You are on page 1of 21

Hãy quan sát hình ảnh sau đây và

cho biết người ta đã sử dụng hiện


tượng gì để bắt cá? Giải thích? Hành
vi này ảnh hưởng như thế nào đến
môi trường?

Nước ở ao hồ, sông suối dẫn được điện nên người ta lợi
dụng hiện tượng điện li để bắt cá. Để chích điện bắt cá người
ta thả xuống nước hai điện cực cách nhau cỡ 2 đến 10m, rồi
bấm công tắc phóng xung điện mạnh để tạo điện trường trong
nước. Điện trường này làm cho cá bị tê liệt hoặc chết hàng
loạt. Đánh bắt cá bằng điện là hoạt động nguy hại, làm cạn
kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên và cũng gây ra nguy hiểm cho
người thực hiện và những người khác.
TIẾT 3:
Nội dung bài học
I. Hiện tượng điện li
II. Phân loại các chất điện li
I. Hiện tượng điện li
1. Thí nghiệm:
Chuẩn bị thí nghiệm như sau:
+ Trong bình a: Chứa nước cất
+ Trong bình b: Chứa dung dịch saccarozo
+ Trong bình c: Chứa dung dịch Natri clorua
Nhận xét:
+Bình a và b đèn không cháy
+ Bình c đèn cháy sáng
Chứng tỏ dung dịch Natri clorua dẫn điện, còn
nước cất và dung dịch saccarozo không dẫn điện.
Một số thí nghiệm khác
Cũng bố trí như thí nghiệm trên nhưng thay thế lần lượt với các hóa chất
khác thì thấy:
+ Dung dịch HCl dẫn điện
+ Dung dịch NaOH dẫn điện
+ NaOH khan thì không dẫn điện
+ Dung dịch Na2SO4 dẫn điện
+ NaCl khan thì không dẫn điện
+ Bình đựng benzen không dẫn điện
Câu hỏi: Từ những thí nghiệm trên chúng ta có kết luận gì?
Kết luận:
+ Dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện
+ Các chất rắn như muối, bazơ… thì không dẫn điện
+ Các chất lỏng không phân cực như: benzen, rượu etylic,..thì không dẫn
điện
2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước

 Sự hòa tan NaCl trong nước


- Các axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li thành các
ion làm cho dung dịch dẫn được điện.
- Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước ra ion.
- Chất điện li là những chất khi tan trong nước (hoặc khi
nóng chảy) phân li ra ion.
Vậy axit, bazơ và muối là những chất điện li.
- Sự điện li được biểu diễn bởi phương trình điện li

- Phương trình điện li tổng quát :


AxBy→ xAm+ + yBn-

- VD NaCl →Na+ + Cl-


HCl → H+ + Cl-
NaOH → Na+ + OH-
Ba(NO3)2→ Ba2+ + 2NO3-
II. Phân loại các chất điện li
1. Thí nghiệm
100 ml dung dịch HCl 0,1M 100 ml dung dịch CH3COOH 0,1 M

Nhận xét: Đèn ở dung dịch HCl sáng hơn đèn ở dung dịch
CH3COOH.
2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu
a. Chất điện li mạnh : là chất khi tan trong nước, các
phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Được biểu diễn bằng dấu “ ”
í dụ: HCl H+ + Cl-

NaNO3 Na+ + NO3-


KOH K+ + OH-
b. Chất điện li yếu: là các chất khi tan trong nước chỉ
có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần
còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
Được biểu diễn bằng dấu “ ”

í dụ: CH3COOH CH3COO- + H+


Mg(OH)2 Mg2+ + 2OH-
Chất điện li mạnh: Chất điện li yếu:
* Axit mạnh gồm: HClO4, * Axit gồm axit trung bình
HNO3, H2SO4, HCl, (H3PO4) và axit yếu gồm:
HBr, … HClO, CH3COOH, H2S, H2SO3
H2CO3, HF, …
* Bazơ mạnh gồm: NaOH, * Bazơ yếu gồm: Mg(OH)2,
KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2... Fe(OH)3, Cu(OH)2...

* Muối: hầu hết các muối. * Muối: gồm HgCl2, Hg(CN)2


Củng cố
Câu 1: Trường hợp nào sau đây dẫn điện được?
A. NaCl rắn, khan. B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch C2H5OH D. Dung dịch saccarozơ.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaCl.
C. NaCl rắn, khan D. Nước ao, hồ.
Câu 3: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong
nước?
A. MgCl2. B. HClO3.

C. Ba(OH)2. D. C6H12O6 (glucozơ).


Câu 4: Sự điện li là
A. Sự phân li thành ion của các chất.
B. Sự phân li thành ion của các chất khi hòa tan vào H2O hoặc
ở trạng thái nóng chảy.
C. Sự phân li ra ion H+.
D. Sự phân li ra ion OH-.
Câu 5: Dung dịch HCl dẫn điện được vì trong dung dịch có
A. phân tử HCl
B. các ion H+ chuyển động tự do
C. các ion H+ và Cl- chuyển động tự do
D. phân tử HCl có liên kết cộng hóa trị phân cực
Câu 6: Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?
A.NaOH → Na+ + O2-
B. NaOH → K+ + OH-
2 -
C. Ba(OH) 2 
 Ba  2OH
 Ca 2  OH -
D. Ca(OH) 2 
2
Câu 7: Một dung dịch chứa các ion: Fe3+,, SO 4
Dung dịch trên là:
A.FeS B. FeSO4
C. Fe2(SO4)3 D. FeS2
Fe2(SO4)3→ 2Fe3+ +3SO42-
Câu 8: Hãy viết phương trình điện li của các chất sau :
HNO3, H2SO4, Ba(OH)2, CaCl2, Na3PO4, Al2(SO4)3, CH3COONa

Bài làm
HNO3 → H + + NO3-

H2SO4 → 2 H+ + SO42-

Ba(OH)2→ Ba2+ +2 OH-

CaCl2 → Ca2+ + 2Cl-

Na3PO4→ 3Na+ + PO43-

Al2(SO4)3→ 2Al3+ +3SO42-

CH3COONa → CH3COO- + Na+


Hướng dẫn HS tự học ở nhà
 Làm bài tập 1,3,4,5 trang 7 SGK hóa học
11.
 Ôn lại các khái niệm axit, bazơ, muối đã
học ở lớp 10.
 Chuẩn bị bài axit, bazơ và muối.

You might also like