You are on page 1of 2

BÀI TẬP CHƯƠNG I: SỰ DẪN ĐIỆN CỦA DUNG DỊCH ĐIỆN LY

Câu 1. Điểm kết tinh của dung dịch K2SO4 0,4m trong nước là-1,52oC. Coi hệ số Van't Hoff
i không phụ thuộc nhiệt độ. Tính áp suất hơi của dung dịch đó ở 25oC và nhiệt độ sôi ở 1 atm.
Biết hằng số nghiệm lạnh và hằng số nghiệm sôi của nước lần lượt là 1,86 và 1,51; áp suất
hơi nước ở 20oC là 17,5 mmHg.

Câu 2. Hằng số phân ly của dung dịch ClH2C-COOH ở 25oC là 1,4.10-3. Tính:
a. Độ phân ly  của dung dịch 0,5M
b. pH của dung dịch đó.
c. Điểm kết tinh của dung dịch, cho biết khối lượng riêng của dung dịch là 1,1 gam/ml

Câu 3. Hằng số phân ly của axit axetic là Ka=1,75.10-5 (ở 25oC).


a. Tính pH của dung dịch axit axetic 0,01 M (coi gần đúng hệ số hoạt độ của ion và
phân tử bằng 1)
b. Tính độ phân ly  của dung dịch axit axetic 0,01M có chứa NaCl nồng độ 0,01M
(coi nồng độ C H , CCH COO không đáng kể so với nồng độ C Na , CCl , hệ số hoạt độ của axit axetic
+
3
− + −

không phân ly bằng 1).

Câu 4. Tích số tan của BaSO4 ở 25oC là 9,16.10-11. Tính độ hòa tan của BaSO4 ở nhiệt độ đó
trong dung dịch (NH4)2SO4 0,01M. Dựa vào sự phụ thuộc của  của chất điện ly 2 – 2 theo
lực ion I dưới đây để nội suy ra  tương ứng.
I 0,0001 0,0005 0,001 0,002 0,005 0,01 0,05
 0,95 0,90 0,86 0,81 0,72 0,63 0,47

Câu 5. Chuẩn một bình đo độ dẫn điện bằng dung dịch KCl 0,02M ở 25 oC (biết
KCl=0,002768-1.cm-1), điện trở đo được là 32. Dùng bình này để đo dung dịch NiSO4
0,01N, điện trở đo được là 1043. Tính độ dẫn điện riêng và độ dẫn điện đương lượng của
dung dịch NiSO4.

Câu 6. Một bình dẫn điện có điện trở là 22 nếu trong bình có chứa dung dịch CH3COONa
0,1M; là 7,3 nếu chứa dung dịch NaCl 0,1M. Biết NaCl = 126; Na+ = 50 và coi các độ dẫn
điện đương lượng này không phụ thuộc nồng độ. Tính:
a. Hằng số bình
b. Độ dẫn điện riêng và độ dẫn điện đương lượng của dung dịch CH3COONa 0,1M
c. Độ dẫn điện riêng của dung dịch CH3COONa 0,2M + HCl 0,1M

Câu 7. Độ dẫn điện riêng của NaOH 0,1M là 0,0221-1.cm-1. Khi thêm vào dung dịch này
cùng thể tích HCl 0,1M thì độ dẫn điện riêng giảm còn 0,0056-1.cm-1. Thêm tiếp một thể
tích HCl như trên thì độ dẫn điện riêng là 0,0170-1.cm-1.
a. Giải thích hiện tượng thay đổi độ dẫn điện theo lượng HCl thêm vào.
b. Tính: NaOH; NaCl; HCl; H+ +OH-

Câu 8. Độ dẫn điện đương lượng vô cùng loãng của HCl, NaCl và CH3COONa lần lượt là
420, 126 và 91 -1.cm2.đlg-1. Tính ∞ của CH3COOH
Câu 9. Điện trở của bình đo độ dẫn điện chứa dung dịch KCl 0,01M ở 25oC là 525 (cho
biết độ dẫn điện riêng của KCl 0,01M ở 25oC là 0,001412 S.cm-1). Nếu chứa dung dịch
NH4OH 0,1M thì điện trở đo được là 2030. Tính hằng số phân ly của NH4OH. Cho biết ∞
của NH4+ và OH- lần lượt là 73,4 và 198,5-1.cm2.đlg-1.

Câu 10. Ở 25oC, điện trở của một bình dẫn điện là 220000  khi chứa nước, là 100 khi
chứa KCl 0,02M và là 102000 khi chứa nước bão hòa AgCl. Độ dẫn điện đương lượng của
AgCl là 126,8; của KCl là 138,3. Bỏ qua sự thay đổi của độ dẫn điện đương lượng theo nồng
độ. Tính:
a. Độ dẫn điện riêng của dung dịch bão hòa AgCl
b. Độ tan của AgCl

You might also like