You are on page 1of 5

CHƢƠNG I DAO ĐỘNG CƠ

Bài 1 DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA


I. DAO ĐỘNG CƠ (DAO ĐỘNG)
1. Dao động
- Dao động là chuyển động qua lại xung quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng.
- Vị trí cân bằng của một vật thường là vị trí khi nó đứng yên.
- Ví dụ: Dao động của con lắc lò xo, con lắc đơn, con lắc đồng hồ, của dây đàn, ...
2. Dao động tuần hoàn
- Dao động tuần hoàn của một vật là dao động mà cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau, vật lại trở lại vị trí
cũ và chuyển động theo hướng cũ.
- Dao động của một vật có thể là tuần hoàn hoặc không tuần hoàn.
- Ví dụ dao động tuần hoàn: Dao động của con lắc đồng hồ
- Khi vật trở lại vị trí cũ và chuyển động theo hướng cũ thì vật đã thực hiện được một dao động toàn phần.
- Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa.
II. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA M +

1. Liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa
- Xét một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán ● M0
ωt
) φ
kính R = A theo chiều dương với tốc độ góc ω. Chọn trục Ox nằm ngang ● ) ●
O P x
trùng với đường kính.
- Tại thời điểm ban đầu t0 = 0, chất điểm ở vị trí M0 được xác định bởi góc φ.
có hình chiếu P0 và tọa độ hình chiếu là x0.
- Tại thời điểm t, chất điểm đến M, quay được góc ωt và được xác định góc (ωt + φ), có hình chiếu là P và tọa
độ hình chiếu là x:
x = OP = Acos(ωt + φ).
- Nhận xét: + Khi chất điểm chuyển động tròn đều thì hình chiếu P của nó trên một đường kính dao động tuần
hoàn.
+ Vì hàm cos(ωt + φ) là hàm điều hòa nên tọa độ của điểm P biến thiên điều hòa theo thời gian.
- Xét một chất điểm chịu tác dụng của các lực và chuyển động có tính chất giống hệt chuyển động của điểm P.
Khi đó, tọa độ của chất điểm x là một hàm điều hòa theo thời gian và ta nói chất điểm dao động điều hòa. Tọa
độ x gọi là li độ của chất điểm.
2. Định nghĩa dao động điều hòa
- Định nghĩa: Dao động điều hòa của một vật là dao động mà li độ của vật là một hàm côsin (hoặc sin)
theo thời gian.
- Một vật được gọi là dao động điều hòa khi li độ của vật là một hàm côsin (hoặc sin) theo thời gian.
-A O x>0 A x
3. Phƣơng trình của dao động điều hòa    

- Phƣơng trình của dao động điều hòa là : x = Acos(t + ), với A,  và  là các hằng số.
- Trong đó:
+ x (cm; m) là li độ, cho biết độ lệch và hướng lệch của vật so với vị trí cân bằng.
+ A (cm; m) là biên độ, là độ lệch cực đại của vật so với vị trí cân bằng (VTCB).
Biên độ A của một dao động điều hòa là đại lượng dương, không đổi, phụ thuộc vào cách kích thích dao
động, không phụ thuộc vào cách chọn hệ quy chiếu.
+  (rad/s) gọi là tần số góc của dao động.
+  (rad) gọi là pha ban đầu của dao động (-  ≤φ ≤ )
+ (t + ) (rad) gọi là pha của dao động tại thời điểm t (gọi tắt là pha dao động).
Với một vật dao động điều hòa biên độ đã biết thì khi biết pha dao động ta xác định được trạng thái dao động
của vật.
4. Chú ý
- Một dao động điều hòa trên một đường thẳng được coi là hình chiếu của một chuyển động tròn đều lên đường
kính là đoạn thẳng đó.
- Quy ước trục Ox làm gốc tính pha dao động.
III. CHU KÌ. TẦN SỐ. TẦN SỐ GÓC CỦA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
- Một vật thực hiện một dao động toàn phần khi vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ.
- Chu kì T của dao động điều hòa là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần.
- Tần số f của dao động điều hòa là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây.
Hoặc tần số dao động là nghịch đảo của chu kì dao động.
- Đơn vị của chu kì T là giây (s), của tần số f là hec (Hz).
2 1
- Liên hệ:  = = 2f và f = .
T T
- Trong một chu kì dao động vật đi được quãng đường 4A, trong nửa chu kì dao động vật đi được quãng
đường 2A.
- Trong t s vật thực hiện được n dao động toàn phần thì
t
+ Chu kì dao động: T = .
n
n
+ Tần số dao động: f = .
t
IV. LI ĐỘ. VẬN TỐC VÀ GIA TỐC CỦA VẬT DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
1. Li độ
- Biểu thức: x = Acos(t + )  xmax = x2b = A; xmin = xcb = 0
- Li độ x của vật DĐĐH là một đại lượng biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f và chu kì T, tần số góc
.
- Trong quá trình vật dao động:
+ Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì x cực tiểu bằng 0.
+ Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra vị trí biên thì x tăng dần.
+ Ở hai vị trí biên thì x cực đại, ở biên độ dương thì x = A và biên độ âm thì x = -A.
+ Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì x giảm dần. -A O A x
   
- Đồ thị của li độ x theo thời gian là một đường hình sin. x
- Quỹ đạo của vật DĐĐH là một đường thẳng, chiều dài đường thẳng quỹ đạo có độ dài bằng L = 2A.
- Chú ý:
+ Khi vật đi từ VTCB ra hai biên thì chuyển động của vật là chuyển động thẳng chậm dần không đều.
+ Khi vật đi từ hai biên về VTCB thì chuyển động của vật là chuyển đông thẳng nhanh dần không đều.
2. Vận tốc
- Vecto vận tốc v của vật luôn cùng hướng chuyển động của vật (vật CĐ theo hướng nào thì v có hướng đó và
ngược lại).
- Vận tốc của một vật dao động điều hòa là đạo hàm bậc nhất theo li độ x, v = x/

- Biểu thức : v = - Asin(t + ) = Acos(t +  + )
2
- Tốc độ cực đại là v max = vcb= A và vmin = v2b= 0.
- Vận tốc v của một vật DĐĐH là một đại lượng biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng tần số f và chu kì
T, tần số góc  với dao động (li độ x).
- Vận tốc của một vật DĐĐH nhanh pha hơn /2 so với li độ x hay li độ trễ pha hơn /2 so với vận tốc (li độ và
vận tốc vuông pha nhau).
- Trong quá trình vật dao động:
+ Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì vật chuyển động nhanh nhất, vận tốc v cực đại.
+ Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra hai vị trí biên thì v giảm dần.
+ Ở hai vị trí biên thì vật đứng yên nên v cực tiểu bằng không.
+ Khi vật đi từ hai vị trí biên về vị trí cân bằng thì v tăng dần.
-A O A x
   
x
- Đồ thị của vận tốc v theo thời gian là một đường hình sin.
Đồ thị của v theo x là một đường êlip.
- Khi vật chuyển động theo chiều dương thì v >0, vật chuyển động ngược với chiều dương (tức là chiều âm) thì
v < 0.
- Khi vật đi từ cân bằng ra hai biên thì x và v cùng dấu (ra biên dương thì cùng dương, ra biên âm thì cùng âm);
khi vật đi từ hai biên về vị trí cân bằng thì x và v trái dấu.
3. Gia tốc
- Gia tốc của một vật dao động điều hòa là đạo hàm bậc nhất của vận tốc v, a = v/ và a = x//
- Biểu thức : a = - 2Acos(t + ) = - 2x = 2Acos(t +  + )  amax = a2b = 2A = vmax; amin = acb = 0.
- Gia tốc của một vật dao động điều hòa là một đại lượng biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng tần số f
và chu kì T, tần số góc  với li độ x và vận tốc v.
- Gia tốc nhanh pha hơn vận tốc /2 hay vận tốc trễ pha hơn vận tốc /2 (gia tốc và vận tốc vuông pha); gia tốc
và li độ ngược pha nhau.
- Gia tốc a = - 2x tỉ lệ thuận với li độ và gia tốc luôn trái dấu với li độ.
- Trong quá trình vật dao động:
+ Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì gia tốc cực tiểu bằng 0.
+ Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra vị trí biên thì gia tốc tăng dần. x
-A O A
+ Ở hai vị trí biên gia tốc cực đại.    
+ Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì gia tốc giảm dần. x
- Vectơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng.
- Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra vị trí biên thì gia tốc và vận tốc luôn ngược hướng và trái dấu.
Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc luôn cùng hướng và cùng dấu (biên âm về cân
bằng thì cùng dương, biên dương về cân bằng thì cùng âm).
- Đồ thị của gia tốc theo thời gian là một đường hình sin; đồ thị của gia tốc theo li độ x là một đường thẳng (vì a
là hàm số bậc nhất của x); v theo x và a theo v là một êlip.
IV. LỰC KÉO VỀ
- Trong quá trình vật dao động điều hòa, vật luôn chịu tác dụng của một lực hoặc hợp lực của các lực có hướng
luôn hướng về vị trí cân bằng. Lực này gọi là lực kéo về.
- Lực kéo về là lực luôn hướng về vị trí cân bằng.
- Lực kéo về là lực gây ra gia tốc cho vật.
- Biểu thức: khi x = Acos(t + ) thì: x
-A O A
+ F = ma = - kx = - m2Acos(t + ).    
x
+ Fmax = mamax = kA = m2A  F ~ x ; F ~ a; ~ A.
- Nhận xét:
+ Lực kéo về là đại lượng biến thiên điều hòa theo thời gian cùng tần số, chu kì và tần số góc với x, v, a (với
dao động) và khác biên độ với x, v, a.
+ Lực kéo về luôn cùng hướng, cùng dấu, cùng pha với gia tốc; luôn trái dấu và ngược pha với li độ; sớm pha
hơn π/2 so với v.
+ Đồ thị của lực kéo về theo thời gian là một đường hình sin; theo gia tốc, li độ là đường thẳng.
V. NĂNG LƢỢNG CỦA MỘT VẬT DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
1. Động năng
1 1 1
- Biểu thức: Wđ = mv2 = m2A2sin2(t + ) = m2A2 1 - cos(2t + 2).
2 2 4
1 1
Wđmax = mvmax2 = m2A2
2 2
- Nhận xét: Động năng của một vật dao động điều hòa
+ tỉ lệ thuận với bình phương với vận tốc của vật.
+ biến thiên tuần hoàn theo thời gian (mà không biến thiên điều hòa) với tần số, tần số góc gấp đôi của dao
động và chu kì bằng một nửa chu kì dao động.
, f (Wđ) = 2, 2f (x, v, a); T (Wđ) = T(x, v, a)/2.
+ Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì động năng cực đại.
+ Khi vật đi từ cân bằng ra hai biên thì động năng giảm dần.
+ Ở hai vị trí biên thì động năng bằng 0 (cực tiểu).
+ Khi vật đi từ hai vị trí biên về vị trí cân bằng thì động năng tăng dần.
2. Thế năng
1 1 1
- Biểu thức: Wt = kx2 = m2A2cos2(t + ) = m2A2 1 + cos(2t + 2). (k là hằng số)
2 2 4
1 1
Wtmax = kxmax2 = kA2 = m2A2
2 2
- Nhận xét: Thế năng của một vật dao động điều hòa
+ Tỉ lệ thuận với bình phương li độ của vật.
+ Biến thiên tuần hoàn theo thời gian (mà không biến thiên điều hòa) với tần số, tần số góc gấp đôi của dao
động và chu kì bằng một nửa chu kì dao động.
, f (Wđ) = 2, 2f (x, v, a); T (Wđ) = T(x, v, a)/2.
+ Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì thế năng bằng 0.
+ Khi vật di từ cân bằng ra hai biên thì thế năng tăng dần.
+ Ở hai vị trí biên thì thế năng cực đại.
+ Khi vật đi từ hai vị trí biên về vị trí cân bằng thì thế năng giảm dần.
3. Cơ năng của vật dao động điều hòa
- Cơ năng của một vật dao động bằng tổng động năng và thế năng của vật.
1 1 1 1 1
- Khi vật DĐĐH: W = kA2 = m2A2 = mvm2 =Wđ + Wt = mv2 + kx2 = Wđmaxcb = Wtmax2b
2 2 2 2 2
- Cơ năng của một vật dao động điều hòa là một số không đổi, là một hằng số, là một đại lƣợng bảo toàn.
+ Khi động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại.
+ Ở vị trí nào mà động năng cực đại thì thế năng cực tiểu bằng 0 và ngược lại.
- Cơ năng của một vật dao động điều hòa tỉ lệ thuận với bình phƣơng của biên độ dao động, với bình
phƣơng của tần số, tần số góc và tỉ lệ nghịch với bình phƣơng của chu kì dao động.
VI. CÁC HỆ THỨC LIÊN HỆ ĐỌC LẬP VỚI THỜI GIAN
v2 x2 v2
+ v2 = 2 (A2 - x2) <=> A2 = 2 + x2 <=> 2  2  1 <=> vm = A
 x max v max
a2 v2 v2 a2
+ a2 = 4A2 - 2v2 = 2( v max
2
- v2) <=> A2 = + <=>   1 ; am = 2A = vm
4 2 2 2
v max a max
v2 F2
+ 2
 2
1
vmax Fmax
VII. ĐỒ THỊ CỦA CÁC ĐẠI LƢỢNG KHI VẬT DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
+ Đồ thị của li độ, vận tốc, gia tốc và của lực kéo về theo thời gian là một đường hình sin.
+ Đồ thị của gia tốc theo li độ là một đường thẳng (a = -2x; a là hàm số bậc nhất của x).
+ Đồ thị của lực kéo về theo li độ là một đường thẳng (F = -kx).
+ Đồ thị của lực kéo về theo gia tốc là một đường thẳng F = ma).
+ Đồ thị của vận tốc theo li độ ; của gia tốc theo vận tốc là một êlip.
VIII. GIÁ TRỊ CỦA CÁC ĐẠI LƢỢNG BIẾN THIÊN THEO THỜI GIAN CỦA VẬT DAO ĐỘNG
ĐIỀU HÒA TRONG QUÁ TRÌNH VẬT DAO ĐỘNG
1. Giá trị của các đại lƣợng
- Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì li độ bằng 0, vận tốc cực đại, gia tốc bằng 0, động năng cực đại, thế năng
bằng 0, lực kéo về bằng 0.
- Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra hai biên thì li độ tăng dần, vận tốc giảm dần, gia tốc tăng dần, động năng giảm,
thế năng tăng, lực kéo về tăng.
- Ở hai vị trí biên thì li độ cực đại, vận tốc bằng 0, gia tốc cực đại, động năng bằng 0, thế năng cực đại, lực kéo
về cực đại.
- Khi vật đi từ hai biên về cân bằng thì li độ giảm, vận tốc tăng, gia tốc giảm, động năng tăng, thế năng giảm,
lực kéo về giảm.
2. Dấu và hƣớng
- Gia tốc luôn trái dấu với li độ; gia tốc luôn cùng dấu với lực kéo về; lực kéo về luôn trái dấu với li độ. Lực
kéo về luôn cùng hướng với gia tốc.
- Khi vật đi từ cân bằng ra biên thì li độ cùng dấu với vận tốc; vận tốc trái dấu và ngược hướng với gia tốc.
- Khi vật đi từ biên về cân bằng thì li độ trái dấu với vận tốc; vận tốc cùng dấu và cùng hướng với gia tốc.
-A O A x
      
xmax x < 0; giảm x < 0; tăng x=0 x > 0; tăng x > 0; giảm xmax

v=0 v > 0; tăng v < 0; giảm vmax v > 0; giảm v < 0; tăng v=0

a max a > 0; giảm a > 0; tăng a=0 a < 0; tăng a < 0; giảm a max

F max F > 0; giảm F > 0; tăng F=0 F < 0; tăng F < 0; giảm F max

Wđ = 0 Wđ tăng Wđ giảm Wđmax Wđ giảm Wđ tăng Wđ =0

Wtmax Wt giảm Wt tăng Wt = 0 Wt tăng Wt giảm Wtmax

You might also like