You are on page 1of 7

Họ và tên: Lê Thị Ngọc Thi

MSSV: 46.01.201.118
Lớp: Thực hành hoá đại cương – sáng thứ 2

BÀI 10 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG – CÂN BẰNG HÓA HỌC


I, Mục đích
- Xác định quy luật tốc độ của phản ứng nhờ quan sát sự thay đổi nồng độ chất tham
gia phản ứng và nhiệt độ đến tốc độ của phản ứng. Đồng thời xem ảnh hưởng của
chất xúc tác lên vận tốc của phản ứng trong hệ đồng thể và dị thể.
- Xác định quy luật chuyển dịch cân bằng hóa học nhờ quan sát sự thay đổi các yếu
tố bên ngoài như nồng độ, nhiệt độ, áp suất.
II, Lý thuyết
1/ Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Đối với phản ứng tổng quát:
aA +bB → cC+ dD

Tốc độ trung bình của phản ứng:


∆C
v=±
∆t

Tốc độ phản ứng tức thời của phản ứng:


∆C dC
v= lim ± =±
∆ t →0 ∆t dt

Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng và các điều kiện tiến
hành như nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, …
*Ảnh hưởng của nồng độ các chất phản ứng:
- Định luật tác dụng khối lượng: “Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ của phản ứng tỉ lệ
nghịch với tích nồng độ của các chất phản ứng được lũy thừa với số mũ bằng hệ số
tỉ lượng tương ứng”.
- Với phản ứng tổng quát trên, tốc độ phản ứng được biểu diễn bằng biểu thức:
a b
v=k . C A . C B

1
- Hệ số tỉ lệ k là hằng số tốc độ của phản ứng hóa học, k phụ thuộc vào bản chất của
các chất phản ứng và nhiệt độ.
*Ảnh hưởng của nhiệt độ
- Nhiệt độ có ảnh hưởng mạnh đến tốc độ phản ứng. Sự tăng nhiệt độ rất nhỏ có thể
làm tăng tốc độ phản ứng rất lớn.
- Số lần biến đổi tốc độ phản ứng khi nhiệt độ thay đổi 10 o gọi là hệ số nhiệt độ của
tốc độ phản ứng:
o
k t+10
γ= o
kt

Trong đó k ot+10 ; k ot là hằng số tốc độ ở nhiệt độ to và t+10o


- Đây là qui tắc Van’t Hoff, phương trình trên chỉ đúng trong khoảng thay đổi nhiệt
độ nhỏ.
- Sau này Arrhenius dựa trên kết quả thực nhiệm đã mô ta chính xác hơn ảnh hưởng
của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng theo phương trình:
Ea

RT
k= A.e
Trong đó:
- A là hằng số
- Ea là năng lượng hoạt hóa
- T, R: nhiệt độ tuyệt đối và hằng số khí lý tưởng
*Ảnh hưởng của chất xúc tác
- Chất xúc tác là chất làm tăng hay giảm tốc độ phản ứng hóa học nhưng không xảy
ra bất kỳ biến đổi về mặt hóa học.
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng gọi là chất xúc tác dương.
- Chất xúc tác làm giảm tốc độ phản ứng gọi là chất xúc tác âm.
2/ Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi đó tốc độ phản ứng
thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
- Với phản ứng tổng quát:
aA +bB → cC+ dD
- Trạng thái cân bằng đặc trưng bằng hằng số cân bằng
c d
[C ] [D ]
K C= a b
[ A ] [ B]

2
Trong đó: [A]; [B]; [C]; [D] là nồng độ cân bằng của các chất.
- Tuy vậy, vị trí cân bằng không phải là cố định một khi các yếu tố bên ngoài như
nồng độ, áp suất, … thay đổi. Điều này gây ra sự dịch chuyển cân bằng. Quy luật
chuyển dịch đã được Le Chatelier tóm tắt như sau: “Khi một hệ phản ứng ở vào
trạng thái cân bằng mà chịu sự tác động về nồng độ, nhiệt độ, áp suất … thì cân
bằng sẽ dịch chuyển theo chiều chống lại sự thay đổi đó.
III, Hóa chất và dụng cụ
Hóa chất: - Dung dịch Na2S2O3, HCl 2M, HNO3 đặc.
- Dung dịch bão hòa FeCl3 và KSCN
- Dung dịch H2O2 10%, dung dịch CuSO4
- Tinh thể KCl, I2, bột MnO2
Dụng cụ: - Đồng hồ bấm giờ, nhiệt kế 100oC, cốc thủy tinh 50ml.
- Ống đong 25ml, bình nón 50ml, ống nghiệm, giá sắt, cặp sắt, cối chày.
- Đèn cồn, giá đun, lưới đun.
IV, Tiến hành thí nghiệm
*Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ các chất tham gia phản ứng đến tốc độ
phản ứng trong hệ đồng thể
N a2 S 2 O3 +2 HCl→ 2 NaCl+ S +S O2 + H 2 O

- Cho 25ml dung dịch Na2S2O3 vào bình nón, thêm vào đó 5ml dung dịch HCl đồng
thời bấm đồng hồ. Lắc đều bình 1-2 cái rồi để lên tờ giấy trắng trên có ghi một dấu
chữ thập. Nhìn qua miệng bình theo phương thẳng đứng, khi nào thấy dấu chữ
thập vừa biến mất thì bấm đồng hồ dừng lại.
- Lập lại thí nghiệm trên với 20, 15, 10, 5 ml dung dịch Na2S2O3, mỗi lần thêm nước
vào để được 25ml dung dịch.
Kết quả thí nghiệm
Thể Vận tốc
Dung dịch V H O (ml) V HCl Nồng độ Thời
STT tích 1 −1
v= ( s )
Na2S2O3 2
Na2S2O3 gian (s)
chung t
1 25 0 5 30 5c 10 0,1
2 20 5 5 30 4c 11,27 0,089
3 15 10 5 30 3c 16,54 0,06
4 10 15 5 30 2c 26,54 0,038
5 5 20 5 30 c 68,31 0,015
3
Nồng độ theo thời gian
80

70

60

50

40

30

20

10

0
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

v Nồng độ theo vận tốc


0.120

0.100

0.080

0.060

0.040

0.020

C
0.000
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

*Nhận xét:
- Khi nồng độ N a2 S 2 O3 giảm thì tốc độ phản ứng cũng giảm.
Vậy nồng độ có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong hệ đồng thể.
*Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng trong hệ đồng thể
- Cho vào bình nón 5ml dung dịch Na 2S2O3, thêm vào 20ml nước, đun nhẹ đến 30 oC
thêm 5ml dung dịch HCl. Ghi nhiệt độ và bấm giờ. Lắc đều bình 1-2 cái rồi để lên
tờ giấy trắng trên có ghi một dấu chữ thập. Nhìn qua miệng bình theo phương
thẳng đứng, khi nào thấy dấu chữ thập vừa biến mất thì bấm đồng hồ dừng lại.
- Lập lại thí nghiệm ở nhiệt độ 40o, 50o, 60o và 70o.

4
Kết quả thí nghiệm:
1 −1
STT t C
o
Thời gian thực hiện phản ứng (s) Vận tốc phản ứng v= ( s )
t
1 32 72.3 0.014

2 40 35.1 0.028

3 50 20.4 0.049

4 60 15.32 0.065

5 70 11.85 0.084

Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nhiệt độ


0.090
0.080 f(x) = 0.00177897976964946 x − 0.0407483420689247
0.070 R² = 0.997885047709581

0.060
0.050
v(s^-1)

0.040
0.030
0.020
0.010
0.000
30 35 40 45 50 55 60 65 70 75
T

*Nhận xét:
- Khi nhiệt độ tăng lên thì tốc độ phản ứng cũng tăng lên.
Vậy nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ phẩn ứng.
*Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng trong hệ dị thể
Nghiên cứu ảnh hưởng xúc tác của ion Cu2+ trong phản ứng giữa Fe(SCN)3 và Na2S2O3
2 Fe ( SCN )3+ 2 N a 2 S2 O3 → N a2 S 4 O6 +2 NaSCN +2 Fe ( SCN )2

Chuẩn bị dung dịch Fe(SCN)3 bằng cách lầy một cốc đựng sẵn 20ml nước, sau đó nhỏ
vào cốc 2 giọt dung dịch bão hòa FeCl3 và 2 giọt dung dịch KSCN, dung dịch có màu đỏ.
Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 5ml dung dịch Fe(SCN)3 vừa chuẩn bị:

5
- Ống thứ nhất cho vào 3ml dung dịch Na 2S2O3. Dùng đồng hồ bầm theo dõi thời
gian từ khi cho dung dịch Na2S2O3 vào cho đến khi mất màu dung dịch Fe(SCN)3.
- Cho vào ống nghiệm thứ 2 cũng 3ml dung dịch Na2S2O3 và thêm 1 một muối Cu2+.
Tính thời gian dung dịch mất màu.
Kết quả thí nghiệm
- Ống thứ nhất: t1=7s
- Ống thứ hai: t2=1s
*Nhận xét: Khi cho Cu2+ vào phản ứng xảy ra nhanh hơn => Cu2+ là chất xác tác dương.
*Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng trong hệ dị thể
Nghiên cứu phản ứng phân hủy H2O2
H 2 O 2 Mn O2 O2 +2 H 2 O , ∆ H <0

Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch H2O2 10%, quan sát sự phân hủy H2O2. Sau đó
thêm vào dung dịch một ít bột MnO2, theo dõi sự tiếp diễn của phản ứng. Thử khí giải
phóng ra của phản ứng bằng cách đưa tới miệng ống nghiệm que diêm cháy còn đỏ.
Kết quả thí nghiệm:
- H2O2 phân hủy chậm trong không khí.
- Khi cho MnO2 vào phản ứng phân hủy H2O2 diễn ra dữ dội.
- Khí thoát ra là O2 làm sáng que diêm đỏ.
- MnO2 có vai trò xúc tác quá trình phân hủy H2O2 diễn ra nhanh hơn.
*Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của nồng độ đến sự dịch chuyển cân bằng
Nghiên cứu sự dịch chuyển cân bằng của phản ứng thuận nghịch giữa FeCl 3 và
KSCN.
Cho vào cốc thủy tinh 20ml nước, sau đó nhỏ vào cốc 2 giọt dung dịch bão hòa FeCl 3
và 2 giọt dung dịch KSCN. Khuấy đều dung dịch. Sau đó chia thành bốn ống nghiệm:
- Ống 1: để đối chứng
- Ống 2: thêm 3 giọt dung dịch bão hòa FeCl3
- Ống 3: thêm 3 giọt dung dịch bão hòa KSCN
- Ống 4: thêm vài tinh thể muối KCl
Kết quả thí nghiệm
FeC l 3 +3 KSCN → Fe ( SCN )3 +3 KCl

Dung dịch có màu đỏ máu của Fe(SCN)3

6
- Ống 2 và 3 đậm màu hơn ống 1 do cân bằng dịch chuyển dịch theo chiều thuận tạo
ra nhiều Fe(SCN)3.
- Ống 2 đậm màu hơn ống 3.
- Ống 4 nhạt màu hơn ống 1, 2, 3 do cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

You might also like