You are on page 1of 8

TÌM HIỂU VỀ CÁC CÔNG NGHỆ LUYỆN THÉP HIỆN

NAY ?

HP: KẾT CẤU THÉP


SV: PHẠM THỊ TÚ NHƯ
MSSV: 20520100055
A. Hiện trạng công nghệ ngành thép

Đến hiện nay, mặc dù nhiều loại vật liệu đã được nghiên cứu, sản xuất và ứng
dụng như thủy tinh, chất dẻo, ceramic,… nhưng sắt thép vẫn giữ vai trò trọng yếu
trong các ngành chế tạo máy, xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp, năng
lượng, sản xuất hàng gia dụng, y tế và an ninh quốc phòng.

Các công nghệ chính sản xuất phôi thép được thể hiện qua sơ đồ sau:

Quặng sắt Lò cao luyện gang BF Lò chuyển luyện thép BOS

Phôi
Thép phế Lò điện hồ quang EAF
thép

Thép phế Lò cảm ứng IS

Trong đó, trên thế giới, sản lượng thép được sản xuất bằng công nghệ lò chuyển
(BOF – Basic Oxygen Furnace) chiếm tới 70% công nghệ lò điện hồ quang
(Electric Arc Furnace – EAF ) chỉ chiếm gần 28% ; một số ít còn lại chiếm khoảng
2% được luyện bằng công nghệ lò điện cảm ứng (Induction Furnace – IF).

Việt Nam hiện nay cũng đang sử dụng 3 công nghệ luyện thép như trên, nhưng
ngược lại với thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam tại thời điểm
năm 2018, Việt Nam có tổng số 29 đơn vị sản xuất thép, trong đó có 5 đơn vị sử
dụng BOF, 15 đơn vị sử dụng EAF và 8 đơn vị sử dụng IF.

B. Công nghệ luyện thép:


1. Công nghệ BOF ( Basic Oxxygen Furnace ) – lò oxy cơ bản BOF
Lò oxy cơ bản là quá trình trong đó hỗn hợp phế liệu (25 đến 30 phần trăm) và
kim loại nóng (75 đến 70 phần trăm) từ lò cao được tiếp xúc với oxy thổi vào
bể với tốc độ cao . Những lò như vậy có thể là loại thổi từ trên xuống, thổi từ
dưới lên hoặc kết hợp cả hai. Nguyên tắc cơ bản là giống nhau trong mọi
trường hợp; oxy kết hợp với các nguyên tố không mong muốn để tạo thành các
oxit rời khỏi bể dưới dạng khí hoặc đi vào lớp xỉ trên đỉnh bể. Đây là một quá
trình năng suất rất cao; nhiệt điển hình 220 tấn có thể được tạo ra trong 45 phút
hoặc ít hơn

Các nguyên liệu đầu vào bao gồm quặng sắt, đá vôi và
than cốc, sẽ được đưa vào Lò nung và sau đó là
Lò thổi (BOF). Thép phế cũng được sử dụng theo
một tỷ lệ nhất định(10-15%) để làm nguội trong quá
trình BOF.

Để luyện thép, cần nhiên liệu đốt lò cao (than, điện,


dầu…).

Qui trình:

Quặng sắt Gang lỏng

Lò luyện Lò BOF luyện


Đá vôi thép Phế liệu thép thổi oxy
gang

Than cốc Phụ gia

bán thành Dây chuyền Thép Phụ


Thép tinh luyện
phẩm đúc liên tục lỏng gia
- Quặng sắt, nguyên liệu phụ trợ như than coke được chuẩn bị / sơ chế qua đập –
sấy – nghiền, tinh lọc và làm giàu quặng được đốt để thêu kết, vê viên để tạo hình
và chuẩn bị nguyên liệu có tính chất cơ – lý - hóa đáp ứng yêu cầu ký thuật cho
vận hành lò cao.
- Than mỡ, than luyện cốc được đốt nóng không có Oxy tại lò luyện Coke để cho ra
Coke tinh khiết.
- Quặng thiêu kết, quặng vê viên sau các công đoạn chuẩn bị kết hợp với nhiên liệu
chính là than coke, đá vôi – phối liệu theo tỷ lệ yêu cầu, được cấp vào lò cao qua
hệ thống cấp liệu. Khí nóng được bơm vào lò tạo phản ứng khử oxit thu hồi Fe,
nhiệt độ lò lúc này có thể lên đến 2200 độ C (4000F) tạo ra gang lỏng:
- 2C + O2—> 2CO
- Fe2O3 + 3CO —-> 2Fe + 3CO2
- Đá vôi kết hợp với các tạp chất khác biến thành xỉ (slag) nổi bên trên gang lỏng.
Xỉ được thu hồi dùng làm nguyên liệu trong các nghành sản xuất như xi măng,
làm đường.
- Gang lỏng thu được gồm khoảng 95% Sắt Fe, ~4% C Cacbon và các tạp chất khác
như S Lưu huỳnh, P phốt pho, Mn Mangan, Si Silic. Gang lỏng được chuyển sang
công đoạn luyện thép với lò BOF.
- Luyện thép bằng lò thổi oxy BOF là quá trình chính trong quá trình luyện thép, nó
luyện gang thành thép. Lò BOF có thể sản xuất 300-400 tấn thép/ mẻ trong vòng
30 phút.
- Một lượng thép phế liệu nhất định được cho vào lò BOF, tiếp sau cho gang lỏng
vào lò BOF, tiến hành thổi Oxy tinh khiết từ trên xuống (Oxy lance) với tốc độ cao
(chừng gấp 2 lần tốc độ âm thanh), điều này giúp nhanh chóng Oxy hóa Cacbon,
Mangan, Silic. Những phản ứng này cũng sinh ra nhiệt lượng lớn để làm nóng
chảy thép phế liệu (lượng thép phế liệu này có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ của lò,
có thể thêm quặng ở giai đoạn này như một nhân tố điều chỉnh nhiệt độ và quá
trình oxy hóa), sự oxy hóa làm loại bỏ Cacbon và các tạp chất khỏi gang, thu được
thép tinh luyện. Thép được rót vào các thùng chứa, tinh luyện thêm bằng cách điều
chỉnh thành phần hóa học, nhiệt độ theo yêu cầu cụ thể cho từng mác thép trước
khi chuyển công đoạn đúc liên tục để tạo hình bán thành phẩm phôi đúc

Sử dụng năng lượng:


Đối với luyện thép bằng lò chuyển chỉ sử dụng oxy và điện để vận hành các
thiết bị phụ trợ. Vì vậy, việc tiêu hao năng lượng của khâu công nghệ này rất
ít, chỉ khoảng 200 MJ/tấn. Đối với các lò có dung tích trên 100 tấn còn có
thể phát thêm điện năng nếu thục hiện thu hồi nhiệt khí thải để phát điện.
Tóm lại, qua khảo sát cho thấy, các cơ sở luyện thép công nghệ BOF ở nước
ta do mới xây dựng trong những năm gần đây nên có các chỉ tiêu về suất tiêu
hao năng lượng, nguyên liệu, mức độ phát thải cũng như các chỉ số kỹ thuật
khác đạt trình độ tiên tiến. Vấn đề còn lại chỉ là cần duy trì chế độ vận hành,
bảo trì, bảo dưỡng nghiêm ngặt. Nếu thực hiện tốt điều này, công nghệ BOF
ở nước ta có thể sánh được với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới.
2. Công nghệ lò điện EAF ( Electric Arc Furnace )
Công nghệ này sản xuất khoảng 30% sản lượng thép thô toàn thế
giới, khoảng 400 triệu tấn (năm 2017). Công nghệ này sử dụng phế liệu để luyện thép,
công suất và hiệu suất không bằng lò BAF nhưng nó đòi hỏi đầu tư không lớn, linh động
trong sản xuất, đặc biệt khi sản xuất thép inox
hay các mác thép đặc biệt.
Khác với công nghệ BOF, trong công
nghệ EAF nguyên liệu chính cho lò là thép phế.
Thép phế là nguồn sắt tương đối tinh khiết so
với quặng sắt mặc dù cần lưu ý rằng các tạp
chất có thể có như kẽm ( phế thép mạ kẽm ),
thiếc (phế thép mạ thiếc) và các nguyên tố khác
( các phế thép hợp kim ). Nhờ sử dụng thép phế
nên công nghệ sản xuất thép hồ quang làm cho
thép có khả năng tái dử dụng gần 100%.
Lò EAF có thể sản xuất 150 tấn thép/1
giờ.

Qui trình sản xuất:

Thép nóng chảy +


thép phế liệu + phụ
Thép phế T lò điện EAF gia, khoáng chất + đá
liệu
vôi + oxygen

Lò tinh luyện thép Thép tinh luyện + xỉ


- Thép phế liệu được cho vào lò điện EAF, 3 điện cực Electrodes được thả gần
xuống phía dưới lò. Lúc này dòng điện sinh hồ quang đốt nóng, tạo nhiệt độ lên
đến 12000 độ C. Nhiệt độ cao làm nóng chảy thép phế liệu, các mẻ phế liệu và đá
vôi, khoáng chất sẽ được thêm vào lò. Thổi oxy vào lò để oxy hóa các tạp chất, tạo
ra thép tinh và xỉ. Thép nóng chảy sau đó được đưa sang tiếp lò tinh luyện điểu
chỉnh thành phần hóa học, nhiệt độ theo yêu cầu cụ thể cho từng mác thép trước
khi chuyển công đoạn đúc liên tục để tạo hình bán thành phẩm phôi đúc.

Sử dụng năng lượng:


Năng lượng sử dụng trong công nghệ EAF chủ yếu là điện năng. Ngoài ra còn có
các loại năng lượng khác như than cám, oxy…
Luyện thép bằng lò hồ quang điện dẫn đến lượng khí thải carbon dioxide thấp hơn
khoảng 0,6 tấn CO2 trên mỗi tấn thép được sản xuất, thấp hơn đáng kể so với
phương pháp sản xuất thông thường thông qua Lò thổi oxy.

Về lý thuyết, lò hồ quang điện chỉ có thể được cung cấp năng lượng từ các nguồn
năng lượng carbon thấp như gió, mặt trời, thủy điện và năng lượng hạt nhân. Điều
này thậm chí sẽ làm giảm hơn nữa lượng khí thải và năng lượng tiêu hao liên quan
đến sản xuất thép hoặc bất kỳ vật liệu nào khác cần lò nung, bao gồm cả thủy tinh.
Điều này làm cho lò hồ quang điện trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho ngành
công nghiệp xanh

3. Công nghệ lò điện cảm ứng IF – Induction Furnace


Hiện nay lò cảm ứng luyện thép chỉ sử dụng một loại năng lượng duy nhất là
điện năng. Theo Báo cáo tổng kết đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất phôi thép
trong công nghệ luyện thép bằng lò cảm ứng”, tháng 12-2014 của TS. Nguyễn
Văn Sưa, tiêu hao điện năng để sản xuất được 1 tấn phôi thép bằng lò IF ở
nước ta nằm trong khoảng 600-800 kWh/tấn.

Lò điện cảm ứng có hai loại là lò lõi có thép ( lò máng ) và lò không có lõi thép
( lò nồi ). Lò máng dung lượng nhỏ và nhiệt độ thấp dùng để nấu chảy kim loại
màu. Lò nồi có dung lượng nồi càng lớn thì tần số càng giảm ( để nung nóng
đều ).

1. Lò không lõi sắt:


- Luyện được những hợp kim có độ sạch cao do không có các nguồn bẩn.
Sự thấm H2 trong kim loại nhỏ hơn 40% so với các lò hồ quang và lò mác – tanh.
- Kim loại luyện trong các lò cảm ứng không lõi sắt chứa tạp chất phi kim loại
tương đối ít sự oxi hóa của bệ lò nhỏ hơn trong các lò khác do nhiệt độ thấp và
điều kiện nung hiện đại hơn.
- Luyện được các hợp kim đồng nhất, thành phần hóa học trong bể lò đồng đều do
sự sáo lộn gây ra bởi điện lực động. việc sáo trộn đó đồng thời làm dễ dàng cho
việc tiến hành phản ứng giữa kim loại và xỉ.
- Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn so với lò hồ quang về phương diện này việc so
sánh giá thép được luyện trong các lò cảm ứng và lò hồ quang có tầm quan trọng
đặc biệt.

Ứng dụng của lò cảm ứng không lõi sắt: được chủ yếu dùng để luyện thép chất
lượng cao và các hợp kim đặc biệt khác có yêu cầu độ sạch cao đồng đều và chính xác
về thành phần hóa học. Các yêu cầu này không thực hiện được trong các lò có ngọn
lửa và hồ quang.
Luyện các loại thép thông thường trong các lò không có lõi sắt sẽ có tính kinh tế
hơn so với các lò hồ quang, tương tự luyện các kim loại và hợp kim màu trong các lò
điện không có lõi sắt sẽ kém tinh tế hơn so với các lò cảm ứng có lõi sắt như đã biết
trong những năm gần đây. Nhìn chung, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các đơn
vị sản xuất thép còn khá cao. Để giải quyết vấn đề tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng
và bảo vệ môi trường, ngành Thép cần có lộ trình đổi mới công nghệ và áp dụng công
nghệ sạch

You might also like