You are on page 1of 6

BÀI 3: PHẢN ỨNG BẬC 1: THỦY PHÂN ETHYL ACETAT

MỤC TIÊU:

- Xác định:
 Tốc độ phản ứng: là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của phản ứng
hóa học. Là sự thay đổi nồng độ của chất tham gia phản ứng hay sản phẩm trong một
đơn vị thời gian.
A  B (sản phẩm)
𝑑[𝐴] 𝑑[𝐵]
𝑣=− =+
𝑑𝑡 𝑑𝑡
 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng: (tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ của
phản ứng theo 2 quy tắc:
+ Quy tắc Van’t Hoff: ở khoảng nhiệt độ gần nhiệt độ phòng, nếu tăng nhiệt độ
phản ứng lên 10° thì tốc độ phản ứng 𝛾 tăng 2-4 lần với 𝛾: hệ số nhiệt độ phản ứng
𝐾𝑇+𝑛.10
𝛾𝑛 =
𝐾𝑇
−𝐸𝑎
+ Quy tắc Arrhenius: 𝐾 = 𝐴. 𝑒 𝑅𝑇

 Hằng số tốc độ phản ứng: là tốc độ riêng của phản ứng. Là tốc độ của phản ứng hóa
học khi nồng độ chất tham gia phản ứng bằng 1 đơn vị (1 mol/l)

Thứ nguyên: + Phản ứng bậc 1: thời gian-1


+ Phản ứng bậc 2: thời gian-1 x nồng độ-1

Các phương pháp xác định hằng số K:


+ Phương pháp thế
+ Phương pháp đồ thị
+ Phương pháp dựa trên chu kì bán hủy
 Bậc phản ứng: là đại lượng cho biết mức độ ảnh hưởng của nồng độ đối với tốc độ
phản ứng hóa học. Là tổng các hệ số lũy thừa của nồng độ trong phương trình biểu
diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ của các chất phản ứng.
 Chu kì bán hủy: là thời gian mà nồng độ chất phản ứng giảm đi một nửa.
Trong ngành Dược: Hạn dùng của thuốc: là thời gian để hàm lượng thuốc còn lại
90% so với ban đầu.

 Năng lượng hoạt hóa: là năng lượng tối thiểu cần cung cấp để phản ứng xảy ra.
Trong điều kiện xác định, năng lượng hoạt hóa là xác định.
 Phương trình động học của phản ứng: là phương trình biểu diễn sự phụ thuộc của
tốc độ phản ứng vào nồng độ của các chất phản ứng.
 Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ: nhiệt độ, nồng độ, xúc tác.
PHẢN ỨNG BẬC 1

Chu kì bán hủy 0,693


𝑇1/2 = (𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛)
𝑘

Phương trình động học 𝑘𝑡


lg[𝐴] = − + lg[𝐴0 ]
2,303

Hằng số tốc độ phản ứng 0,693


𝐾= (𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛−1 )
𝑇1/2

Năng lượng hoạt hóa 𝑬𝒂 (𝒄𝒂𝒍. 𝒎𝒐𝒍−𝟏 ) 𝐾𝑇2 𝐸𝑎 𝑇2 − 𝑇1


lg = 𝑥
R= 1,98 (𝑐𝑎𝑙. 𝑚𝑜𝑙 −1 . °𝐾 −1 ) 𝐾𝑇1 2,303𝑅 𝑇2 𝑥𝑇1
T (°𝐾)

CH3COOC2H5 + H2O → CH3COOH + C2H5OH


𝟐,𝟑𝟎𝟑 𝒂 𝟐,𝟑𝟎𝟑 𝒏∞ −𝒏𝟎
Hằng số tốc độ: 𝑲 = . 𝐥𝐠 = . 𝐥𝐠
𝒕 𝒂−𝒙 𝒕 𝒏∞ −𝒏𝒕

Trong đó:
+ t: thời điểm khảo sát

+ 𝑛∞ : thể tích NaOH định phân tại thời điểm phản ứng xảy ra hoàn toàn (thể tích NaOH
cần trung hòa hết HCl và CH3COOH sinh ra từ phản ứng thủy phân hoàn toàn).

+ 𝑛0 : thể tích NaOH định phân tại thời điểm phản ứng chưa xảy ra (thể tích NaOH cần
trung hòa hết HCl có trong 2ml dung dịch lấy từ bình A).

+ 𝑛𝑡 : thể tích NaOH định phân tại thời điểm 15,30,45 phút. (thể tích NaOH dùng để trung
hòa hết HCl và CH3COOH mới sinh ra từ phản ứng thủy phân).

+ 𝑛∞ − 𝑛0 : thể tích dung dịch NaOH cần để trung hòa hết CH3COOH trong 2ml dung
dịch lấy từ bình A khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

+ 𝑛∞ − 𝑛𝑡 : thể tích dung dịch NaOH cần để trung hòa hết CH3COOH trong 2ml dung
dịch lấy từ bình A tại từng thời điểm khảo sát.
TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:

I. Thủy phân etyl acetat ở 400


- Chuẩn bị:
 1 bình nón 250ml (A) chứa 50ml HCl 0,2N (dùng bình định mức lấy chính xác 50ml)
 4 bình nón CÓ NÚT MÀI 100ml (B) mỗi bình chứa 30ml nước cất + 3 giọt phenolphtalein (ngâm
vào nước đá)
? Vai trò của 30ml nước cất trong bình (B):

+ Pha loãng nồng độ ethyl acetat tại thời điểm khảo sát  ngưng phản ứng thủy phân ở
bình B
+ Tăng diện tích tiếp xúc giữa acid và base

+ Hạ nhiệt độ dung dịch hút từ bình A  ngưng phản ứng thủy phân + kìm hãm phản
ứng xà phòng hóa xảy ra
+ Tăng thể tích dung dịch cần chuẩn độ  Dễ khảo sát màu

? Vai trò của phenolphtalein trong bình (B):


+ Là chất chỉ thị trong chuẩn độ acid – base có pH từ 8-10 để xác định điểm tương
đương mà tại đó khi cho dư 1 giọt NaOH thì dung dịch chuẩn độ chuyển qua màu hồng
nhạt bền 10-15 giây.

? Vai trò của việc ngâm lạnh bình (B):


+ Hạ nhiệt độ của phản ứng thủy phân, ngăn cản sự thủy phân tiếp tục của ethyl acetat
trong quá trình định phân để hạn chế sai số.
+ Kìm hãm phản ứng xà phòng hóa của NaOH và ethyl acetat
 1 buret chứa NaOH 0,05N
 Sinh hàn khí
? Tại sao phải dùng sinh hàn khí?
+ Để kìm hãm sự bay hơi của ethyl acetat  tạo sự cân bằng áp suất bên trong và bên
ngoài.
+ Do phản ứng thu nhiệt nên trong quá trình phản ứng nhiệt độ trong bình tăng làm tăng
áp suất, dùng sinh hàn khí để ngăn các thành phần trong bình không bị bay hơi, tránh
hiện tượng bung nắp bình do sự dồn nén áp suất
 Ống đong (đong 30ml nước cất)
 Pipet chính xác 2ml (lấy ethyl acetat)
 Kẹp giữ bình nón
- Tiến hành:
 Lấy chính xác 50ml dung dịch HCl 0,2N (dùng bình định mức), cho vào bình nón 250ml (A).Lắp
sinh hàn khí, đặt bình (A) vào bếp cách thủy ở 40 độ khoảng 15 phút để ổn định nhiệt độ
 Cho vào 4 bình nón 100ml (B) mỗi bình khoảng 30ml nước cất (dùng ống đong) + 3 giọt
phenolphtalein. Ngâm các bình vào nước đá.
 Hút chính xác 2ml ethyl acetat (pipet chính xác) cho vào bình (A). Bấm đồng hồ: ta có thời điểm
t=0. Lắc đều và hút ngay 2ml hỗn hợp trong bình (A) cho vào bình (B)
 Định phân dd trong bình (B) bằng NaOH  n0
 Luôn giữ bình (A) trong bếp cách thủy ở 40 độ. Tại thời điểm t= 15,30,45 phút, hút chính xác 2ml
hỗn hợp trong bình (A) cho vào bình (B) và định phân  các giá trị nt
 Đun cách thủy bình (A) ở 80 độ trong 1h cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Hút 2ml hỗn hợp trong
bình (A) cho vào bình (B) và định phân  𝑛∞ (Thực hiện nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10 phút,
đến khi 2 giá trị 𝒏∞ liên tiếp không đổi)

II. Thủy phân etyl acetat ở 300


- Chuẩn bị:
 1 bình nón 250ml (A) chứa 50ml HCl 0,2N (dùng bình định mức lấy chính xác 50ml)
 4 bình nón CÓ NÚT MÀI 100ml (B) mỗi bình chứa 30ml nước cất + 3 giọt phenolphtalein (ngâm
vào nước đá)
 1 buret chứa NaOH 0,05N
 Sinh hàn khí
 Ống đong (đong 30ml nước cất)
 Pipet chính xác 2ml (lấy ethyl acetat)
 Kẹp giữ bình nón
- Tiến hành:
 Lấy chính xác 50ml dung dịch HCl 0,2N (dùng bình định mức), cho vào bình nón 250ml (A).Lắp
sinh hàn khí, đặt bình (A) ở nhiệt độ phòng khoảng 15 phút để ổn định nhiệt độ
 Cho vào 4 bình nón 100ml (B) mỗi bình khoảng 30ml nước cất (dùng ống đong) + 3 giọt
phenolphtalein. Ngâm các bình vào nước đá.
 Hút chính xác 2ml ethyl acetat (pipet chính xác) cho vào bình (A). Bấm đồng hồ: ta có thời điểm
t=0. Lắc đều và hút ngay 2ml hỗn hợp trong bình (A) cho vào bình (B)
 Định phân dd trong bình (B) bằng NaOH  n0
 Tại thời điểm t= 15,30,45 phút, hút chính xác 2ml hỗn hợp trong bình (A) cho vào bình (B) và định
phân  các giá trị nt
 Đun cách thủy bình (A) ở 80 độ trong 1h cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Hút 2ml hỗn hợp trong
bình (A) cho vào bình (B) và định phân  𝑛∞ (Thực hiện nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10 phút,
đến khi 2 giá trị 𝒏∞ liên tiếp không đổi)

Thời điểm NaOH (ml) 2,303/t 𝑛∞ − 𝑛0 𝑛∞ − 𝑛𝑡 lg(𝑛∞ − 𝑛0 ) lg(𝑛∞ − 𝑛𝑡 ) K


0
15
30
45
∞1
∞2
∞3
- Phương pháp đồ thị:
 Trục ngang: thời gian t (phút)
𝐶0
 Trục đứng: lg
𝐶
𝐾
 Xác định K dựa theo phương pháp đồ thị: tan 𝛼 =
2,303
- Ứng dụng trong ngành Dược:
 Năng lượng hoạt hóa: xác định tuổi thọ thuốc trong điều kiện bảo quản, xác định
độ bền tương đối của sản phẩm khi gặp điều kiện bất lợi, khảo sát sự tương tác của
các thành phần trong chế phẩm ở các điều kiện.
 Thời gian bán hủy: xác định thời gian để hàm lượng thuốc giảm đi ½
 Hạn dùng của thuốc: là thời gian để hàm lượng thuốc còn lại 90% so với ban đầu.
 Trong bào chế: dự đoán tuổi thọ của thuốc, xác định thời hạn dùng, ổn định hoạt
chất.
 Trong tổng hợp hóa dược: chiều hướng phản ứng, thời gian, hiệu suất, kinh tế
 Trong dược lâm sàng: dược động học, tần suất và liều dùng
 Trong chiết suất dược liệu: các yếu tố ảnh hưởng, ổn định hợp chất, xử lí chiết
suất.
- Phương pháp chuẩn độ: chuẩn độ thể tích

You might also like