạng liên kết bền vững nhất.

Liên kết
C cộng hoá trị

C Si C

Cấu trúc SiC

Cấu trúc
Ô mang kim cương
cơ sở
Nguyên tử C
◊ Ceramic vô định hình (hay ceramic cấu trúc thuỷ tinh)

SiO2
O
Si

Cấu trúc trật tự (tinh thể) Cấu trúc ngẫu nhiên (thuỷ tinh)

O 2-
O 2- Các khối sắp xếp theo
trật tự nhất định➔ cấu
Khối (ô) cấu Si 4+ trúc tinh thể .
trúc cơ sở của
SiO2 tinh thể
O 2-
và vô định hình
Các khối sắp xếp ngẫu
đều là khối tứ O 2-
nhiên ➔ cấu trúc vô
diện.
định hình.
O 2-
Kim cương tinh thể Kim cương vô định hình

I.3.4. Vật liệu có cấu trúc thuỷ tinh (vô định hình)
• Được đặc trưng bởi cấu trúc phi trật tự ở khoảng cách xa (từ vài khoảng
cách giữa các nguyên tử), mặc dù ở khoảng cách gần có thể tồn tại cấu
trúc trật tự (như trường hợp SiO2, khối tứ diện cơ sở là cấu trúc trật tự).
• Tồn tại kim loại thuỷ tinh (glassy metal) , ceramic thuỷ tinh (glassy
ceramic), polyme thuỷ tinh (glassy polymer). Trong quá trình đông đặc,
nếu tốc độ làm nguội rất nhanh, các nguyên tử không kịp sắp xếp theo
trật tự ➔ trạng thái cấu trúc vô định hình (phi trật tự hay dạng thuỷ tinh).
Kim loại thuỷ tinh Ranh giới hạt

Cấu trúc Cấu trúc


kim loại kim loại
thuỷ tinh đa tinh thể

Kim loại lỏng

Nguội Nguội nhanh Kim loại thuỷ tinh (vô định hình) có
chậm (~106 oC/s-1) cơ – lý tính vượt trội so với kim
loại tinh thể thông thường, được
ứng dụng ngày càng rộng rãi (vật
liệu của tương lai).

Tinh thể Vô định hình


I.3.5. Polyme
• Polyme có cấu trúc phức tạp hơn kim loại và ceramic, tuy nhiên rẻ và dễ
chế tạo và tạo hình, được sử dụng rất phổ biến.
• Polyme có độ bền và mô dun đàn hồi thấp hơn kim loại và ceramic, dẫn
điện và nhiệt kém.
• Polyme chống tác động hoá học của môi trường tốt hơn kim loại, nhưng
lại dễ bị biến đổi tính chất dưới tác động của tia cực tím.
 Cấu trúc hoá học của polyme:
• Polyme là hợp chất cao phân tử (có trọng lượng phân tử lớn) được
tạo thành từ các phân tử (monomer) liên kết với nhau theo chuỗi.
• Khung của chuỗi được tạo thành chủ yếu bởi các nguyên tử C (liên
kết C – C cộng hoá trị, năng lượng phá huỷ liên kết ~300kJ/mole).
Các nguyên tử khác: H, O, N … liên kết với nguyên tử C trong chuỗi
bởi liên kết cực hay liên kết Van Der Waals (năng lượng phá huỷ liên
kết ~10kJ/mol).

Phân tử polyethylen
terephthalat
• Polyme hoá là quá trình liên kết các monome (phân tử có khối lượng
nhỏ - đơn vị cơ bản cấu thành polyme) thành chuỗi cao phân tử (macro-
molecule).
Ví dụ:
H H é H H ù n – độ polyme hoá
| | Polyme hoá ê | | ú (số lượng monome
C C ê C C ú trong cao phân tử
| | ê | | ú (chuỗi) polymer.
H Cl êë H Cl úû n
Monome vinyl cloride Polyvinyl cloride (PVC)
 Cấu trúc phân tử của polyme:
• Hành vi cơ nhiệt của polyme phụ thuộc vào cấu trúc phân tử, kích thước
và trọng lượng phân tử, số lượng và kiểu
liên kết (cộng hoá trị, Van Der Waals).
(2)
Phân loại theo kiểu cấu trúc chuỗi (1)

(1) Dây (1D); (2) Phân nhánh 2D) ; (3) (3)


Liên kết ngang (mạng 3D);(4) Liên kết
không gian ( mạng 3D) (4)
✓ Polyme cấu trúc dây: các monome liên kết nối tiếp nhau dọc theo chiều dài
của chuỗi (polyethylene-PE; polyvinyl chloride –PVC; polypropylene,..).
Chuỗi phân tử có thể có các đoạn uốn hoặc cuộn;
✓ Polyme phân nhánh: có các nhánh phân tử liên kết với chuỗi chính (Sự
phân nhánh có thể xảy ra với mạch dây, với liên kết ngang hay với bất kỳ
kiểu nào khác);
✓ Polyme liên kết ngang (cross-linked): các phân tử của một chuỗi liên kết
với các phân tử của một chuỗi khác (liên kết giữa các chuỗi), tạo thành
mạng 3D. Các chuỗi chính khó trượt tương đối với nhau (do liên kết
ngang) ➔ độ cứng và độ bền cao.
✓ Polyme liên kết mạng không gian: các chuỗi liên kết với nhau bởi một số
lượng lớn (dày đặc) các liên kết ngang.
Phân loại theo kiểu sắp xếp lặp: a) -A - A - A - A - A - A - A - A
-A - A - B - A - B - B - A - A - B -
b)
a) Polymer đồng nhất: sắp xếp lặp chỉ
của một dạng monome. c) -A - A - A - A - B - B - B - B - B -
b) Đồng polyme (co-polyme) ngẫu d) -A - A - A - A - A - A - A - A - A -
| |
nhiên: các monome A và B sắp xếp B B
ngẫu nhiên; | |
B B
c) Đồng polyme khối: nhóm A và B kế tiếp nhau; | |
d) Đồng polyme ghép: A tạo thành chuỗi chính, B B B
tạo thành chuỗi ghép | |
• Đường trục (backbone) của chuỗi chính liên kết với các nhóm bên (side
groups) với trình tự sắp xếp nhất định tạo nên sự đa dạng của polyme.
Ví dụ: nhóm methyl (CH3) liên kết bên với mỗi nguyên tử C thứ 2 trong
chuỗi polypropylene. Với các chất xúc tác khác nhau, có thể đặt tất
cả các nhóm methyl về một bên, luân phiên giữa hai bên hay ngẫu
nhiên dọc theo chuỗi

H CH3 H CH3 H CH3


| | | | | | Isotactic
C C C C C C
| | | | | | PP
H H H H H H
Isotactic polypropylene
H H H CH3 H H
| | | | | | Sydiotactic
C C C C C C
| | | | | | PP
H CH3 H H H CH3
Sydiotactic polypropylene

H H H H H CH3
| | | | | | Atatic
C C C C C C PP
| | | | | |
H CH3 H CH3 H H
Atatic polypropylene
 Polyme nhiệt cứng (thermosetting) và polyme nhiệt dẻo
(thermoplastic):
• Polymer nhiệt cứng: không hoá dẻo mà biến cứng khi nung nóng ➔
phân huỷ khi nung (các polyme có cấu trúc mạng không gian (cross-
linked-3D): epoxy, phenolic, polyester, polyurethane, …).
• Polyme nhiệt dẻo: biến mềm (hoá dẻo, hoá lỏng) khi nung nóng (các
polyme có cấu trúc mạch dây (đường): polyethylene, polymethyl
methacrylate, …).
 Cấu trúc vô định hình và bán tinh thể của polyme:

Tinh thể

Vô định
hình

Cấu trúc vô định hình Cấu trúc bán tinh thể


• Vô định hình: Các chuỗi phân tử phân bố rối ngẫu nhiên, cơ tính đẳng
hướng và thường trong suốt (thuỷ tinh nhựa dẻo, polystyren)
• Bán tinh thể: trong quá trình polyme hoá dưới tác động cơ-nhiệt, các
phân tử trong chuỗi dài có xu hướng sắp xếp trật tự thành từng tệp tạo
thành các mảnh tinh thể phân cách nhau bởi các vùng vô định hình.
Các “lá” mảnh vi tinh thể tạo thành siêu cấu trúc với kính thước trung
bình của ô mạng ~1μm. Trong vùng tinh thể (có cơ tính cao hơn vùng
vô định hình) cũng tồn tại các lỗi sắp xếp
Cuộn ngẫu (khuyết tật). Polyme bán tinh thể có thể đục
nhiên (vô
định hình) hoặc trong mờ (nylon, polythen)
• Polyme bán tinh thể (semi-crystalline) là hỗn
Chuỗi gấp
hợp gồm các mảnh tinh thể và các vùng vô
(tinh thể)
định hình.
Chuỗi sắp • Polyme bán tinh thể có thể chế tạo bằng kỹ
xếp dài (tinh
thể)
thuật: kết tinh từ dung dịch (trong quá trình
bốc hơi của dung môi); polyme hoá (trùng
Sắp xếp hợp) ở trạng thái rắn (có thể chế tạo polyme
dạng vân tay ~100% tinh thể); kết tinh từ polymer nóng
(tinh thể) chảy.
Polime bán tinh thể kết tinh từ trạng thái nóng chảy:

Polyme nóng chảy Kết tinh lát tinh thể


Lát tinh thể Vô định hình
Polyme vô
định hình
Ảnh chụp dưới ánh sáng phân cực
Lát tinh thể
polyme

Cấu trúc cầu


(spherulitic structure)
Mầm phát triển
thể cầu có thể là
các hạt bụi hoặc
hạt xúc tác.
 Độ kết tinh của polyme:
• Tỷ lệ các phân tử có trật tự (tinh thể) trong polymer được đặc trưng bởi
mức độ kết tinh, thường nằm trong khoảng từ 10% đến 80%.
• Độ kết tinh phụ thuộc vào cấu trúc phân tử của polyme (Cấu trúc dây với
các nhóm bên (side groups) nhỏ hoặc không có nhóm bên kết tinh dễ
dàng hơn. Cấu trúc nhánh với các nhóm bên lớn khó kết tinh)
• Cơ – lý tính của polyme (độ bền, điểm nóng chảy, mật độ, …) phụ thuộc
vào độ kết tinh.
 Trọng lượng phân tử và phân bố:
• Đa số đặc trưng cơ tính của polyme gia tăng theo trọng lượng phân tử ➔
trọng lượng phân tử là một thông số quan trọng.
(Trọng lương phân tử polyme) = (Trọng lượng phân tử monome) x (số
lượng monome trong chuỗi ).
• Trong hầu hết các polyme, chiều dài của các chuỗi không bằng nhau ➔
Trọng lượng phân tử trung bình:
✓ Trọng lương phân tử trung bình theo số lượng (Mn):

Mn = å Ni Mi / å Ni
Ni là số lượng chuỗi có trọng lượng phân tử Mi.
✓ Trọng lương phân tử trung bình theo khối lượng (Mw):
Mw = å Ni Mi2 / å Mi Ni
✓ Trọng lương phân tử trung bình theo kích thước (size) (Mz):
Mz = å Ni Mi3 / å Ni Mi2
✓ Trọng lượng phân tử trung bình theo độ nhớt (viscosity) (Mv):
Mv = éëå Ni Mi(1+a) / å Ni Mi ùû , a = ( 0.5 ¸ 0.8)
1/a

Thông thường Mn : Mw : Mv = 1: 2 : 3
• Đường cong phân bố trọng lượng phân tử:
✓ Trường hợp các chuỗi
Mn Trọng lượng phân tử polyme đều có cùng khối
Phần trọng lượng

Mv Mn có xác suất lớn hơn lượng (phân tán đơn):


M cả
w
Mn = Mw = Mz = Mv
✓ Thông thường các chuỗi
Mz polyme có kích cỡ khác
nhau:
Mn £ Mv £ Mw £ Mz
✓ Trọng lượng phân tử gia
Trọng lượng phân tử (Mi) tăng ➔ độ nhớt gia tăng
Dạng phổ biến của đ. cong phân bố t. lượng phân tử ➔ khó khăn tạo hình.
 Các trạng thái polyme:
Phụ thuộc vào nhiệt độ, polyme có thể có 4 trạng thái khác nhau, tương
ứng với sự gia tăng của thể tích tự do giữa các phân tử theo nhiệt độ và
sự thuyên giảm của các lực liên kết phân tử.

• Trạng thái thuỷ tinh (A): thuỷ tinh hữu cơ, chỉ có thể chịu biến dạng rất
nhỏ.
• Trạng thái chuyển tiếp (B): các polyme mạch dây nhiệt dẻo (polyamide,
polyeste, polyvinyl) và các polyme liên kết ( các chuỗi phân tử liên kết
với nhau thành mạng
2-D, 3-D);
• Trạng thái cao su (C):
polyme đàn hồi (nhớt)
(elastome) được tạo
thành từ các chuỗi
phân tử rất dài liên kết
với nhau bởi các mối
liên kết tương đối
thưa;
A A

Dỡ tải
kéo

B
B

• Trạng thái lỏng (D) (nhớt).


I.3.6. Giả tinh thể (quasi crystal)
Vô định hình
Cấu trúc chất rắn Giả tinh thể
Tinh thể
• Giả tinh thể là một trạng thái mới khác biệt của chất rắn với sắp xếp
các nguyên tử dường như trật tự nhưng không theo chu kỳ.
Vô định hình Giả tinh thể Tinh thể
• Các nguyên tử • Các nguyên tử sắp • Các nguyên tử sắp xếp trật
sắp xếp phi trật xếp trật tự nhưng tự tạo nên ô mạng cơ sở
tự, ngẫu nhiên. không theo chu kỳ duy nhất. Ô mạng cơ sở
tuần hoàn. tịnh tiến theo 3 hướng tạo
Giả tinh thể có các tính • Không có đối xứng nên mạng tinh thể (cấu trúc
chất tương tự ceramic, tịnh tiến (không thể chu kỳ).
đặc biệt là trở kháng lấp đầy không gian • Tồn tại các trục đối xứng
nhiệt và điện rất cao, bằng tịnh tiến cấu tịnh tiến và đối xứng xoay (2
độ cứng cao, chịu ăn trúc trật tự đơn vị). bậc, 3 bậc, 4 bậc và 6 bậc):
mòn và chống dính. • Đối xứng xoay rất hướng tính thể không thay
Tiềm năng ứng dụng phức tạp (bậc 5, bậc đổi khi xoay tinh thể xung
lớn và đa dạng. 10, 20 ..) quanh trục đối xứng.
I.3.7. Tinh thể lỏng (Liquid crystal)
• Là trạng thái của vật chất, có tính chất chung của chất lỏng và tinh thể
(nằm giữa trạng thái chất lỏng và trạng thái tinh thể của chất rắn). Có
thể chảy như chất lỏng, nhưng không đẳng hướng như chất lỏng thông
thường mà có các phân tử sắp xếp (hay định hướng) như trong tinh
thể (dị hướng).
• Tinh thể lỏng tồn tại trong một khoảng nhiệt độ xác định. Dưới một
nhiệt độ nhất định nào đó trạng thái tinh thể chiếm ưu thế, còn trên
nhiệt độ đó trạng thái lỏng đẳng hướng (thông thường) chiếm ưu thế.
• Có nhiều loại pha tinh thể lỏng khác nhau, được phân biệt bởi tính chất
quang học của chúng (phụ thuộc vào cấu trúc sắp xếp phân tử -
Texture). Các khu vực tương
phản khác nhau của texture (dưới
tác động của ánh sáng phân cực)
tương ứng với các miền trong đó
các phân tử được định hướng
theo các hướng khác nhau (trong
mỗi miền, các phân tử sắp xếp
theo một hướng nhất định).
 Phân loại tinh thể lỏng (TTL):
• TTL Thermotropic (nhiệt): gồm chủ yếu các phân tử hữu cơ (có thể
có một ít phân tử khoáng chất), chuyển biến pha khi nhiệt độ biến
đổi.
• TTL lyotropic (dễ tan): gồm chủ yếu các phân tử hữu cơ (có thể có
một ít phân tử khoáng chất), chuyển biến pha khi nhiệt độ và nồng độ
(phân tử) trong dung môi (thường là nước) biến đổi.
• TTL metallotropic: gồm các phân tử hữu cơ và vô cơ, chuyển biến
pha không phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ và vào tỷ lệ thành phần
vô cơ/hữu cơ.
 Các pha trong TTL thermotropic:
• Pha nematic: các phân tử hữu có dạng thanh
sắp xếp không theo trật tự vị trí mà theo trật n
tự hướng (dọc theo một hướng, trục dọc của
các phân tử gần song song nhau). Đa số pha n – hướng
nematic đơn trục, một số có hai trục định chuẩn
hướng (ngoài hướng dọc, các phân tử có thể
định hướng theo trục thứ hai). Tính chảy cao,
dễ định hướng khi có tác động của điện
trường hoặc từ trường từ bên ngoài.
• Pha smectic: xuất hiện ở nhiệt
độ thấp hơn nematic, tạo thành
các lớp có trật tự vị trí hướng
theo một hướng và có thể trượt
lên nhau. Trong pha smectic A,
các phân tử sắp xếp bình
thường trong lớp. Trong pha
smectic C, các phân tử sắp xếp
nghiêng trong các lớp. Tồn tại
rất nhiều pha smectic khác nhau
phụ thuộc vào mức độ trật tự vị A C
trí và định hướng.

Chuyển pha giữa nematic (trái)


và smectic (phải). Nền màu
đen là pha lỏng đẳng hướng
(dưới tác động của ánh sáng
phân cực).
• Pha Cholesteric (hay nematic xoắn):
Pha nematic xoắn Trục xoắn
quanh trục vuông
góc với tạo thành

Pitch p (bước p)
các lớp. Mỗi lớp

Pitch p (bước p)
gồm các phân tử
không có trật tự vị
trí nhưng cùng
hướng theo một
hướng. Khoảng
cách giữa hai lớp
trong đó các phân
tử có cùng hướng
(xoay được 360o) gọi là bước p (pitch p). Bước p xác định độ dài sóng ánh
sáng phản xạ (ứng dụng trong ChLCD).
• Pha discotic: các phân tử có dạng đĩa sắp xếp theo lớp (pha discotic
nematic), hay theo cột (pha discotic cột), hay discotic nematic xoắn.
• Pha conic: các phân tử có dạng hình côn, sắp xếp theo cột
 TTL lyotropic:
• TTL lyotropic được tạo thành từ hai (hay nhiều hơn) thành phần, đảm
bảo các tính chất của tinh thể lỏng trong một miền nồng độ nhất định.
Các phân tử dung môi điền đầy không gian giữa các phân tử hợp chất,
đảm bảo tính chảy lỏng cho hệ.
• Một phân tử hợp chất có hai phần không trộn lẫn: phần ưa nước
(hydrophilic) và phần kỵ nước (hydrophobic), được gọi là amphiphile
(lưỡng tính). Chuyển biến pha (cấu trúc) trong TTL lyotropic phụ thuộc vào
sự cân bằng thể tích giữa phần ưa nước và phần kỵ nước của các phân tử
hợp chất. Các cấu trúc pha được hình thành thông qua sự phân tách vi
pha của hai thành phần không tương thích (v.du: dầu và nước) ở thang đo
nanomet. Nước
Phần ưa nước

Cấu trúc của TTL


lyotropic. 1- cấu trúc hai Dầu
lớp; 2- cấu trúc vi hạt Dầu
(micelle).
Phần kỵ nước
Các cấu trúc (pha) hình thành trong TTL lyotropic
Lập phương song
liên tục (La3d)-
Bicontinuous cubic
Biến đổi pha (cấu trúc)
Lục giác - Hexagonal phụ thuộc vào nồng độ
amphiphile và nhiệt độ.

Phiến -Lamellar

Lập phương - Cubic

Vi hạt - Micelle

30 40 50 60 70 80
Nồng độ amphiphile, wt%
Ứng dụng của tinh thể lỏng

Nhiệt ký
y tế
Màn hình Sắc ký
LCD lỏng khí

Dẫn truyền Sợi cường


thuốc độ cao

Thấu kính
Quang phổ
tinh thể lỏng
dung môi
Video 3D
Nguyên lý làm việc của LCD

Pha cholesteric khi


tắt điện trường, mặt Ánh sáng phân cực
phân cực xoay 90o ngang đi qua bộ lọc,
chiếu sáng mặt pixel.

Ánh sáng không Ánh sáng


phân cực phân cực Điện cực
trong suốt
Bộ lọc
phân cực Mặt quan
sát pixel

Bộ lọc Pha cholesteric khi


phân cực bật điện trường
I.3.8. Vật liệu sinh học (Biological mat.) và vật liệu y sinh (biomaterial)
 Vật liệu sinh học
• Cấu trúc các cơ quan của cơ thể sống được tối ưu nhằm tạo ra các
tính chất cơ học quan trọng của vật liệu sinh học.
• Đặc điểm chúng của vật liệu sinh học: cấu trúc phân bậc (hierarchical
structure). Trong quá trình chịu tải, sự hư hại hay phá huỷ xảy ra trong
một bậc (lớp) sẽ không dẫn đến phá huỷ của vật liệu và tải sẽ được
các lớp khác tiếp nhận.

Ứng suất kỹ thuât (kPa)


Niệu quản: ống trụ Chó
thành dày, cơ có khả Chuột bạch Thỏ
năng co khép kín ống
trong.
Hành vi cơ học: Đàn hồi
phi tuyến. Độ cứng tăng
theo biến dạng, đạt giá
trị rất cao ở biến dạng
nhất định. Biến dạng
đàn hồi lớn có thể đến Biến dạng kỹ thuật
50%. Ứng xử dỡ tải trễ.
Thí nghiệm kéo ống niệu quản động vật
Ứng suất kỹ thuật (Mpa) Phá huỷ Cấu trúc: Phức tạp, có
thể xem như vật liệu
Khô composite.
Hành vi cơ học: Đàn hồi
tuyến tính. Độ giãn dài
Tươi rất thấp, độ cứng và độ
bền cao. Ứng suất kéo
max: ~80MPa, Mô dun
Xương đùi Young: 20 Gpa.
người
Lá xương mỏng đồng tâm
Đơn vị cấu
tạo xương
(havers) Xương xốp
Biến dạng Kênh trung
tâm (kênh
Xương có cấu trúc tương tự vật havers)

liệu composite phân bậc. Màng xương

Tĩnh mạch
Dây thần kinh

Động mạch
Lát xương
Tế bào xương
(trong các lỗ
Vi kênh
xốp) Mạch máu dây thần kinh
Tinh thể aragonite
Vỏ bào ngư có cấu trúc (CaCO3)

tương tự vật liệu


composite phân bậc.

Nền hữu cơ
(“keo” dính)

Các hạt nano

Lớp xà cừ

Lớp liên kết hữu


cơ với cơ tính
Lớp xà cừ
dẻo nhớt có vai
trò cản không
Vết
cho vết nứt phát nứt
triển ➔ độ dai “Gạch”
phá huỷ, độ bền CaCO3
gấp nhiều lần Tinh thể aragonite
CaCO3 liền khối. (CaCO3)
Gai bọt biển (sponge spicules)

✓ Gai bọt biển, được tạo thành từ


SiO2, có vai trò như các anten,
chịu tác động của dòng chảy và
các tác động khác.
✓ Do có cấu trúc đặc biệt (phân
bậc) mà cơ tính của thanh gai
bọt biển lớn hơn gấp nhiều lần
của SiO2tổng hợp.
Ảnh SEM
mặt gãy của

Ứng suất uốn, MPa


gai bọt biển
khi thử uốn.

Gai bọt biển

Thanh SiO2 tổng hợp

Cấu trúc kiểu củ hành, các lớp đồng tâm


xếp chồng lên nhau (cấu trúc phân bậc) Biến dạng, %
 Vật liệu y sinh
Bao gồm hai nhóm:
• Vật liệu y sinh cấy ghép (Bioimplant materials)
• Vật liệu y sinh phỏng sinh (Biomimetic biomaterials)
Vật liệu phỏng sinh học (Biomimetics)
Là lĩnh vực khoa học vật liệu trong đó các vật liệu mới được thiết
kế và chế tạo mô phỏng theo các hệ thống sinh học .
Vật liệu phỏng sinh

Vật liệu kết cấu phỏng sinh Vật liệu y sinh phỏng sinh
Xương nhân tạo

Da nhân tạo

Vật liệu mô phỏng tổ ong


I.3.9. Vật liệu cấu trúc tế bào (cellular materials)
Vật liệu bọt mở Vật liệu bọt kín

Tế bào (ô)
VL cấu trúc lưới đa lớp Vl cấu trúc lõi lăng trụ

• Nhẹ, ứng dụng rộng rãi làm vật liệu cách nhiệt, hấp thụ năng lượng, âm
thanh, phao biển, vật liệu hàng không, …
• Hành vi cơ học khác hoàn toàn vật liệu khối (đặc), ví dụ:

✓ Giai đoạn I: biến dạng đàn hồi.

Ứng suất nén, MN/m2


Polyethylene
✓ Giai đoạn II: “thềm” ứng suất
(σ ~ const) do bẹp của các
khoang xốp, gây nên bởi biến Tăng mật độ
Mật độ
dạng đàn hồi, mất ổn định dẻo (g/cm3)
của màng bọt. Đ. hồi tuyến tính
Thềm
✓ Giai đoạn III: Gia tăng mật độ.

Biến dạng kỹ thuật


Ứng suất nén, MN/m2

Mullite (vật liệu chịu lửa)


✓ Mullite xốp (cellular), hỗn hợp
Tăng mật độ Al2O3-SiO2, là vật liệu chụ lửa.
Đ. hồi tuyến tính
Thềm ✓ Giai đoạn II: thềm ứng suất là
tập hợp các pic, mỗi pic ứng
với phá huỷ của các khoang
xốp nhất định

Biến dạng kỹ thuật


I.3.10. Cấu trúc nano (nanostructure) và cấu trúc vi mô
(microstructure) của vật liệu sinh học.
• Vật liệu sinh học phức tạp hơn so với vật liệu tổng hợp, chúng tạo
thành các mảng phức tạp, cấu trúc phân bậc và đa chức năng (ví dụ,
xương vừa có chức năng kết cấu vừa có chức năng sản sinh hồng cầu
(tuỷ xương).
• Theo quan điểm cơ học, vật liêu sinh học chia làm hai loại:
✓ Loại cứng: xương, răng, móng vuốt, …
✓ Loại mềm: da, gân, cơ, cơ quan nội tạng, ...

Tỷ lệ theo trong lượng của các thành phần cấu thành cơ thể
Vật liệu sinh học % trong lượng trong cơ thể
Protein 17
Lipid 15
Carbonhydrate 1
Các khoáng chất 7
DNA, RNA 2
Nước 58
Một số ví dụ về vật liệu sinh học cứng:
- Calcium phosphate (hydroxyapatite – Ca10(PO4)6(OH)2: xương, răng.
( Khoáng chất)
O

Cấu trúc tinh thể của


P
Ca10(PO4)6(OH)2
H

- Calcium carbonate (aragonite – CaCO3): vỏ nhuyễn thể, vỏ trứng (chim,


một số bò sát), … ( Khoáng chất)
C
Ca 2+

(CO3)2- O
Orthorhombic (trực thoi)
- Silica vô định hình ( SiO2(H2O)n ): Spicule trong bọt biển ( Khoáng
chất)
- Oxit sắt (Magnetite – Fe3O4): răng ốc song kinh (chiton), vi khuẩn. (
Khoáng chất)
- Chitin: móng ( Protein)
- Keratin: mỏ, sừng, tóc. ( Protein)
• Các khoáng chất không tồn tại độc lập trong cơ thể sống mà luôn liên
kết chặt chẽ với vật chất hữu cơ, tạo thành cấu trúc composite phân
bậc phức tạp cho cơ tính vượt trội so với khoáng chất thể khối.
• Thành phần hữu cơ cơ bản cấu thành cơ thể sống là protein (các mô
mềm được tạo thành từ protein).
• Các protein được cấu thành từ 20 loại axit amin (amino axit): alanine,
leucine, phenylalanine, proline, serine, cysteyne, glutamate, lysine, ….
Cấu trúc hoá học của các amino axit:

H Nhóm amine (− NH2)


| Nhóm carboxyl (− COOH)
R C COOH
| R – Ký hiệu nhóm căn bản (radical), quyết
NH2 định tính chất của axit amin.
• Các protein quan trọng nhất là: Collagen, actin và myosin, elastin, resilin
và abductin, keratin, cellulose và chitin.
Collagen:
✓ Là loại protein chắc và cứng, là vật liệu cấu trúc cơ bản của các bộ
phận mềm và cứng trong cơ thể sống (20% protein của người là
collagen).
✓ Collgen giữ vai trò là thành phần chịu tải chính trong cơ, gân, xương,
mạnh máu, … có cấu trúc sợi xoắn 3, mỗi sợi được tạo thành từ các
axit amin sắp xếp theo trình tự.
✓ Tồn tại 10 dạng 8.6 nm

collagen (I,II,III,…).
Các collagen cấu
trúc thành các vi
sợi (tơ) collagen
(collagen fibrils).
1.4 nm

Trình tự sắp xếp các axit amin trong sợi


glycine – x – y – glycine – x – y – …
Phân tử
collagen
Vi sợi (tơ) collagen Cấu trúc vi sợi (tơ)
collagen của gân

Vi sợi collagen 67nm


Vi sợi (tơ) collagen

67nm ~300n
m
Ảnh TEM
Vi sợi (tơ) collagen
Các tơ collagen liên
kết với nhau thành
(20-40)nm
sợi. Một bó sợi
collagen có đường
67nm
kính 0.2 – 12 μm.
✓ Các sợi collagen có thể sắp xếp thành mạng 1D (gân), 2D (mạch
máu) và 3D.
✓ Các sợi collgen trong bó nang gân có hình thái uốn sóng. Khi chịu tải,
các sợi gân bị kéo thẳng, khi dỡ tải, các sợi gân trở lại hình thái sóng
ban đầu ➔ tính chất cơ học quan trọng của gân.

I – Vùng làm việc trong điều

Ứng suất kéo, MPa


kiện bình thường của
gân. Độ nghiêng của
đường cong tăng dần.
II – Vùng tuyến tính. Độ
nghiêng của đường
cong không đổi.
III – Độ nghiêng của đường
cong giảm nhanh, phá
huỷ.
Biến dạng kỹ thuật
Đường cong thử kéo của gân
Actin và Myosin:
✓ Là hai protein quan trọng của các tế bào cơ, bạch cầu và nội mô (tế
bào nội mô cấu thành màng trong của mạch máu).
Sợi cơ
Tơ cơ
Filament cơ
Phân tử myosin
Đầu
Đuôi
Đầu móc nối

Đầu Myosin (cầu nối)

Filament dày (myosin) Vị trí móc nối với Ca2+


tropomyosin troponin

Vị trí móc nối với myosin


Filament mảnh (actin)
✓ Sự co và duỗi cơ được thực hiện thông qua sự trượt/bắt của filament
dày (myosin) đối với filament mảnh (actin). Trong quá trình co cơ, các
đầu myosin (cầu nối) bắt và nhả sợi actin, kéo sợi actin đến các vị trí
khác nhau. (vd1),(vd2)
Đơn vị tơ cơ (sarcomere)

Băng I Băng A Băng I

Đĩa Z

Tơ cơ
(Myofibril)

Đĩa Z
Băng M
Miền C Myosin Actin

sarcomere
Đĩa Z Đĩa Z Sợi cơ
(Myofiber)
Elastin:
✓ Elastin là protein có tính đàn hồi cao, được tìm thấy trong da, thành
động mạch và mô phổi. Đặc biệt là trong các dây chằng luôn trong
trạng thái chịu kéo (tương tự cáp cầu treo).

Nối ngang Đơn phân


tử elastin
Trùng Kéo Cấu trúc của elastin

Da người trẻ Da người già


Sợi đàn hồi
Elastin Collagen
Biểu bì

Axit hyaluronic

Hạ bì
Nguyên bào sợi

Mỡ
Lớp dưới da

Resilin và Abductin :
✓ Resilin và abductin được tìm thấy trong các động vật chân đốt. Chúng
có tính chất tương tự elastin, nhưng có cấu trúc khác nhau ở các động
vật khác nhau.
Keratin :
✓ Keratin được tìm thấy trong tóc, sừng, mỏ chim, lông. Keratin có cấu
trúc tương tự collgen. Các cấu trúc sơi xoắn liên kết với nhau tạo
thành vi tơ (microfibril) keratin với đường kính khoảng 8 nm. Điều đặc
biệt là, trong quá trình chịu tải kéo, xảy ra chuyển biến pha của keratin,
cho phép gia tăng biến dạng giãn dài.
Cellulose:
✓ Là vật liệu cấu trúc sinh học phong phú nhất, được tìm thấy trong gỗ,
bông. Cellulose là tinh thể polime liên kết ngang. Khối liên kết cơ sở là
tơ cellulose có đường kính khoảng 3.5 nm và chu kỳ 4 nm.
Chitin:
✓ Chitin được tìm thấy trong nhiều đọng vật không xương sống. Khung
xương ngoài của côn trùng được cấu thành từ chitin.
Tơ:
✓ Được hợp thành từ 2 protein: fibroin (sợi tơ không tan, có nguồn gốc từ
vài loại nhện ) và sericin (protein có vai trò keo dính gắn kết các sợi
tơ). Cơ tính của tơ biến đổi trong miền rộng phụ thuộc vào công dụng.
Ví dụ tơ nhện:
Tơ kéo
Đường tơ kéo: có công dụng tạo kết cấu vững
cho mạng, độ bền kéo cao (600 MPa), biến dạng
phá huỷ khoảng 6%

Đường tơ xoắn (tiếp tuyến): mềm và dính (để bắt


Tơ xoắn côn trùng), biến dạng phá huỷ có thể đạt tới
(tiếp tuyến) 1600%
Tinh thể Vô định hình

Vĩ Nano

Nano- Các lá nano Liên kết hydro


Mạng Tơ copmposite tinh thể giữa các lá
nhện nhện dị thể nano (kiểu β)
I.3.11. Vật liệu thông minh (smart materials)
Các vật liệu thông minh hay còn gọi là vật liệu hoạt tính (active materials)
là những vật liệu tiên tiến, có thể được phân làm 3 loại như sau:
 Vật liệu (hợp kim) nhớ hình (shape memory alloys):
• Vật liệu có khả năng khôi phục lại hình dạng ban đầu khi tác động một
quá trình cơ nhiệt phù hợp. Phổ biến nhất là hợp kim NiTi (Nitinol), có
thể chịu biến dạng đến 8% nhờ chuyển đổi martensit (thuận nghịch).
• Hiệu ứng nhớ hình và siêu đàn hồi (superelastic) (hay giả đàn hồi
(pseudoelastic)) của vật liệu nhớ hình có tiềm năng ứng dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực khác nhau(y học, KH không gian, …). (vid2)

Biến dạng
Nhiệt độ

Nung
Làm nguội
Chất rải
(biến dạng)

Martensit Martensit
Làm nguội
song tinh biến dạng

Tải
 Vật liệu từ lưu biến (magnetorheological materials):
• Vật liệu có độ nhớt phụ thuộc vào từ trường tác động từ bên ngoài
(hỗn hợp chất lỏng (dầu) trộn với các hạt từ tính).

Tương tự Tương tự
chất lỏng chất rắn
Các hạt
từ tính
Trường
điện từ: on
Môi trường
không từ
tính. Cực điện từ Hướng từ trường

 Gốm áp điện (piezoelectric) và tính sắt điện (ferroelectricity):


• Điện trường sinh ra trong vật liệu khi vật liệu chịu biến dạng. Ngược lại,
kích thước của vật liệu sẽ biến đổi khi có tác động của điện trường (ví dụ:
BaTiO3 - bari titanat (BT), Pb(Zr,Ti)O3 – Chì zirconat titanat (PZT),… ).
• Gốm áp điện có cấu trục mạng perovskite (với thành phần ABO3, trong đó
A, B là kim loại) và được đặc trưng bởi quan hệ tuyến tính giữa biến dạng
và điện trường. Mức độ biến dạng max: 0.2%.
• Tính chất sắt điện: vật liệu biểu hiện sự phân cực khi không có điện
trường tác động. Phân cực được xác định là mô men lưỡng cực trong
một đơn vị thể tích hoặc trên một đơn vị diện tích bề mặt. Vật liệu được
chia thành các miền (domains), là các các vùng trong đó phân cực định
hướng đồng nhất (các mô men lưỡng cực cùng chiều).
✓ Ở T>TC (TC- nhiệt độ Curie, là nhiệt
(+) độ chuyển pha trong vật liệu sắt từ
hoặc sắt điện): Mạng lập phương.
Các ion dương và âm phân bố đối
xứng ➔không phân cực.
(-) ✓ Ở T<T : Mạng trực thoi
C
(Orthorhombic) hay tứ giác
(tetragonal) , các ion dương và âm
mất đối xứng ➔ phân cực.
A : Pb, Ba,… kim loại ion lớn (hoá trị 2);
2+

B4+: Ti, Zr,… kim loại ion nhỏ (hoá trị 4). (a) (b) (c)
(a) Các miền định hướng ngẫu nhiên,
trước khi áp đặt điện trường.
(b) Dưới tác động của điện trường DC
(poling).
(c) Phân cực dư (còn lại) sau khi ngắt
điện trường (sau poling).
• Tính chất sắt điện được đặc trưng bởi quan hệ tuyến tính giữa ứng suất
tác động σ và phân cực P.
P = d.s (ứng suất tác dụng làm biến đổi phân cực), d – ten xơ
phân cực
Tồn tại quan hệ ngược giữa biến dạng ε và điện trường E.
e = d.E (điện trường áp đặt làm biến đổi kích thước mẫu)
Điện áp poling

Mẫu sau khi Áp dặt điện áp Áp dặt điện áp


Nén mẫu: sinh Kéo mẫu: sinh
phân cực cùng cực tính ngược cực tính
điện áp, cùng điện áp, cực
(poling) với điện áp với điện áp
cực tính với tính ngược với
poling, mẫu poling, mẫu
điện áp poling. điện áp poling.
tăng độ dài. giảm độ dài.

• Ứng dụng: quang học thích ứng (khử nhiễu sóng tới bằng biến dạng
gương), người máy, các cơ cấu chấp hành MEMS/NEMS (vi cơ điện tử
/nano cơ điện tử), các loại cảm biến khác,…
I.3.12. Vật liệu điện tử
• Phần lớn vật liệu điện tử được chế tạo dưới dạng các màng mỏng, có thể
phân bố nhiều lớp, và được lắng đọng trên bề mặt nền đơn tinh thể silic.

Sơ đồ mặt cắt ngang của bóng bán dẫn CMOS


(Complementary Metal Oxide Semi-conductor )

Điện môi

Thuỷ tinh
Oxit

Kim loại Các nút giao p-n tạo thành bóng


bán dẫn. 2μm
Silic đa tinh thể
Oxit nhiệt Lớp nền là silic với pha tạp n (n-
p và n Chất bán dẫn doped (tạo ra nhiều điện tử tự do))
• Các vấn đề quan trọng trên phương diện cơ học:
✓ Các màng mỏng (được tạo bằng phương pháp lắng đọng hơi, có độ dày
từ vài nanomet đến vài micromet) có thể phải chịu ứng suất dư đến 500
MPa, sinh ra bởi:
- Hiệu ứng giãn nở nhiệt khác nhau giữa các lớp màng mỏng và giữa
màng mỏng với nền (hệ số giãn nở nhiệt khác nhau khi làm nguội
dẫn đến hình thành ứng suất nội (dư) trong mỗi lớp).
- Chuyển biến pha. Các pha trong màng mỏng thường là các pha
không cân bằng.
✓ Các vấn đề cơ học liên quan đến ứng suất dư: lệch tích tụ tại mặt ranh
giới giữa nền và màng mỏng, nứt lớp thụ động điện môi, uốn của hệ
màng mỏng/nền, …
I.3.13. Công nghệ nano (nanotechnology)
• Công nghệ nano đề cập đến cấu trúc và tính chất của vật liệu và linh kiện
ở thang đo nano.
• Các phương pháp tổng hợp vật liệu và đặc trưng vật liệu cho thấy vật liệu
nano thường được chế tạo theo thiết kế “từ dưới lên” (“bottom up”) hơn là
“từ trên xuống” (“top down”).
• Phương pháp mới thiết kế vật liệu bắt đầu từ các nguyên tử, sắp xếp
chúng thành các tập hợp nhỏ, đồng thời đặc trưng cấu trúc và tính chất
của các tập hợp ở thang đo nano. Ở thang đo này, nhiều vật liệu có các
tính chất đặc biệt duy nhất.
Ví dụ: ống nano carbon (carbon nanotube -CNT)
✓ CNT là một dạng thù hình của
carbon. CNT đơn vách là một tấm
C60 Armchair CNT (n,n), (θ = 30o) than chì (graphene) độ dày 1 nguyên
tử cuộn tròn thành hình trụ đường
kính d=(5 – 20)nm (d/l =1/132 x 106).
C70 Zigzag CNT (0,m), (θ = 0o)
Graphene

C80 Chiral CNT (n,m), ( 0 < θ < 30o)


CNT có ít nhất một đầu được phủ bởi bán
cầu có cấu trúc buckyball (fullerene (C60)).

Véc tơ Chiral:
θ= 30o
(3,3)
✓ CNT, được tạo thành trên cơ sở liên kết C-C (là liên kết mạnh nhất
trong tự nhiên), có cơ-lý tính đặc biệt: độ bền từ 45 đến 200 GPa,
tương đương kim cương,
độ bền uốn cao, có khả
năng biến dạng đàn hồi
lớn (~18%), độ dẫn nhiệt
và điện cao, độ giãn nở
nhiệt thấp, …
✓ Ứng dụng CNT:
- Vật liệu y sinh;
- Lọc nước và khí;
- Vật liệu dẫn điện, nhiệt;
- Vật liệu tích trữ năng
CNT đa vách
lượng; (Multiwall CNT)
- Gia cường composite
kết cấu CNT đa vách ➔ khả năng chế tạo sợi CNT
- …
Vật liệu kim loại cấu trúc nano:
Cơ tính của vật liệu kim loại gia tăng đáng kể cùng với sự giảm đi của
kích thước hạt đến cỡ nano.
I.4. Độ bền của vật liệu thực
• Vật liệu biến dạng, hư hại và phá huỷ do tồn tại các khuyết tật (vết nứt,
khuyết tật điểm, lệch, song tinh, biến đổi pha martensit, …). Hai cơ chế
chính là (i) Chuyển động của lệch và chảy dẻo, (ii) phát triển của vết
nứt.
✓ Phát triển nứt: Trong vật liệu thực có thể tồn tại các vết nứt nhỏ (vi mô).
Tại các đỉnh nứt có sự tập trung ứng suất cao, do vậy lực phân tách lý
thuyết có thể đạt được ở đỉnh nứt, mặc dù ứng suất tác dụng chỉ bằng
một phần của của ứng suất tập trung (lý thuyết Griffith). Đối với vật liệu
dẻo, ứng suất tập trung tại đỉnh nứt thấp hơn nhiều, vì biến dạng dẻo có
thể xảy ra tại miền đỉnh nứt, làm giảm xu thế gia tăng của vết nứt.
✓ Lệch và chảy dẻo: Trước khi đạt đến giá trị của ứng suất cắt lý thuyết,
lệch sinh ra và chuyển động; các lệch đã tồn tại trong vật liệu cũng
chuyển động và nhân lên. Mỗi lệch là một “lượng tử” biến dạng khi thoát
ra bề mặt vật liệu. Lệch có thể chuyển động dưới tác động của ứng suất
chỉ bằng một phần nhỏ của ứng suất cắt lý thuyết.
Như vậy, đối với vật liệu giòn, do tồn tại các vết nứt tế vi nên để phá huỷ
không cần phải đạt giá trị của lực phân tách lý thuyết. Đối với vật liệu dẻo,
do tồn tại các lệch mà biến dạng dẻo xảy ra khi ứng suất tác dụng thấp hơn
nhiều giá trị của ứng suất cắt lý thuyết (các giá trị lý thuyết áp dụng cho vật
liệu hoàn hảo, không có khuyết tật).
Ceramic
Kim loại
Thuỷ tinh Sợi đơn tinh thể
Độ bền kéo, GPa

(Whisker)

Sợi liên tục


Khối
(Continuous fiber)

Whisker: sợi đơn tinh thể (không có khuyết tật). Đường kính vài micromet.
Continuous fiber: sợi có cấu trúc tinh thể định hướng theo một chiều
Độ bền kéo của whisker ở nhiệt độ thường
Vật liệu Độ bền kéo max (GPa) Mô đun Young (GPa)
Graphit 19.6 686
Al2O3 15.4 532
Sắt 12.6 196
SiC 20 – 40 700
Si 7 182
Nhôm nitrua (AlN) 7 350

- Độ bền kéo của sợi đơn tinh thể (whisker) sắt (12.6 GPa, tương đương
ứng suất cắt lý thuyết) lớn hơn ~6 lần độ bền kéo của thép khối bền
nhất (2GPa).

You might also like