You are on page 1of 9

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH LONG



BÁO CÁO THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM


HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn: Phan Thanh Long


Lớp: Dược 2023B
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Mộng Thúy
Trần Thị Thúy Ái

Vĩnh Long, tháng 7 năm 2023.


Bài Thực Hành 2: PHA CHẾ DUNG DỊCH VÀ CHUẨN ĐỘ

I. Pha chế dung dịch


1.1 Thí nghiệm 1: Pha 250mL dung dịch nước muối NaCl 10% (d= 1,076gram/cm3)
a. Áp dụng công thức pha:
Do sử dụng NaCl có độ tinh khiết là 99,5% để pha dung dịch nên khối lượng NaCl cần
C % . d . V 10 .1,076 . 250
dùng là: mNaCl=
P
= 99 ,5
=27,03g

b. Quy trình thực hiện:


- Hòa tan 27,03g NaCl vào 50mL nước cất trong cốc và khuấy đều bằng đũa thủy tinh;
- Sau khi NaCl hòa tan hoàn toàn , rót dung dịch vào bình định mức (fiol) 250mL cho tới
vạch;
- Đậy kín bình và đảo đều vài lần;
- Rót dung dịch ra cốc thủy tinh (becher) 250mL sạch, ta thu được dung dịch NaCl 10%
dán nhãn.
1.2 Thí nghiệm 2: Từ dung dịch NaCl 10% (ở thí nghiệm 1) pha thành 100mL dung
dịch NaCl 5%
a. Áp dụng quy tắc: Thể tích tăng gấp đôi nồng độ giảm đi một nửa
CB. V B 5 .100
CAVA = CBVB ⇒ VA =
CA
= 10 =50mL. Tức là, cần lấy 50mL dung dịch NaCl 10%
để pha thành 100mL dung dịch NaCl 5%.
b. Quy trình thực hiện:
- Dùng ống đong lấy 50mL dung dịch NaCl 10% cho vào fiol 100mL;
- Lấy becher cho nước cất vào fiol từ từ cho tới vạch;
- Đậy nút và đảo đều dung dịch, ta thu được dung dịch NaCl 5%;
- Rót ra bình tam giác (erlen) 250mL sạch, dán nhãn.
1.3 Thí nghiệm 3: Pha dung dịch NaCl 8% từ dung dịch NaCl 10%
a. Áp dụng quy tắc đường chéo pha loãng dung dịch
Để pha 100mL dung dịch NaCl 8% từ dung dịch NaCl 10% và dung dịch NaCl 5% với tỉ
lệ 3:2, tức là pha 60mL dung dịch NaCl 10% với 40mL dung dịch NaCl 5%
b. Quy trình thực hiện:
- Lấy ống đong 100mL đong 60mL dung dịch NaCl 10% cho vào fiol 100mL;
- Lấy dung dịch NaCl 5% cho vào fiol tới vạch, đậy nắp và đảo đều vài lần;
- Rót ra erlen 250mL sạch, ta thu được 100mL dung dịch NaCl 8% dán nhãn.
1
1.4 Thí nghiệm 4:
+ Pha dung dịch HCl 0,1N
a. Áp dụng công thức:
Thể tích dung dịch HCl đậm đặc cần lấy để pha 1000mL dung dịch HCl 0.1N là:
C N . Đ . V .100 0 ,1 . 36 , 46 . 1000 .100
V
HCl= = 1000 . 1,185 .37 =8,31mL
1000. d .C
b. Tiến hành thực hiện:
- Dùng ống nhỏ giọt lấy thể tích HCl đậm đặc đã tính được cho vào ống đong 10mL;
- Rót toàn bộ HCl vừa lấy vào fiol 1000mL có chứa sẵn 100mL mước cất;
- Sau đó cho từ từ nước cất tới vạch, đậy nắp và đảo đều nhiều lần cho dung dịch hòa tan
đều;
- Đưa toàn bộ dung dịch vừa pha vào bình chứa dán nhãn, ta thu được 1000mL dung dịch
HCl 0.1N.
+ Pha dung dịch NaOH 0.1N
a. Áp dụng công thức:
Khối lượng NaOH cần dùng để pha 1000mL dung dịch NaOH 0.1N là:
C N . Đ . V .100 0 ,1 . 40 . 10 00 .100
m
NaOH= = 1000 . 96
=2,083g
1000. P
b. Quy trình thực hiện:
- Hòa tan khối lượng NaOH đã cân được vào 50mL nước cất trong cốc và khuấy đều
bằng đũa thủy tinh;
- Sau khi NaOH tan hoàn toàn, rót dung dịch vào fiol 1000mL cho tới vạch;
- Đậy kín bình và đảo đều bình vài lần;
- Rót dung dịch vừa pha ra becher sạch, ta thu được 1000mL dung dịch NaOH 0,1N dán
nhãn.
1.5 Thí Nghiệm 5:
+ Pha dung dịch H2SO4 0,2M
a. Áp dụng công thức:
V
Thể tích dung dung dịch cần lấy để pha 100mL dung dịch H2SO4 0,2M là: acid=
C M . M .V .100 0 ,2 . 98 , 08 . 100 . 100
= 1000 . 1,836 .96
=1,11mL
1000.d . C

b. Quy trình thực hiện:


- Dùng ống nhỏ giọt lấy 1,11mL H2SO4 đậm đặc cho vào ống đong 10mL;
2
- Rót toàn bộ H2SO4 vừa lấy vào fiol 100mL có chứa sẵn 50mL nước cất
- Sau đó cho từ từ nước cất tới vạch, đậy nắp và đảo nhiều lần cho dung dịch hòa tan;
- Cho toàn bộ dung dịch vừa pha vào bình chứa dán nhãn, ta thu được 100mL dung dịch
H2SO4 0,2M.
+ Pha dung dịch CuSO4 0,1M
a. Áp dụng công thức :
m
Khối lượng CuSO4 cần dùng để pha 250mL dung dịch CuSO4 0,1M là: CuSO4=
C M . M .V .100 0 ,1 . 249 , 69 .250 . 100
= 1000 . 99
=12,61g
1000. P

b. Quy trình thực hiện:


- Hòa tan khối lượng CuSO4 đã cân được vào 50mL nước cất trong cốc và khuấy đều ;
- Sau khi CuSO4 tan hoàn toàn, rót dung dịch vào fiol 250mL cho tới vạch;
- Đậy kín bình và đảo đều vài lần;
- Rót dung dịch ra becher sạch, ta thu được 250mL dung dịch CuSO4 0,1M dán nhãn.
II. Chuẩn độ dung dịch HCl vừa pha bằng dung dịch NaOH 0,1N để biết nồng dộ
chính xác
2.1 Chuẩn bị dung dịch chuẩn độ NaOH 0,1N:
- Lấy nước cất rữa sạch burette(ống nhỏ giọt);
- Tráng burette bằng dung dịch NaOH ( thải bỏ dung dịch sau khi tráng);
- Rót dung dịch NaOH 0,1N vào burette phải cao hơn vạch 0, khóa lại;
- Sau đó điều chỉnh NaOH trên burette về vạch 0, bằng cách mở khóa burette cho dung
dịch chảy ra đồng thời đẩy bọt khí ở đuôi burette ra ngoài.
2.2 Tiến hành chuẩn độ:
- Dùng pipet sạch hút chính xác 10mL dung dịch HCl cho vào bình tam giác (erlen), đánh
dấu (1);
- Thêm 1 hoặc 2 giọt chỉ thị phenophtalein vào erlen và lắc đều;
- Đặt bình tam giác (erlen) dưới miệng buret, mở van buret cho nhỏ giọt NaOH vào erlen
đồng thời lắc bình đều tay;
- Thêm từ từ dung dịch NaOH vào đến khi dung dịch chuyển từ không màu sang màu
hồng nhạt thì đóng van;
Xem số liệu trên buret và ghi lại. Thực hiện thí nghiệm tương tự các bước như trên và ghi
lại số liệu cho lần (2) và lần (3).

3
2.3 Kết quả:
- Lần 1: V1=9,7
- Lần 2: V2=10,1
- Lần 3: V3=9,8
∆ V1=|V1-V2|=|9,7 – 10,1|=0,4

∆ V2=|V1-V3|=|9,7 – 9,8|=0,1

∆ V3=|V3-V2|=|9,8 - 10,1|=0,3
∆ V 1 +∆ V 2 + ∆V 3 0 , 4+ 0 ,1+0 ,3
∆V= = 3
= 0,267
3
V 1+V 2+V 3 9 ,7 +10 ,1+ 9 , 8
- Thể tích NaOH trung bình 3 lần thực hiện là: V = = 3
=9,86mL
3
- Thể tích NaOH thực tế thu được: VNaOH=V ± ∆ V (mL)=9,86±0,267 mL
Kết luận: Thể tích acid HCl pha được có nồng độ là:
C NaOH . V 0 ,1 . 9 , 86
CHCl= ( N )= =0,0986 ≈ 0,1(N).
V HCl 10

4
Bài Thực Hành 4: TỐC ĐỘ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

I.Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng


1.1 Khảo sát phản ứng: Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + S↓(đục sữa) + SO2 ↑ + H2O
Bảng khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Na2S2O3 sau khi trộn lẫn đến tốc độ phản ứng:
Ống nghiệm 1 Ống Nồng độ
Nồng độ H 2 SO4 υ=
1
V Na S O VHO
nghiệm 2 Na2 S2 O3sau
TT VH
∆ t (s) ∆t
2 2 3 2
SO 4 sau khi -1
(mL) (mL) 2
khi trộn lẫn (s )
(mL) trộn
1 1,0 2,0 3 0,06 0,2 217 0,004
2 1,5 1,5 3 0,1 0,2 190 0,005
3 2,0 1,0 3 0,13 0,2 130 0,007
4 2,5 0,5 3 0,16 0,2 110 0,009
5 3 0 3 0,2 0,2 71 0,01

1.2 Tiến hành thí nghiệm:


- Dùng pipet hút chính xác 1mL dung dịch Na2S2O3 0,2M và 2mL nước cất cho chung vào
một ống nghiệm sạch;
- Dùng pipet khác hút chính xác 3mL dung dịch H2SO4 0,2M vào ống nghiệm sạch khác;
- Rót nhanh dung dịch acid H2SO4 vào dung dịch Na2S2O3 sau khi trộn lẫn và lắc đều, đồng
thời dùng đồng hồ bấm giây xác định thời gian từ lúc rót dung dịch đến khi bắt đầu xuất
hiện kết tủa lưu huỳnh (ban đầu có màu đục sữa sau đó ngã dần sang vàng);
- Làm tương tự các thí nghiệm còn lại theo bảng khảo sát và ghi lại kết quả vào bản trên.
Tốc độ phản ứng V=1/t

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc phản ứng v=1/t (s-1)
theo nồng độ dung dịch Na2S2O3 sau khi trộn lẫn
0.012
0.01
0.009
0.01 0.007
0.008
0.005
0.006 0.004
0.004
0.002
0
0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16 0.18 0.2 0.22

Nồng độ Na2S2O3 sau khi trộn lẫn

5
*Nhận xét: Từ đồ thị và kết quả dựa vào bảng khảo sát cho ta thấy khi nồng độ dung
dịch Na2S2O3 sau khi trộn lẫn càng tăng thì thời gian xuất hiện kết tủa lưu huỳnh (màu
đục sữa) sẽ giảm dần. Vì vậy, tốc độ xảy ra phản ứng tăng (vì khi nồng độ chất tham gia
phản ứng tăng thì va chạm giữa các phân tử tăng nhanh làm phản ứng xảy ra nhanh).
II. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
2.1 Thí nghiệm 1:
a. Tiến hành thí nghiệm:
- Ống nghiệm (1): Dùng pipet sạch hút 1mL dung dịch Na2S2O3 0,2M cho vào ống
nghiệm;
- Ống nghiệm (2): Dùng pipet khác hút 1mL dung dịch H2SO4 0,2M;
Đổ ống (2) vào ống (1) theo dõi thời gian đến khi xảy ra kết tủa (t1).
- Ống nghiệm (3): Cho 1mL dung dịch Na2S2O3 0,2M;
- Ống nghiệm (4): Cho 1mL dung dịch H2SO4 0,2M và ngâm ống nghiệm 10 phút vào
bình điều nhiệt ở nhiệt độ 40℃
Đổ ống (4) vào ống (3) theo dõi thời gian đến khi xảy ra kết tủa (t2).
- Ống nghiệm (5): Cho 1mL dung dịch Na2S2O3 0,2M;
- Ống nghiệm (6): Cho 1mL dung dịch H2SO4 0,2M;
Cho cả hai ống ngâm 10 phút trong bình điều nhiệt ở nhiệt độ 40 ℃ . Đổ ống (6) vào ống
(5) theo dõi thời gian đến khi xảy ra kết tủa (t3).
b. Kết quả và nhận xét :
Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + S↓(đục sữa) + SO2 ↑ + H2O
- Thời gian xảy ra kết tủa lưu huỳnh (màu đục sữa): (t1)=72s ; (t2)=55s ; (t3)=43s
1
- Tốc độ phản ứng: v= ⇒v1=0,013 ; v2=0,018 ; v3=0,023
∆t

*Nhận xét: Khi nhiệt độ ở các ống nghiệm tăng lên thì thời gian xảy ra kết tủa lưu huỳnh
(màu đục sữa) sẽ giảm dần. Dẫn đến tốc độ phản ứng càng tăng nhanh v1 < v2 < v3 . (Vì
khi tăng nhiệt độ tốc độ chuyển động nhiệt của các phân tử tăng, các phân tử va chạm với
nhau nhiều hơn và mạnh hơn nên phản ứng xảy ra nhanh hơn).
2.2 Thí nghiệm 2:
Thực hiện phản ứng giữa kali pemanganat (KMnO4) và acid oxalic (H2C2O4) trong môi
trường acid (H2SO4) ở các nhiệt độ khác nhau

6
a. Tiến hành thí nghiệm:
- Dùng pipet lấy 1mL dung dịch KMnO4 0,01M vào một ống nghiệm;
- Lấy pipet sạch khác hút 1mL dung dịch H2C2O4 0,05M và 2mL dung dịch H2SO4 vào một
ống sạch khác;
- Ở nhiệt độ phòng đổ dung dịch hai ống nghiệm vào nhau, đồng thời dùng đồng hồ bấm
giây ghi lại thời gian từ lúc trộn đến khi dung dịch mất màu tím hoàn toàn.
- Tiến hành các thí nghiệm tương tự như trên ở các nhiệt độ khác nhau: nhiệt độ phòng
+10; +20; +30. Các thí nghiệm tiến hành trong bình điều nhiệt (Trước khi trộn hai dung
dịch các ống nghiệm đựng dung dịch được ngâm trong bình điều nhiệt khoảng 10 phút để
nhiệt độ của chúng bằng nhiệt độ bình). Sau khi trộn hai dung dịch tiếp tục giữ trong bình
điều nhiệt.
b. Kết quả và nhận xét:
*Kết quả:
2KMnO4 + 5H2C2O4 + 3H2SO4 → 10CO2↑ + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
(màu tím) (không màu)
- Nhiệt độ phòng (25℃ ): thời gian dung dịch mất màu hoàn toàn là 313s
*Nhận xét:

III. Ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng
3.1 Tiến hành thí nghiệm:
Chuẩn bị hai ống nghiệm:
- Ống nghiệm (1): Cho 15 giọt dung dịch H2C2O4 0,05M + 15 giọt dung dịch H2SO4 0,1M;
- Ống nghiệm (2): Cho 15 giọt dung dịch H2C2O4 0,05M + 15 giọt dung dịch H2SO4 0,1M
+ 2 giọt dung dịch MnO4 0,01M.
Cho đồng thời vào mỗi ống 5 giọt dung dịch KMnO4 0,05M và lắc nhẹ. Theo dõi thời gian
từ lúc trộn đến khi dung dịch mất màu tím.
3.2 Kết quả và nhận xét:
*Kết quả:
- Ống nghiệm (1): Thời gian dung dịch mất màu tím là 638s
- Ống nghiệm (2): Thời gian dung dịch mất màu tím là 463s

7
*Nhận xét:
2KMnO4 + 5H2C2O4 + 3H2SO4 → 10CO2↑ + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
(màu tím) (không màu)
Thời gian dung dịch mất màu tím ở ống nghiệm (1) chậm hơn so với ống nghiệm (2) dẫn
đến tốc độ xảy ra phản ứng ở ống nghiệm (2) tăng nhanh hơn. (Vì ống nghiệm (2) có
chất xúc tác là MnO4 nên dung dịch sẽ mất màu nhanh).
IV. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
4.1 Tiến hành thí nghiệm:
- Dùng cân kĩ thuật cân 1,0g đá vôi CaCO3 ở dạng bột cho vào ống đong(1);
- Cân tiếp 2,0g CaCO3 cho vào ống đong(2);
- Chuẩn bị 100mL dung dịch HCl 1M, chia ra mỗi ống đong 50mL dung dịch. Sau đó cho
cùng lúc 50mL HCl vào các ống đong đựng CaCO3 đã chuẩn bị.
4.2 Quan sát hiện tượng và nhận xét:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
(Đá vôi) (sủi bọt khí)
- Hiện tượng xảy ra ở hai ống đong sau khi cho dung dịch HCl vào là đá vôi
(CaCO3) tan dần và sinh ra khí CO 2 làm sủi bọt khí không màu → CaCO3 ống(1) tan
nhanh hơn ống(2) nên tốc độ phản ứng xảy ra ở ống(1) nhanh hơn. Đá vôi CaCO3
ở ống(2) sủi bọt khí nhiều hơn ống(1).
- Do lượng đá vôi ở ống(2) nhiều nên khi cho dung dịch HCl vào diện tích tiếp xúc
lớn làm sủi bọt khí mạnh hơn ống(1) nhưng lượng đá vôi CaCO3 ống(2) thời gian
tan sẽ chậm so với ống(1).

You might also like