You are on page 1of 12

Cá c nguyê n tố nhó m IB

I. Trạng thái tự nhiên


 Trong tự nhiên, đồng là nguyên tố tương đối phổ biến còn bạc và
vàng kém phổ biến hơn, chủ yếu bị phân tán ở dạng tự do
 Cả ba nguyên tố đều có thể tồn tại ở dạng tự do hay còn gọi là kim
loại tự sinh.
 Những khoáng vật chính:

Đồng:

Cancosin ( Cu2S )
Cuprit ( Cu2O )

Covelin ( CuS)

Cancopirit ( CuFeS2)

Bạc:
Acgentit

Vàng:

Calaverite

 Đồng là kim loại màu quan trọng nhất đối với công nghiệp và kĩ
thuật: hơn 50% lượng khai thác hàng năm dùng làm dây dẫn điện,
trên 30% được dùng để chế hợp kim, ngoài ra còn dùng để chế
các thiết bị trao đổi nhiệt, sinh hàn và chân không, chế nồi hơi,
ống dẫn dầu và dẫn nhiên liệu
 Bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất, được dùng để mạ linh kiện vô
tuyến, dây dẫn trong kĩ thuật vô tuyến cao tần, dùng để tráng
gương, phích nước, pha đèn chiếu và kính thiên văn, làm đồ trang
sức và còn là chất xúc tác cho một số phản ứng tổng hợp trong
công nghiệp hóa học.
 Vàng được dùng làm đồ trang sức, đồ dùng trong các cung điện;
các ngành kĩ thuật hiện đại như vô tuyến, điện tử, thông tin, máy
tính và hàng không; do phản chiếu tốt những bức xạ hồng ngoại,
vàng được dùng để mạ những bộ phận phản chiếu trong máy
hồng ngoại, vỏ của vệ tinh nhân tạo và tàu du hành vũ trụ.

II. Phương pháp điều chế


 Đồng

- Ngày nay đồng được luyện từ quặng nghèo chỉ chứa 1-2% Cu
công nghệ luyện đồng là khá phức tạp và nhiều giai đoạn:

+ Tuyển quặng: Quặng đồng (vd: cancopirit) được nghiền


nhỏ và làm giàu bằng phương pháp tuyển trọng lực rồi bằng phương
pháp tuyển nổi tinh quặng chứa 12% Cu

+ Đốt tinh quặng (800-850°C) trong lò luyện nhiều tầng, sau


khi đốt, lượng S trong quặng được giảm bớt:

2CuFeS2 + O2 → Cu2S + 2FeS + SO2

2FeS2 + 5O2 → 2FeO + 4SO2

2FeS + 3O2 → 2FeO + 2SO2

 Sản phẩm: Cu2S, FeS, FeO


+ Nấu chảy hỗn hợp trên ở 1200-1500°C trong lò phản xạ
cùng một lượng cát thêm vào để tạo xỉ với FeO:

FeO + SiO2 → FeSiO3 (xỉ)

 Sản phẩm nõng chảy có thành phần là hỗn hợp Cu2S và FeS nặng hơn nằm
dưới lớp xỉ, đucợ tháo ra theo chu kì  nó còn được gọi là stein.

+ Chuyển stein nóng chảy vào lò thổi kiểu lò Besme, thêm cát và
thổi O2 vào lò (1300°C):
2FeS + 3O2 → 2FeO + 2SO2

FeO + SiO2 → FeSiO3 (xỉ)

2Cu2S + 3O2 → 2Cu2O + 2SO2


+ Gđ tiếp theo cũng được thực hiện trong lò thổi nhưng
không được thổi khí O2 vào lò:

2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2

 đồng thô thu được chứa 90-95% Cu và các tạp chất

+ Tinh chế đồng thô trước tiên bằng phương pháp đốt: chuyển
đồng thô lỏng trở lại lò phản ứng và thổi không khí để oxi hóa tạp chất:

4Sb +3O2 → 2Sb2O3

2Pb + O2 → 2PbO

2ZnO + O2 → 2ZnO

4Cu + O2 → 2Cu2O (đồng bị oxh một phần)


+ Cho thêm cát vào lò để tạo xỉ với các tạp chất và trộn thêm than
gỗ để chuyển Cu2O trở lại thành Cu:

Cu2O + C → 2Cu + CO

 Đồng đỏ thu được chứa 95-98% Cu

 Bạc
- Nguồn chủ yếu để điều chế bạc là những kim loại thô như đồng,
chì và kẽm đã được luyện từ quặng sunfua có chứa Ag 2S, bạc thô
sẽ đucợ tinh chế bằng phương pháp điện phân.
- Khoảng 20% lượng bạc được luyện trực tiếp từ quặng nghèo
chứa ag2s bằng phương pháp xianua:

+ Nghiền khô rồi nghiền ướt quặng với dung dịch NaCN để
được bùn nhãocho chảy vào bể lớndùng không khí nén sục vào bể
để khuấy đảo bùn trong vài ba ngày. Khoáng vật Ag 2S tan vào dung
dịch:

Ag2S + 4NaCN → 2Na(Ag(CN)2) + Na2S

+ Natri sunfua tác dụng với NaCN khi có mặt không khí  CB
chuyển dịch theo chiều thuận:

2Na2S + O2 + 2H2O + 2NaCN → 4NaOH + 2NaSCN

+ Sau cùng dùng kẽm bụi để kết tủa bạc:

2NaAg(CN)2 + Zn → Na2[Zn(CN)4] + 2Ag


+ Hòa tan kẽm dư bằng axit sunfuric

 Thu được bạc

 Vàng:
- Vàng được tách ra chủ yếu từ vàng tự do ở trong quặng gốc hoặc
sa khoáng bằng một số phương pháp chính sau:

+ tuyển trọng lực: dựa vào tỉ khối đất, đá và cát bé hơn so


với vàng, người ta dùng dòng nước rửa trôi chúng ở trên các máng đãi
đặt dốc để tách vàng  tiếp tục lặp lại nhiều lần, thu được vàng thô.

+ Xianua hóa: tinh quặng bằng dung dịch NaCN và liên tục
sục không khí nén vào dung dịch trong vài ngày, vàng tan theo phản
ứng:

4Au + 8NaCN + O2 + 2H2O → 4NaAu[(CN)2] + 4NaOH

Sau đó dùng bụi kẽm kết tủa vàng:

2NaAu[(CN)2] + Zn → Na2[Zn(CN)4] + 2Au

III. Tuyển khoáng

 Việc làm giàu khoáng vật ở trong quặng đucợ gọi là tuyển khoáng
và quặng đã được làm giàu đucợ gọi là tinh quặng.
 Một số phương pháp:
+ Tuyển trọng lực: dựa vào khối lượng riêng khác nhau của các
khoáng vật và đất đá không quặng.
VD: dùng nước đãi vàng sa khoáng trong cát có chứa vàng
+ Tuyển từ: dựa trên sự khác nhau của từ tính của các vật liệu.
VD: dùng từ trường để tách khoáng vật của sắt ra khỏi quặng
caxiterit sa khoáng.
+ Tuyển nổi: Dựa vào khả năng tẩm ướt nước khác nhau của các
vật liệu.
VD: Xét sự chuyển đổi quặng đồng dạng sunfua. Quặng được
nghiền, phân cấp hạt, rửa bằng nước để loại một phần bớt đất đá
rồi sấy khô  đổ quặng đó vào thùng tuyển nổi rồi khuấy trộn với
nước có chứa một lượng nhỏ chất tạo bọt như: dầu thông, creozol
và chất có cực yếu khác  Thổi không khí vào nước từ đáy thùng
 Những hạt khoáng vật sunfua đồng bám dính vào bề mặt bọt
không khí cùng với chất tạo bọt nổi lên trên mặt nước tạo thành
lớp bọt chảy tràn qua mặt thùng, đất đá nằm lại đáy thùng và
được tháo ra ngoài.
HỢ P CHẤ T CỦ A Cu(I), Ag(I) VÀ Au(I)
Đồng, bạc, vàng ở trạng thái oxi hóa +1 có cấu hình electron d10, vừa là chất nhận xích ma, vừa là chất
cho pi. Đây là trạng thái đặc trưng của Ag, kém đặc trưng hơn với Cu và Au.

I. OXIT E2O:
1. Cấu tạo – tính chất vật lý:
- Tinh thể Cu2O và Ag2O có cấu trúc lập phương tâm khối, mỗi nguyên tử Oxi phối trí với 4
nguyên tử kim loại.

Nguyên tử O liên kết 4 nguyên tử Cu với 2 liên kết cộng hóa trị và 2 liên kết cho nhận.

- Cả 3 oxit đều là chất bột:


Cu2O: đỏ Ag2O: nâu đen Au2O: tím

- Cu2O bền với nhiệt, Ag2O và Au2O kém bền, bị phân hủy ở khoảng 200
độ C theo phương trình:

Ag2O = Ag + O2

Au2O⟶Au+O2.

6AuOOH⟶4Au+Au2O3+3O2+3H2O

- Tính tan: Tan ít trong nước, tan nhiều trong các dung dịch kiềm đặc. Tuy nhiên phần tan của
Ag2O tạo AgOH thể hiện tính chất của hidroxit 3 nguyên tố này.
2. Tính chất hóa học:
- Tan trong dung dịch kiềm đặc tạo cuprit, acgentit và aurit tương ứng:
Cu2O + 2NaOH + H2O = 2Na[Cu(OH)2]
Ag2O + 2NaOH + H2O → 2Na[Ag(OH)2]
- Cu2O và Ag2O tan trong dung dịch NH3 đậm đặc tạo phức amoniacat:
E2O + 4NH3 + H2O = 2[E(NH3)2]OH
 Au2O tạo kết tủa Au3N.NH3 không bền, phân hủy nổ khi đun nóng:
- Cu2O tác dụng với HCl đặc:
Cu2O + 4HCl = 2H[CuCl2] + H2O
3. Trạng thái tự nhiên và phương pháp điều chế:
a. Trạng thái tự nhiên:
- Cu2O tồn tại dưới dạng khoáng vật cuprit

Một số dạng loại khoáng vật cuprit


(Ag2O và Au2O không tìm thấy thông tin về trạng thái tồn tại tự nhiên nhưng do không bền
nên chỉ tồn tại dưới dạng ion trong các hợp chất khác – suy đoán cá nhân dự trên thông tin
tìm được, đừng đưa vào slide nhe)
b. Điều chế:
- Cu2O: muối đồng (II) tác dụng với chất khử trong môi trường kiềm (chất khử thường là
glucose, hidroxilamin)
2CuSO4 + 4NaOH + C6H12O6 = Cu2O + C6H12O7 + 2H2O + 2Na2SO4
(Mới đầu tạo kết tủa vàng CuOH, khi đun nóng bị phân huỷ -> Cu2O)
- Ag2O và Au2O: dung dịch muối E(I) tác dụng với kiềm:
2AgNO3 + 2NaOH = Ag2O + 2NaNO3 + H2O
2AuCl + 2KOH = Au2O + 2KCl + H2O

II. HIDROXIT EOH:


1. Tính chất vật lý:
- Không bền, dễ bị phân huỷ khi đun nóng (CuOH) hoặc ngay khi vừa tạo thành (AgOH và
AuOH)
- CuOH có thể tồn tại dưới dạng tự do là kết tủa màu vàng nhưng bị phân huỷ ngay trong
dung dịch khi đun nóng (thực tế trong pứ điều chế Cu2O)
2. Tính chất hoá học: Phần tan của Ag2O trong nước tạo dung dịch AgOH có tính kiềm
Ag2O + H2O -> 2AgOH = 2Ag+ + 2OH-
3. Ứng dụng: Lợi dụng tính chất kiềm mạnh của AgOH (do AgNO3 không bị thuỷ phân), điều chế
hidroxit của kim loại kiềm:
Ag2O + H2O + 2RbCl = 2RbOH + 2AgCl
(Ai hiểu giải thích giùm t sao từ AgNO3 k bị phân huỷ suy ra AgOH là kiềm mạnh đc v huhu ?)

III. Muố i E(I)


1. Tính chất vật lý:
- Đa số muối E(I) dạng tinh thể đều ít tan trong nước, tồn tại trong dung dịch chủ yếu là các
muối Ag(I) do muối Cu(I) và Au(I) tự phân huỷ:
2Cu2+ = Cu + Cu2+
3Au+ = 2Au + Au3+
- Các muối tan là AgNO3, AgClO4, AgClO3, AgF
- Khi kết tinh từ dung dịch, hầu hết muối Ag(I) ở dạng khan trừ AgF.2H 2O dạng tinh thể không
màu.
2. Tính chất hoá học: Có đầy đủ tính chất của 1 muối
- Trong nước, ion Cu+ và Au+ (tương tự với ion Ag+) được làm bền khi tạo thành hoặc kết tủa ít
tan như CuI, CuCN, AuI, AuCN hoặc ion phức tương đối bền như [Cu(NH 3)2]+, [CuX2]-,
[Au(CN)2]-
Cu2SO4 + 2NaI = 2CuI + Na2SO4
(Nguyên nhân: do khả năng nhận pi của anion I - và CN-. Khi có mặt 2 ion này trong dung
dịch,cân bằng chuyển dịch sang trái)
- Muối Au(I) tự phân huỷ trong nước hoặc trong dung dịch HCl loãng:
3AuCl = 2Au + AuCl3
3AuCl + HCl = 2Au + H[AuCl4]
3. Điều chế:
- Muối Cu(I) được điều chế trong dung môi khác nước hoặc khử muối Cu(II):
 Cu2O + (CH3O)2SO2 = Cu2SO4 + (CH3)2O
 2Na2S2O3 + 2CuSO4 = Na2S4O6 + Na2SO4 + Cu2SO4
- Muối Au(I): khử muối Au(III):
AuCl3 = AuCl + Cl2 (nhiệt độ: 150 -> 185 độ C)
- Muối Ag(I): từ đơn chất đầu, AgNO3 hoặc phản ứng tạo kết tủa:
AgNO3 + NaCl → AgCl↓trắng + NaNO3

You might also like