You are on page 1of 11

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hường.

MSSV: 2253070028.
Nhóm: XN1; Tiểu nhóm: 09

PHÚC TRÌNH THỰC HÀNH HÓA HỌC


BÀI 2 : :CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH

A. Dụng cụ và hóa chất:


1. Dụng cụ :
- Erlen 250ml - Ống đong 50ml
- Becher 250ml - Ống đong 10ml
- Becher 100ml - Ống nghiệm lớn.
- Pipet bầu 10ml - Giá để ống nghiệm
- Pipet 25ml - Phểu thuỷ tinh loại nhỏ
- Buret 25ml - Quá bóp cao su.

2. Hóa chất:

- HCl 1M - Nước cất


- NaOH loãng - Mẫu nước cần phân tích
- Heliantin loãng - EDTA 0,1N
- Phenolphtalein - Dung dịch đệm amoniac
- KMnO4 0,1N - Dung dịch NaOH 1M
- FeSO4 0,1N - Eriocrom Black T
- Dung dịch K2Cr2O7 - Murexit.
- H2SO4 đặc

B. TIẾN HÀNH
1. Chuẩn độ Acid- Bazo: Định phân dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl.
 Chuẩn bị buret:
- Dùng bình tia chứa nước cất để tráng rửa buret.

1
- Dùng becher 100 ml rót dung dịch chuẩn độ HC1 0,1 N để tráng rửa buret (2 lần). Sau đó rót
dung dịch chuẩn độ HC1 0,1 N lên buret, rồi điều chỉnh đúng vạch 0.
 Chuẩn bị 2 ống nghiệm để so màu:
- Ống nghiệm 1: Dùng pipet lấy 10 ml nước cất + 2 giọt heliantin, thấy dung dịch có màu vàng.
- Ống nghiệm 2: Dùng pipet lấy 10 ml dung dịch HCl 0,1 N + 2 giọt heliantin, thấy dung dịch
có hồng đỏ.
 Chuẩn bị erlen chứa dung dịch cần chuẩn độ:
- Rót từ bình lớn đựng NaOH ra beacher 50ml.
- Lấy pipet bầu dung tích 10 ml và quả bóp cao su hút chính xác 10 ml dung dịch NaOH cần
xác định nồng độ vào erlen 250 ml.
- Thêm tiếp vào erlen 2 giọt heliantin, ta thấy dung dịch có màu vàng.
 Tiến hành chuẩn độ:
- Tay trái điều chỉnh van xã dung dịch trên buret chảy xuống erlen thật chậm , tay phải
ta lắc erlen sao cho dung dịch bên trong xoáy tròn đều để cho phản ứng chuẩn độ xảy
ra đồng đều và nhanh hơn.
- Canh chuẩn đến giọt dung dịch HCl trên buret rớt xuống làm cho dd trong erlen
chuyển sang màu da cam nhạt.
- Và thực hiện như thế thêm 2 lần nữa.
- Chú ý: ta phải chăm lượng HCL 0,1N đầy vạch 0 trên buret để quá trình được chính
xác hơn:
Kết quả
 V1=10 ml
 V2=10,1 ml
 V3=10 ml
V 1+V 2+V 3
V tb HCl ¿
3
 Kết quả
10+10,1+ 10
Vtb HCl = =¿10,033ml
3
 Vtb HCl =10,033 ml
 CN(HCl) = 0,1N
 VddNaOH = 10ml
10,033. 0,1
CN(NaOH) = = 0,10033N
10

2. Chuẩn độ oxy hoá khử: xác định nồng độ đương lượng dung dịch K2Cr2O7
 Chuẩn bị buret:
- Dùng bình tia chứa nước cất để tráng rửa buret
- Dùng becher 100ml rót dd KMnO4 0,1N để tráng rửa. Sau đó rót dung dịch KMnO4 0,1N lên
buret, rồi điều chỉnh đúng vạch 0.
 Chuẩn bị erlen chứa dd cần chuẩn độ
- Dùng ống đong 50ml đong 50ml nước cất vào bình erlen 250ml
- Dùng ống nhỏ giọt lấy 3ml dd H2SO4 đặc vào ống đong 10ml, sau đó cho từ từ 3ml dd H2SO4
đặc vào bình erlen 250ml
2
- Dùng pipet bầu 10ml đong 10ml dd K2Cr2O7 cho vào bình erlen 250ml
- Dùng pipet 25ml đong 20ml dd FeSO4 0,1N tiếp tục cho vào bình erlen 250ml
- Lắc đều dung dịch, ta thấy được dung dịch có màu xanh lá cây
 Tiến hành chuẩn độ
- Mở khoá cho dung dịch trên buret chảy từ từ vào erlen
- Tay trái quàng qua buret, điều chỉnh dung dịch trên buret chảy xuống erlen
- Tay phải lắc erlen sao cho dd bên trong xoáy trong đều
- Khi chuẩn độ xảy ra hai phản ứng:
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4  3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

2KMnO4 + 10FeSO4 dư + 8H2SO4  5Fe2(SO4)3 +2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

- Chuẩn độ đến khi 1 giọt dung dịch KMnO4 0,1N trên buret rớt xuống làm dung dịch trong erlen
từ màu xanh lá chuyển sang màu tím nhạt bền trong 30 giây thì dừng lại
- Đọc kết quả rồi lặp lại thí nghiệm thêm 2 lần
- Thể tích dd KMnO4 0,1N được lấy để tính toán kết quả là thể tích trung bình của 3 lần thí
nghiệm
- V1= 9,9 ml
- V2=9,9 ml
- V3=10 ml
V 1+V 2+V 3
VtbKMnO4= 3
 Kết quả:
9,9+9,9+10
- VtbKMnO4 =
3
= 9,93 ml
- CK2Cr2O7 = (CFeSO4 x VFeSO4 – CKMnO4 x VKMnO4) / VK2Cr2O7
-
= (0,1 x 0,02 – 0,1 x 0,00993) / 0,01 = 0,1007

- CM(K2Cr2O7) = CK2Cr2O7/ne = 0,1007/6 ≈ 0,017 mol/l


3. Chuẩn độ phức chất: Xác định hàm lượng Ca2+ và Mg2+ bằng dung dịch EDTA 0,01N
a. Xác định hàm lượng tổng cộng các ion Ca2+ và Mg2+:
 Chuẩn bị buret
- Dùng bình tia chứa nước cất để tráng rửa buret
- Dùng becher 100ml rót dd EDTA 0,01N để tráng rửa. Sau đó rót dung dịch EDTA 0,01N lên
buret, rồi điều chỉnh đúng vạch 0.
 Chuẩn bị erlen chứa dd cần chuẩn độ
- Dùng pipet 25ml đong 50ml mẫu nước phân tích cần xác định hàm lượng rồi cho vào bình erlen
250ml.
- Dùng ống nhỏ giọt lấy 3ml dd đệm amoniac vào ống đong 10ml, sau đó cho 3ml dd đệm
amoniac vào bình erlen 250ml.
- Cho 1 ít chất chỉ thị Eriocrom black T (bằng ½ hạt đậu xanh).
- Dung dịch trước khi chuẩn độ có màu tím đỏ của rượu vang.
 Tiến hành chuẩn độ
- Mở khoá cho dung dịch trên buret chảy từ từ vào erlen
- Tay trái quàng qua buret, điều chỉnh dung dịch trên buret chảy xuống erlen
3
- Tay phải lắc erlen sao cho dd bên trong xoáy trong đều
- Chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển sang màu xanh dương rõ thì ngưng chuẩn độ
- Đọc kết quả rồi lặp lại thí nghiệm thêm 2 lần
- Thể tích dd EDTA 0,01N được lấy để tính toán kết quả là thể tích trung bình của 3 lần thí
nghiệm :

 V1= 8,65 ml
 V2= 8,5 ml
 V3= 8,6 ml
V 1+V 2+V 3 8,65+8,5+8,6
Vtb1¿
3
= 3
¿ 8,58 ml

b. Xác định Ca2+


 Chuẩn bị buret
- Dùng bình tia chứa nước cất để tráng rửa buret
- Dùng becher 100ml rót dd EDTA 0,1N để tráng rửa. Sau đó rót dung dịch EDTA 0,1N lên
buret, rồi điều chỉnh đúng vạch 0.
 Chuẩn bị erlen chứa dd cần chuẩn độ
- Dùng pipet 25ml đong 50ml mẫu nước phân tích cần xác định hàm lượng rồi cho vào bình erlen
250ml
- Dùng ống nhỏ giọt lấy 3ml dd NaOH 1M vào ống đong 10ml, sau đó cho 3ml NaOH 1M vào
bình erlen 250ml
- Cho 1 ít chất chỉ thị Murexit (bằng 3 hạt đậu xanh)
- Dung dịch trước khi chuẩn độ có màu hồng cam nhạt
 Tiến hành chuẩn độ
- Mở khoá cho dung dịch trên buret chảy từ từ vào erlen
- Tay trái quàng qua buret, điều chỉnh dung dịch trên buret chảy xuống erlen
- Tay phải lắc erlen sao cho dd bên trong xoáy trong đều
- Chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển sang màu tím sim thì ngưng chuẩn độ
- Đọc kết quả rồi lặp lại thí nghiệm thêm 2 lần
- Thể tích dd EDTA 0,1N được lấy để tính toán kết quả là thể tích trung bình của 3 lần thí nghiệm

 V1= 4,4ml
 V2= 4,5 ml
 V3= 4,4 ml
V 1+V 2+V 3 4,4+ 4,5+ 4,4
Vtb2¿ 3
= 3
≈ 4,33 ml

 Kết quả
 Hàm lượng Ca2+: mCa2+ = 0,01 x Vtb2 x ECa / 50
20
= 0,01 x 4,33 x 50 = 0,01732 g

 Hàm lượng Mg2+: mMg2+ = 0,01 x (Vtb1 - Vtb2) x EMg / 50


= 0,01 x (8,58 – 4,33) x 12 / 50 = 0,0102 g

C. CÂU HỎI:
4
10+10,1+10
Câu 1: Kết quả thu được : Vtb HCl = 3
=¿10,033ml

 Vtb HCl =10,033 ml


 CN(HCl) = 0,1N
 VddNaOH = 10ml

10,033. 0,1
 CN(NaOH) = 10
= 0,10033N

Câu 2: Kết quả thu được:


9,9+9,9+10
 VtbKMnO4 = 3
= 9,93 ml

 CK2Cr2O7 = (CFeSO4 x VFeSO4 – CKMnO4 x VKMnO4) / VK2Cr2O7

= (0,1 x 0,02 – 0,1 x 0,00993) / 0,01 = 0,1007


 CM(K2Cr2O7) = CK2Cr2O7/ne = 0,1007/6 ≈ 0,017 mol/l
Câu 3: Kết quả thu được:
 Hàm lượng Ca2+: mCa2+ = 0,01 x Vtb2 x ECa / 50

= 0,01 x 4,33 x 20 / 50 = 0,01732 g

 Hàm lượng Mg2+: mMg2+ = 0,01 x (Vtb1 - Vtb2) x EMg / 50


= 0,01 x (8,58 – 4,33) x 12 / 50 = 0,0102g

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hường.


MSSV: 2253070028.
Nhóm: XN1; Tiểu nhóm: 09

PHÚC TRÌNH THỰC HÀNH HÓA HỌC


BÀI 3: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ, NHIỆT ĐỘ VÀ CHẤT
XÚC TÁC ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
A. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

1. Dụng cụ:

- Becher 250 ml - Becher 50ml

5
- Nhiệt kế 1000C - Đũa thủy tinh

- Giá + 10 ống nghiệm - Bình đun nước siêu tốc

- Ống nhỏ giọt nhựa

2. Hóa chất:

- FeCl3 bão hòa - H2SO4 2N

- CuSO4 bão hòa - Al2(SO4)3 0,5M

- Na2S2O3 0,5M - NH4Cl tinh thể

- KSCN bão hòa - Phenolphtalein

- H2SO4 2M

D. THÍ NGHIỆM:

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng


a. Nội dung thực hành:
Xem phản ứng: Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + S↓ + SO2↑ + H2O

Phương trình ion thu gọn: S2O32- + 2H+ → S↓ + SO2↑ + H2O

Xét thời gian kết tủa của bột lưu huỳnh (màu trắng đục) bằng cách thay đổi nồng độ Na 2S2O3.

b. Thực hành và kết quả thực hành:


- Dùng 3 ống nghiệm đánh số 1,2,3 cho hóa chất vào các ống nghiệm theo bảng:

Ống Na2S2O3 Thể tích


H2O H2SO4 2N Thời gian kết tủa
nghiệm 0,5N dung dịch
1 4 giọt 8 giọt 1 giọt 13 giọt 08,13 giây
2 8 giọt 4 giọt 1 giọt 13 giọt 06,78 giây
3 12 giọt 0 giọt 1 giọt 13 giọt 04,57 giây

- Chuẩn bị đồng hồ bấm giây.

6
- Khi bắt đầu thả 1 giọt H2SO4 vào tiếp xúc với dung dịch Na2S2O3 thì bấm đồng hồ để tính
thời gian của Na2S2O3 bắt đầu tiếp xúc với H2SO4 đến khi bắt đầu xuất hiện màu trắng đục
của bột S↓ thì ghi nhận thời gian.
- Thời gian kết tủa thu được là:
Ống nghiệm 1: ∆t1 = 08,13 giây => tốc độ phản ứng v1 = 1/8,13 ≈ 0,123 mol/ls

Ống nghiệm 2: ∆t2 = 06,78 giây => tốc độ phản ứng v2 = 1/6,78 ≈ 0,147 mol/ls

Ống nghiệm 3: ∆t3 = 04,57 giây => tốc độ phản ứng v3 = 1/4,57 ≈ 0,219 mol/ls

 Nhận xét: khi cho thêm Na2S2O3 với thể tích tăng dần thì thời gian phản ứng rút ngắn,
tốc độ phản ứng tăng lên, tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ chất tan.
- Tốc độ phản ứng tính theo công thức v = 1/∆t (∆t là thời gian thực hiện phản ứng).

Giải thích:

- Vì tốc độ phản ứng v1 < v2 < v3 và nồng độ ở ống nghiệm 1 < ống nghiệm 2 < ống nghiệm
3 nên thời gian phản ứng ∆t1 > ∆t2 > ∆t3
- Điều kiện để phản ứng là phải tiếp xúc và va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì
phản ứng xảy ra càng nhanh, tức là khi ta tăng nồng độ thì mật độ các chất tăng lên, khả
năng va chạm giữa các chất tăng nên phản ứng diễn ra nhanh hơn.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng


a. Nội dung thực hành:
- Khảo sát như trên: Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + S↓ + SO2↑ + H2O
- Phương trình ion thu gọn: S2O32- + 2H+ → S↓ + SO2↑ + H2O
- Lúc này thực hiện cùng nồng độ chất tham gia nhưng ở những nhiệt độ khác nhau. Thực hiện
trong 3 điều kiện nhiệt độ:

+ Ở nhiệt độ phòng.
+ Ở nhiệt độ phòng + 10oC.
+ Ở nhiệt độ phòng + 20oC.
b. Thực hành và kết quả thực hành:
 Thí nghiệm ở nhiệt độ nước bình thường (toC)
- Cho nước vào khoảng ½ becher 250, dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ (toC)

Lấy 2 ống nghiệm

7
- Ống nghiệm 1: cho 3 giọt Na2S2O3 + 9 giọt H2O
- Ống nghiệm 2: cho 20 giọt H2SO4 2N
Nhúng cả hai ống nghiệm này trong becher nước ở trên trong 2 phút, chuẩn bị đồng hồ
bấm giây.

- Dùng ống nhỏ giọt lấy 1 giọt H2SO4 ở ống nghiệm 2 cho vào ống nghiệm 1 (khi 2 ống
nghiệm vẫn ngâm trong becher nước), khi dung dịch acid vừa chạm tới dung dịch Na 2S2O3 ta
bấm đồng hồ để tính xem thời gian bắt đầu xuất hiện kết tủa.

Kết quả: t1 = 10,27giây

 Thí nghiệm ở nhiệt độ nước bình thường + 10oC


- Cho nước đã đun sôi vào becher chứa khoảng ½ nước ở trên, dùng nhiệt kế để đo và điều
chỉnh lượng nước nóng sao cho nhiệt độ trong becher bằng nhiệt độ ttb + 10oC.

Lấy 2 ống nghiệm

- Ống nghiệm 3: cho 3 giọt Na2S2O3 + 9 giọt H2O


- Ống nghiệm 4: cho 20 giọt H2SO4 2N
- Nhúng cả hai ống nghiệm này trong becher nước ở trên trong 2 phút, chuẩn bị đồng hồ bấm
giây.
- Dùng ống nhỏ giọt lấy 1 giọt H2SO4 ở ống nghiệm 4 cho vào ống nghiệm 3 (khi 2 ống
nghiệm vẫn ngâm trong becher nước nhiệt độ t tb + 10oC), khi dung dịch acid vừa chạm tới
dung dịch Na2S2O3 ta bấm đồng hồ để tính xem thời gian bắt đầu xuất hiện kết tủa.

Kết quả: t2 = 8,42 giây

 Thí nghiệm ở nhiệt độ nước bình thường + 20oC


Tiếp tục cho nước đã đun sôi vào becher chứa khoảng ½ nước ở trên, dùng nhiệt kế để đo và
điều chỉnh lượng nước nóng sao cho nhiệt độ trong becher bằng nhiệt độ ttb + 20oC.

Lấy 2 ống nghiệm

- Ống nghiệm 5: cho 3 giọt Na2S2O3 + 9 giọt H2O


- Ống nghiệm 6: cho 20 giọt H2SO4 2N
Nhúng cả hai ống nghiệm này trong becher nước ở trên trong 2 phút, chuẩn bị đồng hồ
bấm giây.

8
- Dùng ống nhỏ giọt lấy 1 giọt H2SO4 ở ống nghiệm 6 cho vào ống nghiệm 5 (khi 2 ống nghiệm
vẫn ngâm trong becher nước nhiệt độ ttb + 20oC), khi dung dịch acid vừa chạm tới dung dịch
Na2S2O3 ta bấm đồng hồ để tính xem thời gian bắt đầu xuất hiện kết tủa.

Kết quả: t3 = 6,62 giây

 Nhận xét kết quả:


- Ở nhiệt độ càng cao thời gian xảy ra phản ứng càng nhanh.
Giải thích: Khi tăng nhiệt độ -> tốc độ chuyển động của các phân tử tăng -> tần số
va chạm giữa các chất phản ứng tăng. Tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất phản
ứng tăng nhanh -> tốc độ phản ứng tăng.

3. Ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng


a. Nội dung thực hành:
Xem phản ứng: Fe(SCN)3 + Na2S2O3 → Fe(SCN)2 + ½ Na2S4O6 + NaSCN

(Đỏ máu) (không màu)

- Điều chế Fe(SCN)3 bằng cách cho dung dịch FeCl3 bão hòa tác dụng với dung dịch KSCN
bão hòa.

b. Thực hành và kết quả thực hành:


- Lấy becher nhỏ dùng ống đong đong 20ml H2O, cho vào becher + 4 giọt dung dịch FeCl 3 +
4 giọt dung dịch KSCN bão hòa, lắc đều ta thu được dung dịch Fe(SCN)3 có màu đỏ máu.

Lấy 4 ống nghiệm:

- Ống nghiệm 1: cho vào 5ml dung dịch Fe(SCN)3


- Ống nghiệm 2: cho vào 1 ml dung dịch Na2S2O3 0,5N
Đổ ống nghiệm 2 vào ống nghiệm 1: ghi nhận thời gian mất màu hoàn toàn (giây).

Kết quả: t4 = 17,12 giây

- Ống nghiệm 3: cho vào 5ml dung dịch Fe(SCN)3 + 2 giọt CuSO4 bão hòa.
- Ống nghiệm 4: cho 1ml dung dịch Na2S2O3 0,5N
Lấy ống nghiệm 4 đổ vào ông nghiệm 3: ghi nhận thời gian mất màu hoàn toàn
(giây).

Kết quả: t5 = 5,79 giây

c. Nhận xét kết quả:

9
- Phản ứng có chất xúc tác xảy ra nhanh hơn nhiều so với phản ứng không có chất xúc tác.
- Giải thích ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng: Xúc tác có tính chọn lọc, hướng
quá trình đi vào phản ứng chính, giảm tốc độ phản ứng phụ, làm tăng hiệu suất sản phẩm
chính -> tốc độ phản ứng nhanh khi có thêm chất xúc tác.
4. Cân bằng hóa học
a. Nội dung thực hành:
NH3 + H2O ←→ NH4+ + OH-

- Sự chuyển dịch cân bằng trong dung dịch NH 3 phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ các chất
trong dung dịch

b. Thực hành và kết quả thực hành:


- Chuẩn bị becher 100ml và 5 ống nghiệm
- Cho vào Becher: 15ml dung dịch NH 3 2M + 8 giọt phenolphthalein, trộn đều, chia đều dung
dịch vào 5 ống nghiệm.

- Ống nghiệm 1: để so sánh.


- Ống nghiệm 2: đun nóng từ từ vừa đến sôi, ghi nhận màu sắc so với ống 1; Đun nóng lâu
đến khi dung dịch nhạt màu => do OH- giảm nên dung dịch nhạt màu.
- Ống nghiệm 3: cho thêm một ít (hạt ngô) tinh thể NH 4Cl tinh thể NH4Cl, lắc mạnh cho
NH4Cl tan ra hết trong dung dịch => theo chuyển dịch cân bằng phản ứng khi giảm nồng
độ của NH4+ sẽ làm giảm nồng độ của OH- =>dung dịch nhạt màu.
- Ống nghiệm 4: Thêm từ từ từng giọt dung dịch H 2SO4 2M và lắc mạnh cho đến khi dung
dịch mất màu hoàn toàn => do H+ trung hòa dung dịch OH-, làm mất màu dung dịch
trong ống nghiệm.
- Ống nghiệm 5: Thêm từ từ từng giọt dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, lắc mạnh cho hóa chất trộn
lẫn vào nhau => mất màu dung dịch và thu được kết tủa keo trắng do Al 2(SO4)3 tan
trong nước tạo môi trường axit trung hòa bazơ đồng thời xuất hiện kết tủa.
 Giải thích cho các hiện tượng trong các ống nghiệm trên: Mọi sự chuyển dịch cân
bằng đều tuân theo nguyên lý Le Chatelier. Nguyên lý này cho biết chiều chuyển dịch
của cân bằng khi một trong các yếu tố cân bằng thay đổi. Khi hệ đang ở trạng thái cân
bằng, nếu ta thay đổi một trong các thông số trạng thái của hệ như nhiệt độ, áp suất và
nồng độ thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều chống lại sự thay đổi đó.

CÂU HỎI:

10
Câu 1: Giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng qua thí nghiệm (I): Điều kiện để
phản ứng là phải tiếp xúc và va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì phản ứng xảy ra càng
nhanh, tức là khi ta tăng nồng độ thì mật độ các chất tăng lên, khả năng va chạm giữa các chất tăng nên
phản ứng diễn ra nhanh hơn.

Câu 2: Giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng qua thí nghiệm (II): Khi nhiệt độ
tăng, chuyển động nhiệt của các tiểu phân tăng, tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất phản ứng
tăng nhanh và số va chạm giữa chúng tăng lên làm cho tốc độ phản ứng tăng lên.

Câu 3: Giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng qua thí nghiệm (III): Xúc tác có tính
chọn lọc, hướng quá trình đi vào phản ứng chính, giảm tốc độ phản ứng phụ, làm tăng hiệu suất sản
phẩm chính. Với cơ chế dị thể, các phân tử bị hấp phụ dưới tác dụng của các lực hóa học trên bề mặt
chất xúc tác trở nên hoạt động. Vậy chất xúc tác làm tăng hoạt tính của các phân tử -> tốc độ phản ứng
tăng khi có thêm chất xúc tác.
Câu 4: Mọi sự chuyển dịch cân bằng đều tuân theo nguyên lý Le Chatelier. Nguyên lý này cho biết
chiều chuyển dịch của cân bằng khi một trong các yếu tố cân bằng thay đổi. Khi hệ đang ở trạng thái
cân bằng, nếu ta thay đổi một trong các thông số trạng thái của hệ như nhiệt độ, áp suất và nồng độ thì
cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều chống lại sự thay đổi đó.

11

You might also like