You are on page 1of 14

BÀI:

DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ


I. ĐỊNH NGHĨA

• Dao động: Là một chuyển động thẳng, lập đi lập lại quanh một vị trí
cân bằng (VTCB).
Ví dụ: Cành cây dao động khi có gió thổi qua, sợi dây đàn đang rung….
• Dao động tuần hoàn: Là một dao động, cứ sau mỗi khoảng thời gian
nhất định T gọi là chu kỳ, trạng thái của chuyển động lặp lại giống
như cũ.
(Trạng thái của chuyển động: Vật ở đâu, đi chiều nào, vận tốc bao nhiêu
…).
Ví dụ: Một vật nặng treo ở đầu một sợi dây dài dao động qua lại.
• Dao động điều hoà: Là một dao động tuần hoàn, chuyển động của nó
được mô tả theo một định luật hình sin (hay cosin).
II. PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG
Vật dao động điều hoà khi có li độ tuân theo hàm số cosin:

x = Acos(ωt + φ) (1)

x: Gọi là Li độ, là toạ độ của vật ở thời điểm t.


A: Gọi là Biên độ, là li độ cực đại của vật (A = xmax).
ω: Gọi là Tần số góc (rad/s) .
(A và ω là các hằng số dương).
t: Thời gian (s).
φ : Gọi là pha ban đầu (rad), cho biết trạng thái lúc ban đầu của vật.
(ωt + φ): Gọi là pha của dao động ở thời điểm t (rad), cho biết trạng thái của vật ở thời
điểm t.
(Trạng thái của vật: Vật ở đâu, đi chiều nào ..).

 
Chú ý: Vật dao động điều hoà, chuyển động qua
lại giữa hai vị trí biên dương và biên âm, quanh
một VTCB nên:
xmin ≤ x ≤ xmax hay -A ≤ x ≤ A
• Khi vật ở biên âm: xmin = -A.
• Khi vật ở VTCB: x = 0.
• Khi vật ở biên dương: xmax = A.
III. VẬN TỐC CỦA VẬT DĐĐH
•  
v = x’ = -ωA.sin(ωt + φ) = ωA.cos(ωt + φ +) (2)
Chú ý:
* Vận tốc là một đại lượng đại số. Dấu của vận tốc v cho biết chiều chuyển
động:
• Khi vật đi theo chiều dương của quĩ đạo, vận tốc: v > 0.
• Khi vật đi theo chiều âm của quĩ đạo, vận tốc: v < 0.

• Vận tốc v là đạo hàm của li độ x nên v và x vuông pha nhau (v sớm pha hơn
x góc π/2).

 Khi vật đến 2 biên: vận tốc triệt tiêu: v = 0.


 Khi vật qua VTCB theo chiều dương: vận tốc cực đại: vmax = Aω.
Khi vật qua VTCB theo chiều âm: vận tốc cực tiểu: vmin = -Aω.
• Tốc độ: Tốc độ là giá trị tuyệt đối của vận tốc,
là độ lớn của vận tốc.

 Khi vật đến 2 biên: Tốc độ v = 0.


 Khi vật qua VTCB theo chiều dương hoặc
chiều âm, tốc độ của vật đều cực đại:
vmax = Aω.
 
IV. GIA TỐC CỦA VẬT DĐĐH:

a = v’ = x” = -ω2A.cos(ωt + φ) = -ω2x (3)


=> a = -ω2x
Chú ý:
* Vì gia tốc của một DĐĐH: a = -ω2x không phải là hằng số
nên chuyển động của dao động điều hoà không phải là một
chuyển động đều.
• Khi Vật từ hai Biên  VTCB: Vật có chuyển động nhanh
dần (không có chữ đều).
• Khi Vật từ VTCB  hai Biên: Vật có chuyển động chậm
dần (không có chữ đều).
Gia tốc của dao động điều hoà a = - ω2x, nên:
Gia tốc a và li độ x luôn trái dấu nhau (ngược pha
nhau).
 Khi vật qua VTCB (x = 0): Gia tốc a = 0.
 Khi vật đến Biên dương (x = A):
Gia tốc cực tiểu: amin = -Aω2.
 Khi vật đến Biên âm (x = -A):
Gia tốc cực đại: amax = Aω2.
V. CHU KỲ - TẦN SỐ
*• Chu
  kỳ: là thời gian thực hiện một dao động toàn phần. Hay chu
kỳ là thời gian ngắn nhất để vật có trạng thái lặp lại như cũ (có li độ x
và vận tốc v như cũ).

Trong hệ thống đo lường Quốc tế (SI), đơn vị của Chu kỳ là Giây (s).

Công thức: T(s) =


* Tần số: Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây.
Trong hệ thống đo lường SI, đơn vị của Tần số là Hertz (Hz).
Công thức: f (Hz) =
f= hay ω = 2πf
VI. LỰC KÉO VỀ (Còn gọi là Lực Phục hồi, Lực Hồi phục):

•Định
  luật II Newton: F = ma và gia tốc dđđh a = - ω2x.
Nên F = -mω2x hay F = - kx (Với k = mω2)
Chú ý:
* Lực này có tác dụng đưa vật về VTCB nên gọi là lực
kéo về, là nguyên nhân gây ra chuyển động của dao
động điều hoà
* F = - kx nên F và x luôn luôn trái dấu nhau => Lực kéo
về F ngược pha với li độ x.
* F = ma nên F và a luôn luôn cùng dấu nhau => Lực kéo
về F đồng pha với gia tốc a.
VII. LIÊN HỆ DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ
VÀ CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU:

•Một
  dao động điều hoà được xem là hình chiếu
của một chuyển động tròn đều lên đường kính
quỹ đạo:
= OM.cos(ωt + φ) => x = Acos(ωt + φ).
TƯƠNG ĐỒNG GIỮA DĐĐH VÀ TRÒN ĐỀU

Ta có sự tương đồng như sau:


Chuyển động tròn đều  Dao động điều hoà
• Bán kính đường tròn R  Biên độ A.
• Tâm đường tròn O  Vị trí cân bằng O.
• Số vòng quay n (vòng/s)  Tần số f.
• Tốc độ góc ω  Tần số góc ω.
• Tốc độ dài v = Rω Tốc độ cực đại vmax = Aω.
VIII. CÁC CÔNG THỨC
•• Hệ thức độc lập (1), (2) =>: x2 + = hay + v2 =
 
• Tốc độ cực đại (khi vật qua VTCB cả 2 chiều dương, âm): vmax = Aω
• Vận tốc cực đại (khi vật qua VTCB theo chiều dương): vmax = Aω
• Vận tốc cực tiểu (khi vật qua VTCB theo chiều âm): vmin = -Aω
• Gia tốc (3): a = -ω2x
• Gia tốc cực đại (khi vật đến biên âm) amax = Aω2
• Gia tốc cực tiểu (khi vật đến biên dương) amin = -Aω2
• Lực kéo về: F = -kx = -mω2x
• Lực kéo về cực đại (khi vật đến biên âm x = -A): Fmax = kA = mω2A
• Độ lớn của lực kéo về cực đại (khi vật đến cả 2 biên dương, âm):
Fmax = kA = mω2A

You might also like