You are on page 1of 21

BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:

ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

CÂU HỎI ÔN TẬP VÔ CƠ 2


Phần 1
Câu 1. Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, Y, T, M, N lần lượt là 26, 29, 79,
30, 24.
a) Viết cấu hình electron đầy đủ theo các phân lớp năng lượng từ thấp đến cao
của nguyên tử các nguyên tố trên ở trạng thái cơ bản. Xác định vị trí (chu kỳ,
nhóm, phân nhóm) của chúng trong bảng Hệ thống tuần hoàn và cho biết ký
hiệu và tên nguyên tố theo IUPAC.
X: 1s22s22p63s23p64s23d6. X là Iron (Fe), ô 26 chu kỳ 4 nhóm VIIIB.

Y: 1s22s22p63s23p64s13d10. Y là Copper (Cu), ô 29 chu kỳ 4, nhóm IB.

T: 1s22s22p63s23p64s23d104p65s24d105p66s14f145d10. Y là Gold (Au), ô 79, chu kỳ 6,


nhóm IB.

M: 1s22s22p63s23p64s23d10. M là Zinc (Zn), ô 30, chu kỳ 4, nhóm IIB.

N: 1s22s22p63s23p64s13d5. N là Chromium (Cr), ô 24, chu kỳ 4, nhóm VIB.

b) Vì sao kim loại T (Z=79) được gọi là kim loại quý? Giải thích. Trên thị trường
tồn tại các dạng nào của T?
Vàng được xem là kim loại quý vì:
+ các quặng vàng phân bố rải rác với trữ lượng nhỏ, tổng trữ lượng có giới hạn
+ việc tinh chế vàng gây các tác hại đến môi trường nên rất hạn chế
+ vàng rất bền trong môi trường và các chất hoá học
+ tính ứng dụng cao.
Trên thị trường tồn tại các dạng hợp kim của Vàng với các kim loại khác để làm trang
sức, tiền xu và dạng nano vàng dùng để trang trí đồ thủy tinh và sứ.
c) Viết phương trình tinh chế kim loại T bằng phương pháp cyanide và phương
trình miêu tả cơ chế hòa tan T trong nước cường toan.
T là Vàng (Au).
– Tinh chế Vàng bằng PP cyanide:
4Au + 8NaCN + O2 + 2H2O ⟶ 4Na[Au(CN)2] + NaOH
1
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

Zn + 2Na[Au(CN)2] → Na2[Zn(CN)4] + 2Au


– Cơ chế hòa tan Vàng trong nước cường toan:
3HCl + HNO3 đặc → 2Cl + NOCl + 2H2O
(Với HX khác do có tính khử mạnh nên phản ứng tạo ra ngay NO2 và halogen X2 tự
do)
Nguyên tử Au có hiện tượng đồng co d và f, làm bán kính nguyên tử nhỏ dù ở chu kì
6, electron liên kết bền chặt với hạt nhân nên năng lượng ion hóa rất lớn, dẫn đến thế
điện cực chuẩn lớn nên rất trơ về mặt hóa học, tính khử rất yếu ở điều kiện thường,
không tan trong các axit có tính oxi hóa thông thường như HNO3 và H2SO4 đ. Tuy
nhiên Au lại có thể tan trong nước cường toan là do: Ái lực với chlorine rất lớn tạo
phức chất [AuCl4]– bền.
Hỗn hợp nước cường toan tạo ra clo nguyên tử (Cl*) còn electron độc thân nên rất
hoạt động, có tính oxi hóa rất mạnh.
NOCl ⟶ NO* + Cl*
Au + 3Cl* ⟶ AuCl3
AuCl3 + HCl ⟶ H[AuCl4]
=> Au + 4HCl + HNO3 ⟶ H[AuCl4] + NO + 2H2O
d) Trong tự nhiên, kim loại M tồn tại chủ yếu dưới dạng quặng sulfide MS. Nếu
phương pháp và viết phương trình điều chế M trong công nghiệp.
– Nhiệt luyện ZnS để điều chế Zn:
2ZnS + 3O2 ⟶ 2ZnO + 2SO2 (700ºC) ; ZnCO3 → ZnO +
CO2 (1000ºC)
ZnO + C ⟶ Zn + CO (1200ºC)
– Điện phân dung dịch:
+ Hòa tan ZnO trong dd H2SO4: ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O
+ Sau đó tinh chế dung dịch ZnSO4 để loại bỏ sắt và các tạp chất khác, rồi tiến hành
điện phân dung dịch: 2ZnSO4 + 2H2O ⟶ 2Zn + O2 + 2H2SO4
Kẽm thu được có độ tinh khiết 99,99%.

2
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

e) Nhỏ dung dịch sodium hydroxide đến dư vào dung dịch muối N3+, có kết tủa
lục xám xuất hiện rồi tan dần, nhỏ tiếp dung dịch bromine (Br2) vào thì dung
dịch chuyển từ màu lục sang màu vàng, sau đó acid hoá thì dung dịch chuyển
từ màu vàng sang màu da cam. Viết phương trình phản ứng giải thích các
hiện tượng trên.
Dung dịch muối N3+ là Cr3+
Cr3+ + 3NaOH → 3Na+ + Cr(OH)3↓ (màu lục xám)
*Chromium(III) hydroxide có tính lưỡng tính nên:
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
2NaCrO2 +3Br2 + 8NaOH → 6NaBr + 2Na2CrO4 (màu vàng) + 4H2O
2CrO2− 2−
4 + 2H → Cr2 O7 (màu da cam) + H2 O
+

f) Vì sao nguyên tố X không tạo ra các hợp chất ứng với số oxi hóa cao nhất là
+8, mặc dù nó ở nhóm VIIIB. Biết X có thể tạo ra hợp chất với số oxi hóa cao
nhất là+6 khi cho hydroxide X(OH)3 tác dụng với dung dịch bromine trong
kiềm nóng chảy. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Trạng thái cơ bản Trạng thái kích thích
hi hi h h h h h hi h h h h h
4s 3d6 4s1 3d 6
4p1
2

Ở trạng thái kích thích, Fe chỉ có 6 electron độc thân nên chỉ có mức oxi hoá cao nhất
là +6.
2Fe(OH)3 + 10KOH + 3Br2 → 2K2FeO4 + 6KBr + 8H2O

Câu 2. Khi cho Fe2+ phản ứng với H2O2, H2C2O4 và K2C2O4 tạo thành hợp chất A
có màu xanh. A phản ứng với dung dịch NaOH cho Fe2O3·xH2O. A bị phân hủy
bởi ánh sáng tạo thành sắt(II) oxalate, K2C2O4 và CO2. Số liệu phân tích cho thấy
A chứa 11,4% Fe và 53,7% ion oxalate (ox-) về khối lượng.

a) Hãy xác định công thức của A


Gọi CTPT của A là: Kx[Fey(C2O4)z]·tH2O
56y : 88z = 11,4 : 53,7 → y : z = 1 : 3 → (Fe) : (C2O4) = 1 : 3
Vì A tác dụng với NaOH thu được Fe2O3·xH2O, suy ra trong A chứa ion Fe3+

3
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

Vậy CTPT trở thành: K3y[Fey(C2O4)3y]·tH2O


39 · 3y + 18 · 3t 𝑡 3
%mK + %m𝐻2𝑂 = · 100% = 34,9% ⇒ =
39 · 3y + 18t + 320y 𝑦 1
Vậy A là K3[Fe(C2O4)3]·3H2O
b) Viết các phương trình phản ứng xảy ra
2Fe2+ + 6C2O42- + H2O2 + 2H+ ⟶ 2[Fe(C2O4)3]3- + 2H2O
2K3[Fe(C2O4)3]·3H2O + 6NaOH ⟶ Fe2O3·6H2O + 6KNa(C2O4)
2K3[Fe(C2O4)3]·3H2O ⟶ 2FeC2O4 + 3K2C2O4 + 2CO2 + 3H2O
Câu 3. Viết phương trình phản ứng theo các gợi ý sau:

a) Điều chế acid permanganic từ manganese(II) nitrate.


Đun nóng hỗn hợp sau tạo acid permanganic:
2Mn(NO3)2 + 5PbO2 + 6HNO3 → 2HMnO4 + 5Pb(NO3)2 + 2H2O
b) Điều chế hợp kim ferromanganese trong lò điện.
MnO2 + Fe2O3 + 5C → Mn + 2Fe + 5CO (Nhiệt độ cao)
c) Nhận biết ion ammonium bằng thuốc thử Nessler.
Khi mẫu nước có mặt một lượng rất nhỏ NH4+ tác dụng với thuốc thử tạo thành phức
chất có màu vàng hoặc nâu tùy thuộc vào lượng NH4+
2 [HgI4]2– + NH4+ + 4 OH– → Hg(HgIONH2) (vàng) + 7 I– + 3H2O
2 [HgI4]2– + NH4+ + 2 OH– → Hg(HgI3NH2) (nâu) + 5 I– + 2H2O
d) Cho vài giọt dung dịch muối Mohr vào dung dịch Potassium permanganate
trong môi trường acid.
10 (NH4)2Fe(SO4)2·6H2O + 2 KMnO4 + 8 H2SO4 → 10 (NH4)2SO4 + K2SO4 + 2
MnSO4 + 5 Fe2(SO4)3 + 68 H2O
Câu 4. Vàng, Bạc, Đồng.

a) Vì sao các đồ dùng bằng Bạc, Đồng để lâu ngoài không khí lại bị đổi màu,
không còn óng ánh như khi ở trạng thái tinh khiết? Viết phương trình phản
ứng phục hồi màu sắc của bạc bị đen khi để ngoài không khí.
− Đối với Cu:
+ Ở trong không khí có oxygen và hơi nước nên đồng sẽ bị oxi hóa tạo thành
một lớp màu đỏ (gồm Cu & Cu2O) bao phủ bên ngoài:
4
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

2Cu + O2 + 2H2O ⟶ 2Cu(OH)2 ; Cu(OH)2 + Cu ⟶ Cu2O + H2O


+ Nếu trong không khí có CO2 & SO2 thì Cu bị bao phủ bởi một lớp rỉ màu
xanh gọi là tanh đồng:
2Cu + CO2 + O2 + H2O ⟶ Cu(OH)2·CuCO3
8Cu + 2SO2 + 5O2 + 6H2O ⟶ 2 [CuSO4·3Cu(OH)2]
− Đối với Ag: khi có mặt H2S trong không khí thì bạc sẽ chuyển thành màu đen
do tạo thành Ag2S.
2Ag + H2S ⟶ Ag2S + H2 ; 4Ag + 2H2S + O2 ⟶ 2Ag2S + 2H2O
− Để phục hồi màu sắc của Ag, ta cho bạc tiếp xúc với nhôm trong dung dịch
Na2CO3 loãng:
3 Ag2S + 2 Al + Na2CO3 + 3 H2O → 6 Ag + 2 NaAlO2 + CO2 + 3 H2S
b) Vàng 18K và 24K khác nhau thế nào? Vì sao đồ trang sức người ta thường
không chế tác từ vàng nguyên chất? Các kim loại nào thường sử dụng pha với
vàng nguyên chất để sản xuất “Vàng tây”, cho biết màu sắc tương ứng khi
pha các kim loại đó với vàng
− Để đánh giá hàm lượng vàng người ta dùng đơn vị karat, một karat được xác
định bằng 1/24 khối lượng toàn phần của vàng.
− Vàng 24K là vàng nguyên chất 100%, còn vàng có K < 24 là hợp kim vàng. Vàng
18K: hàm lượng vàng 18/24 = 75%.
− Người ta thường không sử dụng vàng nguyên chất làm trang sức do vàng nguyên
chất khá mềm nên sẽ khó để tạo ra các đồ trang sức bền, sáng bóng & gắn đá
quý. Do đó người ta thường dùng “vàng tây” để làm đồ trang sức (22K, 18K).
− Hợp kim vàng có màu khác nhau tùy vào kim loại mà người ta dùng để pha với
vàng: màu trắng sáng thì pha Ni hoặc Pd, màu đỏ hoặc hồng thì pha với Cu, màu
lục thì pha với Ag, màu đỏ tía khi pha với Al,...
Câu 5. Viết PT cho mỗi trường hợp sau (nêu hiện tượng xảy ra ở ý c và d)

a) Sục khí chlorine đến dư vào dung dịch FeI2.


2FeI2 + 3Cl2 → 2FeCl3 + 2I2
5Cl2 + I2 + H2O → 2HIO3 + 10HCl

5
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

b) H2O2 bị NaCrO2 khử trong môi trường base và bị oxi hóa bởi dung dịch KMnO4
trong môi trường acid.
3H2O2 + 2NaCrO2 + 2NaOH → 4H2O + 2Na2CrO4
5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2 + 8H2O

c) Cho từ từ dung dịch KI đến dư vào dung dịch HgCl2 được dung dịch A. Cho
vài giọt dung dịch KOH đặc vào dung dịch A, sau đó thêm vài hạt tinh thể
ammonium nitrate.
Cho KI tác dụng với dung dịch HgCl2 xuất hiện kết tủa đỏ, cho KI đến dư thì kết tủa
tan và thu đươc dung dịch A.

HgCl2 + 2KI → HgI2↓ + 2KCl

2KI + HgI2 → K2[HgI4]

Cho vài giọt dung dịch KOH đặc vào dung dịch A, sau đó thêm vài hạt tinh thể
ammonium nitrate thì xuất hiện kết tủa có màu vàng hoặc nâu tùy vào lượng
ammonium nitrate thêm vào.

2K2(HgI4) + NH4NO3 + 4KOH → Hg(HgIONH2) (vàng) + 7KI + KNO3 + 3H2O

K2(HgI4) + NH4NO3 + 2KOH → Hg(HgI3NH2) (nâu) + 5KI + KNO3 + 2H2O

d) Cho dung dịch acid sulfuhydric (H2S) vào dung dịch tetramminecopper(II)
chloride.
Xuất hiện kết tủa màu đen, dung dịch màu xanh sẫm mất màu dần đến không màu.

[Cu(NH3)4]Cl2 + 2H2S → CuS↓ + 2NH4Cl + (NH4)2S

Câu 6. Tổng hợp một hợp chất của Chromium. Phân tích thành phần nguyên tố
cho thấy có Cr(27,66%); C(25,53%); H(4,26%) theo khối lượng, còn lại là oxygen

a) Tìm công thức thực nghiệm của chất này


Gọi công thức phân tử của hợp chất trên là CrxHyCzOt

27,66 4,26 25,53 42,55


%𝑚𝑂 = 42,55% ⇒ 𝑥: 𝑦: 𝑧: 𝑡 = ∶ ∶ ∶ =1∶8∶4∶5
52 1 12 16

6
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

Vậy CTTN là (CrH8C4O5)x

b) Nếu công thức thực nghiệm gồm một phân tử nước, ligand kia là gì? Mức oxi
hóa của Chromium là bao nhiêu?
Công thức thực nghiệm có 1 phân tử H2O  CT: (CrC4H6O4·H2O)x

Phức chất phù hợp với điều kiện đã cho, suy ra hợp chất đó có thể là phức 2 nhân có
CTPT là Cr2(CH3CO2)4·2H2O (với x = 2).

Vậy ligand kia là CH3COO–. Số oxi hóa của Cr trong phức chất này là +2.

Câu 7. Hợp kim Constantan có thành phần khối lượng là 59% Cu, 1% Mn, 40%
Ni; còn hợp kim May-so có thành phần khối lượng là 80% Cu; 20% Ni. Cần
thêm bao nhiêu gam Cu vào 100g hợp kim Constantan để chuyển thành hợp kim
có thành phần kim loại gần giống với thành phần kim loại trong May-so? Lúc đó
thành phần của Mn và Ni là bao nhiêu?

100 g hợp kim Constantan có 59g Cu, 1g Mn và 40g Ni

Gọi x là số gam Cu cần thêm vào.

Để hợp kim có thành phần kim loại gần giống với thành phần kim loại trong May-so
thì cần thêm

59 + 𝑥
· 100% = 80% ⇒ x = 105 g
59 + 𝑥 + 40 + 1

%m(Mn) = 0,5% ; %m(Ni) = 19,5%

Câu 8. Hỗn hợp Zn2+, Cd2+, Hg2+ gồm 0.001 mol mỗi ion hòa tan trong 1 lít dung
dịch HCl 1M. Sục khí H2S vào dung dịch cho tới khi nồng độ H2S đạt 0.1
M. Biết tích số tan của ZnS, CdS, HgS tương ứng bằng 1.10-23, 5.10-25 và
1.10-54. Hằng số phân ly của H2S tương ứng với 2 nấc là 10-7 và 10-14.

a) Hỏi sulfide của ion kim loại nào sẽ kết tủa trước?
Ka của H2S và Kw quá nhỏ => pH do HCl 1 M quyết định.

7
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

CM (HCl) = 1M => [H+] = 1 => pH = 0. Môi trường acid mạnh => Bỏ qua quá trình
tạo phức hydroxo.

CM (Zn2+) = CM (Cd2+) = CM (Hg2+) = 0.001M mà KS (HgS) << KS (CdS) < KS (ZnS)

=> HgS sẽ kết tủa trước do cần [S2-] nhỏ hơn.

b) Điều gì xảy ra nếu pha loãng dung dịch 10 lần và sau đó lại sục khí H2S vào
để nồng độ H2S = 0,1 M.
Sau khi pha loãng 10 lần: CM (Zn2+) = CM (Cd2+) = CM (Hg2+) = 0.0001M.

CM (HCl) = 0.1 M => pH = 1. Môi trường acid mạnh => pH quyết định bởi HCl.

K1 K 2
[S 2− ] = 2
× C0 = 10−20 𝑀
h + K1 h + K1 K 2

Xét [M2+][S2-] = 0.0001 ×10-20 = 10-24 > KS (CdS) và KS (HgS).

Vậy khi đó chỉ xuất hiện kết tủa CdS và HgS.

Câu 9. Hợp chất A chứa 48,27% Fe; 10,34% C và 41,37% O về khối lượng. Nung
A trong bình kín có chứa một lượng khí O2 vừa đủ cho phản ứng oxi hoá. Kết thúc
phản ứng, thu được chất rắn B, đồng thời áp suất trong bình tăng thêm 500% so
với ban đầu.

a) A, B có thuộc loại hợp chất muối không?


Đặt công thức của hợp chất A là: FexCyOz.

Theo đề bài ta có: 56x : 12y : 16z = 48,27% : 10,34% : 41,37%

 4,67x: 1y : 1,33z = 4,67 : 1 : 4


Do đó x = 1; y = 1; z = 3. Vậy công thức của A là FeCO3.

Ban đầu có x mol O2 gây áp suất là p, áp suất lúc sau tăng thêm 500% so với ban đầu
là tăng thêm 5p

=> tổng áp suất lúc sau là 6p, vậy phản ứng sinh ra lượng khí CO2 gấp 6 lần lượng khí
O2 ban đầu.

8
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

𝑡°
6FeCO3 + O2 → 2Fe3O4 + 6CO2

Vậy A là FeCO3 và B là Fe3O4 hay Fe(FeO2)2 đều là hợp chất muối.

b) A là chất rắn màu trắng, trong không khí ẩm biến dần thành màu nâu. Giải
thích bằng phương trình phản ứng.
𝑡°
4FeCO3 + O2 + 6H2O → 4Fe(OH)3 + 4CO2
Màu nâu xuất hiện do sự tạo thành tủa Fe(OH)3.

c) Bằng cách nào có thể điều chế B ở dạng tinh khiết?
Sử dụng phương pháp đồng kết tủa:
Phương trình phản ứng: 𝐹𝑒𝐶𝑙2 + 2 𝐹𝑒𝐶𝑙3 + 8 𝑁𝐻3 + 4 𝐻2 𝑂 → 𝐹𝑒3 𝑂4 + 8 𝑁𝐻4 𝐶𝑙
𝐹𝑒𝐶𝑙2 + 2 𝐹𝑒𝐶𝑙3 + 8 𝑁𝑎𝑂𝐻 + 4 𝐻2 𝑂 → 𝐹𝑒3 𝑂4 + 8 𝑁𝑎𝐶𝑙
- Tính toán số mol của FeCl2, FeCl3, NH3 (hoặc NaOH, KOH) vừa đủ cho phản ứng
theo phương trình trên.
- Pha dung dịch X chứa FeCl2 và FeCl3, dung dịch Y chứa NH3 (hoặc NaOH, KOH)
theo đúng số mol đã tính toán.
- Cho dung dịch X vào burette, nhỏ từ từ vào dung dịch Y đồng thời khuấy từ.
- Để kết tủa lắng xuống đáy cốc, lọc kết tủa bằng hệ thống hút chân không, rửa sạch
bằng nước cất
- Sấy khô kết tủa ở 105ºC trong 90 phút, sau đó nung ở 200ºC trong 60 phút.
- Cho sản phẩm vào nước cất, khuấy đều (hoặc đánh siêu âm), dùng nam châm hút các
hạt có từ tính rồi đem sấy khô ở 105ºC, ta thu được tinh thể Fe3O4 tinh khiết.
Câu 10. Cho 25.0 cm3 dung dịch N2H4 0.025 M phản ứng với lượng dư dung dịch
[Fe(CN)6]3- tạo thành [Fe(CN)6]4- và một sản phẩm A. Lượng [Fe(CN)6]4-
tạo thành lại được oxi hóa thành [Fe(CN)6]3- bằng 24.8 cm3 dung dịch
KMnO4 nồng độ là C.

a) Xác định giá trị C biết rằng 25.0 cm3 dung dịch H2C2O4 0.05 M phản ứng vừa
đủ với 24.8 cm3 dung dịch KMnO4 nồng độ C.
n(H2C2O4) = 0.05 mol·dm-3 × 25.0 × 10-3 dm3 = 1.25 × 10-3 mol

5H2C2O4 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 10CO2 + K2SO4 + 8H2O

9
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

(mol) 1.25 × 10-3 5.00 × 10-4

5.00 × 10−4 mol


CM (KMnO4 ) = = 0.0202 𝑀
24.8 × 10−3 dm3

b) Xác định sản phẩm A biết rằng sự có mặt của A không ảnh hưởng đến quá
trình oxi hóa [Fe(CN)6]4- thành [Fe(CN)6]3-.
Tất cả phản ứng xảy ra trong môi trường H2SO4.

Sản phẩm A không ảnh hưởng đến quá trình oxi hóa [Fe(CN)6]4- thành [Fe(CN)6]3-

Phản ứng giữa N2H4 và [Fe(CN)6]3- thì [Fe(CN)6]3- là chất oxi hóa, vậy N2H4 phải là
chất khử. Vậy sản phẩm A phù hợp là N2, NO và NO2.

NO sinh ra không bền trong không khí, lập tức chuyển thành NO2. NO2 có khả năng
hòa tan trong nước tạo ra HNO3 có tính oxi hóa mạnh. Vậy sản phẩm phù hợp có thể
là N2.

Kiểm tra giả thuyết:

n(N2H4) = 0.025 mol.dm-3 × 25.0 × 10-3 dm3 = 6.25 × 10-3 mol

5[Fe(CN)6]4- + MnO4- + 8H+ → 5[Fe(CN)6]3- + Mn2+ + 4H2O

n([Fe(CN)6]4-] tạo thành = 5n(MnO4-) = 5.00 × 10-4 × 5 = 2.50 × 10-3 mol

N2H4 + 4[Fe(CN)6]3- → 4[Fe(CN)6]4- + N2 + 4H+

n[Fe(CN)6]3- = 4n(N2H4) = 2.50 × 10-3 mol => Giả thuyết đúng.

Vậy sản phẩm A là N2.

10
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

PHẦN 2
Câu 1. Cho bảng số liệu sau về thế điện cực chuẩn trong môi trường acid:
E° (Mn+/M), Cu Ag Au
V
E° (M1+/M) + 0,52 + 0,80 + 1,69
2+
E° (M /M) + 0,34 + 1,30 -
E° (M3+/M) - + 1,44 + 1,50
Hãy giải thích vì sao Cu, Ag, Au đều có thể tồn tại các trạng thái oxi hóa +1, +2 và
+3 trong hợp chất, nhưng người ta chưa xác định được các giá trị E°(Cu3+/Cu) và
E°(Au2+/Au)?
Với cấu hình electron hoá tri c̣ ủa Cu, Ag, Au:
- Ở trạng thái cơ bản: (n -1 )d10ns1 với 1e độc thân
- Ở trạng thái kích thích: (n-1)d9ns1np1 với 3e độc thân
Nên cả Cu, Ag và Au đều có thể có 1, 2 hay 3e tham gia tạo liên kết với nguyên tử của
các nguyên tố khác, nên chúng có thể có các trang thái oxi hoá +1, +2 hay +3 trong hơp
chất
+ Ion Cu3+ không tồn tại trong dung dịch do có tính oxi hoá mạnh, nên người ta chưa
xác đinh được giá tri ̣E° của cặp oxi hoá/khử : Cu3+/Cu.
+ Về lý thuyết, Au có thể tồn tại các trạng thái oxi hoá +1, +2 và +3 như đã nói ở
trên; nhưng trong thực tế người ta chưa điều chế đươc hợp chất của vàng với trạng
thái oxi hoá +2 và do đó không tồn tại giá tri ̣E°(Au2+ /Au).

Câu 2. Cho bảng số liệu sau về Cu, Ag và Au.


Ng.tử Cu Ag Au
CHE hoá tri ̣ 10 1
3d 4s 10 1
4d 5s 4f 5d106s1
14

R, Å 1,28 1,44 1,44


I1, eV 7,22 7,57 9,22
Hãy giải thích xu hướng biến đổi giá trị năng lượng ion hóa thứ nhất (I1, eV) của
nguyên tử các nguyên tố Cu, Ag, Au.
Năng lượng ion hoá thứ nhất là năng lượng cần để tách 1 electron lớp ngoài cùng ra
khỏi nguyên tử hay phân tử.
Xu hướng biến đổi giá trị Năng lượng ion hoá thứ nhất của Cu, Ag, Au như sau:
I1 (Au) > I1 (Ag) > I1 (Cu)
Từ Cu đến Ag vì cấu hình electron hoá trị giống nhau nhưng bán kính nguyên tử Cu bé
hơn Ag, lực hút giữa hạt nhân và e lớp ngoài cùng giảm nên năng lượng ion hoá thứ
nhất giảm dần I1 (Cu) > I1 Ag
Từ Ag đến Au do bán kính nguyên tử bằng nhau do đều chịu hiệu ứng co d và co f
nhưng vì do điện tích hạt nhân Au lớn hơn nhiều so với Ag nên giá trị I1 tăng I1 (Ag) <
I1 (Au)

11
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

Hệ quả: Hợp chất bền của Ag là Ag (I) vì I1 của Ag nhỏ nhất


Câu 3. Viết phương trình hóa học để giải thích quá trình tinh thế Ag/Au từ Ag tự
do có lẫn tạp chất.
Chỉ cần thả hợp kim vào dung dịch HNO3 đun nhẹ, bạc tan còn vàng thì không tan
3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
Câu 4. Dung dịch Nano bạc:
Quá trình quang hợp của cây xanh là quá trình đồng hoá các chất vô cơ đơn giản tạo
thành hợp chất hữu cơ phức tạp hơn. Các hợp chất hữu cơ vận chuyển đến các cơ quan
dự trữ của cây như củ, quả. Do đó, quá trình quang hợp càng mạnh, năng suất càng tăng.
Do kích thước các hạt nano bạc rất bé (5 – 10 mm) nên khi được phun, có thể bám dính
trên lá thông qua kẽ lá và các nguyên tố tế bào khí khổng và thuỷ khổng làm tăng khả
năng hấp thụ ánh sáng của cây. Thúc đẩy quá trình quang hợp xảy ra nhanh hơn.
a) Hãy giải thích tại sao việc sử dụng dung dịch nano bạc định kỳ theo các giai đoạn
sinh trưởng và phát triển của cây trồng lại làm tăng năng suất cây trồng?
Nếu sử dụng dung dịch nano bạc định kỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
của cây trồng giúp cây trồng hầu như không bị nhiễm bệnh hay gọi là phòng bệnh cho
cây trồng.
b) Trình bày cơ chế tác động của ion bạc lên vi khuẩn để giải thích tính kháng khuẩn
của nano bạc.
Các ion Ag+ tác dụng với màng tế bào vi khuẩn thông qua nhóm –SH làm ức chế hoặc
vô hiệu hoá enzim vận chuyển oxy của vi khuẩn làm ức chế quá trình hô hấp của tế bào
vi khuẩn.
-SH -SAg+
Men hoạt hoá + 2 Ag+ → Men hoạt hoá + 2H+
-SH -SAg+
Ngoài ra các ion Ag+ có thể tạo thành các oxi nguyên tử có tính oxi hoá mạnh có tác
dụng tiêu diệt vi khuẩn.
2Ag+ + O2- → 2Ag ↓ + O
Câu 5. Tại sao Ag và Au không tạo oxides khi đốt nóng, nhưng Ag lại bị ozone
oxi hoá?
- Khi bị đốt trong không khí, Ag và Au sinh ra các oxit không bền, ở điều kiện thường
thì các oxit không tạo ra còn ở nhiệt độ cao các oxit dễ bị phân hủy trở lại thành oxi và
kim loại:

12
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

2Ag2O → 4Ag + O2
2Au2O → 4Au + O2
Tuy nhiên, ozon là một chất có tính oxi hóa rất mạnh do phân tử kém bền, dễ bị
phân hủy tạo oxi nguyên tử, mà oxi nguyên tử lại có hoạt tính hóa học lớn hơn rất
nhiều so với oxi phân tử, nên phản ứng được với Ag ở ngay nhiệt độ thường tạo trên
bền mặt một lớp oxit Ag2O.
O3 → O 2 + O
2Ag + O → Ag2O
---------------------
2Ag + O3 → Ag2O + O2
Câu 6. Đốt một lá đồng kim loại trong không khí thấy bề mặt lá đồng bị hoá đen.
Cho lá đồng sau khi đốt vào cốc thuỷ tinh chứa dung dịch ammonium chloride
bão hoà và sục không khí liên tục vào cốc thì quan sát được các hiện tượng sau:
a) Lá đồng từ từ tan ra, ban đầu là lớp màu đen trên bề mặt, sau đó là lớp đồng kim
loại
2Cu + O2 → CuO
CuO + 2NH4+ → Cu2+ + 2NH3 + 2H2O
2Cu + O2 + 4H+ → 2Cu2+ + 2H2O
b) Dung dịch chuyển dần từ không màu sang màu xanh lam nhạt, rồi sau đó là
màu xanh lam rất đậm.
Dung dịch chứa ion Cu2+ có màu xanh lam nhạt
c) Đặt máy đo pH thì thấy giá trị pH của dung dịch tăng dần.
Nồng độ NH3 tăng và H+ giảm nên pH tăng dần. NH3 tạo phức với Cu2+ tạo màu xanh
lam đậm
Cu2+ + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+
d) Sau khi sục không khí một thời gian dài thì dung dịch từ màu xanh lam rất đậm
xuất hiện kết tủa màu lam nhạt. Hãy giải thích các hiện tượng trên. Viết các
phương trình hoá học xảy ra.
Sau đó nồng độ OH- tăng, sẽ tạo muối base – carbonate kết tủa có màu xanh lam nhạt
Cu2+ + xOH- + Cl- → Cu(OH)xCl(2-x)

13
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

Câu 7. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau theo quy tắc
Klechkovsky và cho biết trạng thái oxi hoá bền nhất của chúng trong hợp chất.
Giải thích ngắn gọn: 8O, 17Cl, 26Fe, 29Cu.
8O: 1s22s22p4 → O dễ nhận thêm 2 electron để đạt cấu hình bán bão hòa nên trạng thái
OXH bền trong hợp chất là -2.
17Cl: 1s22s22p63s23p5 → Cl dễ nhận thêm 1 e để đạt cấu hình bán bão hòa nên trạng
thái ÕH bền trong hợp chất là -1.
26Fe: 1s22s22p63s33p64s23d6 → Fe thể hiện số OXH từ -2 đến -6, trong đó các mức từ
-2 đến +1 thể hiện trong phức chất, bền nhất là +3. Vì Fe nhường 3e ngoài cùng để đạt
cấu hình bán bão hòa 3d54s0
29Cu: 1s22s22p63s33p64s23d9 → Cu thể hiện 3 mức OXH chính +1, +2, +3, trong đó
mức +2 là bền nhất. Vì +3 không bền vì có thế khử caoo, +1 không bền vì có thể bị dị
li thành Cu(II) và Cu(0).
Câu 8. Thực nghiệm cho biết ở pha rắn, vàng/gold (Au) có khối lượng riêng 19,40
g/cm3 và có mạng lưới tinh thể lập phương tâm diện. Độ dài cạnh ô mạng đơn vị
là 4,070.𝟏𝟎−𝟏𝟎 m. Khối lượng mol nguyên tử của Au là 196,97 g/mol.Tính % thể
tích không gian trống trong mạng tinh thể của vàng.

Từ hình vẽ:
𝑎√2 √2 × 4,070 × 10−10
𝑟= = = 1,438 × 10−10 𝑚
4 4
Mỗi tế bào vàng có 5 nguyên tử nên khối lượng của 1 tế bào
Thể tích của 5 nguyên tử vàng:
4 4
𝑉5 𝑛𝑔𝑡𝑢 = 5 × 𝜋𝑟 3 = 5 × × 𝜋 × (1,438 × 10−10 )3 = 4,982 × 10−29 𝑚
3 3
Thể tích hình lập phương:
𝑉𝑙ậ𝑝 𝑝ℎươ𝑛𝑔 = 𝑎3 = 6,742 × 10−29 𝑚

14
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

1 12
1đ𝑣𝐶 = × = 0,166 × 10−23 𝑔
12 6,023 × 10−23
Thể tích không gian trống trong mạng lưới tinh thể vàng:
𝑉 = 𝑉𝑙ậ𝑝 𝑝ℎươ𝑛𝑔 − 𝑉5 𝑛𝑔𝑡𝑢 = 1,76 × 10−29 𝑚
Phần trăm không gian trống trong mạng lưới tinh thể vàng:
𝑉 1,76
%𝑉 = × 100% = × 100% = 26,1%
𝑉𝑙ậ𝑝 𝑝ℎươ𝑛𝑔 6,742
Câu 9: Một số thông tin của vàng và nhôm được cho ở bảng sau đây:

Nguyên tử Z r, Å Ar, đvC Chu kỳ Cùng kết


tinh kiểu
Al 13 1,43 26,982 3 mạng lập
phương tâm
Au 79 1,44 196,67 6 diện

a) Hãy giải thích vì sao bán kính nguyên tử của vàng và nhôm lại xấp xỉ nhau (mặc
dù nguyên tố vàng ở chu kỳ 6, trong khi nhôm ở chu kì 3).
Vì ở nguyên tố vàng có hiệu ứng đồng co d, co f.
b) Hãy cho biết nhôm và vàng, kim loại nào nặng hơn? Giải thích.
<Vàng và Nhôm có bán kính nguyên tử xấp xỉ nhau, nhưng điện tích hạt nhân của
vàng lớn hơn nhôm rất nhiều, khối lượng nguyên tử của Au ≫ Al → vàng nặng hơn
nhôm> sợ không được trả lời như vậy nên chứng minh bên dưới:

- Số quả cầu trong 1 ô cơ sở của mạng lập phương tâm diện: 6. 1 2 + 8. 18 = 4

→ Trong mỗi tế bào tinh thể có 4 nguyên tử.


1 1
- 1 đvC = .mC = .1,9926.10−23 = 1, 66.10−24 g
12 12

15
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

- Khối lượng 1 tế bào tinh thể của nguyên tử Al: mAl = 4.26,982.1, 66.10−24 = 1, 79.10−22 g

- Khối lượng 1 tế bào tinh thể của nguyên tử Au: mAu = 4.196, 67.1, 66.10−24 = 1,3.10−21 g
3
3 4𝑟𝐴𝑙 3 4.1,43.10−8
- Thể tích 1 tế bào tinh thể Al: 𝑉𝐴𝑙 = 𝑎 = ( ) =( ) = 6,62. 10−23 cm3
√2 √2
3
4𝑟𝐴𝑙 3 4.1,44.10−8
- Thể tích 1 tế bào tinh thể Au: 𝑉𝐴𝑙 = 𝑎3 = ( ) =( ) = 6,76. 10−23 cm3
√2 √2

1,79.10−22
- Khối lượng riêng của nguyên tử nguyên tố Al: = 2,7 g/cm3
6,62.10−23

1,3.10−21
- Khối lượng riêng của nguyên tử nguyên tố Au: = 19,23 g/cm3.
6,76.10−23

Vậy vàng nặng hơn nhôm.


Câu 10: Đồng kim loại bị lẫn các tạp chất gồm sắt (Fe), bạc (Ag) và lưu huỳnh
(S). Hãy trình bày phương pháp điều chế đồng tinh khiết ở trong phòng thí
nghiệm (không sử dụng phương pháp điện phân). Các hoá chất và điều kiện khác
coi như có đủ.
- Đầu tiên, cho đồng lẫn tạp chất vào dung dịch HCl → Loại được sắt (Fe).
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Sau đó, cho hỗn hợp đồng, bạc, lưu huỳnh vào dung dịch HNO3 đặc, nóng:

S + 6HNO3 đ ⎯⎯ → H2SO4 + 2H2O + 6NO2


o
t

Cu + 4HNO3đ ⎯⎯ → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O


o
t

Ag + 2HNO3đ ⎯⎯ → AgNO3 + NO2 + H2O


o
t

- Cô cạn dung dịch, nhiệt phân muối thu được:

2Cu(NO3)2 ⎯⎯ → 2CuO + 4NO2 + O2


o
t

2AgNO3 ⎯⎯ → 2Ag + 2NO2 + O2


o
t

- Cho dung dịch HCl vào kết tủa → Loại kim loại Ag, thu được dung dịch CuCl2.
CuO + HCl → CuCl2 + H2O
Ag + HCl → X
- Cho vài viên kẽm vào dung dịch CuCl2:
CuCl2 + Zn → ZnCl2 + Cu
- Rửa kim loại thu được bằng dung dịch HCl:

16
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

Zndư + HCl → ZnCl2 + H2.


Câu 11: Cho bảng số liệu về bán kính nguyên tử (r, Å) và năng lượng liên kết EM-
M giữa hai nguyên tử trong phân tử (M2) ở trạng thái hơi của các nguyên tố
nhóm IA và IB:

Nguyên tử Cu Ag Au K Rb Cs
r, Å 1,28 1,44 1,44 2,36 2,48 2,68
Năng lượng
liên kết 174,3 157,5 210 50,2 46,0 41,8
(kJ/mol)

a) So sánh và giải thích độ bền liên kết trong phân tử kim loại nhóm IB và IA.
- Bán kính nguyên tử càng nhỏ → chiều dài liên kết càng ngắn → liên kết càng bền →
năng lượng liên kết càng lớn.
→ Dựa vào bảng số liệu:
+ Độ bền liên kết phân tử kim loại nhóm IA: Cs < Rb < K
+ Độ bền liên kết phân tử kim loại nhóm IB: Ag < Cu < Au
+ Độ bền liên kết phân tử kim loại nhóm IA < nhóm IB (do cùng chu kỳ, nguyên tố
nhóm IA không có hiện tượng co d như nguyên tố nhóm IB → bán kính nguyên tử
nguyên tố nhóm IA lớn hơn nhóm IB).
b) Giải thích quy luật biến đổi về biến thiên năng lượng liên kết của các phân tử
trong dãy Cu2 – Ag2 – Au2 và K2 – Rb2 – Cs2?
- Trong nhóm IA, đi từ trên xuống, điện tích hạt nhân càng tăng dần → Bán kính
nguyên tử tăng dần: K < Rb < Cs (phù hợp thực nghiệm)
→ Năng lượng liên kết phân tử Cs < Rb < K và biến thiên năng lượng liên kết trong
dãy K2 – Rb2 – Cs2 xấp xỉ nhau.
- Trong nhóm IB:
+ Đi từ trên xuống, điện tích hạt nhân tăng → bán kính nguyên tử tăng → Bán kính
nguyên tử Cu < Ag → Năng lượng liên kết phân tử giảm từ Cu – Ag.
+ Tuy nhiên, Au có hiện tượng đồng co d, co f làm cho bán kính Au giảm → bán
kính nguyên tử Au ≈ Ag.
Trong khi đó, điện tích hạt nhân nguyên tử Au lớn hơn Ag
→ Năng lượng liên kết tăng từ Ag – Au và độ biến thiên năng lượng liên kết Cu2 –
Ag2 nhỏ hơn Ag2 – Au2.

17
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

Câu 12, Khi thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 thì tạo ra kết tủa
có công thức Cux(OH)y(SO4)z. Để kết tủa hoàn toàn ion Cu2+ chứa trong 25 mL
dung dịch CuSO4 0,1M cần 18,75 mL dung dịch NaOH 0,2M.
Xác định công thức kết tủa và viết phương trình hoá học xảy ra.
nNaOH = 0,01875.0,2 = 3,75.10-3 mol
nCuSO4 = 0,025.0,1 = 2,5.10-3 mol
x 2,5.10−3 2
= =
y 3, 75.10−3 3

1 1
BT [Na]: nNa SO = nNaOH = .3, 75.10−3 = 1,875.10−3 mol
2 4
2 2

x 2,5.10−3
=> Trong kết tủa: nSO = 2,5.10−3 − 1,875.10−3 = 6, 25.10−4 mol =>
2− = =4
4
z 6, 25.10−4

Suy ra tỉ lệ x:y:z = 4:6:1


Vậy kết tủa Cu có dạng Cu4(OH)6SO4.
Câu 13: Để tách vàng có lẫn trong cát, người ta cho hỗn hợp vào dung dịch
NaCN trong môi trường kiềm, đồng thời thổi không khí liên tục vào dung dịch.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, phần dung dịch được tách ra khỏi hỗn hợp
rồi cho tác dụng với kẽm dư và cuối cùng rửa sản phẩm rắn thu được bằng dung
dịch axit sunfuric, ta thu được vàng kim loại. Viết phương trình phản ứng xảy ra
dưới dạng ion thu gọn.
4Au + 8CN- + O2 + 2H2O 4[Au(CN)2]- + 4OH-
2[Au(CN)2]- + Zn 2Au + [Zn(CN)4]2-
Zn dư + 2H+ Zn2+ + H2.
Câu 14. Nêu hiên tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho dung dich
chứa A chứa tetraamminecopper (II) sulfate/[Cu(NH3)4]SO4 tác dung với
(a) dung dich sodium ̣ hydroxide/NaOH
Phản ứng: [Cu(NH3)4]SO4 + NaOH Cu(OH)2 + 4NH3 + Na2SO4
Hiện tượng : Xuất hiện kết tủa màu xanh lơ và có xuất hiện khí có màu khai thoát ra
(b) hydrosulfuric acid/H2S trong môi trường acid sulfuric.
Phản ứng : [Cu(NH3)4]SO4 + H2SO4 + H2S CuS + 2(NH4)2SO4.
Hiện tượng : Xuất hiện kết tủa màu đen

18
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

Câu 15. Giải thích tại sao ở điều kiện thường chromium không tan trong nước
nhưng khi tan trong acid giải phóng khí hydrogen và tạo thành muối Cr (II) chứ
không tao thành muối Cr (III)?
Ở điều kiện thường Cr có lớp màng oxit Cr2O3 bảo vệ bên ngoài nên không bị tan
trong nước.
Acid giải phóng khí hydrogen là acid không có tính oxy hóa vì vậy Crom chỉ tạo
Crom(II) chứ không Crom(III).
Tham khảo: Khi tác dụng acid, Chromium sẽ hình thành dưới dạng phức [Cr(OH2)6]2+
nên nó khá bền so với Chromium (III). Acid khi tác dụng Chromium sẽ huỷ bỏ lớp
oxide bên ngoài, sau đó tác dụng trực tiếp với Chromium bên trong, tạo ra phức chức
Cr (II) bền, và khi có mặt chất khử thì phải có chất oxi hoá – H2.
Câu 16. Hai nhà hoá học trẻ nghiên cứu tác dụng của dung dịch K2S với dung dịch
K2Cr2O7 trong môi trường trung tính.
Ngưới thứ nhất kết luận rằng: phản ứng tạo nên kết tủa không tan trong acid
sulfuric loãng nhưng tan trong aicd nitric đặc đun nóng.
Người thứ hai kết luận rằng: phản ứng tạo nên kết tủa tan một phần trong acid
sulfuric loãng.
Hãy giải thích những kết quả thu được khác nhau đó nếu biết những quan sát của
hai sinh viên đều đúng.
Vì sản phẩm phản ứng hai nhà hóa học là khác nhau
❖ Người thứ nhất :
𝐾2 𝐶𝑟2 𝑂7 + 3𝐾2 𝑆 + 7𝐻2 𝑂 → 2𝐾3 [𝐶𝑟 (𝑂𝐻 )6 ] + 3𝑆 + 2𝐾𝑂𝐻
Vì cả 𝐾3 [𝐶𝑟(𝑂𝐻 )6 ] 𝑣à 𝑆 đều không tan trong H2SO4 loãng và đều tan trong
HNO3 đặc nóng

𝐾3 (𝐶𝑟(𝑂𝐻)6 ) + 6𝐻𝑁𝑂3 → 𝐶𝑟(𝑁𝑂3 ) 3 + 3𝐾𝑁𝑂3 + 6𝐻2 𝑂


𝑆 + 6𝐻𝑁𝑂3 → 𝐻2 𝑆𝑂4 + 6𝑁𝑂2 + 2𝐻2 𝑂
❖ Người thứ hai :
𝐾2 𝐶𝑟2 𝑂7 + 3𝐾2 𝑆 + 7𝐻2 𝑂 → 2𝐶𝑟(𝑂𝐻)3 + 3𝑆 + 8𝐾𝑂𝐻
Vì kết tủa chỉ tan 1 phần trong H2SO4 loãng chính là 𝐶𝑟(𝑂𝐻)3 bị tan
2𝐶𝑟(𝑂𝐻)3 + 3 𝐻2 𝑆𝑂4 → 𝐶𝑟2 (𝑆𝑂4 )3 + 6𝐻2 𝑂
Câu 17. Bốn ống nghiệm chứa lần lượt các dung dịch AgNO3, Cr(NO3)3, NH4NO3
và Cu(NO3)2. Chỉ dùng một thuốc thử để xác định những muối đó và viết phương
trình phản ứng xảy ra.

19
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

Thuốc thử: NaOH

Cr(NO3)3 + 2NaOH → NaCrO2 + 2H2O + 3NaNO3


Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu xanh lục – Cr(OH)3, sau đó kết tủa tan.

NH4NO3 + NaOH → NH3 + NaNO3 + H2O


Hiện tượng: sủi bọt khí có mùi khai.

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3


Hiện tượng: xuất hiện kết tủa xanh lơ.

AgNO3 + NaOH → Ag2O + 2NaNO3 + H2O


Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng rồi sau đó chuyển sang màu đen.
Câu 18. Giải thích sự khác nhau về tính chất của các hợp chất hóa trị thấp của
manganese với chlorine và sự giống nhau về tính chất của các hợp chất hóa trị cao
của chúng.
So sánh: Cl2O với MnO, HOCl với Mn(OH)2
Cl2O7 với Mn2O7, HClO4 với HMnO4
CHE Mn: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 CHE Cl: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
Ở trạng thái số oxi hoá cao nhất, cả Clo và Mangan đều sử dụng 7 electron hoá trị để
liên kết và cấu hình electron đều là cấu hình của khí trơ. Chính vì vậy dẫn đến một số
tính chất hoá học của Mn (VII) giống với Cl (VII).
❖ Cl2O7 với Mn2O7
− Giống về công thức cấu tạo.
− Đều có cấu hình electron của khí trơ.
− Đều là chất lỏng ở điều kiện thường.
− Đều là anhydride của acid mạnh.
− Là hợp chất oxide bền nhất trong các loại oxide.
− Khả năng oxi hoá mạnh nhất.
❖ HClO4 với HMnO4
− Đều là những axit mạnh.
− Là những chất oxi hoá mạnh.
− Có cùng công thức cấu tạo.

20
BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP:
ĐÌNH TRUNG, VÂN ANH, THANH PHƯƠNG, THU NGÂN, HOÀNG YẾN

Ở trạng thái số oxi hoá thấp nhất, cấu hình electron của Mn (II) và Cl (I) rất khác
nhau vì Mn (II) thì có electron trên (n-1)d còn Cl (I) thì các electron ở phân lớp p.
Chính vì vậy mà dẫn đến sự khác nhau về tính chất hoá học.
Mn (II): 1s2 2s2 2p6 3s2 3d5 Cl (I): 1s2 2s2 2p6 3s2
3p6
Cl2O MnO
Trạng thái khí Tồn tại dạng rắn (bột)
Là anhydride của acid HClO Là base oxide
Không có tính phản sắt từ Có tính phản sắt từ
Tan được trong nước tạo thành HClO Khó tan trong nước
HClO Mn(OH)2
Tồn tại ở trạng thái lỏng (dung dịch) Tồn tại dạng chất rắn (kết tủa)
Là một acid kém bền Là một base trung bình
Tan được trong nước Ít tan trong nước

Câu 19: Viết kí hiệu và danh pháp IUPAC:


a. Các nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất (nguyên tố 3d1-10).
Ti: titanium V: vanadium Cr: chromium Mn: manganese
Fe: iron Co: cobalt Ni: nickel Cu: copper Zn: zinc
b. Các nguyên tố đất hiếm nhẹ (La, Ce, Eu).
La: lathanum Ce: cerium Eu: europium
c. Các nguyên tố đất hiếm nặng (Sc, Y, Gd, Lu).
Sc: scandium Y: yttrium Gd: gadolinium Lu: lutetium
Câu 20: Sục từ từ đến dư dung dịch nước chlorine vào dung dịch chứa iron (II)
bromide. Viết các phương trình hóa học có thể xảy ra.
Trả lời

3Cl2 + 3Fe2+ + 6Br- → 2Fe3+ + 3Br2 + 6Cl-

21

You might also like