You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ BÀI PHÚC TRÌNH THỰC HÀNH

KHOA Y HÓA ĐẠI CƯƠNG VÔ CƠ


BỘ MÔN HÓA CƠ BẢN

Tên bài thực hành: VẬN TỐC PHẢN ỨNG – CÂN BẰNG HÓA HỌC
Họ và tên sinh viên: Phạm Đỗ Hải Đăng, Đào Hồng Anh
Nhóm thực hành: 01 Tiểu nhóm: 08 Buổi thực hành: 01
Lớp: D19YKH03 Khóa: 07 Ngày thực hành: 24/10/2019

Điểm Nhận xét của CBHD

Nêu mục đích, nguyên tắc, cách tiến hành, hiện tượng, giải thích hiện tượng, viết
phương trình phản ứng của từng thí nghiệm cụ thể?
1. Khảo sát ảnh hường của nồng độ trên tốc độ phản ứng
Cho dung dịch H2SO4 vào 3 ống nghiệm. Lấy 3 ống nghiệm khác để đựng dung
dịch Na2S2O3, nước cất và đánh dấu 1, 2, 3 ( lượng ở mỗi ống đựng dung dịch
Na2S2O3 khác nhau ).
Rót dung dịch H2SO4 từ một trong 3 ống nghiệm đã chuẩn bị vào dung dịch
Na2S2O3 ở ống nghiệm 1, lắc đều. Làm tương tự với ống nghiệm 2 và 3
Ghi thời gian bắt đầu ( bằng đồng hồ bấm giây ) từ lúc trộn cho đến khi bắt đầu
xuất hiện kết tủa ( bắt đầu thấy dung dịch đục ).

Ống V (ml) V (ml) V (ml) CM của Thời gian 1/t


nghiệm Na2S2O3 0,2M H2SO4 0,2M H2 O Na2S2O3 quan sát t (giây-1)
(giây)

1 1 3 2 1/15 88 1/88

2 2 3 1 2/15 48 1/48

3 3 3 0 3/15 28 1/28

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa vẩn đục


Giải thích: Nồng độ Na2S2O3 tăng dần từ ống 1 đến ống 3. Vì sự phân bố các phân
tử chuyển động gần nhau hơn, sự va chạm giữa các phân tử xảy ra dễ dàng hơn nên

1
thời gian để xảy ra phản ứng xảy ra nhanh hơn, tốc độ phản ứng tăng dần theo nồng
độ.
Phương trình:
Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + S↓ + SO2 + H2O
2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến vận tốc phản ứng.
2.1. Phản ứng oxy hóa của acid oxalic ( HOOC-COOH )
Thực hiện phản ứng oxy hóa acid oxalic bằng dung dịch KMnO4 trong môi trường
acid.
Lấy 2 ống nghiệm sạch, cho vào mỗi ống nghiệm các dung dịch sau:
-Ống 1: 2 ml dung dịch KMnO4 0,05N
-Ống 2: 2 ml dung dịch H2C2O4 0,1N và 2 ml dung dịch H2SO4 0,2M
Rót dung dịch từ ống nghiệm 2 vào ống nghiệm 1. Dùng đồng hồ bấm giây, tính từ
lúc trộn đến lúc dung dịch mất màu hoàn toàn.
Tiến hành thí nghiệm tương tự ở các nhiệt độ 40oC và 50oC trong bình điều nhiệt (
trước khi trộn, ta ngâm 2 dung dịch vào bình điều nhiệt khoảng 3 phút )

Ống V (ml) V (ml) V (ml) Nhiệt độ phản Thời gian 1/t


nghiệm KMnO4 0,2M H2SO4 0,2M H2C2O4 0,1N ứng (oC) t (giây) (giây-1)

1 2 2 2 Nhiệt độ thường 332 1/332

2 2 2 2 40oC 176 1/176

3 2 2 2 50oC 91 1/91

Hiện tượng: Làm mất màu dung dịch KMnO4


Giải thích: Khi nhiệt độ tăng, các phân tử chuyển động nhanh và va chạm nhiều,
động năng tang, va chạm hiệu quả, vượt qua hang rào năng lượng hoạt hóa dễ dàng
hơn, làm phản ứng diễn ra với thời gian ngắn hơn và tốc độ tang theo nhiệt độ.
Phương trình:
2KMnO4 + 5H2C2O4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 10CO2↑ + 8H2O
2.2. Phản ứng của hợp chất coban.
Cho 5 ml dung dịch CoCl2 bão hòa vào trong ống nghiệm và đun nóng dung dịch (
bằng ngọn lửa của đèn cồn, dung kẹp ống nghiệm khi đun ) cho đến khi dung dịch
từ màu hồng hóa xanh
Rót dung dịch màu xanh vào ống nghiệm khác rồi ngâm ống nghiệm này vào cốc
đựng sẵn nước lạnh.

2
Thời gian chuyển màu:
- Hồng sang xanh: 2 phút 28 giây ( 148s )
- Xanh sang hồng: 1 phút 1 giây ( 61s )
Giải thích: Khi ở nhiệt độ nóng, dung dịch CoCl2 chuyển màu từ hồng sang xanh.
Chuyển sang nhiệt độ lạnh thì chuyển màu từ xanh sang hồng.
3. Khảo sát ảnh hưởng của chất xúc tác đến vận tốc phản ứng.
Chuẩn bị 3 ống nghiệm, lần lượt cho vào:
Ống 1: 2 ml dung dịch acid oxalic 0,1N; 2 ml dung dịch H2SO4 0,2M
Ống 2: 2 ml dung dịch acid oxalic 0,1N; 2 ml dung dịch H2SO4 0,2M và 2 giọt
dung dịch MnSO4 0,2M
Ống 3: 2 ml dung dịch acid oxalic 0,1N; 2 ml dung dịch H2SO4 0,2M và 4 giọt
dung dịch MnSO4 0,2M
Cho vào 1 ống nghiệm: 1 ml dung dịch KMnO4 0,05N, rồi đổ nhanh chóng dung
dịch KMnO4 vào ống 1. Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian làm mất màu tím.
Làm tương tự với ống nghiệm 2 và 3.

TN V (ml) V (ml) V (ml) MnSO4 Thời gian t 1/t ( giây-1)


KMnO4 0,05N H2SO4 0,2M H2C2O4 0,1N 0,2M ( giây )

1 1 2 2 0 326 1/326

2 1 2 2 2 125 1/125

3 1 2 2 4 78 1/78

4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.
Chuẩn bị 2 ống nghiệm, lần lượt cho vào:
Ống 1: dung dịch H2SO4 đặc và 2-3 viên kẽm
Ống 2: dung dịch H2SO4 đặc và một thìa bột kẽm
Nhận xét: tốc độ phản ứng ở ống 2 nhanh hơn so với ống 1. Diện tích bề mặt càng
lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào
bề mặt tiếp xúc.
5. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đến cân bằng phản ứng.
Ống 1: Lấy 1 ml dung dịch K2CrO4 0,1M
Ống 2: Lấy 1 ml dung dịch K2Cr2O7 0,2%
Với ống 1, cho 5 giọt dung dịch H2SO4 1M

3
Với ống 2, cho 5 giọt dung dịch NaOH 1M
So sánh ống 1 và ống 2 ban đầu với lúc sau.
Nhận xét: Ống 1 có hiện tượng chuyển màu từ màu vàng sang màu da cam. Ống 2
có hiện tượng ngược lại, từ màu da cam sang màu vàng.
Giải thích: Khi thêm acid vào ống 1 sẽ làm nồng độ H+ tăng lên, chuyển dịch cân
bằng sẽ giảm hạ nồng độ H+ xuống, làm dung dịch từ màu vàng sang màu da cam.
Ống 2 tương tự, nhưng sẽ giảm nồng độ OH-.

4
5

You might also like