You are on page 1of 5

Họ và tên: Nguyễn Công Hữu Trung

Mã số sinh viên: 2352020173


Lớp RHMB-K49
Nhóm 1 – Tiểu nhóm 9

BÀI PHÚC TRÌNH THỰC TẬP HÓA HỌC


BÀI 1: CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ TRONG
PHÒNG THÍ NGHIỆM
Sử dụng cân để xác định khối lượng:
B1: Chuẩn bị mặt kính đồng hồ, becher 50ml, bình định mức 10ml, muỗng kim loại, đũa thủy tinh, cân
phân tích 4 số lẽ, bình chứa NaCl, bình chứa nước cất.
B2: Bật công tắt cân lên, mở nắp kính của cân rồi tiến hành cân 10g nước và 5g NaCl.
B3: Đặt cốc becher 50ml vào bàn cân, bấm nút "TARE" để màn hình về số 0.00 (đảm bảo để cân ở khu
vực hạn chế gió để tránh sai sót số liệu), rót từ từ nước vào becher và quan sát màn hình cân đến khi đạt khối
lượng 10g. Sau đó lấy becher 50ml vừa cân 10g nước ra rót vào bình định mức 10ml. Tiếp tục cân 5g NaCl,
đặt mặt kính vào bàn cân sau đó bấm nút "TARE" để màn hình về số 0.00, lấy muỗng kim loại lấy lượng vừa
phải cho từ từ NaCl lên mặt kính, quan sát màn hình cân đến khi đạt khối lượng 5g, sau khi cân xong thì lấy
mặt kính ra khỏi cân và đóng nắp lại.
BÀI 2: CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH
I. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
1. Dụng cụ:
- Becher 100ml
- Becher 50ml
- Buret 25 ml
- Quả bóp cao su
- Erlen 250ml
- Ống đong 50ml
- Ống đong 10ml
- Pipet 25 ml
2. Hóa chất:
- Nước cất
- Nước phân tích
- Dung dịch H2SO4 đặc
- Dung dịch K2Cr2O7 chuẩn độ
- Dung dịch FeSO4 0,1N
- Dung dịch KMnO4 0,1N
- Dung dịch HCl
- Dung dịch Heliantin
- Dung dịch NaOH
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
1. Chuẩn độ acid – bazơ: định phân dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl
a. Nội dung thực hành:
- Dùng một dung dịch base chuẩn để xác định nồng độ của dung dịch acid chưa biết nồng độ, hoặc
dùng một dung dịch acid chuẩn để xác định nồng độ của base chưa biết nồng độ.
- Xác định nồng độ của một dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl. Người ta dùng chất chuẩn là
dung dịch HCl 0,1N.
Khi đó xảy ra 2 phản ứng: NaOH + HCl → NaCl + H2O
OH- + H+ → H2O
b. Thực hành và kết quả thực hành:
- Chuẩn bị buret

+ Tráng buret lần lượt bằng nước cất, dd HCl 0,1N


+ Rót dd HCl 0,1N lên buret và điều chỉnh về vạch 0
- Chuẩn bị 2 ống nghiệm để so màu
+ Ống nghiệm 1: dùng ống đong lấy 10ml nước cất + 2 giọt heliantin -> dd màu vàng
+ Ống nghiệm 2: dùng ống đong lấy 10ml dd HCl 0,1N + 2 giọt heliantin -> dd màu hồng đỏ
- Chuẩn bị erlen chứa dd cần chuẩn độ
+ Lấy pipet 10ml và quả bóp cao su hút chính xác 10ml dd NaOH cần xác định nồng độ vào erlen 250ml
+ Thêm vào erlen 2 giọt heliantin -> dd màu vàng
- Tiến hành chuẩn độ
+ Mở khóa cho dung dịch EDTA chảy từ từ vào erlen, cho đến khi dd chuyển từ màu vàng sang
màu da cam nhạt ( đặt erlen giữa 2 ống nghiệm để so màu), ngừng chuẩn độ.
- Thể tích trên buret là:
Lần 1: V1 = 9,9 ml
Lần 2: V2 =10 ml
Lần 3: V3 =10 ml
Từ thể tích dung dịch HCl thu được, xác định nồng độ của dung dịch NaOH.
V 1+V 2+V 3 9 , 9+10+10
 VHCl = = =9 , 97 ml
3 3
 CNaOH .VNaOH = CHCl.VHCl
C HCl .V HCl 0 , 1 x 0,00997
CNaOH = = = 0,0997 mol/l
3 0 , 01
2. Chẩn độ oxy hóa khử: xác định nồng độ đương lượng dung dịch K2Cr2O7
a. Nội dung thực hành:
Áp dụng kỹ thuật chuẩn độ thừa trừ - chuẩn độ dung dịch K 2Cr2O7 bằng dung dịch FeSO4 0,1N và
dung dịch chuẩn KMnO4 0,1N.
Đầu tiên ta cho một thể tích K2Cr2O7 xác định tác dụng với một lượng dư FeSO4 sau đó dùng dung
dịch KMnO4 để chuẩn độ phần FeSO4 dư. Từ nồng độ biết trước của FeSO4 và KMnO4, áp dụng định luật
đương lượng ta sẽ tính được nồng độ của K2Cr2O7.
Khi đó đã xảy ra hai phản ứng oxi hóa khử như sau:
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
2Cr6+ + 6e- → 2Cr3+
6Fe2+ - 6e- → 6Fe3+
2KMnO4 + 10FeSO4(dư) +8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
2Mn7+ + 10e- → 2Mn2+
10Fe2+ - 10e- → 10Fe3+
b. Thực hành và kết quả thực hành:
- Cho vào erlen 250 ml lần lượt các dung dịch sau đây:
+ Sử dụng ống đong lấy 50 ml nước cất.
+ Sử dụng ống đong 10ml để lấy 3 ml H2SO4 đặc (rót từ từ).
+ Dùng pipet để lấy 10 ml K2Cr2O7 chuẩn độ. (VK2Cr2O7=10 ml)
+ Dùng pipet để lấy 20 ml FeSO4 0,1N. (VFeSO4=20 ml)
 Lắc đều dung dịch, ta có dung dịch màu xanh lá cây.
- Chuẩn bị buret:
+ Tráng buret lần lượt bằng nước cất và dung dịch KMnO4 0,1N.
+ Rót dung dịch KMnO4 0,1N vào buret rồi điều chỉnh về vạch 0.
- Tiến hành chuẩn độ:
+ Tay trái quàng qua buret, điều chỉnh dung dịch trên buret chảy xuống erlen thật chậm, tay
phải thực hiện thao tác lắc erlen.
+ Chuẩn độ đến khi một giọt KMnO 4 0,1N làm dung dịch chuyển màu (từ xanh lá sang màu tím
nhạt bền trong 30 giây) thì dừng lại. Thể tích trên buret là:
Lần 1: V1 = 9,9 ml
Lần 2: V2 =10 ml
Lần 3: V3 =10 ml

 VKMnO4 =
 C K2Cr2O7 = (CFeSO4 x VFeSO4 – CKMnO4 x VKMnO4) / VK2Cr2O7
= (0,1 x 0,02 – 0,1 x 0,00997) / 0,01 = 0,1 N
 CM(K2Cr2O7) = CK2Cr2O7/ne = 0,1/ 6 = 0,017 mol/l

You might also like