You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Tiến Trường Đại học Công Nghiệp TP.

HCM
Lớp: DHHO17D Khoa Công Nghệ Hoá Học
Mssv: 21125161 Môn: Thực hành Hoá Lý

BÀI 4: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

I. Mục đích thí nghiệm:


Xác định vận tốc và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng hóa học.
II. Lý Thuyết:
1. Tốc độ phản ứng
- Tốc độ phản ứng thường được xác định bằng biến thiên nồng độ của các chất phản
ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian
- Trong khoảng thời gian ∆t, nồng độ chất phản ứng thay đổi là ∆C thì tốc độ trung
bình của phản ứng trong khoảng thời gian đó là:
∆∁
W =±
∆t
- Tốc độ phản ứng luôn là giá trị dương, do đó dấu (+) hay là (-) tùy thuộc vào giá
trị C xác định theo chất phản ứng hay sản phẩm
- Tốc độ của phản ứng hóa học phụ thuộc vào bản chất của các chất phản ứng và
điều kiện tiến hành phản ứng
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ
Nồng độ
- Theo định luật tác dụng khối lượng, tốc độ phản ứng tỉ lệ với nồng độ chất phản
ứng. Với phản ứng tổng quát:
aA + bB  sản phẩm
- Phương trình vận tốc phản ứng: W = k [A]x . [B]y
k – hệ số tỉ lệ đặc trưng cho mỗi phản ứng gọi là hằng số tốc độ phản ứng.
Nhiệt độ
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ phản ứng. Khi nhiệt độ tăng, số
va chạm có hiệu quả tăng lên, do đó tốc độ phản ứng tăng lên
t 2−t 1
10
k 2=k 1 ×γ
Trong đó:
+ k2 – hằng số tốc độ phản ứng tại nhiệt độ t2
+ k1 – hằng số tốc độ phản ứng tại nhiệt độ t1
+ γ – hệ số nhiệt độ tốc độ phản ứng
Xúc tác
Là chất có khả năng làm tăng tốc độ của các phản ứng có khả năng xảy ra về mặt
nhiệt động nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
Chất xúc tác có một số đặc trưng sau:
- Lượng sử dụng nhỏ hơn rất nhiều so với lượng chất phản ứng.
- Không thay đổi về lượng và thành phần, tính chất sau phản ứng.
- Có tính chọn lọc, mỗi chất xúc tác thường chỉ có tác dụng với một phản ứng nhất
định.

III. Thực nghiệm:


Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
Na2S2O3 + HCl →2 NaCl+ SO2+ H 2 O+ S
Bảng 4.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Na2S2O3 đến tốc độ phản ứng (3)
Tốc độ
Thí Thể tích Na2S2O3 Thể tích Thể tích HCl Thời gian quan
phản ứng
nghiệm 0,2M (ml) H2O (ml) 1M (ml) sát (t) (giây)
W= 1/t
1 5 0 5 25s 0.04
2 4 1 5 30s 0.033
3 3 2 5 40s 0.025
4 2 3 5 62s 0.016
5 1 4 5 110s 0.009

- Dùng hai ống nghiệm, một ống chứa Na2S2O3 0,1M và nước (theo bảng 4.1), còn
ống kia đựng HCl 1M.
- Rót dung dịch HCl vào dung dịch Na2S2O3 lắc đều.
- Dùng đồng hồ có kim giây để theo dõi phản ứng kể từ khi trộn hai dung dịch đó
với nhau rồi tiếp tục lắc cho tới khi xuất hiện màu đục sữa.
- Làm tương tự từ thí nghiệm 1 đến thí nghiệm thứ 5.
Thí nghiệm 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
- Lấy hai ống nghiệm, cho vào ống nghiệm thứ nhất 1ml dung dịch Na2S2O3 0,1N,
cho vào ống nghiệm thứ hai 5ml dung dịch HCl 1M. Ngâm cả hai ống vào nước
nóng cho đến khi đạt được nhiệt độ thích hợp, đổ dung dịch HCl trong ống thứ hai
vào ống thứ nhất, quan sát và xác định thời gian phản ứng (từ khi trộn hai dung
dịch đó với nhau rồi tiếp tục lắc cho tới khi xuất hiện màu đục sữa). Làm tương tự
từ thí nghiệm thứ nhất cho đến thí nghiệm cuối cùng theo bảng 4.2
Bảng 4.2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng (3)

Thí nghiệm Thể tích Thể tích Nhiệt Thời gian quan Tốc độ
Na2S2O3 HCl 1M độ ℃ sát (t) ( giây) phản ứng
0,1M (ml) (ml) W= 1/t
°
1 1 5 tP 45s 0.022
°
2 1 5 t P +10 42s 0.023
°
3 1 5 t P +20 38s 0.026
°
4 1 5 t P +30 30s 0.0333
°
5 1 5 t P + 40 20s 0.05

Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của Mn2 +¿¿ lên tốc độ phản ứng
- Lấy vào một ống nghiệm lớn thể tích các thuốc thử cho thí nghiệm ghi ở bảng 4.3.
- Theo dõi thời gian mất màu dung dịch của từng thí nghiệm
Bảng 4.3. Khảo sát ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng (4)
Thời
Tốc độ
Thể tích KMnO4 MnSO4 Nhiêt gian
Thí Thể tích H2SO4 phản
Na2C2O4 0.02M 0,02M độ ℃ quan
nghiệm 4M (ml) ứng
0,1M (ml) (giọt) (giọt) sát (t)
W= 1/t
(giây)
°
1 3 1 5 0 tP 95s
°
2 3 1 5 2 tP 45s
°
tP
3 3 1 5 4 33s
°
4 3 1 5 6 tP 23s

IV. Trả lời câu hỏi


1. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học.
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ và xúc tác.
- Nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng, nhiệt độ giảm tốc dộ giảm.
- Nồng độ chất tỉ lệ với vận tốc phản ứng, nồng độ nhiều thì phản ứng càng nhanh.
- Xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng.
2. Hằng số tốc độ phản ứng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Hằng số tốc độ phản ứng có ý nghĩa là tốc độ phản ứng khi nồng độ các chất bằng
đơn vị.
- Hằng số tốc độ không phụ thuộc vào nồng độ mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
3. Phân biệt tốc độ phản ứng trung bình và tốc độ phản ứng tức thời.
- Tốc độ phản ứng tức thời và tốc độ phản ứng được xét trong khoảng thời gian
ngắn nhất trong quá trình chuyển động.
- Tốc độ phản ứng trung bình là tốc độ phản ứng được xét trong khoảng thời gian
xác định, là tỉ số giữa sự thay đổi vị trí khoảng thời gian đang xét và khoảng thời
gian đó.

You might also like