You are on page 1of 3

Thực hành Hóa lý 1

Thời gian làm bài: 20 phút

NỘI DUNG ÔN TẬP THI VẤN ĐÁP


Phần 1 (8,0 điểm) (Thầy Long)

Câu 1: Để xác định bậc của phản ứng K2S2O8 tác dụng với KI một sinh viên đã thực hiện thí nghiệm
như sau:

Erlen Hóa chất Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 Thí nghiệm 4

Na2S2O3 0,01 N (mL) 2 2 2 2


I KI 0,1 N (mL) 20 20 5 10
H2O (mL) 0 0 10 15

K2S2O8 0,1 N (mL) 10 20 25 25


II H2O (mL) 15 5 0 0
Hồ tinh bột (giọt) 10 10 10 10

Đổ erlen II vào erlen I và bấm đồng hồ cho đến khi hỗn hợp phản ứng xuất hiện màu xanh thì dừng.
Sinh viên làm thí nghiệm thu được thời gian t từ lúc bắt đầu phản ứng đến lúc hỗn hợp phản ứng
xuất hiện màu xanh như sau:

t (giây) 92 46 256 64

a. Cho biết tác dụng của 2 mL Na2S2O3 0,01 N trong thí nghiệm trên?
b. Xác định bậc riêng của phản ứng theo KI, theo K2S2O8 và bậc của phản ứng?
Câu 2: Cho 5 mL ester ethyl acetate (nồng độ 99,5%, khối lượng riêng là 0,902 g/ml) vào bình định
mức A dung tích 100 mL, dùng acid HCl (nồng độ 0,2 N) định mức tới vạch. Phản ứng thủy phân xảy
ra trong bình định mức A là phản ứng bậc 1, phương trình động học có dạng:
kt
lg(V − Vt ) = − + lg(V − Vo ) .
2,303

V , Vo và Vt lần lượt là thể tích dung dịch NaOH (nồng độ 0,1 N) cần dùng để chuẩn độ 10 mL hỗn
hợp phản ứng ở thời điểm phản ứng xảy ra hoàn toàn, thời điểm bắt đầu phản ứng và thời điểm t.
Tiến hành chuẩn độ 10 mL hỗn hợp phản ứng trong bình A bằng dung dịch NaOH 0,1N ở các thời
điểm khác nhau thu được kết quả sau:
t (phút) 20 30 40 50 60
Vt (ml) 22,5 24 25 26 27
a. Tính V , Vo ?

1
b. Tính hằng số tốc độ phản ứng trung bình của phản ứng thủy phân ester trong điều kiện thí nghiệm
trên?
Câu 3: Sự phân hủy H2O2 (xúc tác CuSO4) trong dung dịch nước là phản ứng bậc 1. Để tìm hằng số
tốc độ phản ứng, người ta đem chuẩn độ cùng một thể tích dung dịch H2O2 (2 mL) ở các thời điểm
khác nhau bằng dung dịch KMnO4 nồng độ 0,1 N và thu được kết quả sau:

t (phút) 0 10 20 30

VKMnO 4 (mL) 21,6 12,4 7,2 4,1

Tính hằng số tốc độ phản ứng phân hủy H2O2 trong điều kiện thí nghiệm trên?

Câu 4: Để xác định biến thiên thế đẳng áp, enthapy, entropy của quá trình hòa tan borate
(Na2B4O7.10H2O) trong nước người ta tiến hành chuẩn độ 4 mL dung dịch bão hòa của borate trong
nước ở các nhiệt độ khác nhau bằng dung dịch HCl 0,25 M và thu được kết quả như sau:

T (K) 328 323 318 313

VHCl (mL) 32 29,5 26,1 22,3

a. Thiết lập công thức và tính tích số tan của borate ở các nhiệt độ 328 K, 323 K, 318 K và 313 K?
b. Phương trình phụ thuộc của lnKsp vào 1/T của quá trình hòa tan borate trong nước có dạng
y = -12943x + 41,062
Tính H, S, G của quá trình trên ở 25 °C (xem H, S không phụ thuộc vào nhiệt độ).
R = 2 cal/mol.K = 8,31 J/mol.K

Câu 5: Cho 150 mL dung dịch ethyl acetate (nồng độ 0,005 M) và 150 mL dung dịch NaOH (nồng độ
0,01 M) vào bình phản ứng A, phản ứng thủy phân xảy ra và có hằng số vận tốc phản ứng được tính
1  V − V Vt 
theo công thức sau: k = .ln  o . 
−4
4.10 .t.V  Vo Vt − V 

Vo ,Vt ,V lần lượt là thể tích dung dịch NaOH ban đầu còn trong hỗn hợp phản ứng ở thời điểm t = 0, t,
t =  (thời điểm phản ứng kết thúc). Hút 25 mL hỗn hợp trong bình A ở các thời điểm khác nhau cho
vào erlen có chứa sẵn 12,5 mL dung dịch HCl 0,01 M và tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH
0,01 M thu được kết quả sau:
t (phút) 0 10 20 30 40 
VNaOH (mL) dùng 0 2,5 3,9 4,8 5,3 6,8
chuẩn độ
a. Tính thể tích dung dịch NaOH còn lại trong bình phản ứng A ở các thời điểm 10 phút, 20 phút,
30 phút, 40 phút và  ?
b. Tính hằng số tốc độ trung bình của phản ứng ở điều kiện thí nghiệm trên?

2
Câu 6: Thực hiện thí nghiệm trộn 50 mL FeCl3 0,03 M với 50 mL dung dịch KI 0,03 M ở 30 °C. Khi
phản ứng đạt cân bằng, hút 10 mL hỗn hợp phản ứng đi chuẩn độ bằng dung dịch
Na2S2O3 0,01 N. Thể tích dung dịch Na2S2O3 0,01 N cần dùng là 8 mL.
a. Viết phương trình phản ứng của FeCl3 tác dụng với KI và tính hằng số cân bằng của phản ứng ở
30 °C?
b. Giả sử hiệu ứng nhiệt của phản ứng giữa FeCl3 và KI không thay đổi trong khoảng nhiệt độ từ 30 °C
đến 40 °C. Hằng số cân bằng của phản ứng trên ở 40 °C bằng 800. Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng
trên?

You might also like