You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA HÓA HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI HỌC PHẦN

HỌC PHẦN: CHEM1419 -Thực Hành Hóa Lí 1

Họ và Tên: Lê Thanh Vy
Mã số sinh viên: 43.01.106.142

Thành Phố Hồ Chí Minh -2021


1

Câu 1:
(a) Về mặt nhiệt động phép đo nhiệt lượng kế đoạn nhiệt (adiabatic calorimetry) dùng
để xác định biến thiên nội năng (∆U) của hệ thông qua lượng nhiệt trao đổi đẳng tích
(qV). Tuy nhiên trong bài thực hành xác định nhiệt trung hoà giữa dung dịch acid mạnh
và base mạnh, bằng cách thực hiện tương tự người ta có thể xem lượng nhiệt trao đổi
bằng với biến thiên enthalpy của hệ (∆tolH). Tại sao?
(b) Tại sao việc xác định hằng số bình lại thông qua giá trị nhiệt hoà tan của
potassium chloride thay vì sodium chloride giống như sản phẩm của phản ứng trung
hoà? Thực hiện thí nghiệm này, sinh viên thường mắc lỗi quan trọng gì dẫn tới kết quả
sai lệch? Đề xuất cách khắc phục cho từng lỗi.

*Trả lời:
• (a) Đối với acid mạnh và base mạnh, các phân tử phân li hoàn toàn thành ion trong
dung dịch. Khi cho dung dịch base vào dung dịch acid (hoặc ngược lại) thì lượng nhiệt
tổng cộng (∆tolH) gồm: nhiệt trung hòa do acid và base tác dụng với nhau (∆nH) và
nhiệt pha loãng (∆dilH) do acid và base bị pha loãng từ thể tích ban đầu đến thể tích tổng
cộng sau phản ứng
∆tolH= ∆nH+ ∆dilH
Do đó lượng nhiệt trao đổi bằng với biến thiên enthalpy của hệ (∆tolH)
• (b) xác định thông qua nhiệt hòa tan KCl
0
Để tra sổ tay tìm ∆𝐻298 (𝐾𝐶𝑙)= 4197,5 cal.mol-1 rồi dựa vào đó tìm nhiệt hòa tan của
0 𝑎
quá trình theo công thức: ∆𝑑𝑖𝑠 𝐻=∆𝐻298 . rồi từ nhiệt hòa tan tìm hằng số nhiệt
𝑀𝐾𝐶𝑙
−∆𝑑𝑖𝑠 𝐻
lượng kế K= .
∆𝑇3
Nếu dung NaCl thì khi chọc thủng ampoule thì NaCl hòa tan trong nước chuyển
thành NaOH base mạnh
• Các lỗi sai thường mắc phải và cách khắc phục:
- Chưa hiệu chuẩn nhiệt kế Beckmann: cần hiệu chuẩn sao cho mực thủy ngân
bên trong nhiệt kế nằm trong khoảng giữa của thang đo (từ 2-3 độ)
- Mở nắp phích thường xuyên: Trong suốt quá trình đo, không mở nắp phích để
đảm bảo chính xác
- KCl chưa tan: khi thực hiện cần khoấy đều và chờ cho KCl hòa tan hoàn toàn
- Không theo dõi mực thủy ngân cẩn thận: cần theo dõi mực thủy ngân trước và
sau chọc thủng ampoule trong 5 phút, cho đến khi nhiệt độ không tang hoặc thay đổi rất
chậm
Câu 2:
Trong bài thực hành xác định hằng số phân bố, trình bày lại các bước khi tiến hành
chuẩn độ iodine trong pha hữu cơ và chỉ ra những lưu ý quan trọng có thể dẫn đến sai
số. Giải thích vì sao?

*Trả lời:
• Các bước tiến hành:
- cho dung dịch I2 trong CCl4 vào bình tam giác đã chứa sẵn dung dịch
KI 5%
- chuẩn từ từ bằng dung dịch Na2S2O3 với chất chỉ thị hồ tinh bột
• Lưu ý:
2

- Chỉ cho hồ tinh bột vào dung dịch chuẩn độ khi dung dich có màu vàng
rơm: lúc này I2 tan trong KI. C hất chỉ thị thích hợp Màu đỏ / nâu của iot sẽ nhạt dần
sang vàng rồi chuyển sang không màu do nó được sử dụng hết trong quá trình phản ứng
Nhưng sự thay đổi màu này diễn ra chậm và khó theo dõi điểm kết thúc chính xác từ đó
thêm chất chỉ thị hồ tinh bột khi phản ứng hỗn hợp có màu vàng nhạt .. Phức iốt / tinh
bột sẽ chuyển đột ngột từ Xanh lam / Đen sang không màu ở điểm cuối của quá trình
chuẩn độ
-Khi chuẩn độ phải lắc mạnh và nhỏ dung dịch Na 2S2O3 xuống chậm vì
lắc mạnh để chuyển lên hết lớp KI. I2 (iot) dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng và không tan
hoàn toàn trong nước. Để giữ I2 tạo ra trong dung dịch, lượng dư KI được thêm vào để
tạo phức [KI3]. Và do đó ổn định I2 trong dung dịch. [KI3] này là một phức yếu và dễ
dàng giải phóng I2 mà chất này phản ứng với chất khử (ví dụ, thiosulphat)
Câu 3:
Nêu cơ sở lí thuyết của phương pháp giả bậc phản ứng khi khảo sát động học của một
phản ứng. Phương pháp này còn được gọi với tên gọi khác là gì? Hãy mô tả lại các
bước thực hiện bài thực hành khảo sát động học của phản ứng khử hydrogen peroxide
bởi iodide trong môi trường acid theo một trình tự thời gian hợp lí nhất (Giả sử có 2 SV
phối hợp làm thí nghiệm: lập bảng phân công công việc của từng SV theo trình tự thời
gian). Chỉ rõ mục đích, ý nghĩa của từng bước thí nghiệm và những lưu ý có thể dẫn
đến sai số chỉ ra cách khắc phục hoặc đề xuất khác (nếu có)

*Trả lời:
• Cơ sở lí thuyết:
-Phản ứng khử hydrogen peroxide H2O2 bởi iodide trong môi trường acid:
H2O2+ 2 HI 2 H2O + I2
-Phản ứng trên xảy theo hai giai đoạn
(1) H2O2 + HI HIO + H2O
(2) HIO + HI I2+ H2O
- Giai đoạn (1) xảy ra chậm k2>>k1 vì vậy tóc độ phản ứng được quyết định bởi
giai đoạn (1)
- Phương trình động học phản ứng: v= k1.𝐶𝐻2 𝑂2 .𝐶𝐻𝐼
- Đây là phản ứng bậc 2 và k1 là hằng số tốc độ phản ứng bậc 2. Nếu thực hiện
phản ứng với điều kiện HI không đổi, phản ứng sẽ trở thành giả bậc 1: v=𝑘1′ . 𝐶𝐻2 𝑂2
- Trong đó 𝑘1′ = k1.𝐶𝐻𝐼 là hằng số tốc độ của phản ứng giả bậc 1
2,303 𝑎
𝑘1′ = . 𝑙𝑔
𝑡 𝑎−𝑥
+ a là nồng độ an đầu của H2O2
+ x là lượng H2O2 đã tham gia phản ứng
+ (a-x) là nồng độ H2O2 còn lại tại thời điểm t
1 𝐶𝑁𝑎 𝑆 𝑂 .𝑉𝑁𝑎2 𝑆2𝑂3
- Định luật đương lượng: 𝐶𝐼2 = . 2 2 3 (𝑉𝑁𝑎2𝑆2𝑂3 ≪ 𝑉 )
2 𝑉+𝑉𝑁𝑎2 𝑆2𝑂3
- V∞ là số ml dung dịch Na2S2O3 cần để chuẩn lượng I2 được giải phóng do toàn bô
H2O2 đã phản ứng với HI
- Vt là số ml dung dịch Na2S2O3 cần để chuẩn lượng I2 được giải phóng sau thời
gian t
2,303 𝑉
𝑘1′ = . 𝑙𝑔 ∞
𝑡 𝑉∞ −𝑉𝑡
3
𝑘1′
lg(𝑉∞ − 𝑉𝑡 ) = - . 𝑡 + 𝑙𝑔𝑉∞
2,303
- Để xác định 𝑘1′ , ta vẽ đường biểu diễn lg(𝑉∞ − 𝑉𝑡 ) theo t. Rồi từ hệ số góc suy ra
𝑘1′ tính được k1
- Phương pháp này còn được gọi là phương pháp thế
• Lập bảng phân công công việc cho 2 bạn SV:

Công việc Sinh viên A Sinh viên B


Chuẩn bị hóa Pha dung dịch ban đầu: Pha dung dịch để xác định V∞ :
chất pha vào ống đong: 10,00ml KI pha vào bình tam giác 250ml:
0,5N + 50,00ml H2SO4 1N + hồ 25,00 ml KI 0,05N+ 25,00 ml
tinh bột, thêm nước cất đến H2SO4 8N + một ít hồ tinh bột
450,0 ml rồi đổ qua cốc 1000 ml (lưu ý nếu khi thêm hồ tinh bột
đặt lên máy khuấy từ xuất hiện màu xanh thì cho thêm
(lưu ý nếu khi thêm hồ tinh bột từ từ Na2S2O3 cho đến khi mất
xuất hiện màu xanh thì cho thêm màu)
từ từ Na2S2O3 cho đến khi mất Rút 10,00ml H2O2 3% cho vào
màu) bình, đậy nút lại, canh thời gian
Rửa, tráng burette cẩn thận, 20 phút
cho dung dịch Na2S2O3 vào
burrette rồi hiệu chỉnh
Xác định Vt Dùng pipette lấy 25,00 ml H2O2 Khi thấy lượng dung dịch trong
3% cho vào cốc phản ứng pipette chảy một nữa thì bấm giờ
Khi thấy dung dịch vừa xuất Khi thấy dung dịch màu xanh
hiện màu xanh xả nhanh 1ml bấm vòng để tách thời gian
dung dịch Na2S2O3. (lưu ý không bấm dừng thời gian
Đến khi tổng thể tích Na2S2O3 do phản ứng xảy ra nhanh bấm
vào hệ là 20,00ml thì dừng dừng gây sai số, nên chỉnh đồng
hồ bấm vòng cho ghi lại thời
gian có hiện tượng)
Đến khi tổng thể tích Na2S2O3
vào hệ là 20,00ml thì dừng
Xác định V∞ Thêm dung dịch Na2S2O3 0,5N Lấy dung dịch sau sau khi đợi 10
vào burrett hiệu chỉnh phút đi chuẩn độ bằng Na2S2O3
Lấy đồng hồ ghi lại thời gian 0,5N
phản ứng, kẻ (lưu ý: phải chuẩn độ chậm và
lắc nhẹ. Lắc mạnh I2 sẽ bị bay
hơi, chuẩn nhanh sẽ xảy ra phản
ứng khác, chuẩn chậm dung dịch
sau khi chuẩn càng trong càng
chính xác)
Dọn dẹp khu vực thực hành, xả Rửa dụng cụ
cột, thêm nước máy lên cột
4

Câu 4:
Cho biết vai trò của dung dịch sodium bicarbonate trong thí nghiệm khảo sát động
học phản ứng thế giữa iodine và acetone trong môi trường acid. Có thể thay thế dung
dịch này bằng dung dịch sodium hydroxide cùng nồng độ không? Tại sao? Có 2 SV ở 2
nhóm cùng thực hiện bài thực hành này ở nhiệt độ 45 °C trong hai bể điều nhiệt khác
nhau. Khi chuẩn độ đến điểm thứ 3: bạn A phát hiện bể điều nhiệt của mình đã bị mất
điện một lúc; trong khi bạn B nhận thấy việc chuẩn độ chậm dẫn đến dung dịch trong
bình tam giác (erlenmeyer flask) nguội hẳn so với lúc bắt đầu chuẩn độ. Theo các bạn
hai SV này cần phải làm gì?

*Trả lời:
• Vai trò của sodium bicarbonate:
CH3COCH3 + I2 CH3OCH2I + H+ + I-
- Do phản ứng tạo H làm xúc tác cho phản ứng, nên cho thêm NaHCO3 để trung
+

hòa H+, để phản ứng dừng lại nồng độ I2 trong dung dịch ổn định giúp cho việc chuẩn
độ chính xác và ít sai số
• Không dùng NaOH thay thế cho NaHCO3: do phản ứng xảy ra trong điều kiện
acid và tốc độ halogen hóa (iot) của aceton không phụ thuộc vào nồng độ của halogen
(iot), ngoại trừ ở nồng độ axit. Mà NaHCO3 là muối của acid yếu do đó không làm ảnh
hưởng tới điều kiện của phản ứng khảo sát kế tiếp, còn NaOH là base mạnh sẽ trung
hòa hoàn toàn H+ làm giảm khả năng phản ứng
• Đối với bạn sinh viên A: Nếu mất điện một lúc làm nhiệt độ trong bể đều nhiệt
giảm đi nhiều so với nhiệt độ đang khảo sát thì theo em bạn sinh viên A nên tiến hành
khảo sát lại, để chính xác hơn. Còn nếu mất điện một khoảng thời gian ngắn, làm nhiệt
độ giảm 1-2 độ rồi có điện lại thì bạn đợi nhiệt độ ổn định lại 45oC rồi tiến hành như
bình thường, xem xét sự thay đổi phù hợp không.
• Đối với bạn sinh viên B: khi chuẩn độ cần chuẩn độ chậm, do đó việc dung dịch
trong bình tam giác nguội so với ban đầu không ảnh hưởng nhiều đến kết quả, với lại
mình đã cho thêm NaHCO3 để ổn định lượng iot tại thời điểm đó rồi, còn phần dung
dịch còn lại để khảo sát tiếp vẫn ở trong bể điều nhiệt nên không ảnh hưởng gì. Do đó
bạn sinh viên B cứ tiếp tục tiến hành như thí nghiệm.
Câu 5:
Những lưu ý về an toàn (safety issues) khi sử dụng phenol (dụng cụ bảo vệ, tao tác, sơ
cấp cứu khi bị phenol dính vào da,…).

*Trả lời:
Phenol là một hóa chất độc hại nên gây bỏng da, tổn thương mắt, nếu hít phải có thể
gây các tác động lên hệ tim mạch và thần kinh, thâm chí là tử vong
• Dụng cụ bảo vệ:
- Thực hiện quy trình trong tủ hút, đeo găng tay, áo blouse, mang kính bảo hộ,
khẩu trang (thiết bị hô hấp), giày
- Bảo hộ cá nhân trong trường hợp rò rỉ lớn: kính bảo hộ, trang phục bảo hộ
nguyên bộ, mặt nạ ngăn bụi. ủng, găng tay. Thiết bị trợ hô hấp nếu cần.
• Thao tác:
- Kiểm soát chặt chẽ quy trình
- Giữ bình hóa chất luôn khô tránh xa nguồn nhiệt, bề mặt nóng, tia lửa, ngọn lửa
trần và các nguồn gây cháy khác.
5

- Không ăn uống hoặc hút thuốc khi đang thực hành.


- Thực hiện trong tủ hút tránh khuếch tán phenol ra ngoài, không hít bụi, hay nuốt
hóa chất
- Không bỏ nước trực tiếp vào lọ phenol
- Xử lý dụng cụ thí nghiệm với NaOH trước khi vệ sinh
• Sơ cấp cứu:
- Nếu nuốt phải: Súc miệng. không cố nôn ra, uống một ly nước, đưa nhanh đến
bệnh viện Tránh để nạn nhân nôn mửa trừ khi có sự trợ giúp của y tế, không bao giờ sử
dụng miệng để hô hấp nạn nhân. Nếu nuốt phải lượng lớn, cần gọi cấp cứu ngay. Nới
lỏng quần áo, cổ áo, thắt lưng, cà vạt…
- Nếu dính vào da (hoặc tóc): Cởi ngay toàn bộ quần áo bị nhiễm bẩn. Tắm rửa
bằng nước sạch, chùi liên tục với glycerin, PEG (polyethylene glycol), hay hỗn hợp
rượu metylat/PEG hay nếu cần thì chỉ với rượu metylat. Giữ bệnh nhân duới sự theo dõi
trong ít nhất 24-48 tiếng. dầu oliu hay dầu thực vật cũng giải nhiễm phenol có thể hiệu
quả hơn nước trong việc lấy đi phenol từ da và làm chậm sự hấp thukhông dùng dầu
khoáng.
- Nếu hít phải: Đưa nạn nhân tới nơi có không khí trong lành để có thể thoải mái
hít thở. Để nạn nhân nằm xuống. Giữ ấm và nghỉ ngơi. Nếu có thể, lấy các bộ phận giả
thí dụ như răng giả ra vì chúng có thể cản trở luồng khí thở của nạn nhân. Nếu hơi thở
không ổn định dùng máy hỗ trợ hô hấp,hay túi lọc khí như đã được huấn luyện. Làm
CPR (hồi sức tim phổi) nếu cần thiết. Chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện hay cơ sở y
tế gần nhất
- Nếu văng vào mắt: Lập tức để mắt ở tư thế mở và rửa mắt liên tục ở một vòi
nước sạch đang chảy ít nhất 15 phút. Nếu đang đeo kính áp tròng, gỡ bỏ kính để dễ
dàng rửa mắt. Chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất . Nếu muốn
lấy kiếng sát tròng ra sau khi một bên mắt đã bị thương, cần phải được người có chuyên
môn thực hiện.
Câu 6:
Trình bày cơ sở lí thuyết của phương pháp trắc quang. Cho biết điều kiện cần (về lí
thuyết) để có thể định lượng một chất bằng phương pháp trắc quang. Nêu 3 lưu ý quan
trọng khi thực hiện bài thực hành xác định tốc độ phản ứng phân huỷ của một hỗn hợp
sử dụng phép đo kích hoạt (bằng phương pháp trắc quang) để hạn chế sai số thí nghiệm.
Giải thích vì sao những thao tác này có thể dẫn đến sai số

*Trả lời:
• Cơ sở lí thuyết của phương pháp trắc quang tuân theo định luật: Bouguer-
Lambert- Beer:
- Chiếu bức xạ đơn sắc có bước song λ1 và cường độ I0 qua dung dịch khảo sát có
nồng độ C, bề dày dung dịch L. Tại bề mặt cuvett đo, một phần bức bị phản xạ có
cường độ IR, một phần bức xạ bị hấp phụ có cường độ IA, bức xạ ra khỏi dung dịch có
cường độ I.
- Ta có I0= IR+ IA + I
𝐼
- Gọi A=lg =K.C.L
𝐼𝑂
- Trong đó:
+A: mật độ quang của dung dịch
+K: hệ số hấp thụ mol
+C: nồng độ mol dung dịch
6
𝐴
- Độ phân li được xác định theo công thức: 𝛼 =
𝐴𝑂
- A0 là độ hấp phụ cực đại khi phân tử chất chỉ thị phân ly hoàn toàn. Để xác định A0
dựng đồ thị biểu diễn thay đổi mật độ quang của dung dịch phenolphthalein theo pH
• Điều kiện cần để có thể định lượng một chất bằng phương pháp tắc quang
Chất phải có bước sóng nằm vùng tử ngoại hay khả kiến ứng với bước sóng khoảng từ
200-800nm
• 3 nguyên nhân làm sai lệch:
- Mức độ đơn sắc của ánh sáng tới. Ánh sáng không đơn sắc thường dẫn đến độ lệch
âm. Chất màu hấp thu cực đại ở λmax và chỉ ở λmax mới có sự tuyến tính giữa Aimax – Ci
và đồ thị Aimax – Ci là một đường thẳng, khi đó mật độ quang là cực đại. Mức độ đơn
sắc càng lớn, khả năng tuân theo định luật Lambert – Beer càng lớn.
- Nồng độ lớn của dung dịch khảo sát: Nồng độ của dung dịch lớn sẽ xảy ra tương tác
điện, đại lượng ε thay đổi, thông thường khi tăng nồng độ dung dịch, giá trị ε giảm. Sự
sai lệch khỏi định luật Lambert – Beer thường là sai số âm
- Sự trùng hợp hoặc khử trùng hợp phân tử, sự solvat hoá hay hydrat hoá xảy ra khi
thay đổi nồng độ chất hấp thu; sự tạo thành các hợp chất trung gian, phức phụ, các hợp
chất đồng phân, tạo hệ keo hay sự có mặt của các chất điện ly mạnh, pH đều có khả
năng làm thay đổi độ hấp thu của dung dịch, làm sai lệch khỏi định luật Beer
7

You might also like