You are on page 1of 8

CHƯƠNG II : NITƠ – PHÔTPHO

NITƠ
1/N (Z=7): 1s22s22p3 (CK 2, NHÓM VA)
2/TCVL:N2 là khí không màu , không mùi , không vị , không duy trì sự cháy và sự hô
hấp, nhẹ hơn KK (M = 28 < 29) , VN2 = 4/5VKK ( chiếm 80%)
3/TCHH: N2 vừa là CKhử, vừa là C.OXH

-Các số oxi hóa thường gặp của N: -3, 0 , +1 ,+2, + 3,+4 ,+5
-N2 có soh = 0 ở giữa-> có thể làm tăng soh -> N2 là CKhử
-> có thể làm giảm soh -> N2 là C.OXH
Ghi nhớ : KHỬ CHO TĂNG
O NHẬN GIẢM
a) N2 là C.OXH: td chất khử: H2 , KL mạnh : Mg , Li , Al

t ℃ , xt , P ↔
N20 + 3H2 2 H3 (Amoniac)
6 Li + N2 → 2Li3N ( Liti Nitrua ) -chỉ có pứ với Li là ở t0 thường
3Mg + N2 t ℃ → Mg3N2 (Magie Nitrua )

b) N2 là C.Khử : td chất oxi hóa: O2

N20 + O2 3000 ℃ ↔ 2NO (khí không màu)-Nitơ monooxit


2 O + O2 → 2 O2 (khí màu nâu đỏ ) -Nitơ đioxit
3/Điều chế:
a) Trong PTN
NH4NO2 t ℃ →N2↑ + 2 H2O
(Amoni nitric)
NH4Cl + NaNO2 t ℃ → N2↑ + NaCl + 2H2O (vì NH4NO2 kém bền)
b)Trong CN: Chưng cất, phân đoạn KK lỏng
AMONIAC (NH3 ) M= 17
2/TCVL:
-NH3 là khí mùi khai , xốc, tan trong nước, nhẹ hơn KK ( M=17 < 29) ....

3/TCHH ( NH3 là CKhử, NH3 là bazơ )

-Các số oxi hóa thường gặp của N: -3 , 0 , +1 ,+2, + 3,+4 ,+5


Ghi nhớ : KHỬ CHO TĂNG
O NHẬN GIẢM

*Xét NH3

⮚ N có soh = -3 thấp nhất -> chỉ làm tăng soh


-> NH3 chỉ là CKhử trong PỨ OXH-K
⮚ NH3 + H2O NH4+ + OH- -> NH3 là bazơ

a) Tính khử: td O2, Cl2, CuO

+ Tác dụng với oxi : 4NH3 +3O2 850 ℃−900 ℃ → 2N2 + 6H2O (ko xt)
850 ℃−900 ℃ ; Pt →
4NH3 + 5O2 4 O + 6H2O (có xt)

+ Tác dụng với Cl2 : 2NH3 + 3 Cl2 t ℃ → N2 + 6HCl

+ Tác dụng với CuO,khi đun nóng : 2NH3 + 3CuO t ℃ →N2 + 3Cu + 3H2O

b)Tính kiềm yếu ( + H2O , Axit , dd Muối )


NH3 + H2O NH4++ OH-

-làm quỳ tím ẩm hóa xanh và phenolphtalein hóa hồng→ nhận biết khí NH3.
+ Tác dụng với dung dịch muối của kim loại không tan trong nước :
Nhớ:-cộng thêm H2O
-ko td muối của K, Na, Ca ,Ba
VD : AlCl3+ 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ⭣ keo trắng +3 NH4Cl
(3NH4OH)
FeCl3+ 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 ⭣ nâu đỏ +3 NH4Cl
FeSO4+ 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 ⭣ trắng xanh + (NH4)2SO4
+ Tác dụng với axit : Tạo thành muối amoni (NH4+ - gốc axit )
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
NH3 + HNO3 → NH4NO3
NH3(k) + HCl(k) → NH4Cl(r ) :Amoni clorua ( Hiện tượng : khói trắng → nhận biết khí
NH3 ).
3/ Điều chế :
a. Trong phòng thí nghiệm : 2NH4Cl + Ca(OH)2 t ℃ → CaCl2 + 2NH3 + 2
H2O
(NH4OH)

b. Trong công nghiệp : N20 + 3H2 t 0 , xt , P ↔ 2 H3 ( △H = - 92 KJ)

MUỐI AMONI (NH4 +)(NH4+ - gốc axit )


+ Ở điều kiện thường muối amoni ở dạng tinh thể, màu trắng, tất cả tan tốt trong nước.

+ Tác dụng với bazơ kiềm : NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

→ nhận biết NH4+

Ví dụ : (NH4)2SO4+ 2 NaOH → 2NH3↑ + Na2SO4 + 2H2O .


Chú ý :
(NH4)2CO3 lưỡng tính , không những tác dụng với kiềm mà còn tác dụng với axit

(NH4)2CO3 + 2 NaOH → 2NH3↑ + Na2CO3 + 2H2O .


(NH4)2CO3 + 2 HCl → 2 NH4Cl + CO2↑ + H2O .
+ Phản ứng nhiệt phân :
a. Muối amoni tạo bởi axit không có tính oxi hóa-> tạo NH3 + axit tương ứng
VD : NH4Cl(r ) NH3(k) + HCl(k)
(NH4)2CO3 NH3 +NH4HCO3
Hay : (NH4)2CO3 2 NH3 + CO2 + H2O
NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O
NH4HCO3 là bột nở làm xốp bánh .

b. Muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hóa -> ko tạo NH3

VD : NH4NO2 N2 + 2H2O

NH4NO3 N2O + 2H2O


BÀI TẬP
1. Viết phương trình phản ứng chứng minh :
a. N2 là chất khử . b. N2 là chất oxi hóa .
c. Amoniac là chất khử mạnh d. Amoniac là bazơ yếu hơn NaOH .
2.Viết phương trình phản ứng của amoniac ( NH3 )với :
a. O2 ( đun nóng không xúc tác và có xúc tác Pt ) ; Cl 2 ; HCl ; HNO3 ; CuO (đun
nóng)
b. Dung dịch AlCl3 , FeCl2 , FeCl3 , MgSO4 , CuSO4
3. Viết phương trình phản ứng nhiệt phân các muối sau :
NH4Cl, NH4NO2, NH4HCO3 , NH4NO3, (NH4)2CO3
4.
Viết phương trình phản ứng biểu diễn chuỗi biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu
có)
a. N2(1)→NH3(2)→NH4Cl(3)→ NH3(4)→ (NH4)2SO4(5)→ NH3(6)→ (NH4)3PO4
b. NH4NO2(1)→N2(2)→NH3(3)→NH4NO3(4)→ NH3(5)→ N2(6)→ NO(7)→ NO2
c. CuO (1)→N2(2)→NH3(3)→ NH4Cl(4)→ NH3(5)→Al(OH)3(6)→ NaAlO2
5.Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau
a . Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4. b . K2SO4, NH4Cl, NH4NO3.
c . Na2SO4, NH4Cl, CuSO4. d . CuSO4, FeCl3 , NH4NO3.
6. Nhận biết các khí sau
a . NH3, N2, O2 , Cl2 b. NH3, N2, O2 , H2S
c. NO2, N2, O2 , NO d. CO2, N2, O2 , SO2
7 . Cho kim loại Ba vào các dung dịch sau : NH4NO3, (NH4)2CO3, K2SO4
Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra .
8. Cho ba muối : (NH4)2CO3 , NH4Cl , (NH4)2SO4 .
Cho ba muối trên lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH và HCl .
Viết phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có ) ở dạng phân tử và ion thu gọn .

9. Mô tả , giải thích hiện tượng , Viết phương trình phản ứng ( nếu có )
a. Cho đũa nhúng dung dịch HCl đặc lại gần đũa nhúng dung dịch NH3 đặc
b. Cho khí NH3 lấy dư tác dụng với đồng (II) oxit
c. Nhỏ từ từ dung dịch amoniac cho đến dư lần lượt vào 2 ống nghiệm :
-Ống nghiệm 1 : chứa dung dịch Al2(SO4)3
-Ống nghiệm 2 : chứa dung dịch FeCl3
d. Cho KOH vào dung dịch NH4Cl
e. Cho Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4

10. Toán về hiệu suất tổng hợp amoniac


10.1.Cần bao nhiêu lit khí nitơ và khí hidro để điều chế được 67,2 lít khí amoniac? Biết
thể tích các khí được đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là
25%.
10.2.Cần bao nhiêu lit khí nitơ và khí hidro để điều chế được 51 gam amoniac? Biết thể
tích các khí được đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 22%.
10.3.Cho 6,72 lit khí nitơ phản ứng với khí hidro ( dư) để điều chế khí amoniac? Tính
thể tích amoniac thu được , biết hiệu suất phản ứng là 20 %
10.4.Trộn 3,36 lít khí hidro với nitơ lấy dư có xúc tác thích hợp , sau thời gian điều chế
được 0,56 lít khí amoniac. Tính hiệu suất của phản ứng ?
10.5. Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp khí thu được sau phản ứng
có thể tích là 16,4 lít. Tính thể tích NH3 tạo thành và hiệu suất phản ứng? Biết thể tích các
khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
10.6. Cho 20 lít hỗn hợp N2 và H2 ( tỉ lệ mol 1:1) vào bình phản ứng . Sau khi phóng
tia lửa điện để phản ứng xảy ra rồi đưa về điều kiện ban đầu hỗn hợp khí thu được sau
phản ứng có thể tích là 18 lít. Tính thể tích NH 3 tạo thành và hiệu suất phản ứng? Biết thể
tích các khí được đo trong cùng điều kiện .
10.7. Cho 20 lít hỗn hợp N2 và H2 ( tỉ lệ mol 1:4) vào bình phản ứng. Sau khi phóng
tia lửa điện để phản ứng xảy ra rồi đưa về điều kiện ban đầu hỗn hợp khí thu được sau
phản ứng có thể tích là 18 lít. Biết thể tích các khí được đo trong cùng điều kiện .
a. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp sau phản ứng
b. Tính hiệu suất phản ứng?
10.8. Nén một hỗn hợp khí gồm 2 mol nitơ và 7 mol hydro ở nhiệt độ 450oC với chất xúc
tác thích hợp. Sau phản ứng thu được 8,2 mol một hỗn hợp khí. Tính phần trăm số mol
N2 đã phản ứng và thể tích khí amoniactạo thành (đkc)?

11. Các dạng bài tập về tính chất hóa học của NH3
11.1 Cho 2,24 lít khí NH3 (đkc) đi qua ống đựng 16g CuO đun nóng thu được chất rắn
X
a.Viết phương trình phản ứng xảy ra biết số oxi hóa của N tăng từ -3 lên 0
b.Tính khối lượng CuO bị khử và thể tích dung dịch HCl 2M đủ để tác dụng hết
với chất rắn X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
2NH3 + 3CuO t ℃ →N2 + 3Cu + 3H2O
TPU :0,1 0,2
PU : 0,1 0,15 0,05 0,15
SPU : 0 0,05 0,05 0,15
mCuO=0,15.80
CuO + 2HCl -> CuCl2 +H2
0,05 0,1
VHCl =0,1/2 =....

11.2. Cho 32,5 gam FeCl3 và 13,35 gam AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được
m gam kết tủa. Tính giá trị m ?
11.3. Cho 5,4 gam Al và 6,5 gam Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được
dung dịch (X) . Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch (X) thu được m gam kết tủa (Y) ?
Tính giá trị m ? ( Biết dung dịch NH3 hòa tan hết Zn(OH)2 )
12. Các bài tập tính chất của dung dịch muối amoni :

12.1. Cho dung dịch KOH dư vào 150 ml dung dịch (NH 4)2SO4 1M rồi đun nóng
nhẹ.Tính thể tích khí thu được ở đktc
12.2. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 75 ml dung dịch (NH4)2SO4 thu được 17,475 gam
kết tủa. Tính nồng độ mol/ lít của các ion trong dung dịch muối amoni sunfat ban đầu?
12.3. Cho dung dịch KOH dư vào 200 ml dung dịch (NH 4)2CO3 1M rồi đun nóng
nhẹ.Tính thể tích khí thu được ở đktc
12.4. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 50 ml dung dịch A gồm các ion : NH 4+ , SO42- và
NO3- rồi đun nóng nhẹ.Thu được 11,65 gam kết tủa và 4,48 lít khí( ở đktc). Tính nồng độ
mol/lít các ion có trong dung dịch A ?
12.5. Đun hỗn hợp rắn gồm 2 muối (NH4)2CO3 và NH4HCO3 thu được 13,44 lít NH3 và
11,2 lít CO2 ( đktc). Xác định % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu .
12.6. Cho hỗn hợp gồm NH4Cl và (NH4)2SO4 . Chia hỗn hợp làm hai phần bằng nhau
Phần 1: tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 1,792 lít khí (đkc)
Phần 2: cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thu được 6,99 gam kết tủa.
Tính thành phần % về khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp.
12.7 Cho a gam hỗn hợp gồm NH4Cl và (NH4)2CO3 tác dụng hết với dung dịch KOH
dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc) . Mặt khác cũng a gam hỗn hợp trên tác dụng hết với
H2SO4 loãng dư thì thu được 2,24 lít khí (đktc). Tính thành phần % về khối lượng mỗi
muối trong hỗn hợp.

13. Xác định công thức muối trung hòa X , biết :


-Khi đem đun nóng X với dung dịch NaOH sinh ra khí có mùi khai , khí này làm quì
tím ẩm hóa xanh
-Còn khi cho tác dụng với dung dịch HCl dư sinh ra khí không màu , không mùi , làm
đục nước vôi trong .
Viết các phương trình phản ứng xảy ra .

14. Xác định công thức muối trung hòa Y , biết :


-Khi đem đun nóng Y với dung dịch KOH sinh ra khí có mùi khai , khí này làm quì
tím ẩm hóa xanh
- Còn khi cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí không màu , mùi xốc,
làm đục nước vôi trong và làm mất màu nâu đỏ dung dịch brom.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra .

15. Xác định công thức muối trung hòa Z , biết :


-Khi đem đun nóng Z với dung dịch Ba(OH)2 sinh ra khí có mùi khai , khí này làm quì
tím ẩm hóa xanh , đồng thời sinh ra kết tủa trắng không tan trong axit .
Viết các phương trình phản ứng xảy ra .

You might also like