You are on page 1of 19

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH

ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN HÓA 11
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
CHỦ ĐỀ: NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ

NITƠ
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
− Nitơ nằm ở ô thứ 7, nhóm VA, chù kì 2 trong bảng tuần hoàn.
− Cấu hình electron của nguyên tử N (Z = 7) là: 1s22s22p3.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Ở điều kiện thường nitơ là:
− Chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí.
− Hóa lỏng ở -196oC, rất ít tan trong nước.
− Không duy trì sự cháy và hô hấp.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Liên kết ba trong phân tử nitơ rất bền, ở 3000oC nó vẫn chưa bị phân hủy rõ rệt thành các nguyên tử.
Do đó, ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học, ở nhiệt độ cao thì nitơ trở nên hoạt động hơn và có thể
tác dụng với nhiều chất.
Trong các hợp chất, nitơ có thể có các số oxi hóa là -3, 0, +1 đến +5. Khi tham gia phản ứng oxi hóa -
khử, số oxi hóa của nitơ có thể giảm hoặc tăng, do đó nó thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử. Tuy nhiên, tính
chất chủ yếu của khí nitơ vẫn là tính oxi hóa.
1. Tính oxi hóa
• Tác dụng với kim loại:
Ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng được với một số kim loại hoạt động như Ca, Mg, Al,... tạo thành nitrua kim
loại. Ví dụ:
N2 + 3Mg ⎯⎯ → Mg3N2
0
t

N2 + 2Al ⎯⎯ → 2AlN
0
t

•Tác dụng với hidro:


Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và có mặt chất xúc tác, nitơ tác dụng trực tiếp với hidro, tạo ra khí amoniac.
450 C ,200 −300 atm
⎯⎯⎯⎯⎯⎯ →
0

N2 + 3H2 ⎯⎯⎯⎯⎯ ⎯ 2NH3


Fe

Trong các phản ứng trên, số oxi hóa của nitơ giảm từ 0 xuống -3, chứng tỏ nitơ thể hiện tính oxi hóa.
2. Tính khử
Ở nhiệt độ khoảng 3000oC (hoặc nhiệt độ lò hồ quang điện), nitơ kết hợp trực tiếp với oxi, tạo ra khí
nitơ monooxit NO:
N2 + O2 ⎯⎯⎯ → 2NO
0
3000 C

Trong phản ứng này, số oxi hóa của nitơ tăng từ 0 đến +2, nitơ thể hiện tính khử. Trong thiên nhiên,
khí NO được tạo thành khi có sấm sét.
Ở điều kiện thường, khí NO không màu kết hợp ngay với oxi của không khí, tạo ra khí nitơ đioxit
NO2 màu nâu đỏ:
NO + O2 → 2NO2
Ngoài các oxit trên, còn có các oxit khác của nitơ như N2O, N2O3, N2O5, chúng không được điều chế bằng tác
dụng trực tiếp giữa nitơ và oxi.
IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
Trong tự nhiên, nitơ tồn tại ở dạng tự do và dạng hợp chất.
− Ở dạng tự do, khí nitơ chiếm khoảng 4/5 thể tích của không khí.
− Ở dạng hợp chất, nitơ có nhiều trong khoáng chất natri nitrat NaNO3, với tên gọi là diêm tiêu natri.

AMONIAC VÀ MUỐI AMONI


A. AMONIAC
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
− Amoniac là chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí.
− Khí amoniac tan rất nhiều trong nước, ở điều kiện thường, 1 lít nước hòa tan được khoảng 800 lít khí
amoniac.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính bazơ yếu
a. Tác dụng với nước
Khi tan trong nước, NH3 kết hợp với ion H+ của nước, tạo thành ion NH4+ và ion hidroxit OH-, làm cho dung
dịch có tính bazơ và dẫn điện:
NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH-
Vì dung dịch amoniac có tính bazơ nên có thể dùng giấy quỳ tím ẩm để nhận biết khí amoniac, quỳ tím sẽ
chuyển thành màu xanh.
b. Tác dụng với dung dịch muối
Dung dịch amoniac có thể tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit tương ứng của các kim
loại đó là chất kết tủa.
Ví dụ:
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Fe(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2NH4NO3
c. Tác dụng với axit
Khí amoniac, cũng như dung dịch amoniac, tác dụng với dung dịch axit tạo ra muối amoni. Ví dụ:
NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua)
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat)
2. Tính khử
Trong phân tử amoniac, nitơ có số oxi hóa là -3 là số oxi hóa thấp nhất của nitơ, vì vậy phân tử amoniac có
tính khử.
a. Tác dụng với oxi
Amoniac cháy trong oxi cho ngọn lửa màu vàng, tạo ra khí nitơ và hơi nước.
4NH3 + 3O2 ⎯⎯ → 2N2 + 6H2O
0
t

b. Tác dụng với clo


Clo oxi hóa mạnh amoniac tạo ra khí nitơ và hidro clorua:
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
HCl sinh ra lại kết hợp ngay với NH3 tạo thành "khói" trắng NH4Cl.
III. ỨNG DỤNG
Amoniac được sử dụng chủ yếu để:
− Sản xuất axit nitric, phân đạm như urê, amoni nitrat, amoni sunfat...
− Điều chế hidrazin N2H4 làm nhiên liệu cho tên lửa.
− Amoniac lỏng dùng làm chất gây lạnh trong thiết bị lạnh.
IV. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
Khí amoniac được điều chế bằng cách đun nóng muối amoni với Ca(OH)2. Ví dụ:
NH4Cl + Ca(OH)2 ⎯⎯ → CaCl2 + NH3 + H2O
0
t

Để làm khô khí, người ta cho khí amoniac vừa tạo thành có lẫn hơi nước đi qua bình đựng vôi sống CaO.
2. Trong công nghiệp
450 C ,200 −300 atm
⎯⎯⎯⎯⎯⎯ →
0

N2 + 3H2 ⎯⎯⎯⎯⎯ ⎯ 2NH3 ΔH < 0


Fe

B. MUỐI AMONI
Muối amoni là chất tinh thể ion, gồm cation amoni NH4+ liên kết với các anion gốc axit.
Ví dụ: NH4Cl, NH4NO3, NH4HSO4...
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Tất cả các muối amoni đều tan nhiều trong nước, khi tan điện li hoàn toàn thành các ion, ion
+
NH4 không màu.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tác dụng với dung dịch kiềm
Dung dịch đậm đặc của muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm khi đun nóng sẽ cho khí amoniac bay ra. Ví
dụ:
NH4Cl + KOH → KCl + NH3 + H2O
Phương trình ion rút gọn: NH4+ + OH- → NH3 + H2O
Dựa vào tính chất này người ta có thể nhận biết ion amoni và điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm.
2. Phản ứng nhiệt phân
Các muối amoni dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
• Các muối amoni chứa gốc axit không có tính oxi hóa khi đun nóng bị phân hủy thành amoniac. Ví dụ:

NH4Cl ⎯⎯ → NH3 + HCl


0
t

Các muối amoni cacbonat và amoni hiđrocacbonat bị phân hủy dần dần ngay ở nhiệt độ thường giải phóng khí
NH3 và CO2, khi đun nóng thì phản ứng xảy ra nhanh hơn.
(NH4)2CO3 → NH3 + NH4HCO3
NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O
Trong thực tế, muối NH4HCO3 được dùng làm xốp bánh.
• Các muối amoni chứa gốc axit có tính oxi hóa như axit nitrơ, axit nitric khi bị nhiệt phân sinh ra khí
N2, N2O. Ví dụ:
NH4NO2 ⎯⎯ → N2 + 2H2O
0
t

NH4NO3 ⎯⎯ → N2O + 2H2O


0
t

Các phản ứng này được dùng để điều chế N2 và N2O trong phòng thí nghiệm.

AXIT NITRIC – MUỐI NITRAT


A. AXIT NITRIC
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
− Axit nitric tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm.
− Axit nitric kém bền, ở điều kiện thường bị phân hủy một phần giải phóng khí nitơ đioxit. Khí này tan
trong dung dịch axit, làm cho dung dịch có màu vàng.
− Axit nitric tan trong nước với bất kì tỉ lệ nào.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính axit
Axit nitric là một trong các axit mạnh nhất, trong dung dịch loãng nó phân li hoàn toàn thành ion H+ và ion
NO3-. Dung dịch HNO3 làm đỏ quỳ tím, tác dụng với oxit bazơ, bazơ và muối của axit yếu hơn tạo ra muối
nitrat.
CuO + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
2. Tính oxi hóa
Axit nitric là một trong những axit có tính oxi hóa mạnh. Tùy thuộc vào nồng độ của axit và độ mạnh yếu của
chất khử mà HNO3 có thể bị khử đến những sản phẩm khử khác nhau của nitơ.
a. Tác dụng với kim loại
Axit nitric oxi hóa được hầu hết các kim loại, kể cả kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag..., trừ Pt và Au. Khi
đó, kim loại bị oxi hóa đến mức oxi hóa cao nhất và tạo ra muối nitrat.
Cu + HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Cu + HNO3 loãng → Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Với các kim loại có tính khử mạnh như Mg, Al, Zn,... HNO3 loãng có thể bị khử thành N2O, N2 hoặc
NH4NO3.
Các kim loại như Al, Cr, Fe bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội, do tạo ra một lớp màng oxit bền,
bảo vệ cho kim loại khỏi tác dụng của các axit.
b. Tác dụng với phi kim
Khi đun nóng, HNO3 đặc có thể oxi hóa được các phi kim như C, S, P...
S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O
c. Tác dụng với hợp chất
HNO3 đặc còn oxi hóa được nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Vải, giấy, mùn cưa, dầu thông... bị phá hủy hoặc
bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.
III. ỨNG DỤNG
− Phần lớn axit nitric được sản xuất ra dùng để điều chế phân đạm NH4NO3, Ca(NO3)2...
− Một lượng nhỏ axit nitric dùng để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm, dược phẩm...
IV. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
Để điều chế một lượng nhỏ axit nitric trong phòng thí nghiệm, người ta đun hỗn hợp natri nitrat hoặc kali
nitrat rắn với axit sunfuric:
2NaNO3(r) + H2SO4 đ ⎯⎯ → Na2SO4 + 2HNO3 (hơi)
0
t

Hơi HNO3 thoát ra được dẫn vào bình làm lạnh và ngưng tụ ở đó.
2. Trong công nghiệp
Axit nitric được sản xuất trong công nghiệp với 3 giai đoạn:
• Oxi hóa khí amoniac bằng oxi không khí thành nitơ mono oxit (NO):
850−900 C , Pt
NH3 + O2 ⎯⎯⎯⎯⎯ → 4NO + 6H2O
0
△H < 0
• Oxi hóa nitơ monooxit thành nitơ đioxit bằng oxi không khí ở điều kiện thường:
2NO + O2 → 2NO2
• Nitơ đioxit tác dụng với nước vào oxi tạo thành axit nitric:
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Dung dịch HNO3 thu được có nồng độ từ 52 - 68%. Để có axit nitric với nồng độ cao hơn, người ta chưng cất
axit này với H2SO4 đậm đặc.
B. MUỐI NITRAT
Muối nitrat là muối của axit nitric, ví dụ: natri nitrat NaNO3, amoni nitrat NH4NO3...
I. TÍNH CHÁT CỦA MUỐI NITRAT
1. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước và là chất điện li mạnh. Trong dung dịch loãng, chúng phân li
hoàn toàn thành các ion. Ví dụ:
NaNO3 → Na+ + NO3-
2. Phản ứng nhiệt phân
Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy, giải phóng khí oxi.
• Đối với các muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh như kali, natri... bị phân hủy thành muối nitrit là
O2.
2KNO3 ⎯⎯ → 2KNO2 + O2
0
t

• Muối nitrat của magie, kẽm, sắt, chì, đồng,... bị phân hủy tạo ra oxit của kim loại tương ứng, NO 2 và
O2.
2Cu(NO3)2 ⎯⎯ → 2CuO + 4NO2 + O2
0
t

• Muối nitrat của bạc, vàng, thủy ngân,... bị phân hủy thành kim loại tương ứng, NO2 và O2.

2AgNO3 ⎯⎯ → 2Ag + 2NO2 + O2


0
t

CHỦ ĐỀ: CACBON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON

A. CACBON
M = 12; nhóm IVA (ns2np2; 4 e lớp ngoài cùng,…)
Dạng thù hình:
+ Kim cương: chất cứng nhất; ánh kim → làm trang sức; làm mũi khoan,…
+ Than chì: mềm; dễ trượt lên nhau → làm điện cực, bút chì,…
+ Cacbon vô định hình: than hoạt tính → hấp phụ khí độc , khẩu trang y tế,..….

TÍNH CHẤT HÓA HỌC: vừa khử vừa oxi hóa


C0 → C+2;+4: tính khử
C + O2 → CO; CO2; C + 2F2 → CF4;
C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O; 3C + 2KClO3 → 3CO2 + 2KCl ; …..

C0 → C-4: tính oxi hóa (+H2; + kim loại)


C + 2H2 ⎯⎯ → CH4: metan → khí thiên nhiên
0
t

C + kim loại ⎯⎯ → muối cacbua


0
t

VD: 4Al + 3C → Al4C-43


Ca + 2C → CaC-12
Ứng dụng: theo dạng thù hình.
Trạng thái tự nhiên: mỏ than.
Một vài quặng chứa cacbon: quặng đá vôi CaCO3; đolomit: CaCO3.MgCO3
Điều chế:
Than chì → kim cương. Điều kiện: khắc nghiệt

B. HỢP CHẤT CỦA CACBON


I. CO2
- khí cacbonic; cacbon đioxit; nặng hơn không khí; ít tan trong nước, không độc, không duy trì sự cháy →
bình cứu hỏa.
- Hiệu ứng nhà kính: CO2; CH4;…
- Nước đá khô: CO2 rắn.

- TÍNH CHẤT HÓA HỌC


+ C+4O2 → C+2; C0 : tính oxi hóa
CO2 + C ⎯⎯ → 2CO
0
t

CO2 + Kim loại mạnh (Mg, Al, Zn) ⎯⎯ → oxit kim loại + C
0
t

VD: CO2 + Mg ⎯⎯ → MgO + C


0
t

Lưu ý: không dùng bình cứu hỏa để dập tắt đám cháy chứa kim loại mạnh như Mg, Al, Zn….

+ CO2: là oxit axit.


CO2 + H2O ⇆ H2CO3: axit cacbonic: axit rất yếu, kém bền → CO2; H2O.
CO2 + CaO → CaCO3
CO2 + OH- → 2 muối: HCO3-; CO32-
C1: xét tỷ lệ mol: nOH-/nCO2 → kết luận
C2: tính toán theo phương trình hóa học
CO2 + OH- → HCO3- (1)
Nếu (1) dư OH :-
OH + HCO3 → CO3 + H2O(2)
- - 2-

Lưu ý: Nếu cho OH dư: CO2 + 2OH- → CO32- + H2O.


-

Điều chế:
- Công nghiệp: sản xuất dầu mỏ; lên men rượu;…
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
- Phòng thí nghiệm: muối cacbonat + axit
CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

II. CO
- Cacbon oxit; khí độc → có nhiều trong đám cháy thường; không tan trong nước.

- TÍNH CHẤT HÓA HỌC C+2O : C+4 → tính khử mạnh.


CO + 1/2O2 → CO2; CO + Cl2 → COCl2 (photgen)
CO + oxit kim loại (từ Zn trở về sau) ⎯⎯ → kim loại + CO2
0
t

K Na Ba Ca Mg Al Zn Fe H Cu Hg Ag
VD: CO + Fe2O3 → Fe + CO2
CO + MgO → ko phản ứng.
Điều chế:
- Công nghiệp:
C + H2O (không khí) ⎯⎯ → CO + H2; C + 1/2O2 ⎯⎯ → CO
0 0
t t

Hỗn hợp khí sau phản ứng: CO; H2; N2;…: khí than ướt
C + CO2 → 2CO (CO;N2; CO2;… khí than khô)
- Phòng thí nghiệm:
HCOOH ⎯⎯ → CO + H2O (ít dùng)
0
t

Axit fomic

III. Muối cacbonat:


➢ Muối CO32-: cacbonat; tính bazo (pH >7; quỳ xanh; + axit H+)
CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
+ Tính tan; độ bền với nhiệt: M2(CO3)n
. n = 1 (M hóa trị I): M2CO3: tan (-Ag2CO3); bền với nhiệt.
VD: Na2CO3: tính bazo; tính tan; bền với nhiệt (Na2CO3 → ko phản ứng)
. n = 2: MCO3: kết tủa (ko tan trong nước); kém bền với nhiệt
MCO3 → MO + CO2
. n = 3; M2(CO3)3 : dễ bị thủy phân (+ H2O) → bazo M(OH)3 + CO2
VD: AlCl3 + Na2CO3 + H2O → NaCl + Al(OH)3 + CO2

➢ Muối HCO3-: hidrocacbonat; lưỡng tính (+ H+; + OH-)


HCO3- + H+ → CO2 + H2O
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
+ Tính tan; độ bền với nhiệt: M(HCO3)n
. Tan (-NaHCO3: hơi ít tan).
. Kém bền với nhiệt: 2HCO3- ⎯⎯ → CO32- + CO2 + H2O
0
t

CHỦ ĐỀ: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ

1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ


- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat,…).
- Hóa học hữu cơ là nghành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
2. Phân loại hợp chất hữu cơ
- Thường chia thành hai loại:
+ Hiđrocacbon là những hợp chất được tạo thành từ hai nguyên tố C và H. Được phân loại thành
hidrocacbon no (CH4, C2H6), hidrocacbon không no (CH2=CH2) và hidrocacbon thơm (C6H6)
+ Dẫn xuất hiđrocacbon là những hợp chất mà trong nguyên tử ngoài C và H còn có một hay nhiều
nguyên tử của nguyên tố khác như O, N, S, Halogen,…
3. Sơ lược về phân tích nguyên tố
a) Phân tích định tính
➢ Mục đích: Xác định nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ.
- Nguyên tắc: Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng
bằng các phản ứng đặc trưng.
- Cách tiến hành:
Hợp chất hữu cơ + CuO ⎯⎯ → CO2 (đục nước vôi trong), H2O (xanh CuSO4 khan), NH3 (xanh giấy quỳ
0
t

ẩm)...
b) Phân tích định lượng
➢ Mục đích: Xác định thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ.
- Nguyên tắc: Cân chính xác khối lượng hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển nguyên tố C → CO 2, H → H2O, N
→ N2, sau đó xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất tạo thành, từ đó tính % khối lượng các
nguyên tố.
4. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
a) Công thức đơn giản nhất
- Là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
- Cách thiết lập công thức đơn giản nhất:
Thiết lập công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ CxHyOz là thiết lập tỉ lệ
m m m %C %H %O
x : y : z = nC : nH : nO = C : H : O ; x : y : z = : :
12 1 16 12 1 16
b) Công thức phân tử
- Là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
- Cách thiết lập công thức phân tử: Dựa vào công thức đơn giản nhất.

5. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ


Đặc điểm cấu tạo: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị
a) Công thức cấu tạo
Là công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (liên kết đơn, liên kết bội) của các nguyên tử trong
phân tử.
- Các loại công thức cấu tạo
+ Công thức cấu tạo khai triển
VD:
H H H

H H H H H C C C H

H C C C C H H C H

H H H H HHH

+ Công thức cấu tạo thu gọn


VD:
C4H6: CH2=CH-CH=CH2 hay

b) Đồng đẳng, đồng phân


i. Đồng đẳng
- Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học
tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.
VD: (1) CH4, C2H6, C3H8, C4H10...
(2) CH3OH, C2H5OH, C3H7OH...
(1), (2): là các dãy đồng đẳng.
ii. Đồng phân
- Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.
VD: CH3-O-CH3 và CH3-CH2-OH là đồng phân của nhau vì đều có cùng công thức phân tử là C2H6O.
B. ĐỀ MINH HỌA

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2021 - 2022
LƯƠNG VĂN CHÁNH
Môn: Hóa - Lớp 11
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề này có 2 trang, 30 câu)
Mã đề thi
Họ và tên: ……………………………… Lớp:……………...... 123

Cho NTK của các nguyên tố: H = 1; N = 14; O = 16; Ca = 40; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Ba = 137, K =
39; C = 12; Na = 23; Mg = 40.

Câu 1. Khí nào sau đây có màu nâu đỏ?


A. CO. B. CO2. C. NO2. D. Cl2.
Câu 2. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thì hiện tượng thu được là
A. dung dịch bị vẩn đục sau đó trong suốt trở lại.
B. dung dịch bị vẩn đục do tạo thành chất kết tủa không tan.
C. dung dịch chuyển từ không màu sang màu vàng, sau đó mất màu.
D. không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 3. Dung dịch HNO3 đặc nguội không phải ứng với hai kim loại
A. Cu và Fe. B. Al và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Fe.
Câu 4. Hấp thụ hết 0,672 lít CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M. Số gam kết tủa thu được là
A. 1,97. B. 5,91. C. 11,82. D. 7,88.
Câu 5. Phản ứng: Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 + NaOH + H2O, có phương trình ion thu gọn là
A. Ba2+ + OH- + HCO3- → BaCO3 + H2O B. Ba2+ + CO32- → BaCO3
C. Ba + HCO3 → BaCO3 + H2O
2+ -
D. Ba2+ + HCO3- → BaCO3 + H+
Câu 6. Phản ứng nào sau đây C đóng vai trò chất oxi hóa?
A. C + O2 ⎯⎯ → CO2 B. C + 2H2 ⎯⎯⎯ → CH4
0 0
t xt ,t

C. 4HNO3 + C ⎯⎯t0
→ CO2 + 4NO2 + H2O. D. C + CO2 ⎯⎯ → 2CO
0
t

Câu 7. Phản ứng nào sau đây tạo ra chất khí có mùi khai?
A. NaHCO3 + HCl → B. NH4NO3 + NaOH →
C. Mg + HCl → D. CaCO3 + HNO3 →
Câu 8. Công thức hóa học của amoni đihidrophotphat là
A. NH4H2PO4. B. (NH4)2HPO4. C. (NH4)3PO4. D. NH4HPO4
Câu 9. Chất nào sau đây cứng nhất?
A. than chì. B. Đá vôi. C. Kim cương. D. Than đá.
Câu 10. Phản ứng nhiệt phân nào sau đây viết sai?
A. NH4HCO3 ⎯⎯ → NH3 + CO2 + H2O. B. Cu(NO3)2 ⎯⎯ → Cu + 2NO2 + O2
0 0
t t

C. NH4NO2 ⎯⎯ → N2 + 2H2O D. 2NaHCO3 ⎯⎯ → Na2CO3 + CO2 + H2O


0 0
t t

Câu 11. Hàm lượng %N trong amoni nitrat là


A. 35,0%. B. 43,75%. C. 17,5%. D. 21,875%.
Câu 12. Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. SOCl2. B. CHCl3. C. CaC2. D. NH4HCO3.
Câu 13. Tính chất nào sau đây không phải của khí NH3?
A. Tan tốt trong nước. B. có tính bazơ yếu.
C. Có tính khử. D. có tính oxi hóa mạnh.
Câu 14. Phân tử CO2 có cấu tạo là
A. O-C-O. B. O=C=O C. C=O=O D. OC=O
Câu 15. Thành phần % của C, H, O trong hợp chất Z lần lượt là 54,6% ; 9,1% ; 36,3%. Công thức đơn giản
nhất của Z là
A. C3H6O B. C2H4O C. C5H9O D. C4H8O2
Câu 16. Khí X không màu, không mùi, rất độc. Không tác dụng với dung dịch NaOH, khí X là
A. N2. B. Cl2. C. CO2. D. CO.
Câu 17. Khí nào sau đây nặng hơn không khí 1,517 lần?
A. CO. B. NO2. C. CO2. D. Cl2.
Câu 18. Phản ứng nào sau đây không tạo ra chất khí?
A. FeO + HNO3đ → B. Fe2O3 + HNO3 →
C. CaCO3 + HNO3 → D. Cu + HNO3đ →
Câu 19. Ca(HCO3)2 không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. BaCl2. D. HCl.
Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam chất X thu được 2,65 gam Na2CO3; 2,25 gam nước và 12,1 gam CO2.
Công thức phân tử của X là
A. C6H5O2Na. B. C6H5ONa. C. C7H7O2Na. D. C7H7ONa.
Câu 21. Trong hợp chất hữu cơ, nguyên tử C có hóa trị
A. II. B. IV. C. II và IV. D. III.
Câu 22. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ CO2 là một oxit axit?
A. 2Mg + CO2 ⎯⎯ → 2MgO + C.
0
t
B. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
C. CaCO3 ⎯⎯t0
→ CaO + CO2. D. CO + O2 → 2CO2.
Câu 23. Khí nào sau đây làm quỳ tím ẩm hóa xanh?
A. N2. B. NH3. C. NO. D. NO2.
Câu 24. Cho các quá trình sau:
1)Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong.
2)Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
3)Cho dung dịch HCl vào dung dịch AgNO3.
4)Cho từ từ đến dư NH3 vào dung dịch AlCl3.
Số thí nghiệm có kết tủa tạo thành khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25. Thổi luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng thu được 2,32gam
hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dd Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa.
Giátrị của m là
A. 3,22. B. 3,12. C. 4,0. D. 4,2.
Câu 26. Hòa tan hết 26 gam Zn trong dd HNO3 dư thu được 1,344 lít khí N2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn
dung dịch A, thu được m gam muối khan.Giá trị m là
A. 98,6. B. 77,6. C. 56,8. D. 98,5.
Câu 27. Phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + NO2 + H2O. Tỉ lệ mol NO: NO2 = 1: 1. Tổng hệ số cân
bằng (số nguyên, tối giản) của phản ứng trên là
A. 13. B. 14. C. 15. D. 16.
Câu 28. Cho 3 muối nitrat X, Y, Z có số mol bằng nhau. Nhiệt phân hoàn toàn X, Z đều tạo chất rắn màu đen.
Đem chất rắn đó cho vào dung dịch HCl dư thì thấy còn một lượng chất không tan. Nhiệt phân hoàn toàn Y
thu được 1,7 (g) một chất rắn màu trắng. Nếu đem đốt chất rắn đó thì thấy ngọn lửa có màu tím. Khi điện
phân dung dịch muối của X thì thu được kim loại không tan trong HCl. Tổng thể tích khí tạo thành khi nhiệt
phân cả 3 muối X, Y, Z là
A. 1,568(l). B. 2,016(l). C. 1,344(l). D. 2,688(l).
Câu 29. Hòa tan hết 28,6 gam Na2CO3.xH2O vào nước thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ đến hết V ml dung
dịch HCl 1M vào X, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,12 lít CO2 (đktc). Cho dung dịch
Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch Y, sinh ra tối đa 9,85 gam kết tủa. Giá trị của x và V lần lượt là
A. 25 và 150. B. 10 và 100. C. 10 và 150. D. 25 và 300.
Câu 30. Dung dịch X chứa: HCO3-, Ba2+, Na+ và 0,3 mol Cl-. Cho 1/2 dung dịch X tác dụng với dung dịch
NaOH dư, kết thúc các phản ứng thu được 9,85 gam kết tủa. Mặt khác, cho lượng dư dung dịch NaHSO4 vào
1/2 dung dịch X còn lại, sau phản ứng hoàn toàn thu được 17,475 gam kết tủa. Nếu đung nóng toàn bộ lượng
X trên tới phản ứng hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa rồi cô cạn nước lọc thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 26,65 gam. B. 39,60 gam. C. 26,68 gam. D. 26,60 gam.

------------------ HẾT ------------------


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
C A B B A C B A C B A B D B B
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
D C B C B B B B C B B C B C A

HƯỚNG DẪN GIẢI


Câu 28: Câu B
Muối Y đốt cháy có ngọn lửa màu tím  Y là khí KNO3
Muối X khi điện phân cho kim loại đứng sau H và nhiệt phân Cho chất rắn màu đen  X là
Cu(NO3)2.
Muối Z nhiệt phân cho chất rắn màu đen và không tan trong HCl dư  Z là AgNO3.
1
Cu(NO3)2 ⎯⎯ t
→ CuO + 2NO2 + O2
2
0,02 0,04 0,01
1
KNO3 ⎯⎯ t0
→ KNO2 + O2
2
0,02 0,02 0,01
1
AgNO3 ⎯⎯ t0
→ Ag + NO2 + O2
2
0,02 0,02 0,01
1, 7
nKNO3 = = 0, 02
85
→ nKNO3 = nCa ( NO2 )2 = nAgNO3 = 0,02
Tổng mol khí thu được sau nhiệt phân là:
n = 0,04 + 0,01 + 0,01 + 0,02 + 0,01mol = 0,09 mol →V = 2,016 (l)
Câu 29: Câu C
Dung dịch X chứa Na2CO3
Khi nhỏ từ từ dung dịch HCl vào X thì:
Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl (1)
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 (2)
Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thì:
Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 + NaOH + H2O
n CO2 = 0,05mol ; n BaCO3 = 0,05
 n NaCO3 = n CO2 + n BaCO3 = 0,1
28,6
Do đó M Na2CO3 .xH2O = = 286
n Na2CO3
Nên 106 + 18x = 286  x = 10
Ta thấy n HCl = n HCl(1) + n HCl(2) = n NaCO3 + n CO2 = 0,15
 v = 150ml
Câu 30: Câu A
1
Cho dung dịch X tác dụng với NaOH dư thu được 0,05 mol BaCO3
2
1
Cho dung dịch X tác dụng với NaHSO4 dư thu được 0,075 mol BaSO4
2

Nên trong dung dịch X có 0,1 mol HCO3 ; 0,15 mol Ba2+; 0,3 mol Cl- và Na+
Theo định luật bảo toàn điện tích có
n Na + = 0,1 + 0,3 – 0,15.2 = 0,1
Khi đung nóng X thì:
2HCO3− → CO32− + CO2 + H 2 O
Ba 2+ + CO32− → BaCO3
n CO2 − = 0,05  n Ba2 + = 0,05;
3

n Ba2 + d ­ = 0,1
Vậy m muèi = m Ba2 +d­ + m Na + + m Cl− = 26,65(g) .
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2021 - 2022
LƯƠNG VĂN CHÁNH
Môn: Hóa - Lớp 11
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 02 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề này có 3 trang, 30 câu)
Mã đề thi
Họ và tên: ……………………………… Lớp:……………...... 188

Cho NTK của các nguyên tố: H = 1; N = 14; O = 16; Ca = 40; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Ba = 137, K =
39; C = 12; Na = 23; Mg = 40.

Câu 1. Ở nhiệt độ thường N2 phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Li. B. Na. C. Ca. D. Cl2.
Câu 2. Thành phần của dung dịch NH3 gồm
A. NH3, H2O. B. NH4+, OH-.
C. NH3, NH4+, OH-. D. NH4+, H2O, OH-, NH3.
Câu 3. Sản phẩm khi nhiệt phân Fe(NO3)2 trong không khí là
A. FeO, NO2, O2. B. Fe, NO2, O2. C. Fe2O3, NO2. D. Fe2O3, NO2, O2.
Câu 4. Cho các chất sau: CaC2, HCHO, C2H5OH, CaCO3. Số hợp chất hữu cơ là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5. Khí CO không khử được oxit nào sau đây ở nhiệt độ cao?
A. CuO. B. MgO. C. FeO. D. ZnO.
Câu 6. Kim cương, than chì, cacbon vô định hình là các dạng thù hình của nguyên tố
A. photpho. B. silic. C. cacbon. D. nito.
Câu 7. Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào sau đây?
A. 2C + O2 ⎯⎯ → 2CO. B. C + 2CuO ⎯⎯ → 2Cu + CO2.
o o
t t

C. C + 2H2 ⎯⎯ → CH4. D. C + H2O ⎯⎯ → CO + H2.


o o
t t

Câu 8. Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí, trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). Khí X là
A. CO. B. CO2. C. NO. D. NO2.
Câu 9. Muối nào có tính chất lưỡng tính?
A. Cu(NO3)2. B. Mg(HCO3)2. C. BaCO3. D. Al4C3.
Câu 10. Dung dịch NaHCO3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. BaCl2. B. KOH. C. HCl. D. Ca(OH)2.
Câu 11. Natri cacbonat là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi. Công
thức của natri cacbonat là
A. Na2CO3. B. NaNO3. C. NaCl. D. NaHCO3.
Câu 12. Chất sau đây là đồng phân của CH3-O-CH3?
A. CH3CHO. B. CH3CH3. C. CH2=CHOH. D. CH3CH2OH.
Câu 13. Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 3,36 gam. B. 2,52 gam. C. 1,68 gam. D. 1,44 gam.
Câu 14. Muối nào sau đây dễ bị nhiệt phân?
A. NaNO3. B. NaNO2. C. Na2CO3. D. NaCl.
Câu 15. Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HNO3 loãng?
A. Fe. B. C. C. CuO. D. NH4Cl.
Câu 16. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. CaCO3 ⎯⎯ → CaO + CO2. B. 2NaHCO3 ⎯⎯ → Na2CO3 + CO2 + H2O.
o o
t t

C. K2CO3 ⎯⎯ → K2O + CO2.


o
t
D. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tử N2 rất bền.
B. Nitơ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C. Nitơ là chất khí ở điều kiện thường.
D. Ở nhiệt độ thường, nitơ hoạt động hoá học và tác dụng được với nhiều phân tử khác nhau.
Câu 18. Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) là
A. 200 ml. B. 100 ml. C. 250 ml. D. 400 ml.
Câu 19. Khi đốt cháy than, xảy ra phản ứng hoá học sau: C + O2 → CO2. Nếu đốt cháy hết 1 kg than (chứa 90%
cacbon) thì thể tích khí CO2 sinh ra là
A. 1680 lít. B. 1806 lít. C. 1860 lít. D. 1980 lít.
Câu 20. Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21. Số oxi hóa của N trong NH4Cl là
A. -3. B. +5. C. +3. D. +4.

Câu 22. Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một phần hóa nâu
ngoài không khí. Hỗn hợp khí thoát ra là
A. CO2 và NO2. B. CO2 và NO. C. CO và NO2. D. CO và NO
Câu 23. Hiện tượng xảy ra khi nhỏ từ từ tới dư dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. vừa xuất hiện kết tủa trắng đồng thời có bọt khí không màu thoát ra.
B. xuất hiện kết tủa trắng không tan trong NaOH dư.
C. xuất hiện kết tủa trắng trong tan NaOH dư.
D. xuất hiện bọt khí không màu thoát ra.
Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được V lít khí N2 (là sản phẩm khử
duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,672. B. 0,896. C. 0,448. D. 4,48.
Câu 25. Vitamin C, hay acid Ascorbic là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Kết quả phân tích
phổ khối lượng cho thấy phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: %mC = 40,91% ; %mH = 4,55%,
còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của vitamin C so với H2 bằng 88. Công thức phân tử của vitamin C là
A. C6H8O6. B. C3H4O3. C. C8H16O4. D. C4H8O2.
Câu 26. Cho sơ đồ phản ứng sau: Mg + HNO3 (rất loãng) → X + Y + Z.
Y + NaOH → Khí mùi khai.
Chất X, Y, Z lần lượt là
A. Mg(NO3)2; NO; H2O. B. Mg(NO3)2; NO2; H2O.
C. Mg(NO3)2; N2; H2O. D. Mg(NO3)2; NH4NO3; H2O.
Câu 27. Tiến hành phân huỷ hoàn toàn a gam CaCO3. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 thu được vào dung dịch chứa b
gam NaOH được dung dịch Y. Biết Y vừa tác dụng được với dung dịch KOH, vừa tác dụng được với dung dịch
BaCl2. Mối quan hệ giữa a và b là
A. 0,4a < b < 0,8a. B. a ≤ 2b ≤ 2a. C. a < 2b < 2a. D. 0,4a ≤ b ≤ 0, 8a.
Câu 28. Hấp thụ hết a mol khí CO2 vào dung dịch chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,4M. Sau khi kết thúc các phản
ứng, thu được 15,76 gam kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào X đến khi bắt đầu có khí thoát ra
thì đã dùng 120ml. Giá trị của a là
A. 0,16. B. 0,18. C. 0,12. D. 0,20.
Câu 29. Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại M (hóa trị không đổi) vào dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch A.
Chia A thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: cho tác dụng với NaOH dư được kết tủa B. Nung B đến khối lượng không đổi thu được 4,0
gam oxit kim loại.
- Phần 2: cô cạn ở điều kiện thích hợp thu được 25,6 gam một muối X duy nhất.
Phần trăm khối lượng nguyên tố N trong muối X có giá trị gần nhất là
A. 11%. B. 19%. C. 13%. D. 17%.
Câu 30. Isoprene là một hợp chất hữu cơ phổ biến có công thức cấu tạo như hình
bên. Ở dạng nguyên chất, nó là một chất lỏng dễ bay hơi không màu. Isoprene
được sản xuất bởi nhiều loại thực vật và động vật (bao gồm cả con người) và
polyme của nó là thành phần chính của cao su tự nhiên.
Isopren
Số nguyên tử H trong phân tử isoprene là
A. 8. B. 5. C. 10. D. 12.

------------------ HẾT ------------------


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
A D D B B C C A B A A D A A D
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
C D A A B A B B C A D A A A A

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 27. Câu A.


CaO
a gam CaCO3 ⎯⎯ →  ⎯⎯⎯
+ KOH
0
t
+ b gam NaOH →
CO2 ⎯⎯⎯⎯⎯ → dd Y  + BaCl
 ⎯⎯⎯ 2

Dung dịch Y
+ tác dụng được KOH → có ion HCO3−
+ tác dụng với BaCl2 → có ion CO32 −
 Na +

→ dung dịch Y HCO3−
 2−
CO3
 b
n NaOH = 40 a
Theo đề:   BTNT C: n CO2 =
n a 100
CaCO3 =
 100
b  a b
   0, 4a  b
Vì thu được hai muối  1 
n OH− 40 a b 2a  100 40
 2 1 2   
n CO2 a 100 40 100  b 2a
  b  0,8a
100  40 100
 0, 4a  b  0,8a
Câu 28. Câu A.
0,08mol
 + V(L) NaOH 1M
a mol CO2 ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
→ 15, 76 gam BaCO3
Ba (OH) 2 0,4M

+120ml HCl 1M
dd X ⎯⎯⎯⎯⎯ →
2− − H+
Bắt đầu có khí có nghĩa là có OH- trong dung dịch và OH- hết và CO3 ⎯⎯→ HCO3
 Ba 2 + tạo kết tủa hết  n BaCO3 = n Ba 2+  0,08 = 0,4V  V = 0,2
BaCO3 0,08mol
 ⎯⎯⎯⎯
BTNT C
→ CO32− a − 0,08mol
0,2 mol NaOH  BTNT Na,Ba
n CO2 = a mol ⎯⎯⎯⎯⎯⎯
0,08 molBa(OH)2
→ dd X  ⎯⎯⎯⎯⎯→ Na + 0, 2mol
 −
OH
H2O
BT[ + , − ]
BT điện tích trong X ⎯⎯⎯⎯
→ 0,2 = (a − 0,08).2 + n OH−  n OH− = 0,04 − 2a
 n H+ = n OH− + n CO2−  0,12 = 0,04 − 2a + a − 0,08  a = 0,16
3

Câu 29. Câu A.


Gọi hóa trị của kim loại là n.
Gọi số mol muối mỗi phần là x. Ta có số mol kim loại ban đầu là 2x.
Có : 2Mx = 4,8 nên Mx = 2,4 (1)
Nếu muối tạo thành chỉ là M(NO3)n thì ta có : (M + 62n)x = 25,6 (2)
Từ (1) và (2) → x = (25,6 – 2,4)/(62n) = 0,187/n
Mặt khác , số mol oxit thu được là x/2 → (2M + 16n).x/2 = 4 (3)
Từ (1) và (3) → x = (4 – 2,4)/(16n) = 0,1/n.
Nhận thấy 2 giá trị x không bằng nhau. Vì vậy muối phải là muối ngậm nước.
Đặt công thức muối là M(NO3)n.mH2O
Khối lượng muối mỗi phần là (M + 62n + 18m)x = 25,6 (4)
Kết hợp (1), (3), (4) ta có hệ sau:
Mx = 2,4
(2M + 16n).x/2 = 4
(M + 62n + 18m)x = 25,6
→ nx = 0,2 ; mx = 0,6 → M/n = 12 → n = 2; M = 24 (Mg).
Thay n = 2 → x = 0,1 → m = 6.
Vậy M là Mg và muối là Mg(NO3)2.6H2O → %N = 10,9%.

You might also like