You are on page 1of 6

BÀI 2

TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC


Họ và tên SV: Huỳnh Thị Ái Nhi – 2113031191
La Nguyễn Quỳnh Hương – 2113031341
Lê Huỳnh Đức – 2113031444
Ngày thực hiện: 14/05/2022
Lớp: DS21DH-DS3
Điểm Nhận xét

I. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


1. Thí nghiệm 1: khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản
ứng. Tính bậc phản ứng theo Na2S2O3
Ống nghiệm
Ống nghiệm
STT chứa V (ml) V (ml) V (ml) ∆t (s) v
H2SO4 1M Na2S2O3 H2O
1M
1 1 1 3 13,1s 0.08
2 1 2 2 6,2s 0.16
3 1 4 0 3.1s 0.32

- Phương trình phản ứng


H2SO4 + Na2S2O3 → Na2SO4 + S↓ + SO2↑+ H2O

- Hiện tượng: xuất hiện sủi bọt khí, sau đó dung dịch chuyển sang đục
màu vàng. Ống nghiệm 1 xảy ra chậm hơn ống nghiệm 2 và 3. Ống
nghiệm 2 xảy ra chậm hơn ống nghiệm 3.
- Nhận xét, giải thích.
+ Nhận xét: khi nồng độ của Na2S2O3 càng cao, tốc độ phản ứng càng
nhanh.
+ Giải thích: khi nồng độ của các chất phản ứng càng tăng, tần số va
chạm của phản ứng càng tăng nên tốc độ phản ứng càng nhanh.
- Xác định bậc phản ứng:
Giả sử:
+ Ống nghiệm 1: nồng độ Na2S2O3 là x, nồng độ H2SO4 là y, thời gian
là t1
+ Ống nghiệm 2: nồng độ Na2S2O3 là 2x, nồng độ H2SO4 là y, thời
gian là t2
Ta có: v1 = k. x m . y n
v2 = k. (2x) m . y n
v1
v2
= (1/2) m = 0,08/ 0,16 =0,5

 m1 =1
+ Ống nghiệm 2: nồng độ Na2S2O3 là 2x, nồng độ H2SO4 là y, thời
gian là t2
+ Ống nghiệm 3: nồng độ Na2S2O3 là 4x, nồng độ H2SO4 là y, thời
gian là t3
Ta có: v2 = k. (2x) m . y n
v3 = k. (4x) m . y n
v2
v3
= (1/2) m = 0,16/0,32 = 0,5
 m2 = 1
- Bậc phản ứng: m1 + m2 = 2
- Bậc phản ứng trung bình: (m 1 + m 2 )/2 = 1

2. Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản
ứng. Tính bậc phản ứng theo H2SO4
Ống nghiệm
Ống nghiệm V (ml) V (ml)
STT chứa V (ml) Na2S2O3 H2O ∆t (s) v
H2SO4 1M 1M
1 1 1 3 10,9s 0.09
2 2 1 2 9,4s 0.1
3 4 1 0 8,1s 0.12
- Hiện tượng: xuất hiện sủi bọt khí, sau đó dung dịch chuyển sang đục
màu vàng. Ống nghiệm 1 xảy ra chậm hơn ống nghiệm 2 và 3. Ống
nghiệm 2 xảy ra chậm hơn ống nghiệm 3.
- Nhận xét, giải thích:nồng độ chất tham gia càng cao, tốc độ phản
ứng càng nhanh.
- Xác định bậc phản ứng.
Giả sử:
+ Ống nghiệm 1: nồng độ Na2S2O3 là x, nồng độ H2SO4 là y, thời gian
là t1
+ Ống nghiệm 2: nồng độ Na2S2O3 là x, nồng độ H2SO4 là 2y, thời
gian là t2
Ta có: v1 = k. x m . y n
v2 = k. x m . (2y) n
v1 / v2 = (1/2) n = 0,09/0,1 = 0,9
 n1 = 0,152
+ Ống nghiệm 2: nồng độ Na2S2O3 là x, nồng độ H2SO4 là 2y, thời
gian là t2
+ Ống nghiệm 3: nồng độ Na2S2O3 là x, nồng độ H2SO4 là 4y, thời
gian là t3
Ta có: v2 = k. x m . (2y) n ; v3 = k. x m . (4y) n
v2 /v3 = (1/2) n = 0,1/0,12 = 0,83 => n2 = 0,269
- Bậc phản ứng: n 1 + n 2 = 0,421
- Bậc phản ứng trung bình: (n 1 + n 2 )/2 = 0,2105

3. Thí nghiệm 3: khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản
ứng

Thí nghiệm Nhiệt độ (°C) ∆t (s) V

1 60 16s 0.06
2 45 25s 0.04
3 Phòng 60s 0.02

- Hiện tượng: xuất hiện màu trắng đục, thời gian xuất hiện màu trắng
đục của cốc 1 nhanh hơn cốc 2 và 3, cốc 2 nhanh hơn cốc 3.
- Nhận xét, giải thích.
+ Nhận xét: khi nhiệt độ cao tốc độ phản ứng nhanh hơn nhiệt độ thấp
+ Giải thích: khi nhiệt độ phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng xảy ra càng
nhanh, sự va chạm phản ứng càng nhiều, phản ứng diễn ra nhanh hơn.

- Vẽ đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng


Thời gian (s)

70

60

50

40

30

20

10

0
16 25 60
Nhiệt độ(°C)

4. Thí nghiệm 4: khảo sát sự dịch chuyển cân bằng


Ống V ( ml) FeCl3 KSCN KCl So sánh màu sắc
nghiệm K3[Fe(CN)6] bão hòa bão hòa tinh thể giữa các ống
1 2 2 giọt - - Màu cam
2 2 - 2 giọt - Màu đỏ máu đậm
3 2 - - 1 ít Màu nhạt hơn so
với ống nghiệm 4
4 2 - - - Màu da cam
- Phương trình phản ứng
 3K3[Fe(CN)6] + 3FeCl3 → 9KCl + Fe3[Fe(CN)6]3
 K3[Fe(CN)6] + KSCN → 6KCN + Fe(SCN)3
- Nhận xét, giải thích.
+ Nhận xét: với ống nghiệm 1 và 2 có màu đậm hơn so với ống nghiệm 4
do thêm FeCl3 và KSCN vào làm cho phản ứng xảy ra theo chiều thuận.
Với ống nghiệm 3 có màu nhạt hơn ống nghiệm 4 do thêm KCl làm phản
ứng diễn ra theo chiều nghịch.
+ Giải thích:
o Ống nghiệm 1: khi cho thêm FeCl3 vào ống nghiệm, nồng độ của
FeCl3 tăng lên, cân bằng phương trình chuyển dịch theo chiều giảm
nồng độ của FeCl3 tức là chuyển dịch theo chiều thuận.
o Ống nghiệm 2: khi cho thêm KSCN vào ống nghiệm, nồng độ của
KSCN tăng lên, cân bằng phương trình chuyển dịch theo chiều giảm
nồng độ của KSCN tức là chuyển dịch theo chiều thuận.
o Ống nghiệm 3: khi cho thêm KCl vào ống nghiệm, nồng độ của KCl
tăng lên, cân bằng phương trình chuyển dịch theo chiều tăng nồng
độ, phương trình chuyển dịch theo chiều nghịch vì thế ống nghiệm
nhạt màu hơn so với ống nghiệm 4.

TRẢ LỜI CÂU HỎI


1. Trong thí nghiệm trên, nồng độ của Na2S2O3 và của H2SO4 đã ảnh
hưởng thế nào lên tốc độ phản ứng? Viết biểu thức tính vận tốc phản ứng.
Xác định bậc phản ứng.
+ Nồng độ của Na2S2O3 tỷ lệ thuận với tốc độ phản ứng
+ Nồng độ của H2SO4 hầu như không ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng
+ Biểu thức tính tốc độ phản ứng v = k [Na2S2O3]m.[H2SO4]n Trong
đó: m, n là hằng số dương xác định bằng thực nghiệm.
+ Bậc phản ứng: m+n.
2. Cơ chế của phản ứng trên là gì? Dựa vào kết quả thí nghiệm có thể
kết luận phản ứng nào là phản ứng xảy ra chậm nhất không? Tại sao? Lưu
ý: trong các thí nghiệm trên, lượng H2SO4 luôn dư so với Na2S2O3
H2SO4 + Na2S2O3  Na2SO4 + H2S2O3 (1)
H2S2O3  S + SO2 + H2O (2)
+ Phản ứng (1) là phản ứng trao đổi ion nên tốc độ phản ứng xảy ra
nhanh.
+ Phản ứng (2) xảy ra chậm hơn.
=>Phản ứng (2) quyết định tốc độ phản ứng và là phản ứng xảy ra chậm
nhất vì bậc của phản ứng là bậc của phản ứng (2)
3. Dựa trên cơ sở của phương pháp thí nghiệm thì vận tốc xác định là
vận tốc trung bình hay vận tốc tức thời? Tại sao?
+ Dựa trên cơ sở của phương pháp thí nghiệm thì vận tốc xác định
được trong các thí nghiệm trên được xem là vận tốc tức thời vì vận tốc
∆C
phản ứng được xác định bằng tỉ số ∆t
.Vì ∆ C ≈ 0( do lưu huỳnh thay đổi
không đáng kể nên ∆C ≈ dC).
4. Thay đổi thứ tự cho H2SO4 và Na2S2O3 thì bậc phản ứng có thay đổi
không? Tại sao?
+ Bậc phản ứng không thay đổi vì bậc phản ứng chỉ phụ thuộc vào
nhiệt độ và bản chất của phản ứng mà không phụ thuộc và quá trình tiến
hành.

You might also like