You are on page 1of 47

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

NHÔM
CBHD: TS TRẦN THANH TÂM
Giới thiệu về Nhôm
và các đặc tính của nó
MỤC Quá trình sản xuất
LỤC nhôm
Hợp kim nhôm
I. GIỚI THIỆU VỀ NHÔM
TRỮ LƯỢNG AL TRÊN TRÁI ĐẤT
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NHÔM
ĐẶC TÍNH CỦA NHÔM
Số nguyên tử (Z): 13
Cấu hình electron: [ne] 3s2 3p1
Mật độ: 2,70 g/cm−3 (ở 0°C, 101.325
kpa)
Nhiệt độ nóng chảy: 660,32 °C
Độ dẫn nhiệt: 237 w·m−1·k−1
Điện trở suất ở 20 °C: 28.2 n ω·m
Cấu trúc tinh thể: lập phương diện tâm
(FCC)
SO SÁNH TÍNH CHẤT VẬT LÝ MỘT SỐ KIM LOẠI
ƯU ĐIỂM

Trọng lượng riêng nhỏ, đây là ưu điểm rất lớn của nhôm so với
các kim loại khác.

Nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp (660°c) do đó dễ nấu luyện.

Tính đúc của nó không cao do độ co ngót lớn (tới 6%).

Lớp oxit bảo vệ


Tính dẫn nhiệt và dẫn nhiệt cao.

Nhôm
Tính chống ăn mòn cao.
• Độ bền thấp b = 60 N/mm2, độ cứng HB =
15- 25, độ dẻo cao. Do đó, nhôm dễ bị biến
NHƯỢC dạng ngay ở trạng thái nguội. Tính gia công
ĐIỂM cắt gọt của nhôm thấp.
• Trong chế tạo cơ khí, người ta không dùng
nhôm nguyên chất làm các chi tiết máy vì cơ
tính thấp mà hay dùng hợp kim của nó
CÔNG DỤNG
 Dùng làm vật liệu dẫn điện ở dạng dây
hoặc tấm.
 Màng nhôm dùng để chế tạo tụ điện trong
công nghiệp điện tử và dùng rộng rãi trong
công nghiệp thực phẩm làm vật liệu bao
gói thay cho màng thiếc.
 Do có khả năng nhộm màu, nên nhôm còn
được dùng làm vật liệu trang trí nội, ngoại
thất như khung cửa, ống dẫn, thùng chứa…
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
 Có tính khử mạnh:               Al → Al3+ + 3e
1. Tác dụng với phi kim
 A. Với oxi
- Bột Al cháy trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu sáng
chói.
2Al + 3O2 → Al2O3

B. Với các phi kim khác


- Nhôm phản ứng được với các phi kim khác → muối.
- Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

- Khi đun nóng, Al tác dụng với bột S:                       


2Al + 3S → Al2S3
2. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT

 A. Với H+ (HCl, H2SO4 Loãng...)

 - Al Phản ứng dễ dàng → Muối + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Al + 3H2SO4 Loãng → Al2(SO4)3 + 3H2

B. Tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh: HNO3 loãng hoặc đặc,
H2SO4 đậm đặc

 - Nhôm Tác Dụng Với HNO3

M + HNO3 → M(NO3)n + {NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3} + H2O 

 Ví Dụ: 
Al + 6HNO3 Đặc, Nóng → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Al + 4HNO3 Loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

  - Nhôm Tác Dụng Với H2SO4 Đặc, Nóng

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O


3. Phản Ứng Nhiệt Nhôm
 - Al Khử được oxit của các kim loại đứng sau nhôm Ở
nhiệt độ cao
 Ví Dụ:                  
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

4. Tác Dụng Với Nước


  - Al không phản ứng với nước vì được lớp oxit mỏng, bền
và đặc khít bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp oxit bao phủ bề mặt, Al
phản ứng trực tiếp với nước.              
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
5. Tác Dụng Với Dung Dịch Bazơ
- Al Tham gia phản ứng dễ dàng với các dung dịch kiềm:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

 - Cơ Chế:
  + Trước tiên, Al Tham gia phản ứng với nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

  + Al(OH)3 sinh ra là hiđroxit lưỡng tính tan được trong dung


dịch kiềm:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H­2O

Quá trình này lặp đi lặp lại đến hết.


6. Tác dụng với dung dịch muối
 - Al Đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của
chúng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

 - Phản ứng với muối nitrat trong môi trường kiềm:


8Al + 3NaNO3 + 5NaOH + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3

 - Phản ứng với muối nitrat trong môi trường axit (giống phản
ứng với HNO3):

Al + 4H+ + NO3- → Al3+ + NO + 2H2O


II. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NHÔM
QUẶNG BOXIT (BAUXITE ORE)
• Bôxit là nham thạch, chủ yếu chứa các oxit ngậm nước
của nhôm, sắt, silic, titan và vài nguyên tố khác.
• Bôxit có thể chứa canxi cacbonat và mage cacbonat,
các hợp chất của S, P, Cr và cả các hợp chất của các
nguyên tố hiếm: Va, Ga, Zr, Nb v.v…Trong thành phần
bôxit có 42 nguyên tố đã được phát hiện.
• Thành phần hoá học của bôxit dao động trong phạm vi khá
lớn:
 Al2O3: 35-60%;
 SiO2: vài phần nghìn đến 25%;
 Fe2O3: 2-40%;
 TiO2: từ vết đến 11%
CÁC LOẠI KHOÁNG CHỨA NHÔM

Chỉ tiêu để đánh giá quặng bôxit là môđun silic. Đó là tỷ số hàm


lượng Al2O3 trên hàm lượng SiO2 trong quặng. Môđun silic
(MSi) càng cao thì quặng nhôm càng tốt.
TRỮ
LƯỢNG
BOXIT
TRÊN
THẾ GIỚI
VÀ VIỆT
NAM
SẢN XUẤT NHÔM OXIT
BẰNG PHƯƠNG PHÁP BAYER
Phương pháp Bayer về thực chất là phương pháp dùng dung dịch NaOH để
hòa tách bôxit ở nhiệt độ và áp suất cao, do Karl Josef Bayer, người Ao,
phát minh vào năm 1887.

Hòa tách bôxit

Khuấy phân hóa dung dịch natri aluminat

Nung nhôm hyđroxit

Cô đặc dung dịch cái và costic hóa


Cơ sở của phương pháp Bayer là phản ứng thuận nghịch

Al(OH)3 + NaOH ⇄ NaAlO2 + 2H2O

Trong điều kiện hòa tách quặng bôxit bằng dung dịch natri
hyđroxit, phản ứng xảy ra theo chiều từ trái sang phải, tức là
nhôm chuyển vào dung dịch ở dạng natri aluminat.

Khi phân hóa dung dịch thu được, cân bằng phản ứng dịch
chuyển theo chiều ngược lại và xảy ra phản ứng thủy phân dung
dịch aluminat tạo thành nhôm hyđroxit kết tủa dạng tinh thể.
HÒA TÁCH BÔXIT
Trong ôtôcla xảy ra tác dụng của dung môi với các thành phần của bôxit
Al2O3.H2O + 2NaOH = 2NaAlO2 + 2H2O
Al2O3.3H2O + 2NaOH = 2NaAlO2 + 4H2O
Sắt oxit trong bôxit không tác dụng với NaOH nên nằm lại trong bã.
Silic oxit tác dụng với NaOH tạo thành natri silicat hòa tan vào dung
dịch theo phản ứng:
SiO2 + 2NaOH = Na2SiO3 + H2O
Natri silicat lại tác dụng với natri aluminat tạo thành natri alumosilicat:
2NaAlO2 + 2Na2SiO3 + 4H2O  Na2O.Al2O3.2SiO2.2H2O +
4NaOH
Khi hòa tách, caolinit trong bôxit tác dụng với NaOH theo phản ứng:
Al2O3.2SiO2.2H2O + 2NaOH = Na2O.Al2O3.2SiO2.2H2O + H2O
Phương pháp Bayer chỉ áp dụng được với các lọai quặng có hàm lượng
SiO2 thấp (thông thường áp dụng khi môđun silic  6-7).
Tỷ số costic là tỷ số mol giữa Na2O và Al2O3

Tỷ số này phải bằng 3,5-4,0 đối với dung dịch tuần


hòan.

Tỷ số costic càng cao, dung dịch aluminat càng ổn


định và quá trình hòa tách xảy ra càng nhanh.
Khuấy phân hóa dung dịch natri aluminat

Quá trình khuấy phân hóa dựa trên phản ứng:


NaAlO2 + 2H2O ⇄ Al(OH)3 + NaOH
Thiết bị khuấy
Mục đích khuấy phân hoá là kết tinh Al(OH)3 phân hóa cơ học
từ dung dịch
- Cần pha loãng, làm nguội dung dịch, cho thêm
“mầm kết tinh” (tinh thể nhôm hyđrôxit nhận được
từ trước) vào dung dịch và khuấy trộn dung dịch
trong vòng 50-90 giờ
- Giảm nhiệt độ quá trình phân hóa xảy ra nhanh,
nhưng các hạt Al(OH)3 kết tinh sẽ nhỏ, không có
lợi cho việc lọc rửa sau này
- Nhiệt độ khoảng 52-56°C, cuối quá trình nhiệt độ
Thiết bị khuấy phân hóa
còn 44-46°C.
bằng không khí nén
Nung nhôm hyđrôxit
Mục đích của nung là làm mất nước của nhôm hyđrôxit và thu được nhôm oxit thực tế không hút
nước. Nhôm hyđroxit bị khử nước ở 550°C nhưng chỉ được -Al2O3 :

2Al(OH)3  -Al2O3 + 3H2O


Vì vậy phải nâng nhiệt độ lên 1200°C để có chuyển biến sau:
-Al2O3  -Al2O3
-Al2O3 không hút ẩm, đáp ứng yêu cầu thực tế của quá trình điện
phân nhôm.

Lò ống quay để nung nhôm hyđroxit


Có hai lọai đã xác định chắc chắn và có giá trị trong sản
xuất là -Al2O3 và -Al2O3
-Al2O3 còn gọi là corunđum, ở dạng không màu hoặc màu
của các tạp chất. Nhôm oxit nguyên chất khi nóng chảy cũng
tạo thành -Al2O3. tất cả các lọai nhôm hyđroxit khi nung
đến 1200°C đều biến thành -Al2O3.
Corunđum có tính bền hóa học rất lớn, không hòa tan trong
axit cũng như không hòa tan trong kiềm; ngoài ra nó không
hút ẩm. Chính do tính chất này nên -Al2O3 có giá trị trong
điện phân nhôm.

Không gặp -Al2O3 trong thiên nhiên. Khi khử nước của
hyđragilit hoặc của bơmit sẽ được -Al2O3. -Al2O3 dễ hòa
tan trong axit cũng như trong kiềm và dễ hút ẩm
Sau khi lọc, lấy Al(OH)3 ra, dung dịch cái còn lại chủ yếu chứa NaOH
nhưng nồng độ thấp (khỏang 130-140 g/l), không đáp ứng yêu cầu của
dung dịch tuần hoàn. Vì vậy phải đem cô đặc để nâng nồng độ lên 300 g/l
để dùng lại.
Trong quá trình vận hành, một số CO2 trong không khí
CÔ ĐẶC tác dụng với NaOH trong dung dịch, tạo thành
Na2CO3.
DUNG Khi cô đặc sẽ kết tinh ra Na2CO3. Đem lọc, tách
Na2CO3 ra.
DỊCH
CÁI VÀ Sau đó dùng Ca(OH)2 để costic hóa, tái sinh NaOH.

COSTIC
Quá trình costic hóa xảy ra theo phản ứng sau:
HÓA
Na2CO3 + Ca(OH)2 = 2NaOH + CaCO3

Sau khi lọc, thải bã, dung dịch đem dùng lại (cùng với
dung dịch đã cô đặc).
LƯU
TRÌNH
SẢN XUẤT
NHÔM
OXIT
THEO
PHƯƠNG
PHÁP
THIÊU
KẾT
PHƯƠNG PHÁP THIÊU KẾT
Khi hàm lượng silic oxit trong quặng cao, dùng phương pháp Bayer để sản xuất
nhôm oxit thì không có lợi, bởi vì cứ 1 kg SiO2 trong quặng sẽ làm mất 0,85 kg
Al2O3 và 0,67 kg NaOH.
Phương pháp thiêu kết bôxit cho phép chế biến một cách hợp lý các lọai quặng
bôxit hàm lượng silic cao.
Thiêu kết
Lưu trình sản xuất
hòa tách thiêu kết
nhôm oxit bằng
phẩm
phương pháp thiêu khử silic
kết gồm các khâu
chủ yếu cacbonat hóa

nung
Khâu nung tương tự như trong phương pháp Bayer, các khâu còn lại
là đặc thù của phương pháp thiêu kết.
Đem hỗn hợp bôxit- Na2CO3- đá vôi nung ở nhiệt độ cao

Sản phẩm thiêu kết (thiêu kết phẩm) chứa natri aluminat

Hòa tách thiêu kết phẩm trong nước, natri aluminat hòa tan ở dạng dung
dịch, các hợp chất khác nằm lại trong bã

Lọc tách bã thu được dung dịch natri aluminat thô

Khử silic sẽ thu được dung dịch aluminat sạch

Đem cacbonat hóa, bằng cách dùng khí CO2 tác dụng với dung dịch
aluminat sạch, sẽ được Al(OH)3

Sau khi nung Al(OH)3 ở 1200°C sẽ được Al2O3


Phương pháp Hall-Heroult
(điện phân nhôm trong môi trường muối nóng chảy)

Yêu cầu nhôm oxit có độ


sạch cần thiết

Không chứa nước, mà còn


không có khả năng hút nước

Yêu cầu có độ hạt vừa phải


(vào khoảng 50-80 mm)
SẢN XUẤT NHÔM KIM LOẠI
Chất điện phân được dùng chủ yếu là hệ criolit - nhôm
oxit (Na3AlF6 – Al2O3), các thành phần này của hệ nóng
chảy ở nhiệt độ tương ứng là 1009-2050°C
Tỷ số criolit (tỷ số mol giữa NaF và AlF3) vào khoảng 2,5-
2,9
Để giảm nhiệt độ nóng chảy của chất điện phân, tăng độ dẫn
điện, cải thiện độ thấm ướt của chất điện phân lên cực
dương và tạo cho chất điện phân có một số tính chất khác,
người ta thêm vào các chất như: CaF2, LiF, MgF2 và NaCl,
với tổng hàm lượng của các chất này không vượt quá 6-
10%.
Hàm lượng của các thành phần chủ yếu trong chất điện
phân dao động trong phạm vi, %: Na3AlF6 75-90; AlF3 5-
12; CaF2 2-10; Al2O3 1-10
Quá trình điện hóa có thể xảy ra theo các phản ứng sau

Criolit phân ly theo sơ đồ sau:


Na3AlF6 ⇄ 3Na+ + (AlF6)3-
Nhôm oxit bị phân ly thành các ion Al3+ và O2-:
Al2O3 ⇄ 2Al3+ + 3O2-
Như vậy, khi có tác dụng của dòng điện một chiều thì các ion Al3+
và Na+ dịch chuyển về phía cực âm. Nhưng vì thế điện cực khác
nhau cho nên chỉ có các ion Al3+ được phóng điện và tiết ra nhôm
kim lọai:
2Al3+ + 6e  2Al
Các ion âm (AlF6)3-, O2- di chuyển về cực dương nhưng chỉ có ion
oxi phóng điện tạo ra oxi nguyên tử:
3O2- -6e  3O
Oxi nguyên tử giải phóng trên cực dương lại tác dụng với than của
cực dương để tạo hợp chất trung gian cacbon oxit (CxO) không bền
vững, sau đó phân hóa tạo thành CO và CO2.
Tinh luyện theo phương pháp clorua hóa
Khử tạp chất phi kim lọai (lẫn lộn cơ học) và tạp chất thể khí

Một phần nhôm bị clorua hóa tạo thành AlCl3 dạng hơi.

Hơi nhôm clorua bao quanh các hạt rắn phi kim lọai, làm cho chúng nổi lên
trên mặt kim lọai lỏng và vớt ra ngoài.

Đồng thời, các kim lọai như Ca, Na cũng bị clorua hóa được khử khỏi kim
lọai.

Các chất khí như hyđro cũng bị hơi AlCl3 mang đi.

Thời gian thổi khí clo khoảng 10-15 phút.

Tốn khoảng 1 kg clo cho 1 t nhôm. Mất mát nhôm 1%.


Tinh luyện bằng phương pháp điện phân ba lớp
Quá trình tinh luyện nhôm bằng phương pháp điện phân tiến hành trong
bể điện phân có ba lớp lỏng, thường gọi là phương pháp điện phân ba lớp.
Thực chất của phương pháp này là nhôm ở cực dương (tạo hợp kim với
kim lọai khác, gọi là hợp kim cực dương) hòa tan theo phản ứng điện hóa
sau:
Al – 3e  Al3+
Ở cực âm thu được nhôm sạch theo phản ứng:
Al3+ + 3e  Al

Hợp kim cực dương thường là hợp kim


của nhôm đối với đồng, chứa 25% Cu, có
tỷ trọng 3-3,5.
Chất điện phân thường dùng chứa 60%
BaCl2, 23% AlF3, 17% NaF.
Ở nhiệt độ tinh luyện, tỷ trọng của chất
điện phân là 2,7, của nhôm sạch là 2,3.
Do chênh lệch về tỷ trọng, trong bể điện
phân tinh luyện có ba lớp (từ dưới lên
trên): hợp kim cực dương; chất điện
phân; nhôm sạch (cực âm).
PHƯƠNG
PHÁP TẠO
HÌNH
NHÔM
Sơ đồ quay vòng nhôm trong nền kinh tế quốc dân
III. HỢP KIM NHÔM
1. Biến dạng
(wrought alloys):
thường phải qua
gia công biến
dạng, có độ dẻo
cao.
2. Đúc (cast
alloys): có độ
chảy loãng cao,
thường là hợp
kim cùng tinh.
HỢP KIM
NHÔM
HK NHÔM BIẾN DẠNG KHÔNG HÓA BỀN ĐƯỢC BẰNG NHIỆT
LUYỆN

 Al-Mg (5xxx):
 Mg từ 3-8%, rất nhẹ.
 Độ bền mỏi cao, tính đàn
hồi tốt, chống ăn mòn
trong khí quyển tốt.
 Sử dụng nhiều trong công
nghiệp ôtô và xây dựng.

 Al-Mn(3xxx):
 Mn từ 1-1.6%.
 Tính chất gần giống nhôm
sạch.
 Cơ tính, tính chịu hàn,
chịu ăn mòn, độ dai va đập
tốt hơn nhôm nguyên chất.
NHÓM HÓA BỀN ĐƯỢC BẰNG
NHIỆT LUYỆN
• Hóa bền bằng tôi và hoá già (age
hardening).
• Độ bền khá cao, tương đương độ
bền của nhóm thép cacbon xây
dựng.
• Ba hệ hợp kim chính là Al-Cu
(2xxx), Al-Zn (7xxx), Al-Mg-Si
(6xxx),còn gọi là đuara.
• Đuara có độ bền riêng rất cao, gấp
từ 2-3 lần độ bền riêng của thép.
HỢP KIM NHÔM ĐÚC
• Thông dụng nhất là hợp kim
Al-Si có thành phần ở gần
khoảng cùng tinh (Silumin –
4xxx).
• Có đầy đủ yêu cầu của hợp kim
đúc: độ chảy loãng, khả năng
điền đầy khuôn tốt, hệ số co
ngót thấp...
• Gồm: silumin đơn giản và
silumin phức tạp.
Giản đồ pha hệ Al-Si
Câu hỏi ôn tập
1.Trình bày quy trình sản xuất alumina từ
quặng bauxit?
2. Trình bày quy trình sản xuất nhôm oxit bằng
phương pháp bayer và nhôm kim loại bằng
phương pháp điện phân muối nóng chảy?
3. So sánh thành phần và tính chất của hợp kim
nhôm đúc và hợp kim nhôm biến dạng?
4. Trình bày thành phần và tính chất các nhóm
hợp kim nhôm có khả năng hóa già?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý thuyết các quá trình luyện kim – Hỏa
luyện – Tập 2 – Phùng Viết Ngư - 1997

2. Vật liệu kim loại màu – Nguyễn Khắc


Xương – 2003

3. Lý thuyết các quá trình luyện kim – Bùi


Văn Mưu – 2006

You might also like