You are on page 1of 42

Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024

Chương II: ĐỘNG HỌC


Chuyên đề 1: CHUYỂN ĐỘNG. MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG
* Cơ học:
* Động học:

I. MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG
* Chuyển động cơ

* Trạng thái chuyển động của vật được xác định bởi

II. HỆ QUY CHIẾU


1. Cách xác định vị trí của vật

Ví dụ :
* Khi vật M chuyển động trên đường thẳng AB, ta chọn

2. Cách xác định thời điểm:

3. Hệ quy chiếu:

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
III. CHẤT ĐIỂM. QUỸ ĐẠO CHUYỂN ĐỘNG
* Chất điểm:

* Quỹ đạo:

* Chuyển động tịnh tiến:

IV. ĐỘ DỊCH CHUYỂN


1. Độ dịch chuyển:

C
* Ví dụ:

A C A
B B
2. Độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng:

3. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được:

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Chuyên đề 1: CHUYỂN ĐỘNG. MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG

* Cơ học: là chuyên ngành Vật Lí nghiên cứu sự chuyển động của vật chất.
* Động học: nghiên cứu chuyển động của vật (xác định vị trí của vật trong không gian tại những
thời điểm khác nhau và mô tả tính chất của chuyển động bằng các phương trình toán học); chưa
xét đến nguyên nhân gây ra chuyển động.
I. MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG
* Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với một vật khác (vật được chọn
làm mốc) theo thời gian.
* Trạng thái chuyển động của vật được xác định bởi
+ vị trí của vật so với một vật được chọn làm mốc
+ thời điểm của vật so với mốc thời gian ta chọn.
* Chuyển động cơ có tính tương đối.
+ Ví dụ:
II. HỆ QUY CHIẾU
1. Cách xác định vị trí của vật : + Chọn một vật làm mốc O
+ Chọn hệ tọa độ gắn với O
→ Vị trí của vật là tọa độ của vật trong hệ tọa độ trên.
Ví dụ :
* Khi vật M chuyển động trên đường thẳng AB, ta chọn
+ một điểm trên đường thẳng này làm vật mốc 0.
+ trục Ox trùng với đường thẳng này, gốc tọa độ O tại điểm ta chọn làm mốc.

O M x
 Vị trí vật tại M được xác định bằng toạ độ 𝑥 = 𝑂𝑀
* Khi vật M chuyển động trên mặt phẳng (đường cong):
+ Chọn hệ trục tọa độ Oxy.
𝑥 = 𝑂𝐻
 Vị trí của M được xác định bởi {
𝑦 = 𝑂𝐾
2. Cách xác định thời điểm: + Dùng đồng hồ.
+ Chọn một gốc thời gian gắn với đồng hồ trên.
→ Muốn xác định thời điểm xảy ra một hiện tượng nào đó, ta chọn một gốc thời gian và tính
khoảng thời gian từ gốc đến lúc đó. (Thời điểm vật có tọa độ x là khoảng thời gian tính từ gốc thời
gian đến khi vật có toạ độ x.
* Thời điểm và thời gian: “Bây giờ là 13h” là nói về thời điểm, “Bạn Nhiên đi từ nhà đến trường mất
15 phút” là nói về thời gian.
3. Hệ quy chiếu: Hệ quy chiếu = Hệ tọa độ gắn với vật mốc + Đồng hồ và gốc thời gian
III. CHẤT ĐIỂM. QUỸ ĐẠO CHUYỂN ĐỘNG
* Chất điểm: những vật có kích thước rất nhỏ so với phạm vi chuyển động của vật đó (kích thước
của vật rất nhỏ so với độ dài quãng đường đi được).
+ Chất điểm coi như một điểm hình học và có khối lượng của vật.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
* Quỹ đạo: đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi chuyển động. (tập hợp vị trí của
chất điểm trong quá trình chuyển động)
* Chuyển động tịnh tiến: là loại chuyển động mà các điểm của vật có quỹ đạo giống nhau, có thể
chồng khít lên nhau được.
+ Khi khảo sát chuyển động tịnh tiến của một vật, ta chỉ cần xét chuyển động của một điểm bất
kỳ trên vật.
IV. ĐỘ DỊCH CHUYỂN
1. Độ dịch chuyển:
+ khoảng cách mà vật dịch chuyển theo một hướng xác định.
+ được xác định bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối chuyển
động của vật.
+ là đại lượng vectơ cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của
vật.
- Tại thời điểm t1 chất điểm ở vị trí M1.
- Tại thời điểm t2 chất điểm ở vị trí M2.
⟹ vectơ độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian ∆𝑡 = 𝑡2 − 𝑡1 là: 𝑑⃗ = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀1 𝑀2
+ Độ lớn của vectơ độ dịch chuyển (độ dịch chuyển) là d.
C
* Ví dụ: Vật đi từ A đến B, rối đến C. Vectơ độ dịch chuyển là
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ . (Vẽ vectơ độ dịch chuyển lên hình)
𝑑⃗ = 𝐴𝐶

A
A C B
B
2. Độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng:
* Độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng: nằm trên đường thẳng quỹ đạo.
M1 M2
x
O x1 x2
+ Chọn trục Ox: trùng với đường thẳng quỹ đạo.
- Gọi x1 là tọa độ của điểm M1. (vị trí của vật tại thời điểm t1)
- Gọi x2 là tọa độ của điểm M2. (vị trí của vật tại thời điểm t2)
⟹ Độ dịch chuyển của chất điểm chuyển động thẳng (giá trị đại số của ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑴𝟏 𝑴𝟐 ) là :
𝐝 = ∆𝐱 = 𝐱 𝟐 − 𝐱 𝟏
3. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được:
+ Độ dịch chuyển có thể không trùng với quãng đường đi.
+ Nếu chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều, và chọn chiều chuyển động làm chiều (+)
trục tọa độ thì độ dịch chuyển trùng quãng đường đi được.
𝐝 = ∆𝐱 = 𝐱 𝟐 − 𝐱 𝟏 = S
Độ dịch chuyển (d) Quãng đường (S)
- Là đại lượng vô hướng.
- Là một đại lượng vectơ.
- Độ dài vật đi được trong suốt chuyển động.
- Độ dài và hướng sự thay đổi vị trí của một vật.
- Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì quãng
- Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của
đường đi được và độ dịch chuyển có độ lớn không
độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau (d = S).
bằng nhau (d ≠ S).
- Có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng 0.
- Là một đại lượng không âm.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
BÀI TẬP MẪU
Bài 1. Bạn A đi xe đạp từ nhà (N) qua trạm xăng (X), tới siêu thị (S) mua đồ rồi quay về nhà (N) cất đồ, sau đó đi xe
đến trường (T) như hình vẽ

N X S T

0 200m 400m 600m 800m 1000m 1200m


Chọn hệ toạ độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trường. Xác định quãng đường
đi được và độ dịch chuyển của bạn A
Dịch chuyển quãng đường đi được độ dịch chuyển Nhận xét

từ trạm xăng (X) tới siêu thị (S)

từ siêu thị (S) về nhà (N)


từ nhà (N) đến siêu thị (S)
từ nhà (N) đến siêu thị (S) rồi quay về nhà (N)
trong cả chuyến đi trên
Bài 2. Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Nam 4 km rồi quay sang
hướng Đông đi 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô.

Bài 3. Hai người đi xe đạp từ A đến C; người thứ nhất đi theo đường từ A đến B, rồi từ B đến C; người thứ hai đi thẳng
từ A đến C. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của người thứ nhất, người thứ 2.
C

3 km

A
B
4 km
Bài 4. Một vận động viên chạy từ một siêu thị (A) đến cổng Sân Vận Động (D)
theo hai quỹ đạo khác nhau. Hãy xác định độ dịch chuyển và quãng đường chạy
được của người vận động viên trong 2 trường hợp trên.

Bài 5. Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy theo hường từ Bắc
sang Nam. Do nước chảy mạnh nên khi sang đến bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định
độ dịch chuyển của người đó.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1 (Sách BT KNTT): Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không
phải của độ dịch chuyển?
A. Có phương và chiều xác định. B. Có đơn vị đo là mét.
C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0.
Câu 2 (Sách BT KNTT): Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.
Câu 3 (Sách BT CTST): Chỉ ra phát biểu sai:
A. Vectơ độ dịch chuyển là một vectơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động.
B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của vật.
C. Khi vật đi từ điểm A đến điểm B, sau đó đến điểm C, rồi quay về A thì độ dịch chuyển của vật có độ lớn bằng 0.
D. Độ dịch chuyển có thể có giá trị âm, dương hoặc bằng không.
Câu 3 (Sách BT KNTT): Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía đông. Đến bến xe, người
đó lên xe bus đi tiếp 20 km về phía bắc.
a) Tính quãng đường đi được trong cả chuyến đi.
b) Xác định độ dịch chuyển tổng hợp của người đó.
Câu 4 (Sách BT KNTT): Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Hai anh em xuất phát từ đầu bể
bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể mới nghỉ.
a) Tính quãng đường bơi được và độ dịch chuyển của hai anh em.
b) Từ bài tập này, hãy cho biết sự khác nhau giữa quãng đường đi được và độ dịch chuyển.
Câu 5 (Sách BT KNTT): Biết 𝑑 ⃗⃗⃗⃗⃗1 là độ dịch chuyển 10 m về phía đông còn 𝑑⃗⃗⃗⃗⃗2 là độ dịch chuyển 6 m về phía tây. Hãy
xác định độ dịch chuyển tổng hợp 𝑑⃗ trong 2 trường hợp sau:
a) 𝑑⃗ = ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑑1 + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑑2 . b) 𝑑⃗ = ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗2 .
𝑑1 + 3𝑑
Câu 6 (Sách BT KNTT): Biết ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑑1 là độ dịch chuyển 3 m về phía đông còn ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑑2 là độ dịch chuyển 4 m về phía bắc.
⃗⃗⃗⃗⃗1 , 𝑑
a) Hãy vẽ các vectơ độ dịch chuyển 𝑑 ⃗⃗⃗⃗⃗2 và vectơ độ dịch chuyển tổng hợp 𝑑⃗.
b) Hãy xác định độ lớn, phương và chiều của độ dịch chuyển 𝑑⃗.
Câu 7 (Sách BT KNTT): Em của An chơi trò chơi tìm kho báu ở ngoài vườn với các bạn của mình. Em của An giấu
kho báu của mình là một chiếc vòng nhựa vào trong một chiếc giày rồi viết mật thư tìm kho báu như sau: Bắt đầu từ
gốc cây ổi, đi 10 bước về phía bắc, sau đó đi 4 bước về phía tây, 15 bước về phía nam, 5 bước về phía đông và 5 bước
về phía bắc là tới chỗ giấu kho báu.
a) Hãy tính quãng đường phải đi (theo bước) để tìm ra kho báu.
b) Kho báu được giấu ở vị trí nào?
c) Tính độ dịch chuyển (theo bước) để tìm ra kho báu.
Câu 8 (Sách BT KNTT): Một người đi thang máy từ tầng G xuống tầng hầm cách tầng G 5 m, rồi lên tới tầng cao nhất
của toà nhà cách tầng G 50 m. Tính độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người đó:
a) Khi đi từ tầng G xuống tầng hầm.
b) Khi đi từ tầng hầm lên tầng cao nhất.
c) Trong cả chuyến đi.
Câu 9 (Sách BT KNTT): Một người bơi từ bờ này sang bờ kia của một con sông rộng 50 m theo hướng vuông góc với
bờ sông. Do nước sông chảy mạnh nên quãng đường người đó bơi gấp 2 lần so với khi bơi trong bể bơi.
a) Hãy xác định độ dịch chuyển của người này khi bơi sang bờ sông bên kia.
b) Vị trí điểm tới cách điểm đối diện với điểm khởi hành của người bơi là bao nhiêu mét?

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024

Chuyên đề 2: TỐC ĐỘ - VẬN TỐC

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Chuyên đề 2: TỐC ĐỘ - VẬN TỐC
I. TỐC ĐỘ
1. Tốc độ trung bình: + mô tả sự nhanh chậm của chuyển động.
+ quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian

Quãng đường đi được 𝑆


Tốc độ trung bình = 𝑣̅ = 𝑣𝑡𝑏 =
Thời gian 𝑡
* Khi vật chuyển động trên các quãng đường 𝑆1 , 𝑆2 , … với thời gian tương ứng 𝑡1 , 𝑡2 , … thì tốc độ
trung bình trên đoạn đường 𝑆 = 𝑆1 + 𝑆2 + ⋯ là
𝑆1 + 𝑆2 + ⋯ 𝑣1 . 𝑡1 + 𝑣2 . 𝑡2 + ⋯
𝑣̅ = =
𝑡1 + 𝑡2 + ⋯ 𝑡1 + 𝑡2 + ⋯
2. Tốc độ tức thời
+ cho biết sự nhanh chậm của chuyển động tại một
thời điểm.
+ xét trong khoảng thời gian t rất nhỏ.

II. VẬN TỐC


1. Vận tốc trung bình
cho biết tốc độ và hướng dịch chuyển của vật.

⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑴𝟏 𝑴𝟐 ⃗𝒅⃗
* Vectơ vận tốc trung bình: ⃗⃗𝒕𝒃 =
𝒗 =
𝒕𝟐 − 𝒕𝟏 ∆𝒕
+ gốc: tại vật
𝑣⃗𝑡𝑏 có { + hướng: trùng với ⃗⃗ d = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
M1 M2
+ độ dài: tỉ lệ với độ lớn vận tốc
* Trong chuyển động thẳng, vectơ vận tốc trung bình: có phương trùng với đường thẳng quỹ
đạo. M1 M2
x
O x1 𝑣⃗𝑡𝑏 x2
+ Chọn trục Ox: trùng với đường thẳng quỹ đạo. 𝑑 ∆𝑥 𝑥2 − 𝑥1
 giá trị đại số của vectơ 𝑣⃗𝑡𝑏 (vận tốc trung bình): 𝑣𝑡𝑏 = = =
∆𝑡 ∆𝑡 𝑡2 − 𝑡1
2. Vận tốc tức thời
+ là vận tốc tại một thời điểm xác định. Ký hiệu 𝑣⃗𝑡 hay 𝑣⃗.

⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝛥𝑑
𝑣⃗𝑡 = với 𝛥𝑡 rất nhỏ
𝛥𝑡
3. Chú ý:
+ Tốc độ tức thời là độ lớn vận tốc tức thời, ký hiệu vt (hay v). Ví dụ: số chỉ của tốc kế trên xe cho
biết tốc độ tức thời của xe.
+ Trong chuyển động thẳng, khi chọn trục Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo thì
- vận tốc v > 0 nếu 𝑣⃗ cùng chiều với trục Ox.
- vận tốc v < 0 nếu 𝑣⃗ ngược chiều với trục Ox.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
BÀI TẬP MẪU
Bài 1. Một người lái ô tô đi thẳng theo hướng Đông với vận tốc 10 m/s trong thời gian 10 phút, sau đó rẽ phải đi thẳng
theo hướng Nam 4 km trong 48 phút rồi quay sang hướng Tây, đi thẳng với tốc độ 8 m/s trong thời gian 6,25 phút. Xác
định quãng đường đi được, độ dịch chuyển, tốc độ và vận tốc của ô tô trong suốt hành trình.

Bài 2. Bình đi học từ nhà đến trường theo lộ trình ABC (hvẽ). Biết Bình đi đoạn đường AB = 200 m mất 4 phút; đoạn
đường BC = 300 m hết 5 phút. Xác định tốc độ trung bình và vận tốc trung bình của bạn Bình khi đi từ nhà đến trường.

Bài 3. Hai xe khởi hành cùng lúc từ A và chuyển động thẳng đến B. Xe thứ nhất đi với vận tốc không đổi 60 km/h; Xe
thứ hai đi với vận tốc không đổi 40 km/h. Xác định khoảng cách giữa hai xe sau khi thời hành 1 giờ.

Bài 4. Hai xe khởi hành cùng lúc từ A và B, cách nhau 200 km. Xe A đi đến B với vận tốc không đổi 60 km/h trong
thời gian 1 giờ, nghỉ 1,5 giờ rồi lại đi tiếp với vận tốc v. Xe B về A đi không nghỉ với vận tốc 40 km/h. Hỏi vận tốc v
của xe A phải là bao nhiêu để đến B cùng thời điểm với xe B đến A.

Bài 5. Một người chạy bộ trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với tốc độ 4 m/s trong thời gian 10 m/s. Sau
đó người ấy giảm tốc độ đột ngột còn 3 m/s và tiếp tục chạy trong thời gian 6 s. Tính tốc độ trung bình trong toàn bộ
thời gian chạy.

Bài 6. Một người bơi dọc theo chiều dài 50 m của bể bơi hết 20 s, rồi quay lại chỗ xuất phát trong 22 s. Xác định độ
dịch chuyển, tốc độ trung bình và vận tốc trung bình: a. Trong lần bơi đầu tiên theo chiều dài bể bơi.
b. Trong lần bơi về. c. Trong suốt quãng đường bơi đi và về.

Bài 7. Một xe chạy trên đường thẳng, trong ¼ đoạn đường đầu chạy với tốc độ 60 km/h. Trong đoạn đường còn lại,
chạy với tốc độ 50 km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trên toàn bộ quãng đường.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Cho một xe ô tô chạy trên một quãng đường trong 5h. Biết 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h và 3h
sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h. Tính tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.
Bài 2: Một ôtô đi trên quãng đường AB với v = 72km/h. Nếu giảm vận tốc đi 18km/h thì ôtô đến B trễ hơn dự định 45
phút. Tính quãng đường AB và thời gian dự tính để đi quãng đường đó.
Bài 3: Một ôtô đi trên con đường bằng phẳng trong thời gian 10 phút với v = 60 km/h, sau đó lên dốc 3 phút với v =
40km/h. Coi ôtô chuyển động thẳng đều. Tính quãng đường ôtô đã đi trong cả giai đoạn.
Bài 4: Một người đi xe máy từ địa điểm A đến địa điểm B cách nhau 4,8km. Nửa quãng đường đầu, xe mấy đi với v1,
nửa quãng đường sau đi với v2 bằng một phần hai v1. Xác định v1, v2 sao cho sau 15 phút xe máy tới địa điểm B.
Bài 5: Một ôtô chạy trên đoạn đường thẳng từ A đến B phải mất khoảng thời gian t. Trong nửa đầu của khoảng thời
gian này ô tô có tốc độ là 60km/h. Trong nửa khoảng thời gian cuối ô tô có tốc độ là 40km/h. Tính tốc độ trung bình
trên cả đoạn AB.
Bài 6: Một ô tô đi trên quảng đường thẳng, trong 2/3 thời gian đầu đi với tốc độ 12m/s; trong thời gian còn lại đi với
tốc độ 8m/s, tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả quảng đường.
Bài 7: Một người đi xe đạp trên 2/3 đoạn đường đầu với tốc độ trung bình 10km/h và 1/3 đoạn đừơng sau với tốc độ
trung bình 20km/h. Tính tốc độ trung bình của người đi xe đạp trên cả quảng đường?
Bài 8: Một người đua xe đạp đi trên 1/3 quãng đường đầu với 25km/h. Tính tốc độ của người đó đi trên đoạn đường
còn lại. Biết rằng vtb = 20km/h.
Bài 9: Một người đi xe máy chuyển động theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 chuyển động thẳng đều với v1 = 30 km/h trong
10km đầu tiên; giai đoạn 2 chuyển động với v2 = 40km/h trong 30 phút; giai đoạn 3 chuyển động trên 4km trong 10
phút. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường.
Bài 10: Một chiến sĩ bắn thẳng một viên đạn B40 vào một xe tăng của địch đang đỗ cách đó 200 m. Khoảng thời gian
từ lúc bắn đến lúc nghe thấy tiếng đạn nổ khi trúng xe tăng là 1 s. Coi chuyển động của viên đạn là thẳng đều. Vận tốc
truyền âm trong không khí là 340 m/s. Hãy tính vận tốc của viên đạn B40.
Bài 11: Trong 1 lần thử xe ôtô, người ta đo được vị trí của xe sau những khoảng thời gian bằng nhau. (xem bảng) Hãy
xác định tốc độ trung bình của ôtô trong:
x (m) 0 2,3 9,2 20,7 36,8 57,5
t (s) 0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0
a. giây đầu tiên? b. suốt thời gian quan sát? c. 3 giây cuối cùng?
Bài 12: Trung Tâm Bồi Dưỡng Kiến Thức Cô Nhung Cute đi ô tô từ Hà Nội đến Bắc Cạn làm từ thiện. Đầu chặng ô
tô đi một phần tư tổng thời gian với v = 50km/h. Giữa chặng ô tô đi một phần hai thời gian với v = 40km/h. Cuối chặng
ô tô đi một phần tư tổng thời gian với v = 20km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô?
Bài 13: Một người đi xe máy từ Hà Nội về Phủ Lý với quãng đường 45km. Trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1,
2
nửa thời gian sau đi với v 2 = v1 . Xác định v1, v2 biết sau 1h30 phút người đó đến B.
3
Bài 14: Một người đi xe máy trên một đoạn đường thẳng AB. Trên một phần ba đoạn đường đầu đi với v1 = 30 km/h,
một phần ba đoạn đường tiếp theo với v2 = 36 km/h và một phần ba đoạn đường cuối cùng đi với v3 = 48 km/h. Tính vtb
trên cả đoạn AB.
Bài 15: Một ôtô chuyển động trên đoạn đường MN. Trong một phần hai quãng đường đầu đi với v = 40km/h. Trong
một phần hai quãng đường còn lại đi trong một phần hai thời gian đầu với v = 75km/h và trong một phần hai thời gian
cuối đi với v = 45km/h. Tính vận tốc trung bình trên đoạn MN.
Bài 16: Một ô tô chuyển động trên đoạn đường AB. Nửa quãng đường đầu ô tô đi với vận tốc 60 km/h, nửa quãng
đường còn lại ô tô đi với nửa thời gian đầu với vận tốc 40 km/h, nửa thời gian sau đi với vận tốc 20 km/h. Xác định vận
tốc trung bình cả cả quãng đường AB.
Bài 17: Hai ô tô cùng chuyển động đều trên đường thẳng. Nếu hai ô tô đi ngược chiều thì cứ 20 phút khoảng cách của
chúng giảm 30km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 10 phút khoảng cách giữa chúng giảm 10 km. Tính vận tốc mỗi
xe

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024

Chuyên đề 3: CHUYỂN ĐỘNG TỔNG HỢP


1. Tính tương đối của chuyển động

2. Độ dịch chuyển tổng hợp

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Chuyên đề 3: CHUYỂN ĐỘNG TỔNG HỢP
1. Tính tương đối của chuyển động
Một vật đứng yên so với hệ quy chiếu này, nhưng lại chuyển động so với hệ quy chiếu khác
 Chuyển động có tính tương đối.
Ví dụ:
* Hệ quy chiếu đứng yên: là hqc gắn với vật mốc đứng yên.(bờ sông, nhà ga, đất…)
* Hệ quy chiếu chuyển động: là hqc gắn với vật mốc chuyển động.(xe, dòngnước)
2. Độ dịch chuyển tổng hợp
Xét một vật tham gia đồng thời chuyển động theo hai hướng khác nhau (so với hqc đứng yên).
Ví dụ: một người bơi qua sông, đồng thời bị nước đẩy đi theo hướng nước chảy; người đi trên
phà đang chạy trên sông.
Gọi: + Vật khảo sát là (1); hệ quy chiếu chuyển động là (2); hệ quy chiếu đứng yên là (3).
+ Độ dịch chuyển của vật (1) so với hqc (2) là: 𝑑⃗12
+ Độ dịch chuyển của hqc (2) so với hqc (3) là: 𝑑⃗23
+ Độ dịch chuyển của vật (1) so với hqc (3) là: 𝑑⃗13
Độ dịch chuyển tổng hợp: ⃗⃗𝟏𝟑 = 𝒅
𝒅 ⃗⃗𝟏𝟐 + 𝒅
⃗⃗𝟐𝟑
3. Vận tốc tổng hợp
* Gọi: 𝒗
⃗⃗𝟏𝟑 là vận tốc của vật (1) đối với hqc đứng yên (3). (vận tốc tuyệt đối)
⃗⃗𝟏𝟐 là vận tốc của vật (1) đối với hqc chuyển động (2). (vận tốc tương đối)
𝒗
⃗⃗𝟐𝟑 là vận tốc của hqc chuyển động (2) đối với hqc đứng yên (3). (vận tốc kéo theo)
𝒗

Vận tốc tổng hợp (công thức cộng vận tốc)


⃗⃗𝟏𝟑 = 𝒗
𝒗 ⃗⃗𝟏𝟐 + 𝒗
⃗⃗𝟐𝟑

* Các trường hợp đặc biệt:


⃗⃗𝟐𝟑
𝒗 ⃗⃗𝟏𝟑
𝒗
+ Nếu 𝑣⃗12 ↗↗ 𝑣⃗23: 𝑣13 = 𝑣12 + 𝑣23
⃗⃗𝟏𝟐
𝒗

⃗⃗𝟐𝟑
𝒗 ⃗⃗𝟏𝟑
𝒗
+ Nếu 𝑣⃗12 ↗↙ 𝑣⃗23: 𝑣13 = |𝑣12 − 𝑣23 |
⃗⃗𝟏𝟐
𝒗

⃗⃗𝟏𝟐
𝒗 ⃗⃗𝟏𝟑
𝒗
+ Nếu 𝑣⃗12 ⊥ 𝑣⃗23: 𝑣13 = 2
√𝑣12 + 2
𝑣23

⃗⃗𝟐𝟑
𝒗

* Phương pháp:
+ Xácđịnh:(gánsố;gọitên các vậntốc) vật khảo sát (1); hqc chuyển động (2); hqc đứng yên (3)
+ Viết công thức cộng vận tốc: 𝑣⃗13 = 𝑣⃗12 + 𝑣⃗23
+ Biến đổi biểu thức; Xác định đại lượng cần tìm.
+ Dựa vào hình vẽ, hoặc chọn chiều dương → xác định giá trị đại lượng cần tìm (thay số …)

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
BÀI TẬP MẪU
Bài 1. Ôtô A chạy đều trên đường thẳng với vận tốc 40 km/h. Ôtô B đuổi theo ô tô A với vận tốc 60 km/h. Xác định vận
tốc của a. ô tô A đối với ô tô B. b. ô tô B đối với ô tô A.

Bài 2. Một đoàn tàu chạy thẳng với vận tốc trung bình 36 km/h so với mặt đường, một hành khách bước đi trên tàu với
tốc độ trung bình 1m/s so với mặt sàn tàu. Xác định vận tốc của hành khách đối với mặt đường, nếu người này chuyển
động a. từ cuối tàu về phía đầu tàu b. từ đầu tàu về phía cuối đoàn tàu.

Bài 3. Minh ngồi trên một toa tàu chuyển động thẳng đều với tốc độ 18 km/h đang rời ga. Vũ ngồi trên một toa tàu khác
chuyển động thẳng đều với tốc độ 12 km/h đang vào ga. Hai chuyển động song song cạnh nhau và ngược chiều nhau.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của toa tàu chở Minh. Tính vận tốc của Minh đối với Vũ ?

Bài 4. Hòa đứng yên trên sân ga; Bình đứng yên trong toa tàu cũng đang đứng yên. Bỗng toa tàu chạy về phía trước với
tốc độ 5,4 km/h. Hòa bắt đầu chạy theo toa tàu cũng với vận tốc ấy. Bình thì chạy ngược với chiều chuyển động của toa
với tốc độ 5,4 km/h đối với toa. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu. Vận tốc của Bình đối với sân ga và
đối với Hòa

Bài 5. Một chiếc thuyền đi từ bến A tới bến B cách nhau 6 km rồi trở về A. Biết rằng tốc độ của thuyền trong nước yên
lặng là 5 km/h, vận tốc của nước đối với bờ sông là 1 km/h. Tính thời gian chuyển động của thuyền ?

Bài 6. Một thang cuốn tự động đưa khách từ tầng trệt lên tầng lầu trong 1 phút. Nếu thang ngừng thì khách phải đi bộ
lên trong 3 phút. Hỏi nếu thang máy chạy mà khách vẫn bước lên thì sẽ mất thời gian bao lâu ?

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
Bài 7. Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 2 giờ và đi ngược dòng mất 3 giờ. Hỏi người ta tắt máy để cho
pha trôi theo dòng nước thì nó trôi từ A đến B mất bao lâu ?

Bài 8. Một ôtô đang chạy với vận tốc 54 km/h thì đuổi kịp một đoàn tàu đang chạy trên đường sắt song song với đường
ôtô. Một hành khách ngồi trên ôtô nhận thấy từ lúc ôtô gặp đoàn tàu đến lúc vượt qua mất 30 giây. Đoàn tàu gồm 10
toa, mỗi toa dài 15 m. Tìm vận tốc của đoàn tàu ?

Bài 9. Một dòng sông có chiều rộng là 60m nước chảy với vận tốc 1m/s so với bờ. Một người lái đò chèo một chiếc
thuyền đi trên sông với vận tốc 3m/s.
a. Xác định vận tốc của thuyền đối với bờ khi xuôi dòng? b. Vận tốc của thuyền đối với bờ khi ngược dòng?
c. Vận tốc của thuyền đối với bờ khi đi từ bờ này sang bờ đối diện theo phương vuông góc với bờ?
d. Khi đi từ bờ này sang bờ kia, theo phương vuông góc với bờ, hướng của vận tốc thuyền đối với bờ hợp với bờ 1 góc
xấp xỉ bao nhiêu?
e. Khi đi từ bờ này theo phương vuông góc sang bờ đối diện (điểm dự định đến). Do nước chảy nên khi sang đến bờ
kia, thuyền bị trôi về phía cuối dòng. Khoảng cách từ điểm dự định đến và điểm thuyền đến thực cách nhau bao xa?
f. Muốn đến được điểm dự định đối diện điểm xuất phát bên kia bờ thì thuyền phải đi hướng chếch lên thượng nguồn
hợp với bờ 1 góc bao nhiêu? Vận tốc của thuyền đối với bờ trong trường hợp trên là bao nhiêu?
g. Trong 2 trường hợp đi vuông góc với bờ và chếch lên thượng nguồn, trường hợp nào đến được điểm dự kiến nhanh
nhất?

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1. Một đoàn tàu đang chuyển động đều với tốc độ 8 m/s và có một người soát vé đang ổn định khách trong toa tàu. Một học
sinh đứng bên đường thấy người soát vé đi với vận tốc bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:
a. Người soát vé đi với tốc độ 1,5 m/s về phía đuôi tàu.
b. Người soát vé đi với tốc độ 1,5 m/s về phía đầu tàu. c. Người soát vé đứng yên trên tàu.
Bài 2. Một chiếc máy bay đang bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội với tốc độ 525 km/h. Trong hôm đó, gió thổi
về hướng Nam với tốc độ 36 km/h. Xem như máy bay chuyển động thẳng đều theo hướng Bắc và quãng đường bay từ Thành phố
Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội là 1160 km. Hãy xác định thời gian bay của máy bay trên quãng đường đó.
Bài 3. Trong trận lũ lụt tại miền Trung vào tháng 10/2020, dòng lũ có tốc độ lên đến khoảng 4 m/s. Bộ Quốc phòng đã trang bị ca
nô công suất lớn trong công tác cứu hộ. Trong một lần cứu hộ, đội cứu hộ đã sử dụng ca nô chạy với tốc độ 8 m/s so với dòng nước
để cứu những người gặp nạn đang mắc kẹt trên một mái nhà cách trạm cứu hộ khoảng 2 km.
a. Sau bao lâu đội cứu hộ đến được chỗ người bị nạn? Biết đội cứu hộ phải đi xuôi dòng lũ.
b. Sau khi cứu người, đội cứu hộ phải mất bao lâu để quay lại trạm ban đầu?
Bài 4. Một canô chạy hết tốc lực trên mặt nước yên lặng có thể đạt 21,5 km/h. Canô này chạy xuôi dòng sông trong 1 giờ rồi quay
lại thì phải mất 2 giờ nữa mới về tới vị trí ban đầu. Hãy tính vận tốc chảy của dòng sông.
Bài 5. Một máy bay đang bay theo hướng Bắc với vận tốc 200 m/s thì bị gió từ hướng Tây thổi vào với vận tốc 20 m/s. Xác định
vận tốc tổng hợp của máy bay lúc này.
Bài 6. Một người lái máy bay thể thao đang tập bay ngang. Khi bay từ A đến B thì vận tốc tổng hợp của máy bay là 15 m/s theo
hướng 600 Đông – Bắc và vận tốc của gió là 7,5 m/s theo hướng Bắc.
a. Hãy chứng minh rằng khi bay từ A đến B thì người lái phải luôn hướng máy bay về hướng Đông.
b. Sau khi bay 5 km từ A đến B, máy bay quay lại theo đường BA với vận tốc tổng hợp 13,5 m/s. Coi thời gian ở lại B là không
đáng kể, tính tốc độ trung bình trên cả tuyến đường từ A đến B rồi trở lại A.
Bài 7. Một chiếc xuồng đi xuôi dòng nước từ A đến B mất 4 giờ, nếu đi ngược dòng nước từ B đến A mất 5 giờ. Biết vận tốc của
dòng nước so với bờ sông là 4 km/h. Tính vận tốc của xuồng so với dòng nước và tính quãng đường AB.
Bài 8. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều với v = 10m/s so với mặt biển, con mặt biển tĩnh lặng. Một người đi đều trên sàn
thuyền có v = 1m/s so với thuyền. Xác định vận tốc của người đó so với mặt nước biển khi:
a. Người và thuyền chuyển động cùng chiều. b. Người và thuyền chuyển động ngược chiều.
c. Người và thuyền tàu chuyển động vuông góc với nhau.
Bài 9. Một canô chạy thẳng đều xuôi dòng từ bến A đến bến B cách nhau 54km mất khoảng thời gian 3h. Vận tốc của dòng chảy là
6km/h. a. Tính vận tốc của canô đối với dòng chảy.
b. Tính khoảng thời gian nhỏ nhất để canô ngược dòng từ B đến A.
Bài 10. Một thuyền đi từ bến A đến bến B cách nhau 6 km rồi lại trở về A. Biết rằng vận tốc thuyền trong nước yên lặng là 5 km/giờ,
vận tốc nước chảy là 1 km/giờ.
a. Tính vận tốc của thuyền so với bờ khi thuyền đi xuôi dòng và khi đi ngược dòng? b. Tính thời gian chuyển động của thuyền?
Bài 11. Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 10 km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sông sau 1 phút trôi
được 100/3 m. Vận tốc của thuyền buồm so với nước bằng bao nhiêu?
Bài 12. Canô xuôi dòng từ M đến N mất 3 giờ và ngược dòng từ N về M mất 5 giờ. Khi canô trong nước yên lặng chạy với tốc độ
50 km/giờ. Tốc độ của nước so với bờ là
Bài 13. Khi nước yên lặng, một người bơi với tốc độ 4 km/giờ. Khi bơi xuôi dòng từ A đến B mất 30 phút và ngược dòng từ B về
A mất 48 phút. Xác định khoảng cách AB.
Bài 14. Một thuyền đi từ A đến B rồi lại trở về A (A và B cách nhau 30 km) với tốc độ 8 km/giờ khi nuớc đứng yên. Khi nước chảy
với tốc độ 2 km/giờ, thời gian chuyển động của thuyền là bao lâu?
Bài 15. Hai ô tô A và B chạy cùng chiều trên cùng một đoạn đường với vận tốc 70 km/giờ và 65 km/giờ. Xác định vận tốc của ô tô
A so với ô tô B.
Bài 16. Người A ngồi yên trên một toa tàu chuyển động với vận tốc 30 km/giờ đang rời ga. Người B ngồi yên trên một toa tàu khác
đang chuyển động với vận tốc 20 km/giờ đang vào ga. Hai đường tàu song song với nhau. Vận tốc của người A đối với người B là
Bài 17. An chạy bộ qua cầu vượt với vận tốc 3 m/s theo hướng từ Nam đến Bắc. Đúng lúc đó Hùng chạy bộ dưới cầu vượt theo
hướng từ Đông sang Tây với vận tốc 4 m/s. Vận tốc của An đối với Hùng là
Bài 18. Một ôtô đang chạy với vận tốc 72 km/giờ thì đuổi kịp một đoàn tàu đang chạy trên đường sắt song song với đường ôtô. Một
hành khách ngồi trên ôtô nhận thấy từ lúc ôtô gặp đoàn tàu đến lúc vượt qua mất 30 giây. Đoàn tàu gồm 12 toa, mỗi toa dài 20 m.
Đoàn tàu chạy với tốc độ bao nhiêu?
Bài 19. Một hành khách trên toa xe lửa (1) chuyển động thẳng đều với vận tốc 54km/h quan sát qua khe cửa thấy 1 đoàn tàu (2)
chạy cùng phương cùng chiều trên đường sắt bên cạnh. Từ lúc nhìn thấy điểm cuối đến lúc nhìn thấy điểm đầu của đoàn tàu mất 8s.
Đoàn tàu mà người này quan sát gồm 20toa, mỗi toa dài 4m. Tính vận tốc của nó. (Coi các toa sát nhau)

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024

Chuyên đề 4: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU


1. Chuyển động thẳng

* Vị trí của chất điểm chuyển động

2. Chuyển động thẳng đều

* Độ dịch chuyển của chuyển động thẳng đều:

3. Đồ thị của chuyển động thẳng đều


* Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024

* Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của chuyển động thẳng đều

* Đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động thẳng đều

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Chuyên đề 4: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
1. Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.

+ Vị trí M của chất điểm được xác định bằng tọa độ x


x = 𝑶𝑴
̅̅̅̅̅ : giá trị đại số (x có thể > 0; < 0; = 0).
* Vị trí của chất điểm chuyển động
Một chất điểm chuyển động theo quỹ đạo thẳng. Chọn trục tọa độ Ox như hình vẽ.

+ Tại thời điểm to, chất điểm ở vị trí Mo, có tọa độ xo


+ Tại thời điểm t, chất điểm ở vị trí M, có tọa độ x

𝒙 = 𝒙𝒐 + 𝒅
với 𝑑 độ dịch chuyển của chất điểm từ thời điểm to đến t
2. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có + quỹ đạo là đường thẳng,
+ vận tốc tức thời không đổi
* Phương trình chuyển động thẳng đều:

𝒙 = 𝒙𝒐 + 𝒗(𝒕 − 𝒕𝒐 ) (t > to)


+ xo : tọa độ của chất điểm tại thời điểm to.
+ v : vận tốc của chuyển động. (v > 0: chuyển động cùng chiều dương.
v < 0: chuyển động ngược chiều dương.)
+ x : tọa độ của chất điểm tại thời điểm t.
* Độ dịch chuyển của chuyển động thẳng đều:
𝒅 = 𝒗(𝒕 − 𝒕𝒐 )
3. Đồ thị của chuyển động thẳng đều
* Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
+ có dạng là đường thẳng xiên góc
𝑑 𝑥 − 𝑥𝑜
+ xuất phát từ điểm (𝑡𝑜 , 𝑥𝑜 ) độ dốc = =
+ hệ số góc (độ dốc): cho biết vận tốc của chuyển động.
𝒕 − 𝒕𝒐 𝒕 − 𝒕𝒐
+ Độ dốc càng lớn, vật chuyển động càng nhanh (tốc độ càng lớn)
+ Nếu độ dốc đồ thị âm, vật chuyển động ngược chiều dương đã chọn trước.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
* Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của chuyển động thẳng đều
d d
d1
d1 M

d2

H
O t O t
t1 t1 t2
𝑀𝐻 𝑑1 𝑑2 −𝑑1
+ d = v.t (với v > 0); độ dốc = = + d = d1 + v.t (với v < 0); độ dốc = <0
𝑂𝐻 𝑡1 𝑡2 −𝑡1

* Đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động thẳng đều
Chuyển động thẳng đều có vận tốc tức thời không đổi theo thời gian
 Đồ thị có dạng là đường thẳng song song với trục Ot

+ Chú ý: Quãng đường đi được trong khoảng thời gian (𝑡1 − 𝑡𝑜 ) là


diện tích S giới hạn bởi đường thẳng v, trục t và hai đường to, t1.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
BÀI TẬP MẪU
Bài 1. Từ B, lúc 8 h, một người đi về C, chuyển động thẳng đều với tốc độ 60 km/h.
a. Viết phương trình tọa độ và xác định vị trí người này lúc 10 giờ.
b. Biết BC = 270 km. Dùng phương trình tọa độ xác định thời điểm người ấy đến C.

Bài 2. Hai tỉnh A và B cách nhau 100 km. Lúc 7 giờ, một xe khởi hành từ A với vận tốc 60 km/h đến B. Sau đó 0,5 h,
một xe khởi hành từ B đi cùng chiều với xe A với vận tốc 40 km/h. a. Viết phương trình chuyển động của hai xe.
b. Hai xe gặp nhau ở tại nơi cách A bao nhiêu ? Lúc mấy giờ ? c. Vẽ đồ thị x – t của 2 xe trên cùng một hệ trục.

Bài 3. Hai tỉnh A và B cách nhau 100 km. Lúc 7 giờ, một xe khởi hành từ A với vận tốc 60 km/h đến B. Sau đó 0,5 h,
một xe khởi hành từ B đi ngược chiều với xe A với vận tốc 40 km/h. a. Viết phương trình chuyển động của hai xe.
b. Hai xe gặp nhau ở tại nơi cách A bao nhiêu ? Lúc mấy giờ ? c. Vẽ đồ thị x – t của 2 xe trên cùng một hệ trục.

Bài 4. Lúc 8 giờ, hai xe xuất phát cùng lúc từ hai điểm A, B cách nhau 75 km. Xe B chạy về A với vận tốc vB, còn xe
A chạy về B với vận tốc 35 km/h. Tìm vận tốc xe B, biết
a. hai xe gặp nhau lúc 9 giờ 30 phút. b. hai xe gặp nhau tại điểm cách B 40 km.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
Bài 5. Lúc 10 giờ, hai xe xuất phát cùng lúc từ hai điểm A, B chạy cùng chiều. Xe A có vận tốc 54 km/h đuổi theo xe
B có vận tốc 43,2 km/h. Tìm khoảng cách AB biết xe A đuổi kịp xe B
a. lúc 10 giờ 25 phút. b. tại điểm cách A 36 km.

Bài 6. Trên hình vẽ là đồ thị tọa độ (độ dịch chuyển) - thời gian của hai chất điểm chuyển động
a. Dựa vào đồ thị hãy xác định được tính chất các chuyển động, vận tốc của hai vật.
b. Lập phương trình chuyển động của mỗi vật.
c. Xác định vị trí và thời điểm gặp nhau của các vật.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024

BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Bài 1. Từ B, lúc 8 h, một người đi về C, chuyển động thẳng đều với tốc độ 60 km/h.
a. Viết phương trình tọa độ và xác định vị trí người này lúc 10 giờ.
b. Biết BC = 270 km. Dùng phương trình tọa độ xác định thời điểm người ấy đến C.
Bài 2. Hai người cùng một lúc đi bộ từ hai địa điểm A và B để đi đến điểm C cách A 7,2 km và cách B 6 km, với tốc độ
lần lượt là 20 km/h và 15 km/h. Biết A, B, C trên cùng một đường thẳng.
a. Lập phương trình tọa độ của hai người với cùng một gốc thời gian và chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B.
b. Hai người có gặp nhau trước khi đến C không ? c. Vẽ đồ thị x – t của hai người trên cùng một hệ trục.
Bài 3. Cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 30 km, có hai xe chạy cùng chiều theo hướng từ A đến B, sau
2,5 giờ thì đuổi kịp nhau. Biết xe đi từ A có tốc độ không đổi là 45 km/h. Tính tốc độ của xe đi từ B.
Bài 4. Lúc 8 h, có một xe máy xuất phát từ A đi về B với vận tốc 40 km/h. Lúc 8h20’, một xe khác xuất phát từ B đi về
A với vận tốc 60 km/h. Cho AB = 120 km.
a. Tìm khoảng cách hai xe lúc 9 giờ. b. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ ? Ở đâu ?
c. Các xe về đến B và A lúc mấy giờ ?
Bài 5. Lúc 8 giờ, một người đi xe đạp với vận tốc 12 km/h gặp một người đi bộ đi ngược chiều với vận tốc 4 km/h trên
cùng một đường thẳng. Tới 8h30’, người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30 phút rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận
tốc có độ lớn như trước. Xác định lúc và nơi người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ ?
Bài 6. Lúc 6 giờ sáng, một xe gắn máy vận tốc 30 km/h gặp một xe đạp vận tốc 15 km/h đi ngược chiều trên cùng một
đường thẳng. Lúc 6h30’, xe gắn máy dừng lại, nghỉ 30 phút rồi đuổi theo xe đạp với vận tốc như cũ. Vẽ đồ thị tọa độ -
thời gian của hai xe. Từ đó xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
Bài 7. Hằng ngày, có một xe hơi đi từ nhà máy tới đón một kĩ sư tại trạm đến nhà máy làm việc. Một hôm, viên kĩ sư
tới trạm sớm hơn một giờ nên anh đi bộ hướng về nhà máy. Dọc đường, anh gặp chiếc xe tới đón mình và cả hai tới nhà
máy sớm hơn bình thường 10 phút. Coi các chuyển động là thẳng đều và có độ lớn vận tốc nhất định. Hãy tìm thời gian
mà viên kĩ sư đã đi bộ từ trạm tới khi gặp xe.
Bài 8. Hai ô tô cùng khởi hành một lúc từ A đến B. Ôtô thứ nhất chuyển động thẳng đều với vận tốc v1 trên nửa đoạn
đường đầu và với vận tốc v2 trên nửa đoạn đường còn lại. Ôtô thứ hai chuyển động thẳng đều với vận tốc v1 trong nửa
thời gian chuyển động của nó và với vận tốc v2 trong nửa thời gian còn lại. Cho v1 = 10 m/s ; v2 = 20 m/s; AB = 2400m.
a. Ôtô nào đến trước và tới trước bao lâu ?
b. Tìm khoảng cách hai ôtô sau khi một ôtô đến nơi.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024

Chuyên đề 5: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

I. GIA TỐC CỦA CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI


1. Khái niệm gia tốc

II. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

1. Vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024

2. Vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Chuyên đề 5: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.
I. GIA TỐC CỦA CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI
1. Khái niệm gia tốc
+ là đại lượng vật lý, đặc trưng cho sự biến đổi của vận tốc. Là đại lượng vectơ.
+ đo bằng thương số giữa độ biến đổi vận tốc với thời gian xảy ra sự biến đổi đó.
 độ thay đổi vận tốc trong một đơn vị thời gian
+ 𝑣⃗𝑜 vận tốc của chất điểm tại thời điểm 𝑡𝑜 .
𝐯⃗⃗𝐭 − 𝐯⃗⃗𝒐 ∆𝐯⃗⃗ + 𝑣⃗𝑡 vận tốc của chất điểm tại thời điểm 𝑡.
𝐚⃗⃗ = =
𝐭 − 𝐭𝒐 ∆𝐭 + ∆𝑣⃗ độ biến đổi vận tốc trong thời gian ∆𝑡.
+ 𝑎⃗ gia tốc của chuyển động biến đổi.
* Trong hệ SI, đơn vị của gia tốc là m/s2; km/h2 …..
* ∆𝑣⃗ thay đổi khi độ lớn hoặc hướng, hoặc cả độ lớn và hướng của vận tốc thay đổi.
Gia tốc trung bình 𝑎⃗𝒕𝒃 Gia tốc tức thời 𝑎⃗
+ Nếu trong thời gian ∆𝑡, sự thay đổi vận tốc Xét trong khoảng thời gian ∆𝑡 rất nhỏ
là không đều.
Trong chuyển động thẳng
+ 𝑎⃗𝒕𝒃 có phương trùng quỹ đạo, nên có giá trị + 𝑎⃗ có phương trùng quỹ đạo chuyển động,
đại số + đặc trưng cho độ biến thiên nhanh hay
vt − vo ∆v chậm của vectơ vận tốc.
a tb = =
t − t𝑜 ∆t ∆𝑣
+ giá trị đại số: 𝑎 = (∆𝑡 rất nhỏ)
(xác định độ lớn, chiều) ∆𝑡

* Tại thời điểm t: + Nếu a.v > 0 (𝑎⃗ ↗↗ 𝑣⃗) → chuyển động nhanh dần.
+ Nếu a.v < 0 (𝑎⃗ ↗↙ 𝑣⃗) → chuyển động chậm dần.
II. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
* Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có
+ quỹ đạo là đường thẳng.
+ độ lớn vận tốc tức thời biến đổi đều theo thời gian.
# vận tốc tức thời tăng đều ⟶ chuyển động thẳng nhanh dần đều.
# vận tốc tức thời giảm đều ⟶ chuyển động thẳng chậm dần đều.
 Gia tốc tức thời a không đổi, 𝑎⃗ = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
ℎằ𝑛𝑔 𝑠ố
1. Vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều
+ Điểm đặt: tại chất điểm (vị trí đang xét).
+ Phương: cùng phương với ⃗⃗⃗⃗⃗
∆𝑣 (quỹ đạo chuyển động)
+ Chiều: C/đ nhanh dần đều, 𝑎⃗ ↗↗ 𝑣⃗
𝑎⃗
C/đ chậm dần đều, 𝑎⃗ ↗↙ 𝑣⃗
+ Độ lớn: vt − vo ∆v
a= = = hằng số
{ t − to ∆t

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
2. Vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều

vt = vo + a(t – to) (t  to)

+ Nếu to = 0: vt = vo + at (t  0) + Nếu to = 0; vo = 0: vt = at (t  0)
* Đồ thị vận tốc - thời gian (v – t)
+ có đường biểu diễn là một đường thẳng có độ dốc (hệ số góc) là a;
+ là đường thẳng xiên góc, cắt trục tung tại điểm v = vo;
+ cho biết vận tốc v biến đổi nhanh hay chậm;
+ phần diện tích giới hạn bởi đồ thị vận tốc - thời gian, trục hoành Ot và
hai đường thẳng đứng ứng với thời điểm đầu và thời điểm cuối cho biết
độ dịch chuyển của vật.
3. Độ dịch chuyển - Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều
Xét vật chuyển động thẳng biến đổi đều với gia tốc a,
+ Tại to = 0, vật có tọa độ xo, vận tốc vo;
+ Tại thời điểm t, vật có tọa độ x

𝑎𝑡 2
* Độ dịch chuyển của chuyển động thẳng biến đổi đều: 𝑑 = 𝑣𝑜 𝑡 +
2

* Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều:

𝒂𝒕𝟐
𝒙 = 𝒙𝒐 + 𝒗𝒐 𝒕 + (t  0)
𝟐

+ xo ; vo: tọa độ, vận tốc của chất điểm tại thời điểm to.
+ x : tọa độ của chất điểm tại thời điểm t.
+ a : gia tốc của chuyển động.
* Chú ý: Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều là một phần của đường
parabol.
+ Nếu a > 0: đường biểu diễn có phần lõm hướng lên trên.
+ Nếu a < 0: đường biểu diễn có phần lõm hướng xuống dưới.
4. Liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc
𝒗𝒕 +𝒗𝒐
* Vận tốc trung bình trong khoảng thời gian (t – to) : 𝒗𝒕𝒃 =
𝟐
* Công thức liên hệ: 𝒗𝟐 − 𝒗𝟐𝒐 = 𝟐𝒂𝒅 = 𝟐𝒂(𝒙 − 𝒙𝒐 )
Chú ý: Khi vật chỉ chuyển động theo một chiều và chọn chiều chuyển động là chiều (+) thì quãng
đường mà vật đi được trùng với độ dịch chuyển: 𝑑 = 𝑆 = (𝑥 − 𝑥𝑜 ). Ta có,
𝑎𝑡 2
𝑆 = 𝑣𝑜 𝑡 +
2
; 𝑣 2 − 𝑣𝑜2 = 2𝑎𝑆

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
BÀI TẬP MẪU
Bài 1. Một tên lửa được phóng lên từ trạng thái đứng yên với gia tốc 20 m/s2. Tính vận tốc của nó sau 50 s.

Bài 2. Sau khi khởi hành được 50 s, xe đạt vận tốc 5 m/s. Hỏi sau khi đi hết 50 m tiếp theo xe có vận tốc là bao nhiêu ?
Biết xe chuyển động nhanh dần đều

Bài 3. Một đoàn tàu khi cách ga 50 m thì bắt đầu hãm phanh. Sau thời gian 10 giây tàu dừng lại tại ga. Hỏi vận tốc đoàn
tàu khi bắt đầu hãm phanh và gia tốc của đoàn tàu ?

Bài 4. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 20 m/s thì tăng tốc với gia tốc 0,5 m/s2 trong 30 s. Tính quãng đường tàu đi
được trong khoảng thời gian này. Đáp số: 825 m

Bài 5. Người đi xe máy trong hình đang chuyển động với vận tốc 10 m/s. Để không va vào
chú chó, người ấy phanh xe. Biết độ dài vết phanh xe là 5,0 m. Tính giá trị của gia tốc
Đáp số: – 10 m/s2

Bài 6. Một chiếc ô tô có gia tốc trong khoảng cách dừng lại là 7 m/s2. Ước tính khoảng cách dừng lại nếu lúc bắt đầu
trượt ô tô này đang chạy ở ở tốc độ 108 km/h Đáp số: 64,3 m

Bài 7. Vật chuyển động có phương trình tọa độ x = 10 – 2t + t2 (m,s).


a. Xác định vo, a và tính chất chuyển động của vật ?
b. Viết phương trình vận tốc và vẽ đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động ?

Bài 8. Vật chuyển động có phương trình tọa độ x = 80t2 + 50t + 10 (cm,s). a. Xác định vo, a và tính chất chuyển động của vật ?
b. Tính vận tốc lúc 1 s. c. Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động ?

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
Bài 9. Đồ thị vận tốc theo thời gian ở mô tả chuyển động của một chú chó con đang
chạy trong một ngõ thẳng và hẹp.
a. Hãy mô tả chuyển động của chú chó (tính gia tốc trong từng giai đoạn).
b. Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của chú chó: 2 s đầu; 4s đầu; 7 s đầu
và 10 s đầu bằng đồ thị và bằng công thức

Bài 10. Hai người đi xe đạp khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 130 m, chuyển động ngược chiều
đến gặp nhau. Từ A, người thứ nhất có vận tốc ban đầu 18 km/h lên dốc chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Từ B, người
thứ hai xuống dốc với vận tốc ban đầu 5,4 km/h, chuyển động nhanh dần đều với tốc 0,2 m/s2.
a. Viết phương trình chuyển động của hai người ?
b. Sau bao lâu hai xe gặp nhau và đến lúc gặp nhau mỗi người đã đi được đoạn đường dài bao nhiêu ?
c. Khoảng cách của hai người sau 10 giây ?
d. Sau bao lâu hai người cách nhau 97,5 m.
e. Viết phương trình vận tốc của hai chuyển động ? Sau bao lâu hai người có cùng tốc độ ? Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian
của hai chuyển động trên cùng một trục tọa độ ?

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 43,2 km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau
1 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Đáp số: a) – 0,2 m/s2; b) 360 m
a. Tính gia tốc của tàu. b.Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh.
Bài 2. Một người đi xe đạp lên dốc dài 50 m. Tốc độ ở dưới chân dốc là 18 km/h và ở đầu chân dốc lúc đến nơi là 3 m/s.
Tính gia tốc của chuyển động và thời gian lên dốc. Coi chuyển động trên là chuyển động thẳng chậm dần đều
Đáp số: – 0,16 m/s2
Bài 3. Tại hiện trường vụ tai nạn trên một con đường, cảnh sát phát hiện vết trượt kéo dài 50 m. Thử nghiệm trên mặt
đường này cho thấy loại ôtô đó có gia tốc trong khoảng cách dừng lại là –6,5 m/s2. Biết tốc độ cho phép của ôtô này
chạy trên đường đó là 90 km/h. Ôtô này có chạy quá tốc độ cho phép không ?
Đáp số: 91,8 km/h, ô tô này chạy quá tốc độ cho phép
Bài 4. Trước khi vào đường cao tốc, người ta làm một đoạn đường nhập làn để ô tô có thể tăng tốc. Giả sử một ô tô bắt
đầu vào một đoạn đường nhập làn với tốc độ 36 km/h, tăng tốc với gia tốc 4,0 m/s2, đạt vận tốc 72 km/h khi hết đường
nhập làn để bắt đầu vào đường cao tốc. Tính độ dài tối thiểu của đường nhập làn. Đáp số: 37,5 m
Bài 5. Một ô tô đang chạy với tốc độ 54 km/h trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ô tô chạy thẳng
chậm dần đều. Sau khi chạy thêm 250 m thì tốc độ của ô tô chỉ còn 5 m/s. Đáp số: a) – 0,4 m/s2; b) 25 s; c) 37,5 s
a. Hãy tính gia tốc của ô tô.
b. Xác định thời gian ôtô chạy thêm được 250 m kể từ khi bắt đầu hãm phanh.
c. Xe mất thời gian bao lâu để dừng hẵn kể từ lúc hãm phanh ?
Bài 6. Một vận động viên đua xe đạp đường dài vượt qua vạch đích với tốc độ 10 m/s. Sau đó vận động viên này đi
chậm dần đều thêm 20 m mới dừng lại. Coi chuyển động của vận động viên là thẳng. Đs: a) – 2,5 m/s2; b) 4s; c) 5 m/s.
a. Tính gia tốc của vận động viên trong đoạn đường sau khi qua vạch đích.
b. Tính thời gian vận động viên đó cần để dừng lại kể từ khi cán đích.
c. Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường dừng xe.
Bài 7. Xét một vận động viên chạy xe đạp trên một đoạn đường thẳng. Vận tốc của vận động viên này tại mỗi thời điểm
được ghi lại trong bảng dưới đây.
t(s) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
v(m/s) 5 5 8 9 10 10 10 12 14 16 16
Hãy vẽ đồ thị vận tốc – thời gian và mô tả tính chất chuyển động của vận động viên này.
Bài 8. (Sách BT KNTT). Đồ thị vận tốc theo thời gian trong hình
bên dưới là của một xe bus và một xe máy chạy cùng chiều trên
một đường thẳng. Xe bus đang đứng yên, bắt đầu chuyển động thì
xe máy đi tới.
a. Tính gia tốc của xe bus trong 4 s đầu và trong 4 s tiếp theo.
b. Khi nào thì xe bus bắt đầu chạy nhanh hơn xe máy? O
c. Khi nào thì sẽ bus đuổi kịp xe máy?
d. Xe máy đi được bao nhiêu mét thì bị xe bus đuổi kịp?
e. Tính vận tốc trung bình của xe bus trong 8 s đầu.
Bài 9. (Sách GK Cánh Diều). Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm
t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s qua chỗ người B đang ngồi trên xe đạp đứng yên. Cũng tại thời
điểm đó, người B bắt đầu đuổi theo người A. Tốc độ của người B tăng từ thời điểm t = 0,0 s đến t = 0,5 s, khi đi được
10 m. Sau đó người B tiếp tục đi với tốc độ không đổi là 4,0 m/s.
a. Vẽ đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của người A, từ t = 0,0 s đến t = 12,0 s.
b. Khi nào người B đuổi kịp người A.
c. Người B đi được bao nhiêu mét trong khoảng thời gian đi với tốc độ không đổi (đến gặp nhau) ?
Bài 10. (Sách GK Cánh Diều). Hai xe ô tô A và B chuyển động thẳng cùng chiều. Xe A đang đi với tốc độ không đổi
72 km/h thì vượt qua xe B tại thời điểm t = 0. Để đuổi kịp xe A, xe B đang đi với tốc độ 45 km/h ngay lập tức tăng tốc
đều trong 10 s để đạt tốc độ không đổi 90 km/h. Hãy tính:
a. Quãng đường xe A đi được trong 10 s đầu, kể từ lúc t = 0.
b. Gia tốc và quãng đường đi được của xe B trong 10 s đầu tiên.
c. Thời gian cần thiết để xe B đuổi kịp xe A.
d. Quãng đường mỗi ô tô đi được, kể từ lúc t = 0 đến khi hai xe gặp nhau.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
Bài 11. (Sách BT CTST). Tại hiện trường một vụ tai nạn trên đường quốc lộ ngoài đô thị, cảnh sát phát hiện vết trượt
kéo dài 50 m qua các đo đạc trên mặt đường cảnh sát kết luận gia tốc của ô tô trong quá trình giảm tốc có độ lớn 6,5
ms2. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định là 80 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép không? Giả
sử Trong quá trình giảm tốc, ô tô chuyển động chậm dần đều.
Bài 12. (Sách BT KNTT). Một ô tô khi hãm phanh có thể có độ lớn gia tốc 3 m/s2. Hỏi khi ô tô đang chạy với vận tốc
là 72 km/h thì phải hãm phanh cách vật cản là bao nhiêu mét để không đâm vào vật cản? Thời gian hãm phanh là bao
nhiêu ? Đáp số: 66,67 m & 6,67 s
Bài 13. (Sách BT KNTT). Một ô tô tải đang chạy trên đường thẳng với vận tốc 18 km/h thì tăng dần đều vận tốc. Sau
20 s, ô tô đạt được vận tốc 36 km/h.
a. Tính gia tốc của ô tô. b. Tính vận tốc ô tô đạt được sau 40 s.
c. Sau bao lâu kể từ khi tăng tốc, ô tô đạt vận tốc 72 km/h. Đáp số: a) 0,25 m/s2; b) 15 m/s; c) 60 s
Bài 14. (Sách BT KNTT). Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian của một thang máy khi đi từ tầng 1 lên tầng 3 của tòa
nhà chung cư. a. Mô tả chuyển động của thang máy.
b. Tính gia tốc của thang máy trong các giai đoạn.
Đáp số:
+ Từ 0 đến 0,5 s thang máy chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 4 m/s2
+ Từ 0,5 s đến 2,5 s thang máy chuyển động thẳng đều với vận tốc 2 m/s.
+ Từ 2,5 s đến 3 s thang máy chuyển động chậm dần đều với gia tốc – 4 m/s2
Bài 15. (Sách BT KNTT). Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian của ba chuyển động thẳng
biến đổi đều.
a. Viết công thức tính vận tốc và độ dịch chuyển của mỗi chuyển động.
b. Tính độ dịch chuyển của chuyển động (III).
Đáp số: a) Xem bảng; b) 40 m

Vận tốc (m/s) Độ dịch chuyển (m)


Vật I v = 2 + 0,1 t d = 2t + 0,05 t2
Vật II v = 0,1 t d = 0,05 t2
Vật III v = 4 – 0,2 t d = 4t – 0,1 t2
Bài 16. (Sách BT KNTT) Một quả bóng tennis đang bay với vận tốc 25 m/s theo hướng Đông thì chạm vào
tường chắn và bay trở lại với vận tốc 15 m/s theo hướng Tây. Thời gian va chạm giữa tường và bóng là 0,05s.
a. Tính sự thay đổi tốc độ của quả bóng. b. Tính sự thay đổi vận tốc của quả bóng.
c. Tính gia tốc của quả bóng trong thời gian tiếp xúc với tường. Đáp số: a) 0 m/s; b) – 40 m/s; c) – 800 m/s2
Bài 17. (Sách BT CTST). Xét một người đi xe máy trên một đoạn đường thẳng. Tốc độ của xe máy tại mỗi thời điểm
được ghi lại trong bảng dưới đây.
t (s) 0 5 10 15 20 25 30
v (m/s) 0 15 30 30 20 10 0
a. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của xe máy.
b. Nhận xét tính chất chuyển động của xe máy.
c. Xác định gia tốc của xe máy trong 10 s đầu tiên và 15 s cuối cùng.
d. Từ đồ thị vận tốc – thời gian, tính quãng đường mà người này đã đi được sau 30 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024

Chuyên đề 6: SỰ RƠI TỰ DO
I. SỰ RƠI TRONG KHÔNG KHÍ

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Chuyên đề 6: SỰ RƠI TỰ DO
I. SỰ RƠI TRONG KHÔNG KHÍ
Trong không khí, các vật rơi nhanh chậm khác nhau là do sức cản của không khí.
Lực cản càng nhỏ so với trọng lực tác dụng lên vật thì vật sẽ rơi càng nhanh và ngược lại.
I. SỰ RƠI TỰ DO
1. Định nghĩa: Rơi tự do là sự rơi của một vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
* Chú ý: Nếu độ lớn của lực cản không khí không đáng kể so với trọng lượng của vật (trọng lực
tác dụng lên vật) thì vật rơi trong không khí được coi là rơi tự do.
2. Đặc điểm của chuyển động rơi tự do
+ Phương: thẳng đứng.
+ Chiều: từ trên xuống
+ Tính chất: chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc g (gia tốc rơi tự do) .
* Gia tốc rơi tự do
+ Ở cùng một nơi trên Trái Đất, mọi vật rơi tự do với cùng một gia tốc g.
+Điểm đặt: tại vật (𝐶Đ)
+ Phương: thẳng đứng.
+ 𝑔⃗ + Chiều: từ trên xuống.
+ Độ lớn: g = 9,8 m/s2
{ g ≈ 10 m/s2
# Chú ý: Độ lớn gia tốc g phụ thuộc: + vĩ độ địa lí (địa cực: lớn nhất; xích đạo: nhỏ nhất)
+ độ cao (càng lên cao gia tốc càng giảm).
+ cấu trúc địa chất nơi thả vật.
3. Công thức rơi tự do
Từ độ cao h so với mặt đất, tại thời điểm to = 0 một vật được thả rơi tự do
(vo = 0). Chọn trục tọa độ Oy thẳng đứng, chiều dương hướng xuống; gốc
tọa độ O tại điểm rơi
+ Vận tốc tại thời điểm t: 𝒗 = 𝒈𝒕
𝒈𝒕𝟐
+ Quãng đường rơi: 𝒔=
𝟐
𝟐𝒉
+ Thời gian rơi: 𝒕=√
𝒈

+ Vận tốc chạm đất: 𝒗 = √𝟐𝒈𝒉


𝒈𝒕𝟐
+ Độ dịch chuyển: 𝒅=𝒔=
𝟐
𝒈𝒕𝟐
+ Ph.trình xác định vị trí: 𝒚 = 𝒚𝒐 + 𝒅 =
𝟐

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
BÀI TẬP MẪU
Từ độ cao h so với mặt đất, người ta thả rơi một vật. Lấy g = 10m/s2.
a. Tính vận tốc của vật
sau 5s ?
b. Tính quãng đường
vật rơi được trong 5s và
trong giây thứ 5 ?
c. Nếu h = 125 m, tính
vận tốc vật khi chạm
đất và thời gian rơi ?
d. Trong giây cuối cùng
vật rơi được quãng
đường là 75m, tính thời
gian rơi và độ cao rơi ?
e. Khi chạm đất vật có
vận tốc là 40m/s. Tính
độ cao rơi và thời gian
vật rơi ?
f. Độ cao rơi là 500m.
Tính thời gian vật rơi
100m đầu tiên ;
100m cuối cùng.
g. Thời gian rơi là 8 s.
Tính độ cao rơi và
quãng đường vật rơi
trong giây cuối cùng?

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1. Một vật rơi không vận tốc đầu từ đỉnh tòa nhà chung cư có độ cao 320m xuống đất. Cho g = 10m/s 2.
a. Tìm vận tốc lúc vừa chạm đất và thời gian của vật rơi.
b. Tính quãng đường vật rơi được trong 2s đầu tiên và 2s cuối cùng.
Bài 2. Một vật rơi tự do tại nơi có độ cao 500m, biết g = 10m/s2.
a. Tính thời gian vật rơi hết quãng đường. b. Tính quãng đường vật rơi được trong 5s đầu tiên.
c. Tính quãng đường vật rơi trong giây thứ 5.
Bài 3. Một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong 2s cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi được quãng đường 60m. Tính thời gian rơi và độ
cao h, g = 10 m/s2.
Bài 4. Một vật rơi tự do từ độ cao h. Biết rằng trong 2s cuối cùng vật rơi được quãng đường bằng quãng đường đi trong 5s đầu tiên, g
= 10m/s2. Tìm độ cao lúc thả vật và thời gian vật rơi. g = 10 m/s2.
Bài 5. Cho một vật rơi tự do từ độ cao 800m biết g = 10m/s2.
a. Tính thời gian vật rơi 80m đầu tiên. b. Tính thời gian vật rơi được 100m cuối cùng.
Bài 6. (Sách BT Cánh Diều). Một nhà du hành vũ trụ trên mặt Trăng thả một chiếc búa từ độ cao 1,2 m. Búa chạm bề mặt Mặt Trăng
sau 1,2 s tính từ khi được thả. Tính độ lớn gia tốc rơi tự do trên bề mặt Mặt Trăng. Đáp số: 1,7 m/s2
Bài 7. (Sách BT KNTT). Tính quãng đường mà vật rơi tự do đi được trong giây thứ tư kể từ lúc được thả rơi. Trong khoảng thời gian đó
vận tốc của vật đã tăng lên bao nhiêu? Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.Đáp số: 34,3 m & 9,8 m/s
Bài 8. (Sách BT Cánh Diều). Một vận động viên ném một quả bóng theo phương thẳng đứng lên trên với tốc độ ban đầu là 18,0 m/s.
Lấy g = 9,81 m/s2. Đáp số: a) 16,5 m; b) 3,7 s.
a. Quả bóng lên cao bao nhiêu ? b. Sau thời gian bao lâu nó trở về điểm ném.
Bài 9. (Sách BT Cánh Diều). Một nhóm học sinh thử nghiệm sự rơi của vật. Đầu tiên, họ thả một quả bóng rơi tự do không tốc độ ban
đầu từ độ cao nhất định. Quả bóng chạm mặt sàn với tốc độ là 4 m/s.
a. Tiếp theo, quả bóng được ném thẳng đứng xuống với tốc độ 3 m/s từ cùng độ cao. Trong thử nghiệm này, tốc độ của nó khi chạm
mặt sàn là bao nhiêu?
b. Nếu quả bóng được ném thẳng đứng lên trên với tốc độ đầu 3 m/s từ cùng độ cao. Tốc độ của nó khi chạm mặt sàn trong lần thử
nghiệm này là bao nhiêu? Đáp số: a) 5 m/s; b) 5 m/s
Bài 10. Một đoàn thám hiểm hang sâu nhất Việt Nam là hang Cống Nước, ở huyện Phong Thổ – tỉnh Lai Châu. Để ước lượng độ sâu
theo chiều thẳng đứng của một đoạn hang, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng hang và thả một hòn đá rơi tự do
từ miệng hang; sau 4 s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy hang. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy
g = 9,8 m/s2. Tính độ sâu ước lượng của hang ? Đáp số: 70,3 m
Bài 11. (Sách BT KNTT). Tính khoảng thời gian rơi tự do t của một viên đá. Cho biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi
được đoạn đường dài 24,5 m lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s 2. Đáp số: 3 s
Bài 12. Khi thực hành khảo sát chuyển động rơi tự do, một học sinh đo thời gian rơi t của vật bằng thép hình trụ trên quãng đường s
thu được kết quả: t = 0,320  0,001 (s); s = 500,0  0,5 (mm). Ghi kết quả của phép đo gia tốc trọng trường? Đáp
số: g = 9,77  0,07 (m/s ) 2

Bài 13. Từ một đỉnh tháp người ta buông rơi một vật. Một giây sau, ở tầng thấp hơn 10 m, người ta buông vật thứ hai. Hai vật chạm đất
cùng một lúc. Tính thời gian rơi của vật thứ nhất. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 14. Trong 2 s cuối cùng trước khi chạm đất, một vật rơi tự do đi được quãng đường bằng 16/25 quãng đường toàn bộ mà nó rơi
được. Tìm thời gian rơi và độ cao ban đầu của vật. Lấy g = 10 m/s2.

Chuyên đề 7: CHUYỂN ĐỘNG NÉM


1.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024

2.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024

KIẾN THỨC CƠ BẢN


Chuyên đề 7: CHUYỂN ĐỘNG NÉM

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
1. Chuyển động của vật ném thẳng đứng lên cao: gồm 2 giai đoạn
* Giai đoạn 1: chuyển động chậm dần đều lên cao, với gia tốc có độ lớn bằng gia tốc rơi tự do
cho đến khi v = 0. * Giai đoạn 2: Rơi tự do.
Chọn gốc tọa độ O ở mặt đất, chiều (+) hướng lên, gốc thời gian lúc bắt đầu ném (to = 0)
+ v = vo – gt.
+ y = ho + vot – ½gt2.
Với, ho ; vo : độ cao ném, vận tốc ném.
2. Chuyển động của vật ném ngang
* Chuyển động ném ngang là chuyển động
+ có vận tốc ban đầu theo phương nằm ngang
+ chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.
Bài toán: Từ độ cao H so với mặt đất, một vật được
ném theo phương ngang với vận tốc 𝑣⃗𝑜 .
Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ.
Bỏ qua sức cản của không khí.
Gốc thời gian lúc bắt đầu khảo sát.

Chuyển động thành phần theo Chuyển động thành phần theo
phương ngang phương thẳng đứng
Không có lực nào tác dụng Chịu tác dụng của trọng lực
→ chuyển động thẳng đều với 𝒗𝒐 . → rơi tự do (cđ nhanh dần đều g).
Gia tốc 𝒂𝒙 = 𝟎 𝒂𝒚 = g
Vận tốc 𝒗 𝒙 = 𝒗𝒐 𝒗𝒚 = gt
𝟏
Độ dời 𝒅𝒙 = 𝒗𝒐 𝒕 𝒅𝒚 = 𝒈𝒕𝟐
𝟐
𝟏
Tọa độ x = 𝒗𝒐 t y = 𝒈𝒕𝟐
𝟐
𝒈 𝟐
Phương trình quỹ đạo chuyển động 𝒚= 𝒙
𝟐𝒗𝟎 𝟐
Quỹ đạo chuyển động của vật có dạng là một nhánh parabol
* Thời gian vật ném ngang chuyển động trong không khí bằng thời gian vật được thả rơi tự do
𝟐𝑯
ở cùng độ cao H 𝒕=√𝒈
* Tầm ném xa: (khoảng cách từ vị trí ném đến vị trí chạm đất (theo phương ngang)
𝟐𝑯
L = 𝒅𝒎𝒂𝒙 = 𝒗𝒐 t = 𝒗𝒐 √ 𝒈

* Vận tốc : 𝒗 = √𝒗𝒙 𝟐 + 𝒗𝒚 𝟐 = √𝒗𝟐𝒐 + (𝒈. 𝒕)𝟐

* Vận tốc chạm đất: 𝒗 = √𝒗𝟐𝒐 + 𝟐𝒈𝑯


𝒗𝒐
* Góc rơi  (góc hợp bởi phương vận tốc và phương ngang): 𝒄𝒐𝒔𝜸 =
√𝒗𝟐𝒐 +𝒈𝟐 𝒕𝟐

2. Chuyển động của vật ném xiên


Bài toán: Từ điểm O, một vật được ném xiên góc  so với phương ngang với vận tốc 𝑣⃗𝑜

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ. Gốc tọa độ tại vị trí ném.
Bỏ qua sức cản không khí. Gốc thời gian lúc bắt đầu khảo sát.

Chuyển động thành phần theo Chuyển động thành phần theo
phương ngang phương thẳng đứng
Chịu tác dụng của trọng lực
Không có lực nào tác dụng
→ nửa đầu c.động chậm dần đều,
→ chuyển động thẳng đều.
nửa sau c.động nhanh dần đều.
Gia tốc 𝒂𝒙 = 𝟎 𝒂𝒚 = −g
Vận tốc đầu 𝒗𝒐𝒙 = 𝒗𝒐 𝒄𝒐𝒔𝜶 𝒗𝒐𝒚 = 𝒗𝒐 𝒔𝒊𝒏𝜶
𝒗𝒚 = 𝒗𝒐𝒚 − 𝒈𝒕
Vận tốc 𝒗𝒙 = 𝒗𝒐𝒙 = 𝒗𝒐 𝒄𝒐𝒔𝜶
⟹ 𝒗𝒚 = 𝒗𝒐 𝒔𝒊𝒏𝜶 − 𝒈𝒕
𝒂𝒚 𝒕𝟐
𝒅𝒚 = 𝒗𝒐𝒚 𝒕 +
Độ dời 𝒅𝒙 = 𝒗𝒙 𝒕 = (𝒗𝒐 𝒄𝒐𝒔𝜶)𝒕
𝟐
𝒈𝒕𝟐
⟹ 𝒅𝒚 = (𝒗𝒐 𝒔𝒊𝒏𝜶)𝒕 −
𝟐
Tọa độ x = (𝒗𝒐 𝒄𝒐𝒔𝜶)𝒕 𝒈𝒕𝟐
𝒚 = (𝒗𝒐 𝒔𝒊𝒏𝜶)𝒕 −
𝟐
𝟏 𝒈
Phương trình quỹ đạo chuyển động 𝒚=− 𝒙𝟐 + (𝒕𝒂𝒏𝜶)𝒙
𝟐 𝒗𝟎 . 𝒄𝒐𝒔𝟐 𝜶
𝟐

Quỹ đạo chuyển động của vật có dạng là một đường parabol

* Vật đạt tầm cao nhất khi vận tốc 𝒗𝒚 = 𝟎


𝒗𝒐 .𝒔𝒊𝒏𝛼
 Thời gian từ lúc ném đến lúc đạt tầm cao nhất: 𝒕 = 𝒈
𝒗𝟐𝒐 .𝒔𝒊𝒏𝟐 𝛼
* Tầm cao H: 𝑯 = 𝒅𝒚𝒎𝒂𝒙 = 𝟐.𝒈

* Vận tốc: 𝒗 = √𝒗𝒙 𝟐 + 𝒗𝒚 𝟐 = √𝒗𝟐𝒐 − 𝟐𝒈𝒗𝒐 𝒔𝒊𝒏𝜶. 𝒕 + 𝒈𝟐 𝒕𝟐


𝒗𝒚 𝒗𝒐 𝒔𝒊𝒏𝜶− 𝒈𝒕
* Góc rơi  (góc hợp bởi phương vận tốc và phương ngang): 𝒕𝒂𝒏𝜷 = =
𝒗𝒙 𝒗𝒐 𝒄𝒐𝒔𝜶
𝟐𝒗𝟐𝒐 .𝒄𝒐𝒔𝜶.𝒔𝒊𝒏𝜶 𝒗𝟐𝒐 .𝒔𝒊𝒏(𝟐𝜶)
* Tầm xa L (Vật chạm đất 𝒚 = 0): 𝑳 = 𝒅𝒙𝒎𝒂𝒙 = =
𝒈 𝒈
𝒗𝒐 .𝒔𝒊𝒏𝜶
* Thời gian từ lúc ném (xiên) đến khi chạm đất: 𝒕′ = 𝟐. 𝒈

BÀI TẬP MẪU

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
Bài 1. Từ độ cao H = 10 m, người ta ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc vo = 20 m/s. Lấy g = 10
m/s2. Tính a. Thời gian để vật lên đến độ cao cực đại và độ cao cực đại đó.
b. Vận tốc của vật khi rơi đến mặt đất và thời gian từ lúc ném vật đến khi vật chạm đất.

Bài 2. (Sách GK KNTT). Một máy bay chở hàng đang bay ngang ở độ cao 490 m với vận tốc 100 m/s thì thả một gói
hàng cứu trợ xuống một làng đang bị lũ lụt. Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí.
a. Sau bao lâu thì gói hàng chạm đất. b. Tầm xa của gói hàng là bao nhiêu.
c. Xác định vận tốc của gói hàng khi chạm đất.
Đáp số: a) 10 s; b) 1000 m; c) 140 m/s (hướng xuống dưới, hợp với phương ngang một góc 44,40)

Bài 3. (Sách BT KNTT). Một viên đạn được bắn theo phương nằm ngang từ một khẩu súng đặt ở độ cao 45,0 m so
với mặt đất. Vận tốc của viên đạn khi vừa ra khỏi nòng súng có độ lớn là 250 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2.
a. Sau bao lâu thì viên đạn chạm đất?
b. Viên đạn rơi xuống đất cách điểm bắn theo phương nằm ngang bao nhiêu mét ?
c. Ngay trước khi chạm đất, vận tốc của viên đạn có độ lớn bằng bao nhiêu ?
Đáp số: a) 3 s; b) 758 m; c) 252 m/s.

Bài 4. (Sách BT CSTS). Một chiếc máy bay muốn thả hàng tiếp tế
cho những người leo núi đang bị cô lập. Máy bay đang bay ở độ cao
235 m so với vị trí đứng của những người leo núi với tốc độ 250 km/h
theo phương ngang. Máy bay phải thả hàng tiếp tế ở vị trí cách những
người leo núi bao xa để họ có thể nhận được hàng? Lấy g = 9,8 m/s2
và bỏ qua lực cản không khí.
Đáp số: 481 m

Bài 5. Một vật được ném từ điểm M ở độ cao h = 45 m với vận tốc ban đầu v0 = 20 m/s theo phương nằm ngang. Bỏ
qua sức cản không khí và lấy g = 10 m/s2. Hãy xác định:
a. Viết phương trình chuyển động của vật theo hai trục Ox, Oy.
b.Thời gian vật chuyển động trong không khí.
c. Tầm xa của vật (khoảng cách từ hình chiếu của điểm ném trên mặt đất đến điểm rơi)
d. Vận tốc của vật ngay khi chạm đất (phương, chiều, độ lớn vectơ vận tốc). Đáp số: a) 2s; 5 m; c) 34,6 m

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024

Bài 6. (Sách GK KNTT). Từ mặt đất, người ta bắn một viên bi với vận tốc ban đầu 4 m/s theo phương xiên 450 so với
phương nằm ngang. Bỏ qua sức cản không khí và lấy g = 9,8 m/s2
a. Tính vận tốc của viên bi theo phương ngang và phương thẳng đứng lúc bắt đầu bắn (t = 0) và thời điểm t = 0,1 s.
b. Viên bi đạt tầm cao H vào lúc nào?
c. Tính tầm cao.
d. Vận tốc của viên bi có độ lớn cực tiểu ở vị trí và vào thời điểm nào?
e. Khi nào viên bi chạm sàn ?
g. Xác định tầm xa của viên bi.
h. Xác định độ lớn vận tốc của viên bi khi chạm sàn.
Đáp số: a.Vận tốc của viên bi theo phương ngang tại các thời điểm là như nhau và bằng 2 2 m/s.
Vận tốc của biên bi theo phương thẳng đứng tại thời điểm t = 0 là 2 2 m/s; Thời điểm t = 0,1 là 1,85 m/s.
b.Viên bi đạt tầm cao lúc t = 0,29 s. c. Tầm cao H = 0,4 m.
d. Khi viên bi ở vị trí cao nhất, vào thời điểm t = 0,29 s. e. Vào thời điểm t = 0,58 s.
g. Tầm xa L = 1,64 m. h. Độ lớn vận tốc viên bi khi chạm sàn v = 4,02 m/s.

Bài 7. (Sách BT KNTT). Một vật được ném xiên từ mặt đất với vận tốc ban đầu có độ lớn v 0 = 50 m/s. Khi lên tới
điểm cao nhất, vận tốc của vật có độ lớn là 40 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2.
a. Xác định góc ném α. b. Vẽ quỹ đạo chuyển động của vật. c. Tính tầm cao và tầm xa của vật.
Đáp số: a) 36,9 ; b) Học sinh tự chọn hệ trục tọa độ Oxy thích hợp, sau đó viết phương trình rồi đến vẽ quỹ đạo.
0

c) H = 45,1 m; L = 240,1 m.

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -


Trường THPT Quang Trung - VỞ VẬT LÝ 10 - 2023-2024
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1. (Sách BT KNTT). Hình bên dưới vẽ quỹ đạo của một quả cầu
lông được đánh lên với vận tốc ban đầu v0 = 10 m/s ở độ cao 2 m so với
mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 9,8 m/s2
a. Xác định góc α.
b. Xác định vận tốc của quả cầu ở vị trí B.
c. Tính khoảng cách giữa vị trí rơi chạm đất của quả cầu và vị trí đứng của
người đánh cầu.
Đáp số: a) 620; b) 4,7 m/s; c) 9,4 m.
Bài 2. (Sách BT KNTT). Một vật được ném theo phương nằm ngang từ độ cao 4,9 m có tầm xa trên mặt đất L = 5 m.
Lấy g = 9,8 m/s2.
a. Tính tốc độ ban đầu.
b. Xác định vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất.
c. Chứng minh quỹ đạo của chuyển động ném ngang là một nhánh parabol.
Đáp số: a) 5 m/s; b) 11 m/s (hướng xuống dưới, hợp với phương nằm ngang một góc 630)
Bài 3. (SGK CTST). Một vận động biên ném một quả bóng chày với tốc độ 90 km/h từ
độ cao 1,75 m. Giả sử quả bóng chày được ném theo phương ngang, lực cản không khí là
không đáng kể và lấy
g = 9,8 m/s2.
a.Viết phương trình chuyển động của quả bóng chày theo hai trục Ox, Oy.
b. Quả bóng chày đạt tầm xa bao nhiêu ?
c. Tính tốc độ của nó ngay trước khi chạm đất.
Đáp số: a) Chọn gốc tọa độ O tại vị trí ném, trục hoành Ox hướng theo vận tốc ban đầu
của vật ném, trục tung Oy hướng xuống. Phương trình chuyển động trên hai trục Ox, Oy lần lượt là: x = 25t ;
y = 4,9t (x, y tính theo mét, t tính theo giây)
2

Bài 4. (Sách BT Cánh Diều). Một quả bóng được ném với tốc độ 8,2 m/s
theo phương ngang từ đỉnh của một tòa nhà như hình vẽ. Mặt bên của tòa
nhà là thẳng đứng. Tại một điểm Đ trên đường đi của mình, quả bóng cách
mặt bên tòa nhà một khoảng x, có vận tốc hợp với phương ngang góc 600.
Bỏ qua lực cản của không khí. Đối với quả bóng tại điểm đang xét. Lấy g =
9,81 m/s2. Hãy xác định:
a. Độ lớn thành phần thẳng đứng của vận tốc.
b. Khoảng cách mà quả bóng đã rơi theo phương thẳng đứng.
c. Khoảng cách x theo phương nằm ngang.
Đáp số: a) 14,2 m/s; b) 10,3 m; c)11,9 m;
Bài 5. (Sách BT KNTT). Một con tàu chiến ở bên này ngọn núi trên một
hòn đảo, bắn một viên đạn với vận tốc ban đầu 250 m/s theo phương nghiêng
góc 750 so với mặt nước biển tới đích là một con tàu khác nằm ở phía bên
kia ngọn núi. Biết vị trí của hai con tàu và độ cao của ngọn núi được mô tả
như hình. Lấy g = 10 m/s2. Hỏi viên đạn có qua được đỉnh núi không và có
rơi trúng con tàu kia không?
Đáp số: Viên đạn bay qua được đỉnh núi và không bắn trúng tàu.
Bài 6. (Sách BT KNTT). Một cầu thủ bóng rổ cao 2 m đứng cách xa rổ 10
m theo phương nằm ngang để tập ném bóng vào rổ. Biết miệng rổ ở độ cao
3,05 m. Hỏi người đó phải ném bóng từ độ cao ngang đầu với vận tốc theo phương 45 0 có độ lớn bằng bao nhiêu để
bóng rơi vào rổ? Lấy g = 9,8 m/s2.
Đáp số: 10,57 m/s

GV: Nguyễn Sương Quân. - suongquannguyen@thptquangtrunggialai.edu.vn -

You might also like