You are on page 1of 25

CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 1 .ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM


CHUYỆN ĐỀ 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I.Chuyển động cơ.Chất điểm.
1.Chuyển động cơ
Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác theo thời
gian.
2.Chất điểm
Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so
với những khoảng cách mà ta đề cập tới)
Chú ý: Khi một vật được coi là chất điểm thì kích thước của vật chỉ bằng một điểm hình học và khối
lượng của vật coi như tập trung tại điểm đó.
3.Quỹ đạo
Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định gọi là quỹ đạo của
chuyển động.
II.Cách xác định vị trí của vật trong không gian
Để xác định vị trí của một chất điểm trong không gian, ta phải chọn một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ
gắn liền với vật làm mốc đó để xác định tọa độ của vật.
1.Chất điểm chuyển động thẳng
Chọn hệ quy chiếu: trục Ox trùng với quỹ đạo chuyển M (+)
động của chất điểm, gốc O trùng với vật làm mốc là một O (x=OM > 0) x
điểm tùy ý, chiều dương là chiều tùy ý.
M (+)
-Ở một thời điểm nào đó chất điểm ở M, vị trí của chất x
(x=OM < 0) O
điểm được xác định bởi tọa độ
+ nếu chiều đi từ O đến M là chiều dương của hệ quy chiếu.
+ nếu chiều đi từ O đến M là chiều âm của hệ quy chiếu.
2.Chất điểm chuyển động theo đường cong trong mặt phẳng.
-Chọn hệ quy chiếu: Hệ trục xOy, gồm Ox và Oy vuông góc với y
nhau tại O nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. Gốc O trùng với vật làm
M
mốc được chọn tùy ý. Chiều dương của hai trục Ox và Oy được chọn K

tùy ý.
-Ở một thời điểm nào đó chất điểm ở điểm M, vị trí của chất điểm M O H x

được xác định bởi đồng thời hai tọa độ

Ví dụ 1: Một người chạy bộ theo đường thẳng AB dài 50 m theo hướng từ A đến B. Gốc tọa độ O ở trong
khoảng AB và cách A một khoảng 10m, chiều dương từ A đến B. Hãy xác định tọa độ của người này ở
điển A và điển B.
Ví dụ 2: Hãy xác định tọa độ của điểm M nằm chính giữa một bức tường hình chữ nhật ABCD có cạnh
AB = 5m, AD = 4m. Chọn trục xOy có trục Ox trùng AB và chiều dương từ A đến B, Oy trùng AD và
chiều dương từ A đến D, gốc tọa độ O trùng A.
III.Cách xác định thời gian trong chuyển động.
1.Mốc thời gian và đồng hồ.
Để xác định thời gian trong chuyển động ta cần chọn một mốc thời gian (hay gốc thời) và dùng một đồng
hồ để đo thời gian.
2.Thời điểm và thời gian.
Ví dụ: Lúc 6h, bạn An bắt đầu xuất phát từ nhà và đến trường lúc 6h30.
+Lúc 6h và 6h30 là thời điểm bạn An ở nhà và thời điểm đến trường.
+6h30 - 6h = 30ph là thời gian bạn an đi từ nhà đến trường.

Trang 1
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
IV.Hệ quy chiếu.
Một hệ quy chiếu (HqC) gồm có:
+Một vật được chọn làm mốc và một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.
+Mốc thời gian và đồng hồ.
CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP.
DẠNG 1: Tọa độ và độ dời
1.Tọa độ
-Chất điểm chuyển động trên quỹ đạo thẳng M (+)
+ nếu chiều đi từ O đến M là chiều dương của O (x=OM > 0) x
hệ quy chiếu.
M (+)
+ nếu chiều đi từ O đến M là chiều âm của hệ x
(x=OM < 0) O
quy chiếu.
-Chất điểm chuyển động theo đường cong trong mặt phẳng. y

Vị trí của chất điểm M được xác định bởi đồng thời hai tọa độ K M

O H x
2.Độ dời
Xét một chất điểm chuyển động theo một quỹ đạo bất kì. Tại thời
điểm , chất điểm ở vị trí . Tại thời điểm , chất điểm ở vị trí M1 M2

trong khoảng thời gian chất điểm đã dời vị trí từ


M1M2
đến .
-Véc tơ gọi là véc tơ độ dời của chất điểm trong khoảng thời gian .
a.Chất điểm chuyển động thẳng
-Độ dời là hiệu số của hai tọa độ lúc đầu và lúc sau của chất điểm: Độ dới = tọa độ sau – tọa độ đầu.

giá trị đại số của véc tơ độ dời bằng: .

b.Chất điểm chuyển động trên mặt phẳng


y
-Độ dời của chất điểm khi đi từ A đến B: B
yB
+Dùng hệ thức lượng: .
+Dùng pitago: yA
A
α
H
β

O xA xB x

3.Quãng đường chuyển động.


Quãng được chất điểm chuyển động là độ dài của đoạn đường mà chất điểm thực hiện được trong suốt thời
gian chuyển động.
Chú ý: -Khi chất điểm chuyển động, quãng đường nó đi được coa thể không trùng với độ dời của nó.
-Nếu chất điểm chuyển động theo một chiều và lấy chiều đó làm chiều dương của trục toạn độ thì độ dời
trùng với quãng đường đi được.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Bạn việt đi xe đạp từ nhà đến trường theo quỹ đạo thẳng. Khi đi đến quán báo cách nhà 400m thì
bạn sực nhớ đã quên một cuốn sách ở nhà nên quay về lấy rồi tiếp tục đạp xe đến trường. Biết trường cách
nhà 1000m.
a.Tính quãng đường bạn Việt đã di chuyển khi đến trường.
b.Tính độ dời của bạn Việt khi:
-bạn đi từ nhà đến quán báo.

Trang 2
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
-bạn quay từ quán báo về nhà.
-bạn đi từ quán báo đến trường.
c.Tính độ dời của bạn Việt từ nhà đến trường.
ĐS: a.1800m; b.400m, -400m, 600m; c.1000m.
400 km
Bài 2. Một chiếc xe khách chạy từ thành phố A về thành phố B cách B
α
C

A khoảng 300km. Sau đó từ B chạy đến thành phố C cách B 400km


300 km
(như hình vẽ).
a.Tính quãng đường xe đã chạy.
α
b.Tính độ dời khi xe đến C. A

c.Tính góc .
Bài 3. Một thang máy đưa một người từ tầng trệt xuống tầng hầm sâu 5m, rồi vòng lên tầng 3. Biết rằng
mỗi tầng cách nhau 4m. Chọn trục Ox có phương thẳng đứng, gốc O trùng tầng trệt, chiều dương hướng
lên.
a.Tính quãng đường chuyển động của người này khi lên đến tầng 3.
b.Tính độ dời từ mặt đất khi thang máy xuống tầng hầm và thang máy lên tầng 3.
c.Tính độ dời khi thang máy từ tầng hầm lên tầng 3.
ĐS: a.22m; b.-5m, 12m; c.17m.
Bài 4. Trên mặt bàn hình chữ nhật ABCD, có hai con kiến cùng D C
xuất phát từ đầu bàn A để đến đầu bàn C. Con kiến thứ nhất bò theo
đường AD rồi DC. Con kiến thứ hai bò theo đường chéo AC. Biết (1) (2)
AD = 0,4m, AB = 1,2m.
a.Tính quãng đường chuyển động của mỗi con kiến.
A B
b.Tính độ dời mỗi con kiến kể từ A.
ĐS: 1,6m; 1,3m; b. 1,3m; 1,3m.
Bài 5. Một ô tô khởi hành từ A lúc 6 giờ. Nó đến B sau 2 giờ chuyển động và sau 3 giờ nữa nó đến C.
Xác định những thời điểm mà xe ở A, B và C trong những điều kiện sau:
a.Chọn gốc thời gian là lúc 0h.
b.Chọn gốc thời gian là lúc 6h.
Bài 6. Một chất điểm chuyển động từ A đến B trên một đường thẳng. Biết
AB = 6cm. Phải chọn trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng AB có gốc O ở đâu để:
a.Tọa độ điểm A là xA =1,5m. Khi đó tọa độ của điểm B là bao nhiêu?
b Tọa độ điểm B là xB = 0. Khi đó tọa độ của điểm A là bao nhiêu?
Bài 7. Lúc 8h một học sinh bắt đầu thi chạy 100m. Để đo thời gian chạy của học sinh này, người ta dùng
hai loại đồng hồ khác nhau là đồng hồ bấm giây và đồng hồ đeo tay thông thường. Nếu coi cả hai đồng hồ
đều chính xác thì đại lượng nào sau đây là giống nhau với số chỉ của hai đồng hồ? Tại sao?
a.Thời điểm học sinh bắt đầu chạy.
bThời điểm học sinh đến vạch đích.
cThời gian học sinh chạy hết quãng đường 100m.
Bài 8. Hãy cho biết các tọa độ điểm M chính giữa của một bức tường hình
D C

chữ nhật ABCD . Cạnh AB=5m; cạnh AD =3m. Xét các trường hợp sau:
a.Lấy trục Ox dọc theo AB, trục Oy dọc theo AD.
A B
b.Lấy trục Ox dọc theo DC, trục Oy dọc theo DA.

DẠNG 2: Véc tơ và phép tính đại số véc tơ.


I.Véc tơ.
1.Định nghĩa: Véc tơ là một đoạn thẳng có hướng.
Trang 3
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
-Véc tơ có gốc gốc ở A và có ngọn ở B:
B
+Độ dài (hay độ lớn) của véc tơ bằng độ dài của đoạn thẳng AB.
+Phương của véc tơ là phương của đường thẳng AB (đường thẳng AB còn gọi
là giá của véc tơ ) A
+Chiều của véc tơ là chiều từ gốc A đến ngọn B.
2.Hai véc tơ bằng nhau: Là hai véc tơ song song, cùng chiều (cùng hướng) và B

cùng độ dài. D
A
II.Phép tính đại số của véc tơ.
1.Phép công véc tơ C

Cho hai véc tơ véc tơ tổng được xác

định bởi đường chéo:

2.Phép trừ véc tơ


3.Phép nhân véc tơ với một số.
Cho véc tơ và một số vô hướng a. Khi nhân a với véc tơ thì cho ta một véc tơ mới .
Véc tơ có:
+Cùng phương với
+Chiều dài bằng a lần chiều dài đoạn AB.
+Chiều: Nếu , và .
4.Phép chiếu vuông góc của một véc tơ lên một trục.
Xét một véc tơ trong hệ trục tọa độ vuông góc xOy (mặt phẳng xOy y
chứa véc tơ )
-Từ gốc và ngọn của véc tơ ta hạ các đường vuông góc xuống các trục
tọa độ thì được các véc tơ và là hình chiếu của véc tơ trên trục
Ox và trên trục Oy α

+ là thành phần của véc tơ theo phương Ox.


O
+ là thành phần của véc tơ theo phương Oy. x

-Ta luôn có:


+Véc tơ trên trục Ox: Độ dài đại số của véc tơ là số đo của độ dài véc tơ này, lấy dấu (+) nếu véc
tơ này cùng chiều dương của trục Ox, lấy dấu (-) nếu nó ngược chiều dương.
+Véc tơ trên trục Oy: Độ dài đại số của véc tơ là số đo của độ dài véc tơ này, lấy dấu (+) nếu véc
tơ này cùng chiều dương của trục Oy, lấy dấu (-) nếu nó ngược chiều dương.

-Ta có:

-Độ dài của véc tơ :

-Góc α giữa trục Ox và véc tơ :

Chú ý: Hình chiếu của tổng (hoặc hiệu) của hai véc tơ
bằng tổng (hoặc hiệu) của các hình chiếu

VD : Ta có

Trang 4
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Bài 1. Cho biết là véc tơ có chiều dài 3m, có phương ngang, hướng từ trái qua phải, là véc tơ có
chiều dài 2m, có phương ngang, hướng từ phải qua trái. là véc tơ có chiều dài 4m, có phương thẳng
đứng, hướng lên.
a.Xác định các véc tơ : và .
b.Xác định véc tơ : .
c.Xác định véc tơ : .
Bài 2. Trên hai trục Ox và Oy vuông góc nhau tại O, một véc tơ có hình chiếu lần lượt là
và . Hãy xác định độ lớn, phương chiều của véc tơ .
ĐS : 8cm, hợp với Ox một góc 600.
Bài 3. Cho hai véc tơ có phương thẳng đứng: có độ lớn 2cm hướng từ dưới lên trên, véc tơ có độ
lớn 5cm hướng từ trên xuống dưới. Hãy xác định véc tơ :
a. .
b. .
c. .
Bài 4. Một chiếc thuyền đi được quãng đường OA = 500km theo y

hướng hợp với Ox một góc 45 (Hình vẽ).


0
B
a.Hãy tính độ dời của thuyền theo hướng Ox và Oy. A

b.Sau đó thuyền di chuyển quãng đường AB = 708km theo hướng


vuông góc với trục Oy. Xác định độ dời cuối cùng của thuyền từ khi
khởi hành.
0
45
O x
ĐS : a.354km ; 354km ; b.500km.
Bài 5. Hai véc tơ và có cùng độ lớn 4cm, hợp với nhau một góc 600. Hãy xác định độ lớn của các
véc tơ:
a. .
b. .
ĐS : a.6,9cm ; b.4cm.
Bài 6. Trên hai trục Ox và Oy, véc tơ có hình chiếu lần lượt là 3cm và 4cm, véc tơ có hình chiếu
lần lượt là 4cm và 3cm. Hãy xác định độ lớn của véc tơ :
a. .
b. .
ĐS : a.9,9cm ; b.1,4cm.

DẠNG 3: Vận tốc và tốc độ


I.Vận tốc trung bình và tốc độ trung bình.
1.Vận tốc trung bình.
Véc tơ vận tốc trung bình của một chất điểm trong khoảng thời gian từ đến bằng thương số của

véc tơ độ dời và khoảng thời gian :

- Véc tơ vận tốc trung bình có hướng trùng với hướng của véc tơ độ dời .
-Trong chuyển động thẳng: Chọn trục Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo thì có phương trùng với
phương của quỹ đại và có giá trị
Vận tốc Độ dời
đại số: =
trung bình Thời gian thực hiện độ dời

Trang 5
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
2.Tốc độ trung bình

Tốc độ Quãng đường đi được


=
trung bình Khoảng thời gian đi
-Tốc độ trung bình đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động của chất điểm trong khoảng thời gian
đó.
-Trong trường hợp chất điểm chỉ chuyển động theo một chiều và ta chọn chiều đó làm chiều dương của
trục tọa độ thì độ dời trùng với quãng đường đi được, nên vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
3.Vận tốc tức thời
với rất nhỏ là vận tốc tức thời của vật ở thời điểm t.
-Vận tốc tức thời của chất điểm chuyển động ở thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của
chuyển động tại thời điểm đó.
-Độ lớn vận tốc tức thời luôn luôn bằng tốc độ tức thời.
Chú ý: Giá trị của vận tốc tức thời:
+ nếu vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ.
+ nếu vật chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Một vận động viên chạy trên một đoạn đường thẳng từ A đến B với AB = 100m mất thời gian 20s.
Sau đó vận động viên này đi bộ ngược lại đến C với BC = 20m mất 10s. Chọn trục Ox trùng AB, chiều
dương từ A đến B. Tính tốc độ và vận tốc trung bình của vận động viên này
a.Trong 20s đầu.
b.Trong suốt thời gian 30s.
ĐS: a.5m/s; 5m/s; b.4m/s; 2,7m/s.
Bài 2. Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng với tốc độ trung bình là 70km/h. Sauk hi chạy được
8,4km, thì xe dừng lại vì hết xăng. Người lái xe xuống xe và đi bộ theo hướng xe chạy. Sau 30 phút, người
này đi được 2km thì đến trạm xăng.
a.Tính thời gian ra phút từ khi xe bắt đầu chạy cho tới khi người lái xe tới được trạm bán xăng.
b.Tính vận tốc trung bình ra đơn vị km/h của người này kể từ khi bắt đầu lái x echo tới khi tới trạm xăng.
ĐS: a.37,2 phút; b.17km/h.
Bài 3. Một đoàn tàu hỏa chạy với tốc độ trung bình trên cả đoạn đường là 100km/h. Nếu trong nửa đoạn
đường đầu, tốc độ trung bình của tàu là 90km/h thì trong nửa đoạn đường sau, tốc độ trung bình của tàu là
bao nhiêu.
ĐS: 113km/h.
Bài 4. Một chiếc xe trong 2 giờ đầu chuyển động với tốc độ 20 km/h, trong 3 giờ tiếp theo chuyển động với tốc độ 30
km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trên cả quãng đường.
ĐS: 26km/h
Bài 5. Một xe chạy trong 6 giờ: 2 giờ đầu đi với vận tốc 20 km/h, 3 giờ tiếp theo đi với vận tốc 30 km/h, 1 giờ còn lại
đi với vận tốc 14 km/h. Tính vận tốc trung bình của xa trong suốt thời gian chuyển động.
ĐS: 24km/h
Bài 6. Một xe đạp chạy trên đường thẳng. Trên nửa đoạn đường đầu, xe chạy với tốc độ 12 km/h và nửa đoạn đường
sau với tốc độ 6 km/h.
a. Tính tốc độ trung bình của xe trên cả đoạn đường.
b. Nếu xe đi với tốc độ trung bình như ở câu a thì sau 5 giờ xe đi được quãng đường dài bao nhiêu?
ĐS: a. 8km/h b.40km/h
Bài 7. Một ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng chuyển động thẳng đều tới B lúc 8h30, khoảng cách từ A đến B là 250
km.
a. Tính vận tốc của xe.
b. Xe tiếp tục chuyển động thẳng đều đến C lúc 10h30. Tính khoảng cách từ B đến C.
ĐS: 100km/h; 200km

Trang 6
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 8. Một vật chuyển động trền đường thẳng từ A đến B trong thời gian t =20s. Trong 1/3 đoạn đường
đầu vật chuyển động với vật tốc v1, thời gian còn lại vật tăng tốc, chuyển động với vận tốc v 2 =3v1, trong
thời gian này quãng đường vật đi được là s2 =60m. Tính các vận tốc v1, v2.
ĐS: 2,5m/s; 7,5m/s.
Bài 9. Một người đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng AB. Trên 1/3 đoạn đường đầu đi với vận tốc 12
km/h, 1/3 đoạn đường tiếp theo đi với vận tốc 6 km/h, 1/3 đoạn đường cuối đi với vận tốc 9 km/h. Tính
vận tốc trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB.
ĐS: 8,3km/h.
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 10. Một vật chuyển động với vận tốc 4m/s, trên nửa đầu đoạn đường AB. Trên nửa đoạn còn lại, vật
chuyển động nửa thời gian đầu với vận tốc 3m/s và nửa thời gian sau với vận tốc 1m/s. Tính vận tốc trung
bình của vật trên cả đoạn đường AB.
ĐS:2,67m/s.
Bài 11. Một ôtô chuyển động với vận tốc 72km/h và một xe đạp chuyển động với vận tốc 4m/s theo hai
đường vuông góc nhau.
a.Hãy vẽ trên cùng một hình những vectơ vận tốc của hai xe.
b.So sánh quãng đường mà các xe đi được trong cùng một khoảng thời gian.
c.Tìm khoảng cách giữa hai xe sau 5s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
Bài 12. Hai vật chuyển động thẳng đều xuất phát từ cùng một điểm với vận tốc lần lượt là v 1 =15m/s và v2
=36km/h. Hướng chuyển động của hai vật hợp với nhau một góc 60°.
a.Vẽ trên cùng một hình vận tốc của hai vật.
b.Tìm khoảng cách giữa hai vật sau 4 giây kể từ lúc chuyển động.
Bài 13. Hai vật cùng chuyển động đều trên một đường thẳng. Vật thứ nhất đi từ A đến B trong 8 giây. Vật
thứ hai cũng xuất phát từ A cùng lúc với vật thứ nhất nhưng đến B chậm hơn 2 giây. Biết AB =32m.
a.Tính vận tốc của các vật.
b.Khi vật thứ nhất đến B thì vật thứ hai đã đi được quãng đường bao nhiêu?
Bài 14. Hai xe chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng với các vận tốc không đổi. Nếu đi
ngược chiều thì sau 20 phút, khoảng cách giữa hai xe chỉ giảm 6km. Tính vận tốc của mỗi xe.
Bài 15. Hai vật xuất phát cùng một lúc chuyển động trên cùng một đường thẳng với vận tốc không đổi v 1
=15m/s và v2 = 24m/s theo hai hướng ngược nhau để gặp nhau.Khi gặp nhau, quãng đường vật thứ nhất đi
được là s1 = 90m. Xác định khoảng cách ban đầu giữa hai vật.
Bài 16. Hai ôtô chuyển động đều khởi hành cùng lúc ở hai bến cách nhau 50km. Nếu chúng đi ngược
chiều thì sau 30 phút sẽ gặp nhau. Nếu chúng đi cùng chiều thì sau 2 giờ đuổi kịp nhau. Tính vận tốc của
mỗi xe?
Bài 17. Khi sử dụng súng, một chiến sĩ dùng súng bắn thẳng vào một cái bia ở xa. Thời gian từ lúc bắn
cho đến lúc đạn trúng bia là 0,45s, từ lúc bắn đến lúc nghe thấy tiếng đạn nổ khi trúng mục tiêu là 2s. Coi
như đạn chuyển động thẳng đều. Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340m/s. Tính:
a.Khoảng cách từ chỗ bắn đến bia.
b.Vận tốc của viên đạn
Bài 18. Trên một tuyến xe buýt, các xe coi như chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h; hai chuyến xe
liên tiếp khởi hành cách nhau 15 phút. Một người đi xe máy theo chiều ngược lại gặp hai chuyến xe buýt
liên tiếp cách nhau một khoảng thời gian là 10 phút. Tính vận tốc người đi xe máy.

CHUYÊN ĐỀ 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

B.CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP


DẠNG 1: Viết phương trình chuyển động của vật chuyển động thẳng đều.

Trang 7
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1. Một vật chuyển động thẳng đều từ A đến B trên một đường thẳng với vận tốc 8m/s. Biết
. Chọn trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng AB, gốc thời gian là lúc vật ban đầu chuyển động.
Viết phương trình tọa độ của các vật trong các điều kiện sau:
a.Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B.
b.Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ B đến A.
c.Chọn gốc tọa độ tại B, chiều dương từ A đến B.
d.Chọn gốc tọa độ tại B, chiều dương từ B đến A.
Bài 2. Một ô tô khởi hành lúc 6h tại bến A cách trung tâm thành phố 4 km chuyển động thẳng đều về B
với tốc độ 40 km/h.Chọn trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng AB
a. Lập phương trình chuyển động của ô tô trường hợp chọn :
- Gốc toạ độ tại trung tâm thành phố, chiều dương cùng chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 6h
- Gốc toạ độ tại bến A, chiều dương cùng chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 6h
- Gốc toạ độ tại bến A, chiều dương cùng chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 0h
b. Lúc 8h 30phút ô tô cách trung tâm thành phố bao nhiêu km.
ĐS : a. x = 4 + 40t, x = 40t, x =40(t – 6) ; b. 104km
Bài 3. Một chất điểm chuyển động trên trục Ox có phương trình tọa độ - thời gian là: x =15+10t (x tính
bằng m và t tính bằng giây).
a.Hãy cho biết chiều chuyển động, tọa độ ban đầu và vận tốc của vật.
b.Xác định tọa độ của vật tại thời điểm t =24s và quãng đường vật đã đi được trong 24s đó.
Bài 4. Một vận động viên xe đạp xuất phát tại A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều tới B với vận tốc 54 km/h.
Khoảng cách từ A đến B là 135 km. Tính thời gian và thời điểm khi xe tới được B.
ĐS: 8h30
Bài 5. Một ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều tới B, cách A 150 km.
a. Tính vận tốc của ô tô, biết rằng nó tới B lúc 8 giờ 30 phút.
b. Sau 30 phút ô tô lại chuyển động ngược về A với vận tốc 50 km/h. Hỏi mấy giờ ô tô về đến A?.
ĐS: 60km/h; 12h
Bài 6. Lúc 7giờ sáng một người đi thẳng từ tỉnh A đi về phía tỉnh B với vận tốc 25km/h. Chọn gốc tọa độ
ở A, gốc thời gian lúc 7 giờ. Viết phương trình đường đi và cho biết lúc 10 giờ người đó ở đâu?
ĐS : x = 25t ; cách A 75km

DẠNG 2: Bài toán hai vật chuyển động thẳng đều.


Bài 1. Lúc 7 giờ, một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ đã đi được 10 km và đi cùng chiều. Tốc
độ xe đạp là 15 km/h và của người đi bộ 5 km/h. Chọn trục Ox trùng quỹ đạo chuyển động của hai người,
gốc tọa độ O ở vị trí xuất phát của người đi xe đạp, chiều dương cùng chiều chuyển động, gốc thời gian lúc
7 giờ.
a.Viết phương trình chuyển động của hai người.
b.Tìm vị trí và thời điểm lúc người xe đạp đuổi kịp người đi bộ .
ĐS :x1 = 15t (km, h); x2 = 10 + 5t (hk, h); b.lúc 8h, x = 15km.
Bài 2. Hai vật cùng bắt đầu chuyển động từ hai điểm A và B cách nhau 60m trên một đường thẳng, theo
hướng ngược nhau để gặp nhau. Tốc độ chuyển động của vật đi từ A gấp đôi tốc độ chuyển động của vật đi
từ B và sau 4s thì hai vật gặp nhau.
a.Viết phương trình chuyển động của hai vật. Chon A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, mốc thời
gian lúc hai vật bắt đầu chuyển động.
b.Tìm biểu thức thể hiện sự phụ thuộc của khoảng cách giữa hai vật theo thời gian, từ đó tính khoảng cách
giữa hai vật tại thời điểm t = 12s.
Bài 3. Hai ôtô chuyển động thẳng đều hướng vào nhau với các vận tốc lần lượt là 48 km/h và 64 km/h.
Lúc 10h hai xe cách nhau 168km.
a.Viết phương trình chuyển động của hai xe. Hỏi hai xe sẽ gặp nhau lúc mấy giờ? Gặp ở vị trí nào?
b.Xác định thời điểm mà tại đó khoảng cách giữa hai xe là 56km.
Bài 4. Lúc 8h hai ô tô cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cánh nhau 96 km và đi ngược chiều nhau .

Trang 8
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Vận tốc của xe đi từ A là 36 km/h , của xe đi từ B là 28 km/h . Chọn trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng
AB gốc tọa độ ở A, chiều dương cùng chiều chuyển động của xe đi từ A, gốc thời gian lúc 8h.
a. Lập phương trình chuyển động của hai xe .
b. Tìm vị trí của hai xe và khoảng cách giữa chúng lúc 9h.
c. Xác định vị trí và thời điểm lúc hai xe gặp nhau.
ĐS:a. xA = 36t, xB = 96 – 28t ; b.xA = 36km, xB = 68km, 32km c.lúc 9h30’ và cách A 54km
Bài 5. Hai ôtô cùng khởi hành cùng một lúc ở hai địa điểm A và B cánh nhau 54 km và đi theo cùng
chiều. Hỏi sau bao lâu và cách điểm xuất phát của ô tô thứ nhất bao nhiêu km thì ôtô thứ hai đuổi kịp ôtô
thứ nhất, biết vận tốc ôtô thứ nhất là 54 km/h và của ôtô thứ hai là 72km/h.
ĐS : a. sau 3h và cách A 108km

DẠNG 3: Đồ thị tọa độ - thời gian của vật chuyển động thẳng đều. x(cm)

Bài 1. Một chất điểm chuyển động trên một đường thẳng. Đồ thị 4
3
chuyển động của nó như hình vẽ. 2

a.Môt tả chuyển động của chất điểm. 1

b.Tính vận tốc trung bình và tốc độ trung bình của chất điểm trong O
-1
1 2 3 4 5 t(s)

các khoảng thời gian sau: ; ; ; . -2

x(cm)

Bài 2. Một chất điểm chuyển động trên một đường thẳng. Đồ thị 4

chuyển động của nó như hình vẽ. 2


3

a.Môt tả chuyển động của chất điểm. 1

b.Tính vận tốc trung bình và tốc độ trung bình của chất điểm trong O 1 2 3 4 5 6 7 t(s)
các khoảng thời gian sau: ; ; ; ; -1
-2
.

Bài 3. Một vật chuyển động thẳng trên trục Ox. Đồ thị chuyển động của
nó được cho như hình vẽ
a. Hãy mô tả chuyển động của vật.
b. Viết phương trình chuyển động của vật.
c. Tính quãng đường vật đi được sau 2 giờ.
ĐS: b) + Đoạn AB: x = - 10 + 30t (km) với 0 (h) ≤ t ≤ 1,0 (h) ;
+ Đoạn BC: x = xB = 20 km với 1,0 (h) ≤ t ≤ 1,5 (h) ; + Đoạn CD: x =
20 - 40t (km) với 1 (h) ≤ t ≤ 2,0 (h). c) s= 50 (km)

Bài 4. Lúc 9giờ một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ đã đi được 24 km. Biết vận tốc người đi
xe đạp và người đi bộ là 10 km/h và 4 km/h.
a.Viết phương trình chuyển động của mỗi người.
b.Khi đuổi kịp người đi bộ, người đi xe đạp đã đi được quãng đường bao nhiêu?
c.Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của mỗi người trên cùng hệ tọa độ.
Bài 5. Hai ôtô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20km, chuyển động đều cùng
chiều từ A đến B. Vận tốc lần lượt là 60km/h và 40km/h
a.Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ, lấy A làm gốc tọa độ, chiều AB là
chiều dương, gốc thời gian lúc hai xe bắt đầu xuất phát.
b.Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
c.Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục.
Bài 6. Lúc 6h một otô đi từ Hà Nội về Hải Phòng với vận tốc 52km/h. cùng lúc đó, một xe thứ hai đi từ
Hải Phòng về Hà Nội với vận tốc 48 km/h. Hà Nội cách Hải Phòng 100 km.(coi là đường thẳng)
a.Lập phương trình chuyển động của hai xe theo cùng một trục tọa độ , lấy Hà Nội làm gốc tọa độ và chiều
đi từ Hà nội đến Hải Phòng là chiều dương, gốc thời gian là lúc 8h.
b.Tính vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau và quãng đường mỗi xe đi được cho đến lúc gặp.

Trang 9
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
c.Vẽ đồ thị tọa độ của hai xe trên cùng một hình vẽ. Dựa trên đồ thị xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp
nhau.
Bài 7. Đồ thị chuyển động của hai vật được biểu diễn như x(km)

hình vẽ.
150
140

120 (I)

a.Viết phương trình chuyển động của mỗi xe. 100

80

b.Dựa vào đồ thị hãy xác định vị trí và đồ thị hai xe gặp nhau. 60

c.Kiểm tra lại bằng phép tính.


40 (II)
20

ĐS: a.x1 = 40t(km,h); x2= 150 - 60t(km,h) ; b.60km ; 1,5h. O 1 1,5 2 2,5 t(h)

Bài 8. Chuyển động của b axe (1), (2), (3) có đồ thị x(km)
(1)

tọa độ - thời gian như hình vẽ. 16

14
(2)

a.Nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe. 12

b.Lập phương trình chuyển động của mỗi xe. 10

8
c.Xác định vị trí và thời điểm gặp nhau bằng đồ thị. 6

ĐS: b.x1 = 12t(km,h); x2= 8+12t(km,h) ; 4 (3)


2
x3 = 16 – 4,6t(km,h) ; c.12km ; 1h. O t(h)
1

Bài 9. Chuyển động của ba xe được mô tả bằng đồ thị như hình x(m)

vẽ. Biết đường thẳng x1 vuông góc với đường thẳng x2 và đường 6 ( )
x2

thẳng x2 đối xứng với đường thẳng x3 qua đường thẳng ∆. 4


a.Xác định tính chất và tính vận tốc chuyển động của mỗi xe. x1

b.Lập phương trình chuyển động của mỗi xe. 2


x3
c.Xác định vị trí và thời điểm gặp nhau của 2 trong 3 xe nếu có.
O 2 4 t(s)

Bài 10.Đồ thị chuyển động (x,t) của hai xe qua vị trí O cùng lúc x(km)

và chuyển động trên cùng một đường thẳng như hình vẽ 120
α3
a.Hãy mô tả chuyển động của hai xe. (I)

b.Lập phương trình chuyển động của hai xe.


c.Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. 60

d.Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của hai xe trên cùng một đồ thị.
α2
ĐS:b.x1 = 15t(kh;h); x2 = 60t(km;h); x2’ = 120t(km) ;
(II)

α1
x2’’ = 120 – 60(t-3) (km ;h) ; c.4h ; 60km. O 1 2 3 4 5 t(h)

CHUYÊN ĐỀ 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU


DẠNG 1: Gia tốc trong chuyển động thẳng.
1.Định nghĩa
-Đại lượng vật lý đặc trưng cho độ biến đổi nhanh chậm của vận tốc gọi là gia tốc.
-Kí hiệu gia tốc: a , đơn vị: m/s2.
2.Gia tốc trung bình.
Gọi và là các véc tơ vận tốc của chất điểm ở thời điểm và trong khoảng thời gian
véc tơ vận tốc của chất điểm đã biến đổi một lượng: .

-Đại lượng: gọi là véc tơ gia tốc trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian từ

đến .
-Đặc điểm của véc tơ là:
+Có phương trùng với quỹ đạo chuyển động của chất điểm.
+Có hướng trùng với hướng của véc tơ .
+Có giá trị đại số: (có thể âm, dương hoặc bằng không).

Trang 10
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
3.Gia tốc tức thời
-Khi rất nhỏ thì thương số cho ta một véc tơ gọi là véc tơ gia tốc tức thời.

-Gia tốc tức thời: (khi rất nhỏ).


-Đặc điểm của véc tơ tức thời:
+Điểm đặt: Tại chất điểm (vật chuyển động).
+Phương: Là đường thẳng quỹ đạo của chất điểm.
+Chiều: Là chiều của .
+Độ lớn:

-Giá trị đại số của véc tơ tức thời (gia tốc tức thời còn gọi là gia tốc):
Chú ý: Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động
+Vật chuyển động nhanh dần thì véc tơ cùng hướng chuyển động.
+Vật chuyển động chậm dần thì véc tơ ngược hướng chuyển động.

(+) (+)
x x

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Bài 1. Một người chạy xe đạp trên một đường thẳng với gia tốc không đổi bằng 0.4m/s 2. Chọn chiều dương cùng
chiều chuyển động.
a.Tìm vận tốc của xe sau khi chạy được 12 s.
b.Sau 12 s trên, người này đạp xe thêm 2,5 s để vận tốc giảm xuống còn 2,8 m/s. Tính gia tốc trung bình trong giai
đoạn giảm tốc này.
ĐS: a.4,8 m/s; b. -0,8 m/s2.
Bài 2. Một quả bóng được ném theo phương vuông góc với một bức tường thẳng đướng với vận tốc có độ lớn 6 m/s.
Sau thời gian va chạm bằng 0,1 s, quả bóng bay ngược lại theo phương cũ với vận tốc có độ lớn 6 m/s. Tìm gia tốc
trung bình của quả bóng.
ĐS: -120 m/s2.
Bài 3. Một quả bóng được ném theo phương thẳng đướng từ dưới lên trên với vận tốc đầu có độ lớn 20 m/s. Sau thời
gian 2 s bóng lên đến điểm cao nhất và bắt đầu rơi xuống. Sau khi rơi xuống được 2 s, vận tốc quả bóng có độ lớn
20m/s.
a.Tính gia tốc trung bình của quả bóng trong thời gian chuyển động lên.
b.Tính gia tốc trung bình của quả bóng trong 2 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động xuống.
c.Tính gia tốc trung bình trong suốt thời gian chuyển động.
ĐS: -10m/s2; b. -10m/s2; c. -10m/s2.
Bài 4. Một chiếc xe chạy với vận tốc có độ lớn 36 km/h lên một dốc. Sau thời gian 20 s thì xe qua đỉnh dốc và chạy
xuống dốc bên kia cũng với vận tốc có độ lớn 36 km/h. Các dốc đều ngiêng góc 30 0 so với phương ngang. Xác định
véc tơ gia tốc trung bình của xe.
ĐS: 0,5 m/s2.
DẠNG 2: Khảo sát chuyển động thẳng biến đổi đều.
Tính gia tốc, vận tốc, thời gian và quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
Bài 5. Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động.Tính gia tốc của các chuyển động sau:
a. Tàu hỏa bắt đầu xuất phát, sau 1 phút đạt vận tốc 36 km/h
b. Tàu hỏa đang chuyển động đều với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh và dừng lại sau 10 giây.
c. Ôtô đang chạy đều với vận tốc 30 km/h thì tăng tốc đến 60km/h sau 10 giây.
ĐS : a. 0,17m/s2 ; b. -1,5m/s2 ; c. 0,83m/s2
Bài 6. Một vật bắt đầu trượt nhanh dần đều từ đỉnh dốc đến chân dốc nhanh dần đều hết thời gian 5s và tại
chân dốc vật có vận tốc 10m/s. Nó tiếp tục chạy chậm dần đều sau 10s nữa thì dừng lại. Tính gia tốc của vật

Trang 11
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
trên mỗi giai đoạn. Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của vật.
ĐS : 2m/s2 và -1m/s2
Bài 7. Một xe sau khi bắt đầu khởi hành được 10 s thì đạt tốc độ 54 km/h. Chọn chiều dương cùng chiều chuyển
động của xe, mốc thời gian lúc xe bắt đầu khởi hành.
a. Tính gia tốc của xe.
b. Tính tốc độ của xe sau khi khởi hành được 5s.
c.Tính thời gian và quãng đường xe đi được khi xe đạt tốc độ 72km/h.
ĐS : 1,5m/s2; 27km/h
Bài 8. Khi ôtô đang chạy với vận tốc 15m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho
ôtô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy thêm 125m thì vận tốc ôtô chỉ còn bằng 10m/s. Chọn chiều dương
cùng chiều chuyển động của xe, mốc thời gian lúc xe bắt đầu hãm phanh. Hãy tính:
a.Gia tốc của ôtô.
b.Thời gian ôtô chạy thêm được 125m kể từ khi bắt đầu hãm phanh.
c.Thời gian chuyển động đến khi xe dừng hẳn.
ĐS: a. -0,5m/s2; b. 10s; c. 30s.
Bài 9. Một đoàn tàu đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h thì hãm phanh. Chọn chiều dương
cùng chiều chuyển động của tàu, mốc thời gian lúc đoàn tàu bắt đầu hãm phanh. Tàu chạy chậm dần đều
và dừng hẳn sau khi chạy thêm được 200m.
a.Tính gia tốc của đoàn tàu.
b.Sau 10s kể từ lúc hãm phanh tàu ở vị trí nào và vận tốc bằng bao nhiêu?
c.Sau bao lâu thì tàu dừng lại.
ĐS: a. -0,25m/s2; b. 87,5m và 7,5m/s; c. 40s
Bài 10. Một vật nằm ở chân dốc được đẩy chạy lên với vận tốc đầu là 10m/s . Vật chuyển động chậm dần
đều với gia tốc 4 m/s2 .Tìm quãng đường vật đi được khi lên dốc và thời gian đi hết quãng đường đó.
ĐS : 12,5m và 2,5s
Bài 11. Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều , sau 10s vận tốc tăng từ 4m/s đến 6m/s. Trong thời gian
ấy xe đi được một đoạn đường là bao nhiêu ?
ĐS : 50m
Bài 12. Một ôtô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau 4s ôtô đạt vận
tốc 4m/s. Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của xe, mốc thời gian lúc xe bắt đầu chuyển động.
a. Tính gia tốc của ôtô.
b. Sau 20s ôtô đi được quãng đường là bao nhiêu?
c. Sau khi đi được quãng đường 288m thì ôtô có vận tốc là bao nhiêu?
ĐS : a. 1m/s2; b. 100m ; c. 24m/s
Bài 13. Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu v 0 = 18km/h. Trong giây thứ năm vật đi được
quãng đường 5,45m .Tìm :
a.gia tốc của vật.
b.quãng đường vật đi được sau 6s đầu tiên.
c.quãng đường vật đi được trong giây thứ 6.
ĐS : a. 0,1m/s2 ; b. 31,8m; c.
Bài 14. Môt viên bi chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s2 và vận tốc ban đầu bằng không. Tính
quãng đường đi được của bi trong thời gian 3 giây và trong giây thứ ba.
ĐS : 0,9m và 0,5m
Bài 15. Một vật chuyển động thẳng coa vận tốc là 5,2 m/s. Hỏi vận tốc của nó sau 2,5 s bằng bao nhiêu, nếu:
a.Gia tốc của nó bằng 3 m/s2.
b.Gia tốc của nó bằng -3 m/s2.
ĐS: a.12,7 m/s; b. -2,3 m/s.
Bài 16. Một ô tô đang đi với tốc độ 72 km/h thì người lái xe thấy một cái hố trước mặt, cách xe 100 m. Người ấy
phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại.
a.Tính gia tốc của xe và thời gian từ lúc hãm phanh đến khi xe dừng lại.
b.Kể từ lúc hãm phanh, tính quãng đường xe đi được trong 4(s) đầu tiên, trong giây thứ 4 và trong 4(s) cuối cùng.
ĐS:a. -2m/s2 ; 10s; b.
BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Trang 12
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 17. Một ôtô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 45 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần
đều.
a.Tính gia tốc của xe biết rằng sau 30 giây ôtô đạt vận tốc 72 km/h.
b.Trong quá trình tăng tốc nói trên, vào thời điểm nào kể từ lúc tăng tốc, vận tốc của xe là 64,8 km/h?
Bài 18. Một viên bi lăn không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng xuống với gia tốc 0,4m/s2.
a.Tính vận tốc của bi sau 40 giây kể từ lúc chuyển động.
b.Sau bao lâu từ lúc thả lăn, viên bi đạt vận tốc 24m/s. Tính quãng đường bi đi được từ lúc thả đến khi bi
đạt vận tốc 24m/s.
Bài 19. Một viên bi thả lăn nhanh dần đều trên một mặt phẳng nghiêng với gia tốc 0,2 m/s 2, vận tốc ban
đầu bằng không.
a.Sau bao lâu viên bi đạt vận tốc 1m/s.
b.Viết công thức tính đường đi của viên bi và tính quãng đường bi lăn được trong 10 giây đầu tiên.
Bài 20. Một tàu hỏa bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2.
a.Cần bao nhiêu thời gian để tàu đạt đến vận tốc 36 km/h và trong thời gian đó tàu đi được một quãng
đường là bao nhiêu ?
b.Khi đạt đến vận tốc 36 km/h, tàu hỏa chuyển động thẳng đều. Tính quãng đường mà tàu hỏa đi được
trong 5 phút kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
Bài 21. Một viên bi chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu trên máng nghiêng và trong giây thứ
năm nó đi được quãng đường bằng 0,36m.
a.Tìm gia tốc của viên bi.
b.Xác định quãng đường viên bi đi được sau 5 giây kể từ khi nó bắt đầu chuyển động và vận tốc của bi ở
cuối quãng đường đó.
Bài 22. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 43,2km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều
để vào ga. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga.
a.Tính gia tốc của đoàn tàu.
b.Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm.
Bài 23. Một máy bay phản lực khi hạ cánh có vận tốc tiếp đất là 100 m/s. Để giảm bớt tốc độ khi chạy
trên đường băng, độ lớn gia tốc cực đại của máy bay có thể đạt được là 5 m/s2.
a.Tính thời gian nhỏ nhất cần thiết để máy bay dừng hẳn lại kể từ lúc tiếp đất.
b.Đường băng của một sân bay dài 900m. Hỏi máy bay nói trên có thể hạ cánh xuống đường băng này một
cách an toàn không? Vì sao?
ĐS: A.20s; b.không.
Bài 24. Một xe máy đang đi với vận tốc 54 km/h bỗng người lái xe thấy một cái hố trước mặt, cách xe
25m. Người ấy phanh xe để xe chuyển động chậm dần đều, biết rằng khi xe đến sát miệng hố thì dừng lại.
a.Tính gia tốc của xe.
b.Tính thời gian hãm phanh.
Biểu thức phụ thuộc thời gian của vật chuyển động thẳng biến đổi đều.
Bài 25. Một vật chuyển động có phương trình đường đi là : s = 16t - 0,5t2
a. Xác định các đặc tính của chuyển động này : v0 , a , tính chất chuyển động ?
b. Viết phương trình vận tốc và vẽ đồ thị vận tốc của vật .
ĐS : a. 16m/s, - 1m/s2, CDĐ ; b. v = 16 – t
Bài 26. Phương trình chuyển động của một chất điểm là : x= 50t2 + 20t - 10 (cm,s)
a. Tính gia tốc của chuyển động .
b. Tính vận tốc của vật lúc t =2s
c. Xác định vị trí của vật lúc nó có vận tốc 120 cm/s.
ĐS : a. 1m/s2; b. 2,2m/s ; c. 60cm
Bài 27. Ở đỉnh dốc, một xe đạp bắt đầu lao xuống dưới, khi đến chân dốc xe đạt vận tốc 6 m/s. Biết dốc dài 36 m.
Chọn gốc tọa độ tại đỉnh dốc, chiều dương theo chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc xe bắt đầu lao dốc.
a. Viết phương trình chuyển động của xe. Cho biết tính chất của chuyển động?
Trang 13
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
b. Tính thời gian để xe đi hết con dốc trên.
Bài 28. Một xe máy bắt đầu xuất phát tại A với gia tốc 0,5 m/s 2, đi đến B cách A 30 km. Chọn A làm mốc, chọn thời
điểm xe xuất phát làm mốc thời gian, chiều dương từ A đến B.
a. Viết phương trình chuyển động của xe?
b. Tính thời gian để xe đi đến B?
c. Vận tốc của xe tại B là bao nhiêu?

DẠNG 3: Chuyển động của hai vật.


Bài 29. Một xe có tốc độ tại A là 36 km/h, chuyển động thẳng nhanh dần đều đến B với gia tốc 0,8 m/s2. Cùng lúc đó
xe thứ hai từ B bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều về A cũng với gia tốc 0,8 m/s 2. A và B cách nhau 100 m.
Chọn trục Ox trùng quỹ đạo chuyển động, gốc tọa độ trùng A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc xe ở A bắt
đầu chuyển động.
a.Viết phương trình chuyển động của hai xe.
b. Tìm thời gian và vị trí 2 xe gặp nhau. Tính quãng đường mỗi xe đã đi được khi gặp nhau.
c.Tính khoảng cách giữa 2 xe sau 6 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
Bài 30. Lúc 6h, hai người đi xe đạp khởi hành cùng lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 120 m và đi ngược chiều
nhau. Người thứ nhất đi từ A có tốc độ ban đầu bằng 18 km/h và lên dốc chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s 2. Người thứ
hai có tốc độ 54 km/h và chuyển động xuống dốc nhanh dần đều cũng với gia tốc 0,2 m/s 2. Chọn trục Ox trùng quỹ
đạo chuyển động, gốc tọa độ trùng A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 6h.
a. Viết phương trình chuyển động của hai người.
b.Tìm thời điểm và vị trí hai người gặp nhau.
c.Tính khoảng cách giữa 2 xe sau 4 s.
Bài 31. Quãng đường s = AB = 300 m. Một vật xuất phát tại A với tốc độ 20 m/s, chuyển động thẳng chậm dần đều tới
B với gia tốc 1 m/s2. Cùng lúc có một vật khác chuyển động thẳng đều từ B tới A với tốc độ 8 m/s. Chọn trục tọa độ
gắn với đường đi, chiều dương từ A đến B, mốc tọa độ tại A, mốc thời gian là lúc hai vật bắt đầu xuất phát.
a. Viết phương trình chuyển động của hai vật.
b. Xác định thời gian và vị trí hai vật gặp nhau.
c. Khi vật đi từ B tới A thì vật đi từ A đang ở đâu? Tính quãng đường mỗi vật đi được lúc đó.
Bài 32. Một ôtô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,5 m/s 2, đúng lúc đó một tàu điện vượt
qua nó với vận tốc 5 m/s và gia tốc 0,3 m/s2.
a.Viết phương trình chuyển động của ôtô và của tàu điện trên cùng một hệ trục tọa độ. Chọn vị trí ban đầu
của ôtô làm gốc tọa độ, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc ôtô bắt đầu xuất phát.
b.Khi ôtô đuổi kịp tàu điện thì vận tốc của ôtô lúc ấy bằng bao nhiêu?
Bài 33. Hai xe máy cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 400m và cùng chạy theo hướng AB
trên đoạn đường thẳng đi qua A và B. Xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,025
m/s2. Xe máy xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,02m/s 2. Chọn A làm gốc tọa độ,
chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc hai xe xuất phát.
a.Viết phương trình tọa độ của mỗi xe máy.
b.Xác định vị trí và thời điểm hai xe máy đuổi kịp nhau.
c.Tính vận tốc của mỗi xe tại vị trí đuổi kịp nhau.
Bài 34. Cùng một lúc, từ hai điểm A và B cách nhau 50m có hai vật chuyển động ngược chiều nhau. Vật
thứ nhất xuất phát từ A chuyển động đều với vận tốc 5m/s, vật thứ hai xuất phát từ B chuyển động nhanh
dần đều không vận tốc đầu với gia tốc 2m/s. Chọn trục Ox trùng với đường thẳng AB, gốc O trùng với A,
chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc hai vật xuất phát.
a.Viết phương trình chuyển động của mỗi vật.
b.Định thời điểm và vị trí lúc hai vật gặp nhau.
c.Xác định thời điểm mà tại đó hai vật có vận tốc bằng nhau.
Bài 35. Hai vật cùng xuất phát một lúc tại A, chuyển động cùng chiều. Vật thứ nhất chuyển động đều với
vận tốc v1 =20 m/s, vật thứ hai chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc 0,4 m/s 2. Chọn
chiều dương là chiều chuyển động, gốc O trùng với A, gốc thời gian là lúc hai vật xuất phát.
a.Viết phương trình chuyển động của hai vật. Từ đó xác định thời điểm và vị trí lúc hai vật gặp nhau.

Trang 14
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
b.Viết phương trình vận tốc của vật thứ hai. Xác định khoảng cách giữa hai vật tại thời điểm chúng có vận
tốc bằng nhau.
Bài 36. Một viên bi đang lăn với vận tốc 2 m/s thì xuống dốc, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc
0,3m/s2 và đến cuối dốc trong thời gian 10 giây.
a.Tìm chiều dài của dốc và vận tốc ở cuối dốc.
b.Viết phương trình chuyển động của viên bi, từ đó xác định thời điểm khi bi ở chính giữa dốc.
Bài 37. Cùng một lúc một otô và một xe đạp khởi hành từ hai điểm A, B cách nhau 120m và chuyển động
cùng chiều, ôtô đuổi theo xe đạp. Otô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1m/s 2, còn xe đạp
chuyển động đều. Sau 20 giây otô đuổi kịp xe đạp.
a.Xác định vận tốc của xe đạp.
b.Tìm khoảng cách giữa hai xe sau thời gian 50s.
Bài 38. Hai người đi xe đạp chuyển động ngược chiều nhau. Cùng một thời điểm, người thứ nhất đi qua A
với vận tốc đầu là 5 m/s, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2m/s 2, người thứ hai đi qua B với vận
tốc đầu là 1,5m/s, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s2. Biết khoảng cách AB= 130m.
a.Viết phương trình tọa độ của hai người.
b.Sau bao lâu hai người gặp nhau? Xác định vị trí gặp của hai người.
c.Cho đến lúc gặp nhau thì mỗi người đã đi được quãng đường bằng bao nhiêu ? vận tốc của mỗi người khi
gặp là bao nhiêu?

DẠNG 4: Đồ thị của vật chuyển động thẳng biến đổi đều.
Vẽ đồ thị của vật chuyển động thẳng.
Bài 39. Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 4m/s và gia tốc 2m/s2.
a.Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian của vật chuyển động.
b.Sau bao lâu vật đạt vận tốc 20m/s. Tính quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó.
Bài 40. Một vật chuyển động trên một đường thẳng theo hai giai đoạn liên tiếp: Từ A đến B vật chuyển
động nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc 1m/s trong thời gian 12s, sau đó vật chuyển động đều từ
B đến C với vận tốc đạt được ở cuối giai đoạn 1 trong thời gian 24s.
a.Viết phương trình chuyển động của vật trong từng giai đoạn. Từ đó xác định vị trí của vật tại các thời
điểm t1 =6s và t2 =20s.
b.Vẽ đồ thị vận tốc –thời gian của vật. Từ đó xác định vận tốc của vật tại thời điểm t = 9s. Kiểm tra lại kết
quả bằng phép tính.
b.Vẽ đồ thị gia tốc –thời gian của vật trong quá trình chuyển động.
Bài 41. Một vật chuyển động thẳng theo ba giai đoạn liên tiếp: Từ A đến B chuyển động đều với vận tốc
v1 = 5 m/s, thời gian chuyển động là 10s; từ B đến C chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s 2, thời
gian chuyển động là 15s; từ C đến D chuyển động chậm dần đều với gia tốc 4 m/s2 và dừng lại tại D.
a.Viết phương trình chuyển động của vật trong mỗi giai đoạn.
b.Lập công thức tính vận tốc phụ thuộc thời gian ứng với mỗi giai đoạn đó.
c.Vẽ đồ thị vận tốc của vật theo thời gian trong quá trình vật chuyển động.
d.Vẽ đồ thị gia tốc - thời gian của vật trong quá trình vật chuyển động.
Bài 42. Một vật chuyển động trên đường thẳng theo ba giai đoạn liên tiếp: Lúc đầu chuyển động nhanh
dần đều không vận tốc đầu và sau 25m thì đạt vận tốc 10 m/s, tiếp theo chuyển động đều trên đoạn đường
50m và cuối cùng chuyển động chậm dần đều để dừng lại cách nơi khởi hành 125m.
a.Lập phương trình chuyển động của mỗi giai đoạn.
b.Tính gia tốc của vật trong mỗi giai đoạn chuyển động.
c.Xác định vị trí mà tại đó vật có vận tốc 5 m/s.
d.Vẽ đồ thị vận tốc của vật theo thời gian trong quá trình vật chuyển động.
e.Vẽ đồ thị gia tốc - thời gian của vật trong quá trình vật chuyển động.

Trang 15
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Xác định đặc điểm chuyển động dựa vào đồ thị
Bài 43. Hình vẽ bên là đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động v(m/s)

thẳng theo ba giai đoạn liên tiếp.


a.Hãy cho biết tính chất chuyển động của vật trong những mỗi giai đoạn. 12
A B

b.Tính gia tốc cho từng giai đoạn và lập công thức tính vận tốc tương ứng
C
với mỗi giai đoạn. 6

c.Hãy tính quãng đường mà vật đi được trong 4 giây chuyển động. O 1 2 3 4 t(s)
d.Hãy vẽ đồ thị gia tốc theo thời gian của các giai đoạn chuyển động.
v(m/s)
Bài 44. Cho đồ thị vận tốc - thời gian của một vật chuyển động thẳng như
hình vẽ A B
30
a.Hãy nêu tính chất của mỗi giai đoạn chuyển động.
b.Tính gia tốc trong mỗi giai đoạn chuyển động. Lập các phương trình vận 10
C D

tốc. O 5 10 15 t(s)

c.Tính quãng đường vật đã đi.


v(m/s) (II)
Bài 45. Cho đồ thị vận tốc – thời gian của 4 vật chuyển động thẳng biến
đổi đều. 40
(IV) (I)
30
a.Tính gia tốc chuyển động của mỗi vật. 20
(III)

b.Hãy lập công thức vận tốc và đường đi của chuyển động. 10
O 10 20 t(s)

MỘT SỐ BÀI TOÁN KHÓ CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG NHANH DẦN ĐỀU.
Bài toán 1:Một vật chuyển động thẳng biến đổi với gia tốc a và vận tốc đầu bằng không. Gọi s1 là
quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đầu tiên.
a.Tính theo quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp .
b.Hãy tính hiệu các quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp .
PP:
a.Quãng đường vật đi được trong chuyển động thẳng nhanh dần đều: vì .

+ quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian thứ 1:

+ quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian thứ 2:

+ quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian thứ 3:

Tiếp tục tính quãng đường trong những khoảng thời gian tiếp theo, ta được công thức tổng quát cho
quãng đường trong khoảng thời gian thứ n:
.
b.Hiệu các quãng đường trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp .

Trang 16
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Kết luận: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì hiệu các quãng đường vật đi được trong những
khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp luôn không đổi:
Bài toán 2:Một vật chuyển động thẳng biến đổi với gia tốc a và vận tốc đầu v0. Gọi s1 là quãng đường
vật đi được trong khoảng thời gian đầu tiên.
a.Tính theo , a, quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp
.
b.Hãy tính hiệu các quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp .
PP:
a.Quãng đường vật đi được trong chuyển động thẳng nhanh dần đều: .

+ quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian thứ 1:

+ quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian thứ 2:

+ quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian thứ 3:

Tiếp tục tính quãng đường trong những khoảng thời gian tiếp theo, ta được công thức tổng quát cho
quãng đường trong khoảng thời gian thứ n:
.
b.Hiệu các quãng đường trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp .

Bài toán 3: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều. Tính vận tốc trung bình của vật giữa hai thời
điểm mà vận tốc của vật là v1 và v2.
PP:
Gọi t1 là thời điểm vật có vận tốc v1 ; t2 là thời điểm vật có vận tốc v2; s1 là quãng đường vật đi được trong
thời gian t1; s2 là quãng đường vật đi được trong thời gian t2.

Ta có : với và

Thay vào ta được:

Kết luận: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì vận tốc trung bình đúng bằng trung bình vận tốc.
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 46. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều, không vận tốc đầu. Biết vật đi được những đoạn đường
s1 = 20 m và s2 = 120 m trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 5 s. Xác định gia tốc của vật.
ĐS: a = 4 m/s2.

Trang 17
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 47. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều đi được những đoạn đường s 1 = 24 m và s2 = 64 m trong
hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 4 s. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của vật.
ĐS: a = 2,5 m/s2; v0 = 1 m/s.
Bài 48. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều. Biết những quãng đường vật đi được trong những
khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp và bằng 3 s thì chênh lệch nhau một lượng không đổi và bằng 54 m.
Xác định gia tốc của vật.
ĐS: a = 6 m/s2.

CHUYÊN ĐỀ 4: CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO


DẠNG 1: Tính thời gian, quãng đường và vận tốc của vật rơi.
Bài 1. Một vật rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống đất . Tính thời gian rơi và vận tốc khi chạm đất . Cho g = 9,8 m/s2
ĐS : 2s, 19,6m/s
Bài 2. Một vật nặng rơi tự do từ độ cao 20m so với mặt đất, xuống đất. Lấy g =10 m/s2
a.Tính thời gian rơi
b.Xác định vận tốc của vật khi chạm đất.
c.Tính vận tốc và quãng đường vật rơi được sau 1(s). Lúc đó vật cách mặt đất bao nhiêu?
ĐS : 20m/s ; 2s ; 10m/s
Bài 3. Một vật rơi tự do từ độ cao 45m so với mặt đất. Lấy g= 10 m/s2
a.Tính thời gian vật rơi và vận tốc của vật khi chậm đất.
b.Tínhkhoảng cách từ vật tới mặt đất sau 2(s) kể từ lúc bắt đầu rơi.
c.Tính thời gian và quãng đường vật rơi khi vật cách mặt đất 25m.
Bài 4. Thời gian rơi của một vật được thả rơi tự do là 4s. Lấy g = 10m/s2. Tính :
a.Độ cao của vật so với mặt đất và vận tốc lúc chạm đất.
b.quãng đường và thời gian vật đã rơi tại vị trí vật đạt vận tốc 30m/s.
c. Vận tốc của vật ở vị trí trước khi chạm đất 1s.
ĐS : a.80m ; 40m/s;b.45m, 3(s); c.30m/s
Bài 5. Từ một vị trí cách mặt đất một độ cao h, người ta thả rơi tự do một vật, khi chạm đất vật đạt vận
tốc 60(m/s). Lấy g = 10m/s2.
a.Tính thời gian rơi và độ cao h nơi thả vật
b.Tính quãng đường vật rơi trong 2s đầu tiên và vận tốc của vật lúc đó.
c.Khi vật có vận tốc 20m/s thì vật còn cách mặt đất bao nhiêu và sau bao lâu nữa thì vật rơi xuống đất.
Bài 6. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống đất, gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2.
a. Thời gian rơi của vật và vận tốc khi chạm đất là bao nhiêu?
b. Tính vận tốc của vật khi còn cách mặt đất 9,6 m.
Bài 7. Một vật được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2, vận tốc của vật lúc chạm đất là v = 100 m/s.
a. Tính thời gian rơi và độ cao vật rơi được.
b. Khi vật đạt vận tốc 50 m/s phải mất thời gian bao lâu?
DẠNG 2: Quãng đường vật rơi trong giây thứ n và trong n giây cuối – Thời gian vật rơi trong L(m)
đầu tiên và L(m) cuối cùng.
Bài 8. Một vật được thả rơi tự do tại nơi có g = 10m/s2.
a.Lập biểu thức quãng đường vật rơi được trong n giây đầu tiên, trong giây thứ n và trong n giây cuối. Áp
dụng với n =4.
b.Lập biểu thức tính thời gian vật rơi trong L(m) đầu tiên và trong L(m) cuối cùng.
Bài 9. Một vật rơi tự do, thời gian rơi là 10s. Lấy g=10m/s2 . Hãy tính :
a.Quãng đường vật rơi trong 6 giây đầu tiên, trong giây thứ 6 và trong 6 giây cuối cùng.
b. Thời gian rơi được 90m đầu tiên và 180m cuối cùng
ĐS : b. 3s ; 2s
Bài 10. Một vật được thả rơi tự do, thời gian rơi là8 s. Tính:
a. Quãng đường vật rơi trong 6 giây đầu tiên, trong giây thứ 6 và trong 6 giây cuối cùng
b.Thời gian vật rơi trong 10 m đầu tiên và trong 10 m cuối cùng.

Trang 18
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 11. Một vật được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2, vận tốc lúc chạm đất là v = 60 m/s.
a. Độ cao từ nơi thả vật đến mặt đất là bao nhiêu?
b. Tính thời gian rơi và quãng đường đi trong giây thứ 4.
Bài 12. Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất.Tính thời gian từ lúc bắt đầu rơi đến khi vật chạm
đất(Tính thời gian rơi). Cho g = 10m/s2.Biết:
atrong giây cuối cùng vật rơi được 35m.
btrong hai giây cuối cùng vật đã rơi được một một quãng đường dài 60m.
ĐS : 4s, 4s
Bài 13. Thả một vật rơi từ độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2.
a.Tính quãng đường mà vật rơi tự do đi được trong giây thứ ba. Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật
đã tăng được bao nhiêu?
b.Biết khi chạm đất, vận tốc của vật là 32m/s. Tìm h.
Bài 14. Trước khi chạm đất 1s, một vật thả rơi tự do có vận tốc là 30m/s. Lấy g = 10m/s2. Tính :
a. Thời gian rơi.
b. Độ cao của vật.
c. Quãng đường vật đi được trong giây thứ hai.
Bài 15. Một hòn đá rơi tự do xuống một giếng nhỏ. Sau khi rơi được một thời gian t =6,3s ta nghe thấy
tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Biết vận tốc truyền âm là v = 340 m/s . Tìm chiều sâu của giếng? Cho g =
10m/s2.
Bài 16. Một hòn được thả rơi xuống một miệng hang. Sau 4 s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiềng hòn đá chạm vào đáy
hang. Tính chiều sâu của hang, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s và lấy g = 9,8 m/s2.
Bài 17. Trong 0,5s cuối cùng trước khi chạm vào mặt đất, vật rơi tự do vạch được quãng đường gấp đôi
quãng đường vạch được trong 0,5 giây ngay trước đó. Tính độ cao từ đó vật được buông rơi. Lấy g =
10m/s2 .
Bài 18. Một vật được thả rơi tự do, trong giây cuối cùng nó đi được ½ quãng đường vật rơi. Tính thời gian vật rơi và
độ cao nơi thả vật.

DẠNG 3: Bài toán chuyển động của hai vật.


Bài 19. Thả hai vật rơi tự do, một vật rơi đến đất mất thời gian gấp 1,5 lần so với vật kia. Hãy so sánh độ
cao ban đầu của hai vật và vận tốc của chúng khi chạm đất.
Bài 20. Hai viên bi nhỏ được thả rơi từ cùng một độ cao, bi A thả sau bi B 0,3 giây. Tính khoảng cách
giữa hai bi sau 2s kể từ khi bi B rơi.
Bài 21. Từ một đỉnh tháp người ta thả rơi một vật. Một giây sau ở tầng tháp thấp hơn 10m người ta thả rơi
vật thứ hai.Lấy g = 10m/s2. Nếu coi hai vật rơi cùng một đường thẳng đứng thì:
a.hai vật sẽ chạm nhau vào thời điểm nào sau khi vật thứ nhất được thả rơi.
b.Xác định vị trí gặp nhau và khoảng cách so với mặt đất lúc này.
ĐS: a.1,5(s); b.88,75m
Bài 22. Hai vật được thả rơi tự do ở cùng một độ cao nhưng ở các thời điểm khác nhau. Vật thứ 2 thả rơi
sau vật thứ nhất 0,5(s). Lấy g = 10m/s2.
a.Hỏi sau bao lâu thì 2 vật gặp nhau.
b.Sau bao lâu kể thừ lúc thả vật 1 thì khoảng cách giữa chúng là 2m.
ĐS: a.0,25(s); b.0,65(s).
Bài 23. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 5m so với mặt đất, cùng lúc đó một vật khác được ném thẳng đứng xuống
từ độ cao 20m so với mặt đất với vận tốc đầu v0 . Biết hai vật chạm đất cùng một lúc.Bỏ qua sức cản của không khí,
lấy g = 10m/s2. Tìm v0.
ĐS: 15m/s.
Bài 24. Một quả cầu A được thả rơi tự do từ tòa nhà cao 20m so với mặt đất, cùng lúc đó ở một tòa nhà cao hơn hột
khoảng h, một người khác ném xuống thẳng đứng một quả cầu B với vận tốc đầu 5m/s. Biết hai quả cầu chạm đất
cùng một lúc. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10m/s2. Tìm h.

Trang 19
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
ĐS: 10m.
Bài 25. Hai vật được thả rơi tự do ở cùng một độ cao nhưng ở các thời điểm khác nhau. Sau 1s kể từ lúc
vật hai rơi khoảng cách giữa hai vật là 30m. Hỏi hai vật được thả cách nhau bao lâu. Lấy g = 10m/s2.
Bài 26. Các giọt nước rơi từ mái nhà xuống sau những khoảng thời gian bằng nhau. Khi giọt thứ nhất rơi
chạm đất thì giọt thứ năm bắt đầu rơi. Tìm khoảng cách giữa các giọt kế tiếp nhau biết rằng mái nhà cao
16m.

DẠNG 4: Chuyển động ném theo phương thẳng đứng.


Bài 27. Một vật được ném lên từ mặt đất, theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu 60m/s. Bỏ qua mọi lực cản của
không khí, lấy g = 10 m/s2. Hãy tính:
a.độ cao cực đại mà vật có thể lên được và thời gian vật lên đến độ cao cực đại đó.
b.vận tốc và thời gian vật chuyển động kể từ lúc ném đến khi vật có độ cao 125m so với mặt đất.
c.thời gian từ lúc ném vật đến khi vật chạm đất và vận tốc của vật lúc chạm đất.
Bài 28. Từ độ cao 10m so với mặt đất, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 8m/s.
Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua mọi sức cản của không khí.Chọn gốc tọa độ O tại mặt đất, chiều dương hướng lên,
gốc thời gian lúc ném vật.
a.Viết phương trình chuyển động của vật.
b.Vẽ đồ thị tọa độ và vận tốc của vật theo thời gian.
c.Tính vận tốc của vật lúc chạm đất.
ĐS: a.y = 10 + 8t -5t2;c. 16m/s.
Bài 29. Một hòn sỏi được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu v0 = 4,9 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8
m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí.
a. Tính thời gian hòn sỏi chạm đất.
b. Tính vận tốc của hòn sỏi khi chạm đất
Bài 30. Một vật được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc ban đầu 2 m/s từ độ cao 7m. Bỏ qua sức
cản của không khí, lấy g = 10m/s2.
a.Trong quá trình chuyển động, có thể coi vật như một vật rơi tự do không? Tại sao?
b.Viết phương trình tọa độ của vật. chọn chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí ném vật, gốc thời
gian là lúc ném.
c.Tìm thời điểm lúc vật chạm đất và tính vận tốc của vật khi chạm đất.

CHUYÊN ĐỀ 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU


Bài 1. Một bánh xe bán kính 60 cm quay đều 100 vòng trong thời gian 2s. Tìm chu kỳ , tần số , tốc độ
góc, tốc độ dài của một điểm trên vành bánh xe.
ĐS : 0,02s ; 50Hz ; 314rad/s ; 188,4m/s
Bài 2. Bánh xe của 1 xe đạp có đường kính 60 cm . Tính vận tốc của xe đạp khi người đi xe đạp cho bánh
xe quay được 180 vòng /phút .
ĐS : 5,652m/s
Bài 3. Chiều dài của kim phút của một đồng hồ dài gấp 1,5 lần kim giờ của nó . Hỏi vận tốc dài ở đầu
kim phút gấp mấy lần vận tốc dài của kim giờ
ĐS : 18 lần
Bài 4. Một ô tô có bán kính vành ngoài bánh xe là 25 cm . Xe chạy với vận tốc 36 km/h. Tính tốc độ góc
và gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành ngoài bánh xe.
ĐS : 40rad/s ; 400m/s2
Bài 5. Cho Trái Đất có bán kính R= 6400 km. Khoảng cách giữa trái đất với Mặt Trăng là 384000km.
Thời gian trái đất quay một vòng quanh nó : 24h = 8,64. 10 4s . Thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh
Trái Đất : 2,36 . 106 s. Hãy tính :
a. Gia tốc hướng tâm của một điểm trên xích đạo.
b. Gia tốc hướng tâm của Mặt Trăng trong chuyển động quanh Trái Đất.
ĐS : a. 0,034m/s2 ; b. 2,7.10-3 m/s2

Trang 20
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 6. Một xe đạp có bán kính vành ngoài là 30 cm, tốc độ dài của một điểm trên vành ngoài bánh xe là 6 m/s.
a. Tốc độ góc của một điểm trên vành ngoài bánh xe là bao nhiêu?
b. Tính chu kỳ quay và tần số quay.
c. Quãng đường mà xe đi được trong 1 phút?
Bài 7. Một đĩa hát có đường kính 10 cm quay đều với tần số 100 Hz.
a. Tính tốc độ góc, chu kỳ quay và tốc độ dài của đĩa.
b. Tính gia tốc hướng tâm và quãng đường mà một điểm nằm ở vành ngoài của đĩa thực hiện được trong 1 phút.
3
Bài 8. Kim giờ của một đồng hồ di bằng kim pht. Tìm tỉ số giữa tốc độ góc của hai kim v tỉ số giữa tốc
4
độ di của đầu mút hai kim?
1 v
ĐS: 12 ; 1 16
2 v2
Bài 9. Chiều dài kim phút của một đồng hồ dài gấp 1,5 lần kim giờ của nó. Hỏi:
a) Vận tốc dài ở điểm đầu kim phút gấp mấy lần vận tốc dài ở điểm đầu kim giờ?
b) Vận tốc dài ở điểm đầu kim giây gấp mấy lần vận tốc dài ở điểm đầu kim giờ? Cho biết chiều di kim giy
4
gấp lần kim pht.
3
ĐS: a) 18 lần b) 1440 lần.
Bài 10. Một ôtô chuyển động đều trên một mặt cầu và đi được 32m trong 4s. Mặt cầu vồng lên và có bán
kính cong là 60m. Hãy tính vận tốc dài và gia tốc của ôtô.
Bài 11. Một điểm nằm trên vành ngoài của lốp xe máy cách trục bánh xe 24cm. Xe chuyển động thẳng
đều. Hỏi bánh xe quay bao nhiêu vòng thì số chỉ trên đồng hồ tốc độ của xe sẽ nhảy 3 số (1 số ứng với
1km.)
Bài 12. Bán kính của đĩa xe đạp là 9cm, bán kính của líp là 4cm, đường kính của bánh xe là 66cm. Xe đạp
chuyển động thẳng đều với vận tốc 14,4 km/h. Cho rằng người đi xe đạp đạp đều, đĩa và líp quay đều.
a.Tính vận tốc góc của bánh xe (đối với người đi xe)
b.Tính vận tốc dài của một điểm trên vành líp (đối với trục bánh xe).
c.Tính vận tốc góc và tần số quay của đĩa (theo đơn vị vòng/ phút).
Bài 13. Vệ tinh nhân tạo của Trái Đất ở độ cao h = 280km bay với vận tốc 7,9 km/s. Tính vận tốc góc, chu
kì, tần số của nó. Coi chuyển động là tròn đều. Bán kính Trái Đất R = 6400km.
Bài 14. Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất mỗi vòng hết 84 phút. Vệ tinh bay
cách mặt đất 300km. Cho biết bán kính Trái Đất là 6400km. Tính:
a. Vận tốc của vệ tinh.
b. Gia tốc hướng tâm của vệ tinh.

CHUYÊN ĐỀ 6: TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG – CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
DẠNG 1: Chuyển động tương đối cùng phương
Bài 1. Hai đầu máy xe lửa cùng chạy trên đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 42km/h và 58km/h. Tính độ
lớn vận tốc tương đối của đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai trong các trường hợp sau:
a.Hai đầu máy chạy ngược chiều.
b.Hai đầu máy chạy cùng chiều.
ĐS: 100km/h; 16km/h
Bài 2. Một canô chuyển động đều và xuôi dòng từ bến A đến bến B mất 1 giờ. Khoảng cách AB=24km,
vận tốc của nước so với bờ là 6km/h.
a.Tính vận tốc của canô so với nước.
b.Tính thời gian để canô quay từ B về A.
ĐS:a. 18km/h, b.3h
Bài 3. Một đoàn tàu hỏa đang chuyển động thẳng với vận tốc 72 km/h. Một em bé chạy chơi trong một toa
tàu với vận tốc 2 m/s đối với toa tàu. Tính vận tốc của em bé đối với mặt đất trong trường hợp:

Trang 21
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
a.Em bé chạy cùng chiều với tàu hỏa.
b.Em bé chạy ngược chiều với tàu hỏa.
ĐS: a.22 m/s; b.18 m/s.
Bài 4. Một đầu máy tàu thủy có khả năng chạy với vận tốc 12 km/h đối với nước đứng yên. Dòng nước
chảy với vận tốc 4 km/h.
a.Tính thời gian tàu thủy chạy xuôi dòng được 8 km đối với bờ.
b.Tínhthời gian tàu thủy chạy ngược dòng được 8 km đối với bờ.
ĐS: a.0,5h; b. 1h.
Bài 5. Một canô chạy thẳng đều xuôi dòng từ bến A về bến B cách nhau 36km mất khoảng thời gian là 1
giờ 15 phút. Vận tốc dòng chảy là 6km/h.
a.Tính vận tốc của canô đối với dòng chảy.
b.Tính khoảng thời gian ngắn nhất để canô chạy ngược dòng chảy từ bến B về bến A.
ĐS: a. 22,8km/h; b. 2giờ8phút.
Bài 6. Hai ôtô cùng xuất từ hai bến xe A và B cách nhau 20km trên một đoạn đường thẳng. Nếu hai ôtô
chạy ngược chiều thì chúng gặp nhau sau 15phút. Nếu hai ôtô chạy cùng chiều thì chúng sẽ đuổi kịp nhau
sau 1 giờ. Tính vận tốc của mỗi ôtô.
ĐS: vA=50km/h; vB=30km/h
Bài 7. Một chiếc canô chạy thẳng đều xuôi theo dòng chảy từ bến A đến bến B phải mất 2 giờ và khi chạy
ngược dòng từ bến B về bến A phải mất 3 giờ. Cho rằng vận tốc canô đối với nước là 30km/h.
a.Tìm khoảng cách giữa hai bến A và B.
b.Tìm vận tốc của dòng nước đối với bờ sông.
ĐS: a. 72km, b.6km/h
Bài 8. Một hành khách ngồi trong một ôtô đang chạy với vận tốc 54km/h nhìn qua cửa sổ thấy một đoàn
tàu dài 120m chạy song song ngược chiều và đi qua trước mặt mình hết 5s. Tìm vận tốc của đoàn tàu.
ĐS : 39m/s
Bài 9. Một chiếc canô chạy thẳng đều xuôi theo dòng chảy từ bến A đến bến B phải mất 2 giờ và khi chạy
ngược dòng từ bến B về bến A phải mất 3 giờ. Nếu canô bị tắt máy và thả trôi theo dòng chảy thì phải mất
bao nhiêu thời gian để trôi từ A đến B.
ĐS: 12 giờ.

DẠNG 2: Chuyển động tương đối khác phương


Bài 10. Lúc trời không có gió, một máy bay bay từ địa điển A đến địa điểm B với vận tốc không đổi
110m/s trong thời gian 1 giờ. Khi bay trở lại gặp gió nên từ B về A máy bay bay hết 1giờ 5 phút. Xác định
vận tốc của gió. Coi vận tốc của máy bay là không đổi cả đi và về.
ĐS: 8,5m/s
Bài 11. Một người chèo thuyền qua sông với vận tốc 5,4km/h theo hướng vuông góc với bờ sông. Do
sông chảy nên thuyền đã bị đưa xuôi theo dòng chảy xuống phía dưới hạ lưu một đoạn 120m. Độ rộng của
dòng sông là 450m. Hãy tính vận tốc của dòng nước chảy đối với bờ sông và thời gian thuyền qua sông.
ĐS: 0,4m/s; 5 phút.
Bài 12. Một người chèo thuyền qua sông với vận tốc 5,4km/h theo hướng vuông góc với bờ sông. Do
nước sông chảy nên thuyền đã bị đưa xuôi theo dòng chảy xuống dưới hạ lưu một đoạn bằng 120m. Độ
rộng của dòng sông là 450m. Hãy tính vận tốc của dòng nước chảy đối với bờ sông và thời gian thuyền qua
sông.
C B
Bài 13. Một người lái đò chèo đò qua một con sông rộng 420m. Muốn đò đi
theo đường AB vuông góc với bờ sông, người ấy luôn hướng con đò theo
hướng AC như hình vẽ . Đò sang sông mất một thời gian là 6ph40giây, vận tốc
của dòng nước so với bừ sông là 0,5m/s. Tìm vận tốc của con đò so với dòng A
nước.
Bài 14. Một ôtô chạy với vận tốc 42,3km/h trong trời mưa. Mưa rơi theo phương thẳng đứng. Trên cửa
kính bên của xe, các vệt mưa rơi làm với thẳng đứng một góc 600.
a.Xác định vận tốc của giọt mưa đối với xe ôtô.

Trang 22
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
b.Xác định vận tốc của giọt mưa đối với mặt đất.
Bài 15. Một thang cuốn tự động đưa khách đi từ tầng trệt lên lầu trong 1,5phút. Nếu thang ngừng thì
khách phải đi bộ lên trong 3,5phút. Hỏi nếu thang vẫn chạy mà khách vẫn bước lên thì mất bao lâu? Coi
vận tốc chuyển động của người trong hai trường hợp là không đổi.
Bài 16. Ôtô chuyển động thẳng đều với vận tốc v1= 36km/h trên
B
đường Ax. Một người đứng tại B cách ôtô một đoạn AB= 420m và
cách Ax một đoạn BH= 63m, muốn đón ôtô như hình vẽ.
Hỏi người ấy phải chạy theo hướng nào với vận tốc nhỏ nhất là bao
A H x
nhiêu để đón được ôtô ?
Bài 17. Hai vật chuyển động với cùng vận tốc v và hướng đến điểm O theo các quỹ đạo là những đường
thẳng hợp với nhau một góc α= 600. Vị trí ban đầu của chúng cách O những khoảng l 1= 25m, l2= 35m. Xác
định khoảng cách nhỏ nhất giữa các vật trong quá trình chuyển động.
Bài 18. Hai vật A và B chuyển động với các vận tốc không đổi trên hai đường thẳng vuông góc. Cho v A=
30m/s và vB= 20m/s. Tại thời điểm mà khoảng cách giữa hai vật là nhỏ nhất thì vật A cách giao điểm của
hai quỹ đạo đoạn sA= 500m. Hỏi lúc đó vật B cách giao điểm trên đoạn sB là bao nhiêu ?
Bài 19. Có hai vật A và B đang nằm cách nhau một khoảng a. Cùng D
lúc hai vật chuyển động thẳng đều, A chạy về phía O với vận tốc v 1
còn B chạy về phía D với vận tốc v 2(như hình vẽ). Tính khoảng cách
ngắn nhất giữa hai vật và thời gian để đạt khoảng cách này kể từ lúc
bắt đầu chuyển động . α
A B

CHUYÊN ĐỀ 7: SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ


A.LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
I. PHÉP ĐO
-Phép đo một đại lượng vật lý là so sánh nó với đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị.
-Công cụ dùng để thực hiện việc so sánh trên gọi là dụng cụ đo. Phép so sánh trực tiếp qua dụng cụ đo gọi
là phép đo trực tiếp.
-Phép xác định một đại lượng vật lý thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp gọi là
phép đo gián tiếp.
II. XỬ LÝ SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM
1.Số chữ số có nghĩa
Đ/N: Chữ số có nghĩa là những chữ số (kể cả chữ số 0) tính từ trái sang phải kể từ chữ số khác không đầu
tiên.
+Số chữ số có nghĩa của kết quả không nhiều hơn số chữ số có nghĩa của dữ kiện kém chính xác nhất.
+Số chữ số có nghĩa càng nhiều cho biết kết quả có sai số càng nhỏ.
2.Trình tự thí nghiệm
B1: Bố trí thí nghiệm
B2: Đo các đại lượng trực tiếp
B3: Tính giá trị trung bình và sai số
B4: Biểu diễn kết qủa.
3.Các loại sai số và cách khắc phục.
a. Sai số hệ thống (sai số dụng cụ)
-Sai số hệ thống là sai số có tính quy luật, ổn định.
-Nguyên nhân
+ Do đặc điểm cấu tạo của dụng cụ còn gọi là sai số dụng cụ. Ví dụ Vật có chiều dài thực là 10,7 mm.
Nhưng khi dùng thước đo chiều dài có độ chia nhỏ nhất là 1 mm thì không thể đo chính xác chiều dài được
mà chỉ có thể đo được 10 mm hoặc 11 mm.

Trang 23
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
+ Do không hiệu chỉnh dụng cụ đo về mốc 0 nên số liệu thu được trong các lần đo có thể luôn tăng lên
hoặc luôn giảm xuống.
-Khắc phục sai số hệ thống
+ Sai số dụng cụ không khắc phục được mà thường được lấy bằng một nữa độ chia nhỏ nhất hoặc 1 độ
chia nhỏ nhất (tùy theo yêu cầu của đề).
+ Sai số hệ thống do lệch mức 0 được khắc phục bằng cách hiệu chỉnh chính xác về điểm 0 của các dụng
cụ.
b. Sai số ngẫu nhiên (sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo)
-Sai số ngẫu nhiên là sai số không có nguyên nhân rõ ràng.
-Nguyên nhân sai số có thể do hạn chế về giác quan người đo, do thao tác không chuẩn, do điều kiện làm
thí nghiệm không ổn định, do tác động bên ngoài …
-Để khắc phục sai số ngẫu nhiên người ta đo nhiều lần và tính giá trị trung bình coi đó là giá trị gần đúng
với giá trị thực.
-Nếu trong các lần đo mà có nghi ngờ sai sót do thu được số liệu khác xa với giá trị thực thì cần đo lại và
loại bỏ số liệu nghi sai sót.
4. Cách tính giá trị trung bình và sai số trực tiếp.
-Giá trị trung bình của n lần đo:

-Sai số tuyệt đối của mỗi lần đo:

-Sai số tuyệt đối trung bình (sai số ngẫu nhiên):

-Sai số tuyệt đối của phép đo : (với: là sai số dụng cụ)

-Sai số tỉ đối (tương đối):

5. Ghi kết quả đo.


-Kết quả đo: Trong đó: : Giá trị gần đúng nhất với giá trị thực

: Sai số tuyệt đối trung bình (sai số ngẫu nhiên)


: Sai số dụng cụ
A: Kết quả đo.
6. Cách tính sai số gián tiếp.
Khi đại lượng z được tính theo các đại lượng x, y từ một công thức, ta có các công thức tính sai số tỉ đối
của z như sau (với k là hằng số):

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Bài 1. Cho biết số chữ số có nghĩa của kết quả các phép đo sau:
a.Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,0609.
b.Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,2001.
c.Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,02.
ĐS: a.3; b.4; c.3.
Bài 2. Kết quả của phép đo chiều dài và chiều rộng của một hình chữ nhật lần lượt là
và .
a.Tính chu vi của hình chữ nhật này và sai số tuyệt đối của phép tính.

Trang 24
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 10 – CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
b. Tính diện tích của hình chữ nhật này và sai số tuyệt đối của phép tính.
ĐS: a.229 cm; (229 ± 1) cm; b.2510 cm2; (2510 ± 20) cm2.
Bài 3. Một học sinh đo năm lần chiều dài của một cây bút chì. Mỗi lần cho một kết quả khác nhau như
sau: 12,2 cm; 12,5 cm; 11,9 cm; 12,3 cm; và 12,2 cm.Ghi kết quả phép đo chiều dài cây bút.
ĐS:(12,2 ± 0,1) cm.
Bài 4. Một học sinh thực hiện thí nghiệm đo gia tốc trọng trường g của chuyển động rơi tự do bằng cách
cho một vật rơi tự do không vận tốc đầu.
a.Trong loạt thí nghiệm thứ nhất, vật được thả rơi một quãng đường s = 1,000 m, quãng đường này được
đo sai số tuyệt đối 0,2%. Thời gian vật rơi và sai số tuyệt đối của thời gian này được cho bởi bảng sau:
Lần rơi thứ Thời gian rơi (s) Sai số thời gian (s)
1 0,452 0,002
2 0,450 0,001
3 0,453 0,002
4 0,449 0,002
Hãy tính gia tốc trung bình và sai số của phép đo. Cho biết sai số dụng cụ đo thời gian là 0,001 s.
b.Trong loạt thí nghiệm thứ hai, học sinh này cho vật rơi các quãng đường khác nhau và đo thời gian mỗi
lần vật rơi. Kết quả đo được trong bảng sau:
Quãng đường (m) Thời gian rơi (s)
Hãy tính gia tốc trung bình 0,400 0,290 và trình bày kết quả.
Quãng đường luôn được 0,600 0,350 được đo với sai số tuyệt đối
0,2%. 0,800 0,410
ĐS: a. m/s2; (9,83 1,000 0,455 ± 0,15) m/s2; b.
m/s ; (9,83 ± 0,174) m/s .
2 2

Trang 25

You might also like