You are on page 1of 37

CHƯƠNG I :SỰ ĐIỆN LI

Bài 1: Sự điện li

I. Sự điện li

Kết quả thí nghiệm cho thấy chỉ có bóng đèn ở cốc đựng
dung dịch NaCl sáng. Vậy dung dịch NaCl dẫn điện, còn
nước cất và dung dịch saccarozo không dẫn điện.

1. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazo và muối trong nước

- Các axit, bazo, muối khi tan trong nước phân li ra các ion làm cho dung dịch của chúng có
tính dẫn điện.

- Quá trình phân li các chất trong nước ra ion gọi là sự điện li.

- Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là chất điện li.

- Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li.

NaCl → Na+ + Cl- NaOH → Na+ + OH-

HCl → H+ + Cl-

2. Kết luận

a. Sự điện li:là quá trình phân li các chất trong nước ra ion.

b. Chất điện li:là những chất tan trong nước phân li ra được ion. Dung dịch trong nước của các
chất điện li sẽ dẫn điện được.

c. Phương trình điện li

AXIT → Cation H+ + Anion gốc axit

BAZƠ → Cation KL + Anion OH-


MUỐI → Cation KL (hoặc NH4+) + Anion gốc axit

d. Các hệ quả:

- Trong một dung dịch, tổng ion dương = - Tổng số gam các ion sẽ bằng tổng số gam
tổng ion âm. các chất tan có trong dung dịch đó.

Bài 2: Axit, bazơ và muối

1. Axit, bazo, muối

a. Axit và bazơ theo thuyết Areniut

* Axit:Là chất khi tan trong nước phân li * Bazơ:Là chất khi tan trong nước phân li cho
cho ion H+. ion OH-.

* Axit nhiều nấc:Những axit khi tan trong


nước phân li nhiều nấc cho ion H+.

Ví dụ:

H3PO4 → H+ + H2PO4- HPO42- → H+ + PO43-

H2PO4- → H+ + HPO42-

* Bazơ nhiều nấc:Những bazơ khi tan trong nước phân li nhiều nấc cho ion OH-.

Ví dụ:

Mg(OH)2 → Mg(OH)+ + OH- Mg(OH)+ → Mg2+ + OH-

* Hiđroxit lưỡng tính: Là những hiđrôxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có
thể phân li như bazơ.

A(OH)n: Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3.

Phân li theo kiểu bazơ:

Ví dụ:

Zn(OH)2 → Zn2+ + 2OH- Al(OH)3 → Al3+ + 3OH-

Phân li theo kiểu axit:

Ví dụ:
Zn(OH)2 → ZnO22- + 2H+ Al(OH)3 → AlO2- + H3O+

b. Axit, bazơ theo Bronsted

Axit là chất (hoặc ion) nhường proton H+

Bazơ là chất (hoặc ion) nhận proton H+

Chú ý: Anion gốc axit còn H của axit yếu (H2CO3, H2SO3, H2S, H3PO4, …) đều là chất lưỡng
tính, còn anion không còn H của axit yếu đều là bazơ.

Hằng số phân li axit (Ka) và bazơ (Kb).

Ví dụ:

CH3COOH → CH3COO- + H+

CH3COOH + H2O → CH3COO- + H+

NH3 + H2O → NH4+ + OH-

- Vì nồng độ của nước được coi như hằng số nên ta có thể bỏ qua nồng độ của nước trong biểu
thức xác định hằng số phân li axit, hay bazơ.

- Đối với bazơ nhiều nấc sẽ có nhiều hằng số phân li ở các nấc khác nhau.

- Hằng số phân li bazơ chỉ phụ thuôc vào bản chất bazơ và nhiệt độ. Nếu giá trị Kb càng nhỏ
thì lực bazơ của nó càng yếu (hay tính bazơ càng yếu).

- Mối liên hệ giữa hằng số Ka và Kb.

Ka = 10-14/Kb hay Ka. Kb = 10-14.

Muối axit, muối trung hoà


+ Muối axit: Muối có anion gốc axit còn khả năng phân li cho ion H+.

Ví dụ: NaHCO3; NaH2PO4; NaHSO4; ...

+ Muối trung hoà: Muối có anion gốc axit không còn khả năng phân li cho ion H+.

Ví dụ: NaCl , (NH4)2SO4, Na2CO3, ...

+ Muối bazo: Muối có nhóm –OH có thể thay thế bằng gốc axit.

Ví dụ: Mg(OH)Cl; Fe(OH)2Cl, ...

+ Ngoài ra còn kể đến một số muối kép như: HCl.NaCl; KCl.MgCl.6H2O; K2SO4.Al2(SO4)3,
...

+ Muối phức: [Ag(NH3)2]Cl; [Cu(NH3)4]SO4, ...

Sự điện li của muối trong nước: Hầu hết các muối (kể cả muối kép) khi tan trong nước phân li
hoàn toàn thành cation kim loại (NH4+) và anion gốc axit.

Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ

I. Nước là chất điện li yếu

1. Sự điện li của nước

- Nước là chất điện li rất yếu.

- Phương trình điện li:

2. Tích số ion của nước

- Ở 25oC, hằng số KH2O gọi là tích số ion của nước:

KH2O = [H+].[OH-] = 10-14

⇒ [H+] = [OH-] = 10-7.

- Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-] = 10-7 M.
3. Ý nghĩa tích số ion của nước

a. Môi trường axit

Là môi trường trong đó [H+] > [OH-] hay [H+] > 10-7 M.

b. Môi trường kiềm

Là môi trường trong đó [H+] < [OH-] hay [H+] < 10-7 M.

II. Khái niệm về pH. Chất chỉ thị axit – bazơ

1. Khái niệm về pH

2. Chất chỉ thị axit – bazơ

- Là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.

Ví dụ: Quỳ tím, phenolphatalenin.

Bảng màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.

Trộn lẫn một số chất chỉ thị có màu biến đổi kế tiếp nhau theo giá trị pH, ta được hỗn hợp chất
chỉ thị vạn năng. Dùng băng giấy tẩm dung dịch hỗn hợp này có thể xác định được gần đúng giá
trị pH của dung dịch.
3. Bảng công thức pH trong các môi trường

CÔNG THỨC MÔI TRƯỜNG

pH = - lg[H+] pH < 7 → Môi trường axít

pOH = - lg[OH-] pH > 7 → Môi trường bazơ

[H+].[OH-] = 10-14 pH = 7 → Môi trường trung tính

pH + pOH = 14 [H+] càng lớn ↔ Giá trị pH càng bé

pH = a [H+] = 10-a [OH-] càng lớn ↔ Giá trị pH càng lớn

pOH = b [OH-] = 10-b

Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

1. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Xét phản ứng:

Dung dịch A + dung dịch B → Sản phẩm.

- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với
nhau tạo thành ít nhất 1 trong số các chất sau:

+ Chất kết tủa. + Chất điện li yếu. + Chất khí.

Thí dụ:

+ Phản ứng tạo thành chất kết tủa: Kết tủa BaSO4

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓


+ Phản ứng tạo thành chất điện li yếu: + Phản ứng tạo thành chất khí:

HCl + NaOH → NaCl + H2O Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑

2. Phương trình ion rút gọn

- Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

- Cách chuyển từ phương trình dưới dạng phân tử thành phương trình ion rút gọn như sau:

Bước 1:

+ Chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion.

+ Các chất khí, chất kết tủa, chất điện li yếu để nguyên ở dạng phân tử.

⇒ Khi này, phương trình thu được gọi là phương trình ion đầy đủ.

Thí dụ: Xét phản ứng:

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓

Phương trình ion đầy đủ là:

2Na+ +SO42−SO42-+ Ba2+ + 2Cl- → BaSO4↓ + 2Na+ + 2Cl-

Bước 2: Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng, ta được phương trình ion rút gọn.

Ba2+ +SO42−SO42-→ BaSO4↓

Từ phương trình này ta thấy rằng, muốn điều chế kết tủa BaSO4 chỉ cần trộn 2 dung dịch, một
dung dịch chứa Ba2+, dung dịch kia chứa ion SO42-.

Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện
li -

1. Axit - Bazơ

- Theo A-re-ni-ut: - Theo Bron-stet:

+ Axit là chất tan trong nước phân li ra ion + Axit là chất nhường proton H+.
H+.
+ Bazo là chất nhận proton H+.
+ Bazo khi tan trong nước phân li ra ion
-
OH .

2. Chất lưỡng tính


Là chất vừa thể hiện tính axit, vừa thể hiện tính bazơ.

Ví dụ:

3. Hằng số phân li

Ka là đại lượng đặc trưng cho lực axit của axit yếu trong nước.

Kb là đại lượng đặc trưng cho lực bazo của bazo yếu trong nước.

4. Tích số ion của nước

KH2O = [H+].[OH-] = 10-14 M.

5. Ý nghĩa giá trị [H+] và pH

Bài 7 : Nitơ -

I. Cấu tạo phân tử

- Nhóm VA có cấu hình electron ngoài cùng - Cấu hình electron của N2: 1s22s22p3.
là: ns2np3.
- CTCT: N ≡ N.
- Nên vừa thể hiện được tính oxh và tính
khử. - CTPT: N2.

- Số oxh của N2: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

II. Tính chất vật lý

- Là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí (d = 28/29), hóa lỏng ở
-196 ºC.

- Nitơ ít tan trong nước, hoá lỏng và hoá rắn ở nhiệt độ rất thấp. Không duy trì sự cháy và sự
hô hấp (không độc).
III. Tính chất hóa học

- Nitơ có các số oxi hoá: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

- N2 có số oxi hoá 0 nên vừa thể hiện tính oxi hoá và tính khử.

- Nitơ có EN N = 946 kJ/mol, ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học nhưng ở nhiệt độ
cao hoạt động hơn.

- Nitơ thể hiện tính oxi hóa và tính khử, tính oxi hóa đặc trưng hơn.

1. Tính oxi hoá: Phân tử nitơ có liên kết ba rất bền, nên nitơ khá trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ
thường.

a. Tác dụng với hidro

Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và có xúc tác. Nitơ phản ứng với hidro tạo amoniac.

b. Tác dụng với kim loại

- Ở nhiệt độ thường nitơ chỉ tác dụng với liti tạo liti nitrua: 6Li + N2 → 2Li3N.

- Ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng với nhiều kim loại: 3Mg + N2 → Mg3N2 (magie nitrua).

Lưu ý: Các nitrua dễ bị thủy phân tạo NH3.

Nitơ thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn.

2. Tính khử

- Ở nhiệt độ cao (3000 ºC) Nitơ phản ứng với oxi tạo nitơ monoxit.

- Ở điều kiện thường, nitơ monoxit tác dụng với oxi không khí tạo nitơ đioxit màu nâu đỏ.

Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.

- Các oxit khác của nitơ: N2O, N2O3, N2O5 không điều chế được trực tiếp từ nitơ và oxi.
Ghi nhớ: Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn. Thể
hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.

IV. Trạng thái tự nhiên

Trong tự nhiên, nito tồn tại ở dạng tự do và dạng hợp chất.

- Ở dạng tự do, nito chiếm 80% thể tích không khí.

- Ở dạng hợp chất, nito có nhiều trong khoáng vật NaNO3 có tên là diêm tiêu natri.

Ngoài ra nito có trong thành phần của protein, axit ucleic, … và nhiều hợp chất hữu khác.

V. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

- Nitơ là thành phần dinh dưỡng chính của - Được dùng làm môi trường trơ trong công
thực vật. nghiệp.

- Tổng hợp amoniac để điều chế phân đạm, - Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và
axit nitric … các mẫu sinh học khác.

2. Điều chế.

a. Trong công nghiệp

Chưng cất phân đoạn không khí lỏng, thu nitơ ở -196 ºC, vận chuyển trong các bình thép, nén
dưới áp suất 150 at.

b. Trong phòng thí nghiệm

Đun dung dịch bão hòa muối amoni nitrit (Hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl):

Bài 8 : Amoniac và muối amoni - Cô Nguyễn Nhàn (Giáo viên VietJack)

A. AMONIAC

I. Cấu tạo phân tử

Trong phân tử NH3, N liên kết với ba nguyên tử hidro bằng ba liên kết cộng hóa trị có cực.
NH3 có cấu tạo hình chóp với nguyên tử Nitơ ở đỉnh. Nitơ còn một cặp electron hóa trị là nguyên
nhân tính bazơ của NH3.

II. Tính chất vật lý

- Amoniac (NH3) là chất khí không màu, có mùi khai xốc, nhẹ hơn không khí, tan rất nhiều trong
nước.
III. Tính chất hóa học

1. Tính bazơ yếu

- Tác dụng với nước:

NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-

⇒ Dung dịch NH3 là một dung dịch bazơ yếu.

- Tác dụng với dung dịch muối (muối của những kim loại có hidroxit không tan):

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+

- Tác dụng với axit → muối amoni:

NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua) 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat)

2. Khả năng tạo phức

Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo
thành các dung dịch phức chất.

Ví dụ:

* Với Cu(OH)2: * Với AgCl:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl


xanh thẫm)

Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng
của nguyên tử nitơ với ion kim loại.

3. Tính khử

- Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại (Nitơ có số oxi
hóa từ -3 đến 0, +2).

- Tác dụng với oxi:

- Tác dụng với clo:

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl


NH3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “khói trắng” NH4Cl

- Tác dụng với CuO:

IV. Ứng dụng

- Sản xuất axit nitric, các loại phân đạm - Amoni lỏng dùng làm chất gây lạnh trong
như ure (NH2)2CO; NH4NO3; (NH4)2SO4; … máy lạnh.

- Điều chế hidrazin (N2H4) làm nhiên liệu


cho tên lửa.

V. Điều chế

1. Trong phòng thí nghiệm

Đun nóng muối amoni với Ca(OH)2

2. Trong công nghiệp

Tổng hợp từ nitơ và hiđro

- Nhiệt độ: 450 – 500oC.

- Áp suất cao từ 200 – 300 atm.

- Chất xúc tác: sắt kim loại được trộn thêm Al2O3, K2O, ...

Làm lạnh hỗn hợp khí bay ra, NH3 hóa lỏng được tách riêng.

B. MUỐI AMONI

Là tinh thể ion gồm cation NH4+ và anion gốc axit.

I. Tính chất vật lý

- Là những hợp chất tinh thể ion, phân tử NH4Cl → NH4+ + Cl-; Ion NH4+ không có
gồm cation NH4+ và anion gốc axit. màu.

- Tan nhiều trong nước điện ly hoàn toàn


thành các ion.

II. Tính chất hóa học


1.Phản ứng thuỷ phân: Tạo môi trường có tính axit làm quỳ tím hoá đỏ.

NH4+ + HOH → NH3 + H3O+ (Tính axit)

2. Tác dụng với dung dịch kiềm: (nhận biết ion amoni, điều chế amoniac trong phòng thí
nghiệm)

3. Phản ứng nhiệt phân

- Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi nung nóng bị phân hủy thành NH3.

NH4HCO3 (bột nở) được dùng làm xốp bánh.

- Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa khi bị nhiệt phân cho ra N2, N2O.

- Nhiệt độ lên tới 500oC, ta có phản ứng:

2NH4NO3 → 2N2 + O2 + 4H2O

Bài 9: Axit nitric và muối nitrat - Cô Nguyễn Nhàn (Giáo viên VietJack)

A. Axit nitric

I. Cấu tạo phân tử:

CTPT: HNO3
II. Tính chất vật lý

- Là chất lỏng không màu, D = 1,53g/cm3. 4HNO3 → 4NO2 + O2 + 2H2O

- Bốc khói mạnh trong không khí ẩm. - Axit nitric tan vô hạn trong nước.

- Axit nitric không bền, khi có ánh sáng


phân hủy một phần.

III. Tính chất hóa học

1. Tính axit

Là một trong số các axit mạnh nhất, trong dung dịch:

HNO3 → H+ + NO3-

- Dung dịch axit HNO3 có đầy đủ tính chất của môt dung dịch axit: làm đỏ quỳ tím, tác dụng
với oxit bazơ, bazơ, muối của axit yếu hơn.

2. Tính oxi hóa

Kim loại hay phi kim khi gặp axit HNO3 đều bị oxi hóa về trạng thái oxi hóa cao nhất.

- Với kim loại: HNO3 oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ vàng (Au) và platin(Pt))

* Với những kim loại có tính khử yếu: Cu, Ag, ...

Ví dụ:

Cu + 4HNO3(đ) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

3Cu + 8HNO3(l) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

* Khi tác dụng với những kim loại có tính khử mạnh hơn: Mg, Zn, Al, ...

- HNO3 đặc bị khử đến NO2.

Mg + 4HNO3(đ) → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

- HNO3 loãng bị khử đến N2O hoặc N2.

8Al + 30HNO3(l) → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

- HNO3 rất loãng bị khử đến NH3(NH4NO3).

4Zn + 10HNO3 (rất loãng) → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

* Lưu ý: Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội.
- Với phi kim:

Khi đun nóng HNO3 đặc có thể tác dụng với phi: C, P, S, …(trừ N2 và halogen).

S + 6HNO3(đ) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

- Với hợp chất:

- H2S, HI, SO2, FeO, muối sắt (II), … có thể tác dụng với HNO3 nguyên tố bị oxi hoá trong
hợp chất chuyển lên mức oxi hoá cao hơn.

Ví dụ:

3FeO + 10HNO3(đ) → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

3H2S + 2HNO3(đ) → 3S + 2NO + 4H2O

- Nhiều hợp chất hữu cơ như giấy, vải, dầu thông, … bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.

IV. Ứng dụng

- Phần lớn sử dụng để điều chế phân đạm NH4NO3, …

- Ngoài ra sử dụng sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm, dược phẩm, …

V. Điều chế

1. Trong phòng thí nghiệm

Axit HNO3 được điều chế bằng cách cho natri nitrat hoặc kali nitrat rắn tác dụng với axit
H2SO4 đặc, nóng:

- Điện phân các muối nitrat của kim loại đứng sau H+ của nước (sau Al).

2. Trong công nghiệp

Được điều chế từ NH3 qua các giai đoạn:

NH3 → NO → NO2 → HNO3

GĐ 1: oxi hóa khí amoniac bằng oxi không khí ở nhiệt độ 850 − 900oC, có mặt chất xúc tác là
platin:
GĐ 2: Oxi hóa NO thành NO2. Hỗn hợp chứa NO được làm nguội và cho hóa hợp với oxi
không khí tạo thành khí nitơ đioxit:

2NO + O2 → 2NO2

GĐ 3: Chuyển hóa NO2 thành HNO3. Cho hỗn hợp nitơ đioxit vừa tạo thành và oxi tác dụng
với nước, sẽ thu được dung dịch axit nitric:

4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3

Dung dịch HNO3 thu được thường có nồng độ từ 52% đến 68%. Để có axit nitric với nồng độ
cao hơn 68%, người ta chưng cất dung dịch HNO3 này với H2SO4 đậm đặc trong các thiết bị đặc
biệt.

B. Muối nitrat

I. Tính chất vật lý

- Dễ tan trong nước, là chất điện ly mạnh trong dung dịch phân ly hoàn toàn thành các ion.

Ca(NO3)2 → Ca2+ + 2NO3-

- Ion NO3- không màu, màu của 1 số muối nitrat là do màu của cation kim loại.

II. Tính chất hóa học

Các muối nitrat của kim loại kiềm và kiềm thổ có môi trường trung tính, muối của kim loại
khác có môi trường axit (pH < 7).

a. Nhiệt phân muối Nitrat

Muối nitrat của các kim loại hoạt động (trước Mg):

Muối nitrat của kim loại từ Mg → Cu:

Muối của những kim loại kém hoạt động (sau Cu):
b. Ion NO3- trong H+(axit):

NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O

Ví dụ: 3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO↑ + 2H2O

c. Ion NO3- trong OH-(kiềm): OXH được các kim loại lưỡng tính:

8Al + 3NO3- + 5OH- + 2H2O → 8AlO2- + 3NH3↑

d. Nhận biết ion nitrat (NO3-)

Trong môi trường axit, ion NO3- thể hiện tính oxi hóa giống như HNO3. Do đó thuốc thử dùng
để nhận biết ion NO3- là hỗn hợp vụn đồng và dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.

Hiện tượng: dung dịch có màu xanh, khí không màu hóa nâu đỏ trong không khí.

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ (dd màu xanh) + 2NO↑ + 4H2O

2NO + O2 (không khí) → 2NO2 (màu nâu đỏ)

III. Ứng dụng

- Các muối nitrat được sử dụng chủ yếu làm phân bón hóa học (phân đạm) trong nông nghiệp
như NH4NO3, NaNO3, KNO3, Ca(NO3)2.

- KNO3 còn được sử dụng để chế thuốc nổ đen.

C. Chu trình của Nitơ trong tự nhiên

Nguyên tố nitơ rất cần cho sự sống trên Trái Đất. Trong tự nhiên luôn luôn diễn ra các quá
trình chuyển hóa nitơ từ dạng này sang dạng khác theo một chu trình tuần hoàn khép kín.

Bài 10: Photpho

I. Tính chất vật lí

a. P trắng

- Dạng tinh thể do phân tử P4. - Không màu hoặc vàng nhạt giống như
sáp.
- Dễ nóng chảy bay hơi, tº = 44,1ºC. - Oxi hoá chậm ⇒ phát sáng.

- Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da. - Kém bền tự cháy trong không khí ở điều
kiện thường.
- Không tan trong nước nhưng tan trong
dung môi hữu cơ: C6H6, ete...

b. P đỏ

- Dạng Polime. - Không oxi hoá chậm ⇒ không phát sáng.

- Chất bột màu đỏ. - Bền trong không khí ở điều kiện thường,
bền hơn P trắng.
- Khó nóng chảy, khó bay hơi, tºn/c = 250ºC.
- Khi đun nóng không có không khí P đỏ ⇒
- Không độc.
P trắng.
- Không tan trong bất kỳ dung môi nào.
Vì P có các số oxi hoá: -3, 0, +3, +5. Có thể
- Không độc. thể hiện tính khử và tính oxi hoá.

II. Tính chất hóa học

- Độ âm điện P < N. - P trắng hoạt động hơn P đỏ.

- Nhưng P hoạt động hóa học hơn N2 vì liên


kết N ≡ N bền vững.

a. Tính oxi hoá: tác dụng với một số kim loại hoạt động, tạo ra photphua kim loại.

b. Tính khử: tác dụng với các phi kim hoạt động như oxi, halozen, lưu huỳnh … cũng như
với các chất oxi hóa mạnh khác

- Tác dụng với oxi: Khi đốt nóng, photpho cháy trong không khí tạo ra các oxit của photpho:

Thiếu oxi:

Dư Oxi:

- Tác dụng với clo: Khi cho clo đi qua P nóng chảy, sẽ thu được các hợp chất photpho clorua:
Thiếu clo:

Dư clo:

Tác dụng với hợp chất: P dễ dàng tác dụng với các hợp chất có tính oxi hóa mạnh như
HNO3 đặc, KClO3, KNO3, K2Cr2O7, …

6P + 5KClO3 → 3P2O5 + 5KCl

III. Trạng thái tự nhiên

- P khá hoạt động về mặt hóa học nên không gặp P ở dạng tự do trong tự nhiên.

- Phần lớn P tồn tại ở dạng muối của axit photphoric. Hai khoáng vật chính của photpho là
apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2 và photphorit Ca3(PO4)2.

IV. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

- Sản xuất axit photphoric, sản xuất diêm.

- Ngoài ra được sử dụng vào mục đích quân sự: sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói, ....

2. Điều chế

Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và
than cốc khoảng 1200ºC trong lò điện:

Hơi photpho thoát ra được ngưng tụ khi làm lạnh, thu được photpho trắng ở dạng rắn

Bài 18 : Công nghiệp silicat

I. Thủy tinh

1. Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh

- Thủy tinh loại thông thường dùng làm cửa kính, chai, lọ, ... là hỗn hợp của natri silicat, canxi
silicat và silic đioxit.

- Sản xuất bằng cách nấu chảy một hỗn hợp gồm cát trắng, đá vôi và sođa ở 1400oC:
6SiO2 + CaCO3 + Na2CO3 → Na2O.CaO.6SiO2 + 2CO2

- Nhiệt độ nóng chảy xác định do không có cấu trúc tinh thể mà là chất vô định hình.

- Khi đun nóng nó mềm dần rồi mới chảy, do đó có thể tạo ra những đồ vật và dụng cụ có hình
dạng như ý muốn.

2. Một số loại thủy tinh

a. Thủy tinh Kali

- Khi nấu thủy tinh, nếu thay Na2CO3 bằng K2CO3 thì được thủy tinh kali.

- Có nhiệt độ hóa mềm và nhiệt độ nóng chảy cao hơn.

- Được dùng làm dụng cụ thí nghiệm, lăng kính, thấu kính, ...

b. Thủy tinh pha lê

- Là thủy tinh chứa nhiều chì oxit dễ nóng chảy và trong suốt.

c. Thủy tinh thạch anh

- Được sản xuất bằng cách nấu chảy silic đioxit tinh khiết.

- Loại thủy tinh này có nhiệt độ hóa mềm cao, có hệ số nở nhiệt rất nhỏ, nên không bị nứt khi
nóng lạnh đột ngột.

d. Thủy tinh có màu

Khi cho thêm oxit của một kim loại, thủy tinh sẽ có màu khác, do tạo nên các silicat có màu.

Ví dụ: crom (III) oxit (Cr2O3) cho thủy tinh màu lục, coban oxit (CoO) cho thủy tinh màu xanh
nước biển.

II. Đồ gốm

- Là vật liệu được chế tạo chủ yếu từ đất sét và cao lanh.

- Tùy theo công dụng, người ta phân biệt gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa, gốm kĩ thuật và
gốm dân dụng.

1. Gạch và ngói

- Gạch và ngói thuộc loại gốm xây dựng.


- Phối liệu để sản xuất chúng gồm đất sét loại thường và một ít cát, được nhào với nước thành
khối dẻo, sau đó tạo hình, sấy khô và nung ở 900 − 1000oC sẽ được gạch và ngói. Sau khi nung,
gạch và ngói thường có màu đỏ gây nên bởi sắt oxit ở trong đất sét.

2. Gạch chịu lửa

- Gạch chịu lửa thường được dùng để lót lò cao, lò luyện thép, lò nấu thủy tinh, ...

- Có hai loại gạch chịu lửa chính: gạch đinat và gạch samôt.

+ Phối liệu để sản xuất gạch đinat: 93% − 96% SiO2; 4 − 7% CaO và đất sét; nhiệt độ nung
khoảng 1300 − 1400oC. Gạch đinat chịu được nhiệt độ khoảng 1690 − 1720oC.

+ Phối liệu để chế tạo gạch samôt: bột samôt trộn với đất sét và nước. Sau đó đóng khuôn
và sấy khô, nung ở 1300 − 1400oC.

3. Sành, sứ và men

a. Sành

- Sành là vật liệu cứng, gõ kêu, có màu nâu và xám được tạo thành bằng cách nung đất sét ở
nhiệt độ khoảng 1200 − 1300oC.

- Để có độ bóng và lớp bảo vệ không thấm nước, người ta tạo một lớp men mỏng ở mặt ngoài
của đồ sành.

b. Sứ

- Sứ là vật liệu cứng, xốp, có màu trắng, gõ kêu.

- Phối liệu để sản xuất sứ gồm cao lanh, fenspat, thạch anh và một số oxit kim loại.

- Đồ sứ được nung hai lần, lần đầu ở 1000oC, sau đó tráng men và trang trí, lần thứ hai nung ở
nhiệt độ cao hơn, khoảng 1400 − 1450oC.

- Sứ có nhiều loại: sứ dân dụng, sứ kĩ thuật.

- Sứ kĩ thuật được dùng để chế tạo các vật liệu cách điện, tụ điện, buzi đánh lửa, các dụng cụ
thí nghiệm.

c. Men

- Thành phần chính giống sứ, nhưng dễ nóng chảy hơn.

- Men được phủ lên bề mặt sản phẩm, sau đó nung lên ở nhiệt độ thích hợp để men biến thành
một lớp thủy tinh che kín bề mặt sản phẩm.

III. Xi măng
1. Thành phần hóa học

Xi măng thuộc loại vật liệu kết dính, được dùng trong xây dựng trong đó xi măng Pooclăng là
loại quan trọng và thông dụng nhất.

- Xi măng Pooclăng là chất bột mịn, màu lục xám, thành phần chính gồm canxi silicat và canxi
aluminat: Ca3SiO5 (hoặc 3CaO.SiO2), Ca2SiO4 (hoặc 2CaO.SiO2), Ca3(AlO3)2 (hoặc
3CaO.Al2O3).

- Xi măng Pooclăng được sản xuất bằng cách nghiền nhỏ đá vôi, trộn với đất sét có nhiều
SiO2 và một ít quặng bằng phương pháp khô hoặc phương pháp ướt, rồi nung hỗn hợp trong lò
quay hoặc lò đứng ở 1400 − 1600oC.

- Sau khi nung, thu được hỗn hợp màu xám gọi là clanhke.

- Để nguội, rồi nghiền clanhke với một số chất phụ gia thành bột mịn, sẽ được xi măng.

2. Quá trình đông cứng xi măng

- Trong xây dựng, xi măng được trộn với nước thành khối nhão, sau vài giờ sẽ bắt đầu đông
cứng lại.

- Quá trình đông cứng của xi măng chủ yếu là sự kết hợp của các hợp chất có trong xi măng
với nước, tạo nên những tinh thể hiđrat đan xen vào nhau thành khối cứng và bền:

3CaO.SiO2 + 5H2O → Ca2SiO4.4H2O + Ca(OH)2

2CaO.SiO2 + 4H2O → Ca2SiO4.4H2O

3CaO.Al2O3 + 6H2O → Ca3(AlO3)2.6H2O

Ngoài ra, còn có các loại xi măng có những tính năng khác nhau như xi măng chịu axit, xi
măng chịu nước biển, ...

Bài 23 : Phản ứng hữu cơ

I. Phân loại phản ứng hữu cơ


1. Phản ứng thế

- Là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử hay nhóm nguyên tử này bị thay thế bằng nguyên tử
hay nhóm nguyên tử khác.

2. Phản ứng cộng

- Là phản ứng hóa học, trong đó phân tử của một chất cộng vào kiên kết đôi hoặc liên kết ba
trong phân tử của chất khác.

- Khi một tác nhân bất đối xứng cộng vào một hợp chất bất đối xứng thì phản ứng xảy ra theo
qui tắc Maccopnhicop:

* Lưu ý: Khi cho một anken bất đối xứng tác dụng với một hợp chất bất đối xứng thì phàn
điện tích dương sẽ tấn công vào cacbon có nhiều hidro, còn phần điện tích âm sẽ tấn công vào
cacbon chứa ít hidro hơn, gọi là sản phẩm chính, ngược với quy tắc này là sản phẩm phụ.

3. Phản ứng tách

- Là phản ứng hóa hoạc trong đó một hay nhiều phân tử H2O bị tách khỏi phân tử hợp chất
hữu cơ.

II. Các kiểu phân cắt liên kết cộng hóa trị

1. Phân cắt đồng li


- Trong sự phân cắt đồng li, đôi electron dùng chung được chia đều cho hai nguyên tử liên kết
tạo ra các tiểu phân mang electron độc thân gọi là gốc tự do.

- Gốc tự do mà electron độc thân ở nguyên tử cacbon gọi là gốc cacbon tự do.

- Gốc tiểu phân thường được hình thành từ ánh sáng hoặc nhiệt và là những tiểu phân có khả
năng phản ứng cao.

2. Phân cắt dị li

- Trong sự phân cắt dị li, nguyên tử có độ âm điện lớn hơn chiếm cả cặp electron dùng chung
trở thành anion còn nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn bị mất một electron trở thành cation.

- Cacbocation là cation mà điện tích dương ở nguyên tử cacbon.

- Cacbocation thường được hình thành do tác dụng của dung môi phân cực.

3. Đặc tính chung của gốc cacbo tự do và cacbocation

- Gốc cacbo tự do (kí hiệu là R), cacbocation (kí hiệu là R+) đều rất không bền, thời gian tồn
tại rất ngắn, khả năng phản ứng cao.

- Chúng được sinh ra trong hỗn hợp phản ứng và chuyển hóa ngay thành các phân tử bền hơn,
nên được gọi là các tiểu phân trung gian.

- Quan hệ giữa tiểu phân trung gian với chất đầu và sản phẩm phản ứng được thấy qua các ví
dụ sau:
Bài 25 : Ankan

1. Đồng đẳng, cấu tạo

- Công thức tổng quát chung cho ankan là - Công thức đơn giản nhất là metan (CH4).
CnH2n+2 (n ≥ 1).
- Mạch cacbon hở, có thể phân nhánh hoặc
- Tên gọi chung là ankan hay paraffin. không phân nhánh.

- Trong phân tử chỉ có liên kết đơn (liên kết, …) tạo thành từ 4 obitan lai hóa sp3 của nguyên
tử cacbon, định hướng kiểu tứ diện đều. Do đó mạch cacbon có dạng gấp khúc. Các nguyên tử
cacbon có thể quay tương đối tự do xung quanh các liên kết đơn.

2. Đồng phân

a. Đồng phân mạch cacbon

Ankan chỉ có đồng phân mạch C khi có từ 4C trở lên.

Ví dụ: Các đồng phân của C5H12.

b. Bậc của cacbon

Bậc của 1 nguyên tử cacbon ở phân tử ankan bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó.

Ví dụ:
- Ankan không phân nhánh là ankan chỉ chứa nguyên tử C bậc I hoặc bậc II.

- Ankan phân nhánh là ankan có chứa C bậc III hoặc C bậc IV.

II. Danh pháp

– Tên gọi gồm: tên mạch cacbon có đuôi an.

CH4: Metan C2H6: Etan

C3H8: Propan C4H10: Butan

C5H12: Pentan C6H14: Hexan

C7H16: Heptan C8H18: Octan

C9H20: Nonan C10H22: Đecan

– Phân tử có mạch nhánh thì gọi theo quy tắc sau:

+ Chọn mạch chính: là mạch dài nhất có nhiều nhóm thế nhất.

+ Đánh số vị trí cacbon trong mạch chính bắt đầu từ phía gần nhánh hơn.

+ Gọi tên: Vị trí mạch nhánh + tên nhánh + tên mạch chính (tên ankan tương ứng với
số nguyên tử cacbon trong mạch chính).

*Lưu ý:

Tên thường:
+ Nếu chỉ có một nhánh duy nhất CH3 ở nguyên tử C số 2 thì thêm tiền tố iso.

+ Nếu có 2 nhánh CH3 ở C số 2 thì thêm tiền tố neo.

III. Cấu trúc phân tử ankan

1. Sự hình thành liên kết trong phân tử ankan

- Các nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp3. - Liên kết C-C, C-H đều là liên kết σ.

- Mỗi nguyên tử C nằm ở tâm mà 4 đỉnh là - Các góc liên kết xấp xỉ 109,5o.
các nguyên tử H hoặc C.

2. Cấu trúc không gian của ankan

a. Mô hình phân tử
b. Cấu dạng

- Các liên kết đơn C-C có thể quay tự do - Cấu dạng xen kẽ bền hơn cấu dạng che
quanh trục liên kết tạo ra vô số dạng khác khuất.
nhau về vị trí tương đối trong không gian gọi
là các cấu dạng. - Các cấu dạng luôn chuyển đổi cho nhau.

IV. Tính chất vật lý

- Ở điều kiện thường, các ankan từ C1 đến C4 ở trạng thái khí, từ C5 đến khoảng C18 ở trạng
thái lỏng, từ khoảng C18 trở đi ở trạng thái rắn.

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần khi tăng số nguyên tử cacbon trong phân tử: 4 chất
đầu là chất khí, các chất có n từ 5 đến 19 là chất lỏng, khi n ≥ 20 là chất rắn.

- Đều không tan trong nước nhưng dễ tan trong các dung môi hữu cơ.

- Ankan đều là những chất không màu.

- Các ankan nhẹ nhất như metan, etan, propan là những khí không mùi. Ankan từ C5 − C10 có
mùi xăng, từ C10 − C16 có mùi dầu hỏa. Các ankan rắn rất ít bay hơi nên hầu như không mùi.

V. Tính chất hóa học

Phản ứng đặc trưng là phản ứng thế; phản ứng tách hiđro và phản ứng cháy.
1. Phản ứng thế bởi halogen

Thế clo và brom: Xảy ra dưới tác dụng của askt hoặc nhiệt độ và tạo thành một hỗn hợp sản
phẩm.

- Phản ứng thế H bằng halogen thuộc loại phản ứng halogen hóa, sản phẩm hữu cơ có chứa
halogen gọi là dẫn xuất halogen.

- Clo thế H ở cacbon bậc khác nhau; Brom hầu như chỉ thế H ở cacbon bậc cao. Flo phản ứng
mãnh liệt nên phân hủy ankan thành C và HF. Iot quá yếu nên không phản ứng với ankan.

Những ankan có phân tử lớn tham gia phản ứng thế êm dịu hơn và ưu tiên thế những nguyên
tử H của nguyên tử C bậc cao cho sản phẩm chính.

2. Phản ứng tách

* Phản ứng tách hiđro: ở 400 - 900ºC, xúc tác Cr2O3 + Al2O3.

CH3–CH2-CH3 → CH3-CH=CH2 + H2

* Phản ứng phân cắt mạch cacbon:

C5H12 → C2H6 + C3H6

Nhận xét: Dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác (Cr2O3, Fe, Pt, ...) các ankan không những bị
tách hiđro tạo thành hiđrocacbon không no mà còn bị gãy các liên kết C−C tạo ra các phân tử
nhỏ hơn.

3. Phản ứng oxi hoá:

Phản ứng đốt cháy ankan tạo CO2, H2O và tỏa nhiều nhiệt:

CnH2n+2 + O2 → nCO2 + (n + 1)H2O (1)

Nhận xét:

+ Đốt ankan thu nCO2 < nH2O

+ Nếu đốt hiđrocacbon thu được nCO2 < nH2O ⇒ Hiđrocacbon đem đốt là ankan (CnH2n+2).
- Trong điều kiện thiếu oxi ngoài CO2 và H2O phản ứng còn tạo CO, muội than gây hại cho
môi trường.

- Nếu có xúc tác và to thích hợp, ankan bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất chứa
oxi.

VI. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

- Dùng làm nhiên liệu trong hàn cắt kim loại.

- Dùng làm dầu bôi trơn, dung môi.

- Để tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác: CH3Cl, CH2Cl2, CCl4, CF2Cl2, ...

- Đặc biệt từ CH4 điều chế được nhiều chất khác nhau: hỗn hợp CO + H2, ammoniac, C2H2,
rượu metylic, andehit fomic, …

2. Điều chế

* Điều chế metan

- Các nguồn khí: từ khí thiên nhiên, khí hồ ao, khí dầu mỏ, khí chưng than đá.

- Tổng hợp:

- Từ khí CH3COONa khan:

- Từ Nhôm cacbua (Al4C3):

Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3↓ + 3CH4↑

* Điều chế các ankan khác

- Lấy từ các nguồn thiên nhiên: Khí dầu mỏ, khí thiên nhiên, sản phẩm cracking.

- Từ các muối axit hữu cơ:


ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP

II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, TÍNH CHẤT VẬT LÍ

1. Đặc điểm cấu tạo

Nhóm −CHO có cấu tạo như sau:

Trong nhóm −CHO,, liên kết đôi C=O gồm một liên kết σσ bền và một liên kết π kém bền hơn,
tương tự liên kết đôi C=C trong phân tử anken, do đó anđehit có một số tính chất giống anken.

2. Tính chất vật lí

- Ở điều kiện thường, các anđehit đầu dãy đồng đẳng là chất khí (HCHO sôi
ở −19oC, CH3CHO sôi ở 21oC) và tan rất tốt trong nước. Các anđehit tiếp theo là chất lỏng hoặc
chất rắn, độ tan trong nước của chúng giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

Dung dịch nước của anđehit fomic được gọi là fomon. Dung dịch bão hoà của anđehit fomic (có
nổng độ 37-40%) được gọi là fomalin.

- Axeton là chất lỏng, dễ bay hơi, tan vô hạn trong nước và là dung môi hòa tan rất nhiều chất
hữu cơ.

V. ỨNG DỤNG

Fomanđehit được dùng làm nguyên liệu sản xuất nhựa phenol-fomanđehit, nhựa ure-fomanđehit.

Dung dịch nước của fomanđehit (fomon) được dùng làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm
tiêu bản, dùng trong kĩ nghệ da giày do có tính sát trùng.

Anđehit axetic được dùng để sản xuất axit axetic làm nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất.

Nhiều anđehit có nguổn gốc thiên nhiên được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực
phẩm, mĩ phẩm như geranial (trong tinh dầu hoa hổng), xitrolenal (trong tinh dầu bạch đàn),
vanilin, piperonal, ...

Axeton được dùng làm dung môi trong quá trình sản xuất nhiều hợp chất trong công nghiệp mĩ
phẩm, làm nguyên liệu tổng hợp clorofom, iođofom, ...
Xiclohexanon được dùng làm nguyên liệu sản xuất một số vật liệu polime như tơ
capron, nilon-6,6.henol),...

Anđehit Xeton
1. Định nghĩa 1. Định nghĩa

- Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm −CH=O liên - Xeton là hợp chất cabonyl mà trong p
kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro. có nhóm C=O liên kết với hai gốc
hiđrocacbon.
Nhóm chức – CHO là nhóm chức anđehit.
Ví dụ:
Ví dụ: H−CH=O (anđehit fomic/metanal); CH3−CH=O (anđehit
axetic/etanal) CH3−CO−CH3 (đimetyl xeton/axeton)

C6H6−CH=O (benzanđehit) O=CH−CH=O (anđehit oxalic) CH3−CO−C6H5 (metyl phenyl


xeton/axetophenon)
2. Phân loại
CH3−CO−CH=CH2 (metyl vinyl xeton
Dựa theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon và theo số nhóm –
CHO trong phân tử, người ta chia thành anđehit no, không no, thơm; 2. Phân loại
anđehit đơn chức, đa chức.
+ Xeton:
Chú ý:Anđehit no, mạch hở, đơn chức có công thức cấu tạo thu gọn
CxH2x+1CHO (x ≥ 0) hay công thức phân tử chung CnH2nO (n ≥ 1).

CH3−CH=O (no) CH2=CH−CH=O (không no)

3. Danh pháp

a) Tên thông thường


b, Xeton
- Một số anđehit có tên thông thường.
Tên xeton = Tên hiđrocabon + on
- Tên thông thường = anđehit + tên axit tương ứng III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
- Ví dụ: HCHO: anđehit fomic CH3CHO: anđehit axetic 1. Phản ứng cộng hiđro

b) Tên thay thế của các anđehit no, đơn chức, mạch hở: - Xeton + H2 → Ancol bậc II.

- Chọn mạch chính của phân tử anđehit là mạch cacbon dài nhất có
chứa nhóm -CHO.
CH3 – CO – CH3 + H2 to,Ni→CH3 – CH
- Đánh số thứ tự C trên mạch chính, bắt đầu từ nhóm – CHO.
CH3
- Tên thay thế = tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính + al
2. Phản ứng oxi hoá
- Ví dụ: Xeton khó bị oxi hóa.

Khác với anđehit, xeton không tham g


ứng tráng bạc.

III. Điều chế


Bài 45: Axit cacboxylic

I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp

1. Định nghĩa

- Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực
tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.

- Ví dụ: H-COOH, C2H5COOH, HOOC-COOH

- Nhóm cacboxyl (-COOH) là nhóm chức của axit cacboxylic.

2. Phân loại

Dựa theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon và số nhóm cacboxyl trong phân tử, các axit
được chia thành:

- Axit no, đơn chức mạch hở, tổng quát (thường gặp):

CnH2n+1COOH (n ≥ 0) hay CmH2mO2 (m ≥ 1)

Ví dụ: H-COOH, C2H5COOH... Ví dụ: C6H5-COOH, CH3-C6H4-COOH,...

- Axit không no, đơn chức, mạch hở: - Axit đa chức:

Ví dụ: CH2=CH-COOH,.... Ví dụ: HOOC-COOH, HOOC-CH2-COOH.

- Axit thơm, đơn chức:

3. Danh pháp

a) Tên thường

Một số axit có tên thông thường liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng. Ví dụ:

b) Tên thay thế

Tên thay thế của các axit no, đơn chức, mạch hở được
xác định như sau:

+ Mạch chính của phân tử axit là mạch dài nhất, bắt


đầu từ nhóm – COOH.
+ Mạch cacbon được đánh số bắt đầu từ nguyên tử cacbon của nhóm – COOH.

+ Tên thay thế =Axit + tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic.

Ví dụ:

II. Đặc điểm cấu tạo

- Nhóm -COOH coi như được kết hợp bởi nhóm C = O và nhóm – OH.

- Liên kết O -H trong phân tử axit phân cực hơn liên kết O–H trong phân tử ancol, do đó nguyên
tử H của nhóm COOH linh động hơn nguyên tử H của nhóm – OH ancol.

- Liên kết C- OH của nhóm cacboxyl phân cực mạnh hơn liên kết C – OH của ancol, phenol nên
nhóm – OH của axit cacboxylic cũng dễ bị thay thế.

III. Tính chất vật lý

-Ở điều kiện thường các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.

- Nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng M và cao hơn các ancol có cùng M: nguyên nhân là do giữa
các phân tử axit cacboxylic có liên kết hiđro bền hơn liên kết hidro giữa các phân tử ancol.

- Mỗi axit có vị riêng: axit axetic có vị giấm ăn, axit oxalic có vị chua của me …

IV. Tính chất hóa học

1.Tính axit

- Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch:

CH3COOH ⇄ H+ + CH3COO-
Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

- Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước. Ví dụ:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O

- Tác dụng với muối:

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2

- Tác dụng với kim loại trước hiđro:

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

2. Phản ứng thế nhóm –OH

- Phản ứng giữa axit và ancol tạo thành este và nước được gọi là phản ứng este hóa.

- Tổng quát:

RCOOH + R’OH xt,H+⇄⇄xt,H+ RCOOR’ + H2O

- Đặc điểm: phản ứng thuận nghịch, xúc tác H2SO4 đặc.

- Ví dụ:

CH3COOH + C2H5OH xt,H+⇄⇄xt,H+ CH3COOC2H5 + H2O

V. Điều chế

1. Phương pháp lên men giấm: (phương pháp cổ truyền sản xuất axit axetic)

C2H5OH + O2 men−→→men CH3COOH + H2O

2. Oxi hóa anđehit axetic:

2CH3CHO + O2 to,xt−→→to,xt2CH3COOH

3.Oxi hóa ankan:

2R-CH2-CH2-R’ + 5O2 to,xt−→→to,xt 2RCOOH + 2R’COOH + 2H2O

4.Từ metanol:

CH3OH + CO →to,xt CH3COOH

Đây là phương pháp hiện đại để sản xuất axit axetic.


VI. Ứng dụng

Các axit hữu cơ có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: làm nguyên liệu cho công nghiệp mĩ phẩm,
công nghiệp dệt, công nghiệp hóa học …

You might also like