You are on page 1of 9

Tiền xử lý gang lỏng

1. Giới thiệu chung


Với những yêu cầu về chất lượng thép như độ bền, độ dai, khả năng dập sâu…vấn
đề giảm thiểu các tạp chất trong thép được đặt ra hết sức nghiêm ngặt, thậm chí
trong nhiều trường hợp yêu cầu của các tạp chất phải ở mức ppm
Si, C, S, P là những nguyên tố tồn tại trong gang lỏng cần phải được xử lý. Ở cuối
thời kỳ thổi luyện, mức C trong bể lỏng thường ở mức 0.03% - 0.04%. Để đạt
được mức C thấp hơn, cần phải áp dụng biện pháp tinh luyện chân không.
Đối với Si, quá trình oxi hóa Si là quá trình tỏa nhiệt, đồng thời cũng là yêu cầu
phải xử lý Si hết trước khi oxi hóa C. Trong khi đó việc xử lý S và P là khó có thể
đạt được triệt để, những nguyên tố này vẫn còn tồn thại trong thép lỏng ở một
mức độ nào đó vào cuối thời kỳ thổi luyện.
Để chế tạo được các sản phẩm với chất lượng bề mặt tốt, hạn chế xuất hiện vết nứt
ở bên trong, yêu cầu về hàm lượng S và P phải ở mức rất thất thường dưới 0.01%
trong một số trường hợp còn yêu cầu dưới 0.05%. Để đạt được các giá trị này,
gang lỏng nạp vào BOF được yêu cầu có hàm lượng S và P thấp. Mặt khác, dưới
điều kiện của quá trình oxi hóa xảy ra trong BOF, xử lý được cả S và P là nhiệm vụ
bất khả thi. Bên cạnh đó việc sử dụng các nguồn nguyên nhiên liệu như coke,
quặng sắt có hàm lượng P luôn ảnh hưởng đến thành phần S và P trong gang lỏng.
Việc sử dụng các loại nguyên nhiên liệu với thành phần S và P thấp không phải lúc
nào cũng có thể đạt được. Do đó, xử lý trước gang lỏng với mục đích loại bỏ S, P
trước khi nạp vào lò BOF đã được phát triển và nhận được sự đồng thuận như một
quy trình trung gian quan trọng. Với mục tiêu đó, một khâu công nghệ được thiết
lập giữa lò cao và lò thổi.
2. Mục đích của công nghệ tiền xử lý
Tiền xử lý gang lỏng là quá trình xử lý loại bỏ S, cũng có thể loại bỏ đồng thời S
và P bằng phương pháp cho thêm các chất phản ứng phù hợp. Tăng diện tích bề
mặt sẽ thúc đẩy các phản ứng xảy ra nhanh, những chất phản ứng thường được
phun thổi vào trong gang lỏng dưới dạng bột mịn. Trong khi quá trình xử lý S
trong gang lỏng hiện nay đã trở thành tiêu chuẩn trong hầu hết các nhà máy, trong
một số trường hợp, xử lý Si là cần thiết, đặc biệt khi việc xử lý Si là một yêu cầu
cho việc tiến hành xử lý P. Tuy nhiên việc xử lý Si sẽ làm giảm lượng thép phế
được sử dụng trong lò BOF, làm giảm hiệu quả về kinh tế trong sản xuất. Đây là
một bất lợi nếu muốn giảm lượng gang lỏng nạp vào lò BOF từ 92-95% xuống 82-
85% trong những năm gần đây do giá sắt thép phế giảm.
Ngoài khả năng đem lại hiệu quả trong sản xuất các mác thép với mức S, P thấp,
một số ưu thế khác mà quá trình tiền xử lý đem lại như:
- Tăng khả năng tái sử dụng xỉ luyện thép (có hàm lượng P thấp) trong lò cao
nhằm thu hồi sắt và mangan
- Cát giảm lượng xỉ và lượng trợ dung cần dùng trong quá trình luyện thép vì
gang lỏng có hàm lượng Si, S và P thấp.
3. Xử lý Si.
Si trong gang lỏng có thể bị loại bỏ hoàn toàn bởi việc phun thổi các hợp chất oxi
hóa như vảy cán ( cùng với vôi để tạo xỉ), hoặc nhờ vào quá trình thổi oxi (trong 1
lò) để tạo xỉ giàu Si (với sự có mặt của vôi) trước sau đó gang lỏng được xử lý Si
được cho vào lò chính để tiếp tục thổi luyện.
Hình thức sử dụng 2 lò BOF có một số ưu thế như sau:
- Tăng khả năng xử lý P do xỉ có độ kiềm cao được hình thành sớm
- Giảm lượng xỉ, tăng thu hồi kim loại (giảm lượng Fe vào xỉ), tăng tuổi thọ lò
( do ít bị ảnh hưởng của Si)
- Giảm lượng tiêu thụ Ferro hợp kim (mức oxi hòa tan vào thép lỏng thấp)
- Quá trình điều khiển dễ dàng hơn để đạt được yêu cầu ở điểm cuối.
Mặc dù có những thuận lợi nhất định của quá trình xử lý Si không thường xuyên
được tiến hành bởi khó khăn trong việc xử lý xỉ có hàm lượng Si cao sinh ra. Ví dụ
xỉ có nhiệt độ cao và cực loãng, sẽ gây ăn mòn hầu hết các loại tường lò. Thay vào
đó, vấn đề đặt ra là thường cố gắng sản xuất gang có hàm lượng Si thấp (0.3% -
0.6%) trực tiếp từ lò cao.
4. xử lý S
Khử bỏ S được tiến hành thuận lợi hơn đối với gang lỏng so với thép lỏng bởi các
nguyên nhân được cho trong bảng.

Quá trình xử lý S trong gang lỏng đã được tiêu chuẩn hóa trước khi nạp liệu vào
luyện thép.
- Năng suất lò cao có thể tăng từ 6-8% khi việc quản lý S trong lò cao là
không cần thiết
- Giảm tiêu thụ coke cũng như các chất trợ dung khác, giảm tiêu tốn năng
lượng /tấn gang lỏng.
- Sự tích tụ các chất kiềm (Alkalis) trong lò cao bị hạn chế, việc sản xuất
gang với hàm lượng Si thấp trở nên dễ dàng hơn.

5. Xử lý Photpho
Về lý thuyết, quá trình xử lý P trong gang lỏng cho phép:
- Tăng khả năng tái xử dụng xỉ BOF cho lò cao, giúp giảm chi phí
- Quá trình đúc liên tục ở nhiệt độ cao mà không lo P hoàn nguyên trở lại
- Giảm lượng S, P trong thép, đặc biệt cho thép hợp kim chất lượng cao
Tuy nhiên, quá trình xử lý P thường không được tiến hành trong suốt quá trình sản
xuất thép. Nó chỉ được thực hiện trọng môi trường oxi hóa và với sự xuất hiện của
xỉ bazo cao. Như vậy chỉ có thể tiến hành sau khi toàn bộ Si đã được xử lý. Ở
cùng một thời điẻm, trong khi xử lý P tiến hành ở nhiệt độ thấp (tốt hơn) thì việc
xử lý Si sẽ làm tăng nhiệt độ. Sự phân biệt của hai quá trình này là rất rõ rệt, do đó
chiến lược quản lý hàm lượng P phải được tiến hành từ việc lựa chọn nguyên liệu
đầu vào hợp lý, hoặc tiến hành trong một lò BOF đi kèm (làm nhiệm vụ tiền xử
lý, lime và oxygen được thổi vào) để tiến hành với gang lỏng có hàm lượng P cao
(1-2%).
6. Các chất phản ứng được dùng cho tiền xử lý
6.1. Soda( sodium carbonate)
Soda được cho vào gang lỏng, khói đặc được tạo ra, có thể gây ra vấn đề về môi
trường. Xỉ từ quá trình này có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước. Đây là vấn đề hạn
chế sử dụng soda hiện nay, dù vậy soda lại là một chất phản ứng hiệu quả cho cả
quá trình xử lý Si và S.
Sodium carbonate tương đối bền (tới 12000C), trên nhiệt độ này nó bị phân hủy
Na2CO3(l) = Na2O(l) + CO2(g)

Một phần Na2O sinh ra hòa tan trong Na2CO3(l), phần còn lại tiếp tục phân hủy
Na2O(l) = 2Na(g) + ½O2(g)

Trong gang lỏng có chứa C, Si do đó xảy ra các phản ứng:


Các phản ứng liên quan đến sự phân hủy của Na2O và Na2CO3 thành Na xảy ra
nhanh chóng ở nhiệt độ cao, ở nhiệt độ thấp hơn sẽ thích hợp cho phản ứng khử S.
Soda là một chất phản ứng rất hiệu quả cho việc xử lý S và P trong trường hợp
gang lỏng có hàm lượng Si thấp.

6.2. Hỗn hợp của soda-sodium sulphate Na2CO3 - Na2SO4

Sử dụng sodium carbonate và sodium sulphate cùng nhau cho quá trình tiền xử lý
gang lỏng cũng được nghiên cứu. Việc kết hợpcủa chúng giúp cho quá trình xử lý
P theo các bước sau
Na2SO4(l) + (4/5)P = (2/3)Na2O(l) = (2/5)P2O5(l) + (1/3)Na2S(l) + (2/3)SO2
Một hỗn hợp của sodium carbonate và sodium sulphate sẽ có lợi trong tiền xử lý
bởi chúng có nhiệt độ chảy thấp Na2CO3 (m.p. = 851°C) và Na2SO4 (m.p. =
884°C). Hỗn hợp của chúng với tỉ lệ 2:1 (soda:sodium sulphate) được coi là tỷ lệ
tối ưu
6.3. Vảy cán, quặng thiêu kết….
Quá trình xử lý Si được tiến hành bằng việc sử dụng các chất như oxi, vảy cán,
quặng thiêu kết, quặng sắt/quặng mangan (mịn) cùng với các chất trợ dung khác có
chứa CaO, (CaO + CaF2), (CaO + CaF2 + Na2CO3), trong một số trường hợp xỉ lò
thổi cũng được sử dụng
6.4. Cac bit can xi và bột manhe
Hàm lượng yêu cầu của S trong thep để đảm bảo quá trình đúc liên tục là <0.02%.
trong trường hợp luyện thép tấm đặc biệt, lượng S phải đật mức <0.01%. Tuy
nhiên yêu cầu về S đối với thép đường ống là 0.001% để chống ăn mòn. Để đạt
được những yêu cầu đó, hàm lượng S trong gang lỏng phải được giảm xuống mức
0.01 – 0.025%. Mức S này có thể đạt được bằng cách thổi các bột phản ứng phù
hợp như CaC2. Trên thực tế CaC2 có chứa vôi, đá vôi và than được sử dụng như
hỗn hợp chất phản ứng (bảng)

Vôi làm tăng độ kiềm xỉ, sự hòa tan của đá vôi sẽ cung cấp CO2 có ích trong việc
khuấy trộn. Ngoài ra, C trong hỗn hợp phản ứng giúp duy trì môi trường phù hợp
cho quá trình phản ứng. Hỗn hợp chất phản ứng được phun vào với khí Nito (có
thể dùng Argon). Thổi hỗn hợp CaC2-Mg (tỷ lệ 2.5-7.0 :1) với tốc độ 20-25
kg/min và 10-12kg/min được áp dụng khi yêu cầu về hàm lượng S ở trong thép ở
mức thấp (0.01%). Việc sử dụng hạt manhe giúp giảm thời gian phun thổi cũng
như khối lượng xỉ. Cho thêm đá vôi hoặc soda trong quá trình phun thổi cũng được
tiến hành.
7. Trạm tiền xử lý
7.1. trạm xử lý Si
7.2. Trạm xử lý S

Ngày nay, trạm xử lý S thường tách rời lò BOF. Trong một ví dụ cụ thể là giảm
hàm lượng S ban đầu trong gang lỏng từ 0.07% xuống mức 0.02% hiệu quả xử lý
đạt 70-75% với quá trình sau:
- Lượng tiêu thụ chất phản ứng: 5 kg/tấn
- Tốc độ phun: 45kg/min
- Nhiệt độ gang lỏng: 13000C hoặc cao hơn
Có thể hoàn thành quá trình xử lý trong khoảng thời gian 15-20 phút
7.3. Xử lý đồng thời S và P
Dựa trên những nghiên cứu từ Nhật bản, những điều kiện tối ưu cho việc xử lý
đồng thời S và P được xác định như sau:
- Độ kiềm của xỉ: CaO/SiO2 >2
- Nhiệt độ gang lỏng: < 14000C
- Hàm lượng Si: < 0.25%
Quá trình xử lý được tiến hành theo 2 bước. Đầu tiên, xử lý Si sau đó tiến hành xử
lý đồng thời S vào P bằng việc sử dụng các chất phản ứng có chứa vôi hoặc soda.
Khi hàm lượng Si cao, bước thứ nhất là rất quan trọng.
Không nên tiến hành quá trình xử lý nếu xét đến các hệ quả sau:
- Tiêu thụ chất phản ứng lớn sẽ đi đôi với việc giảm nhiệt độ mạnh, là nguyên
nhân cho các vấn đề khác trong luyện thép
- Xử lý xỉ gặp khó khăn
- Hiệu quả kinh tế thấp

You might also like