You are on page 1of 36

DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

DAO ĐỘNG CƠ

 Dao động cơ: Là chuyển động qua lại quanh


một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng.

 Dao động tuần hoàn: Là dao động mà trạng


thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng
cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác
định.
 Dao động điều hòa: Là dao động trong đó li độ
của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời
gian.
PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

x=Acos(ωt + φ)
Trong đó:
 x: li độ của dao động
 A: biên độ dao động
 ω: tần số góc của dao động (đơn vị: rad/s)
 ωt+φ: pha của dao động tại thời điểm t (đơn vị: rad)
 φ: pha ban đầu của dao động
CÁC ĐẠI LƯỢNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

 Chu kì T: Là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động
toàn phần. Đơn vị của chu kì : s (giây)
 Tần số f: Là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây.
Đơn vị của tần số: Hz (héc)
 Tần số góc ω: Là đại lượng liên hệ với chu kì T hay với tần số f bằng
hệ thức: ω = 2πf. Đơn vị của tần số góc: rad/s
 Một chu kì dao động vật đi được quãng đường là S = 4A
 Chiều dài quỹ đạo chuyển động của vật là L = 2A
CÁC ĐẠI LƯỢNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

 Vận tốc: v=x′=−ωAsin(ωt+φ) = ωAcos(ωt+φ+π/2)


 Tại VTCB: vận tốc có độ lớn cực đại: vmax=ωA
 Tại biên: vận tốc tốc bằng 0
 Vận tốc nhanh pha hơn li độ một góc π/2 và vận tốc đổi chiều tại
biên độ.
CÁC ĐẠI LƯỢNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
 Gia tốc : a= v′=−ω2Acos(ωt+φ)=−ω2x = ω2Acos(ωt+φ+π)
Tại biên: vận tốc tốc bằng 0
 Vận tốc nhanh pha hơn li độ một góc π/2 và vận tốc đổi chiều tại biên độ.
 Véc tơ gia tốc luôn luôn hướng về vị trí cân bằng
 Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ: |a| |x|
 Tại biên: gia tốc có độ lớn cực đại amax=ω2A
 Tại VTCB gia tốc bằng 0
 Gia tốc nhanh pha hơn vận tốc một góc π/2 và ngược pha so với li độ.
MỐI LIÊN HỆ GIỮA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA VÀ CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU

DĐĐH được xem là hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn
đều lên một trục nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. Với: A=R; ω=v/R
ĐỒ THỊ CỦA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

 Đồ thị của dao động điều hòa là một đường hình sin
Ví dụ 1
Chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(5πt+π/2) (cm). Tính quãng đường
vật đi được trong thời gian t = 2,15s kể từ t = 0.
Ví dụ 1
Chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(5πt+π/2) (cm). Tính quãng đường
vật đi được trong thời gian t = 2,15s kể từ t = 0.
Ví dụ 2
Chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 10cos(πt-π/2) (cm). Tính quãng đường
vật đi được trong giây thứ 2015.
Ví dụ 3
Chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(100πt+π/6) (cm). Tính quãng đường
lớn nhất vật đi được trong thời gian 0,045s.
Ví dụ 4
Chất điểm dao động điều hòa với biên độ A chu kỳ T. Tìm tốc độ trung bình nhỏ nhất của chất
điểm trong thời gian t = T/3
Ví dụ 5
Chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 8cos(4πt+π/3) (cm). Thời điểm vật đi qua
vị trí cân bằng lần thứ 2023 theo chiều dương từ khi t =0 là?
Ví dụ 6
Chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 8cos(5πt+π/6) (cm). Thời điểm vật đi qua
vị trí x = -4cm lần thứ 2020 là bao nhiêu?
Ví dụ 7
Chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 10cos(πt+π/4) (cm). Tại thời điểm t = 9.5s
thì chất điểm đi qua vị trí cân bằng bao nhiêu lần?
Ví dụ 8
Chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(4πt+π/3) (cm). Biết li độ của chất
điểm ở thời điểm t là x = 2,5. Tìm li độ của vật sau đó 0,3125s
Ví dụ 9
Dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt+ φ) (cm). Lúc t = 0 vật cách vị trí cân bằng
có gia tốc -100 π2 (cm/s2), vận tốc là -10 π (cm/s). Viết phương trình dao động
của vật.
Ôn tập 1
Ôn tập 2
Một vật dao động điều hòa. Khi qua vị trí cân bằng nó có vận tốc 50cm/s, khi ở biên nó có gia
tốc 5m/s2. Biên độ dao động của vật là bao nhiêu?
Ôn tập 3
Một vật khối lượng 400g chịu tác dụng của một lực có dạng F = - 0,8cos5t (N) nên dao động
điều hòa. Biên độ dao động của vật là bao nhiêu?
Ôn tập 4
Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 6cos( 4t + /3) cm. Tính quãng đường vật đi
được sau 1 s kể từ thời điểm ban đầu.
Ôn tập 5
Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình x = 10sin(4πt + π/2)(cm)
với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kì bằng bao nhiêu?
CON LẮC LÒ XO
Con lắc lò xo

 Con lắc lò xo gồm một vật nặng m gắn vào một đầu của lò xo có độ
cứng k và có khối lượng không đáng kể.
 Con lắc có một vị trí cân bằng mà khi ta thả vật ra, vật sẽ đứng yên
mãi. Nếu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng buông ra vật sẽ dao động
quanh vị trí cân bằng giữa hai biên.
Khảo sát dao động của con lắc lò xo về mặt động lực học

 Xét vật ở li độ x, lò xo giãn một đoạn Δl=x, lực đàn hồi của lò xo F=−kΔl
 Phương trình ĐL II Newton là: F= ma =−kx
 a=-
Đặt ω2= a+ω2x=0  x’’ + ω2x = 0. Phương trình này sẽ có nghiệm
dạng x=Acos(ωt + φ) nên con lắc lò xo sẽ dao động điều hòa.

 Tần số góc: ω

 Chu kỳ: T = 2π
Khảo sát dao động của con lắc lò xo về mặt năng lượng

 Động năng của con lắc lò xo: Wđ= mv2


 Thế năng của con lắc lò xo: Wt= kx2
Cơ năng của con lắc lò xo. Sự bảo toàn cơ năng

 Cơ năng của con lắc: W= mv2+ kx2


Khi không có ma sát thì cơ năng của con lắc được bảo toàn. Nó chỉ biến đổi
từ thế năng sang động năng và ngược lại.

 W= kA2= mω2A2 = const


Ví dụ 1
Một lò xo dao động điều hòa thẳng đứng khi cân bằng nó dãn 3cm. Bỏ qua mọi lực cản, kích
thích cho lò xo dao động với biên độ là A =3 . Tính tỉ số thời gian lò xo bị nén và dãn trong
một chu kỳ.
Ví dụ 2
Một vật dđ điều hoà theo phương ngang với tần số góc 10 rad/s. Kéo vật ra khỏi vị trí
cân bằng một khoảng 2cm rồi truyền cho vật vận tốc 20cm/s theo phương dao động.
Biên độ dao động của vật là bao nhiêu?
Ví dụ 3
Một con lắc lò xo treo vật m, dao động theo phương thẳng đứng. Thả m từ trạng thái tự do nó
dao động với biên độ A = 2cm, chọc gốc tọa độ là vị trí cân bằng, chiều dương từ trên xuống,
gốc thời gian là lúc vật qua vị trí cân bằng và đang đi xuống, lấy g = π2 = 10. Viết phương trình
dao động của vật.
Ví dụ 4
Hai vật A, B dán liền nhau mB = 2mA = 200 gam, treo vào một lò xo có độ cứng k = 50 N/m.
Nâng vật lên đến đến vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên ℓ0 = 30 cm thì buông nhẹ. Vật dao động
điều hoà đến vị trí lực đàn hồi của lò xo có độ lớn lớn nhất, vật B bị tách ra. Tính chiều dài
ngắn nhất của lò xo
Ví dụ 5
Một lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng k = 50N/m được giữ cố định đầu dưới còn đầu
trên gắn với vật nặng m = 100g. Nâng vật m để lò xo dãn 2,0cm rồi buông nhẹ, hệ dao động
điều hòa theo phương thẳng đứng. Lấy g = 10m/s2. Thời gian lò dãn trong một chu kỳ là bao
nhiêu?
Ví dụ 6
Một con lắc gồm lò xo có độ cứng k = 50N/m và vật nặng m. Khi m dao động thẳng đứng tại
nơi có g= 10m/s2, lực kéo cực đại và lực nén cực đại của lò xo lên giá treo lần lượt là 4,0N và
2,0N. Vận tốc cực đại của m là bao nhiêu?
Ví dụ 7
Cho cơ hệ như hình vẽ, m1 = m2 = 250g, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k =
50N/m. Lúc t = 0 thả nhẹ m2 vào m1 cho hệ dao động, chọn gốc tọa độ là vị trí cân bằng, chiều
dương như hình vẽ. Lấy g = 10m/s2, viết phương trình dao động của vật.
Ví dụ 8
Cho một hệ dao động như hình vẽ bên. Lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng
k=30N/m. Vật M=200g có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang
ở trạng thái cân bằng, dùng một vật m=100g bắn vào M theo phương nằm ngang với
vận tốc v0= 3m/s. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hoà. Xác
định vận tốc của hệ ngay sau va chạm. Viết phương trình dao động của hệ. Chọn trục
toạ độ Ox trùng với phương dao động, gốc toạ độ O là vị trí cân bằng, chiều dương
của trục cùng chiều với chiều của vector v0. Gốc thời gian là lúc va chạm.

You might also like