You are on page 1of 10

BÀI 4.

ĐỘ DẪN ĐIỆN

MỤC TIÊU
- Đo độ dẫn điện của dung dịch.
- Xác định hằng số điện ly của dung dịch và độ tan của một chất bằng phương pháp đo độ
dẫn điện.

TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

1. Đo độ dẫn điện riêng – xác định hằng số điện ly của chất điện ly yếu
1.1. Pha các dung dịch: CH3COOH 0,02N; 0,05N và 0,1N từ dung dịch CH3COOH 1N.
Bảng pha chế:
Dung dịch CH3COOH 0,02 N 0,05 N 0,1N
Dung dịch CH3COOH 1N
Nước cất vừa đủ 100 ml

1.2. Đo độ dẫn điện riêng:


Sử dụng máy đo độ dẫn điện để đo độ dẫn điện riêng của các dung dịch CH 3COOH 0,1 N;
0,05N và 0,02 N.
Lưu ý: Xem kỹ bảng hướng dẫn sử dụng máy. Đo dung dịch loãng trước rồi tới dung dịch
đậm đặc hơn.
Bảng kết quả
Kết quả đo K λv Độ điện ly K điện ly
Dung dịch khảo sát -1 -1 -1
(mS.cm ) (Ω .cm ) -1
(Ω .cm )2 α
CH3COOH 0,02N
CH3COOH 0,05N
CH3COOH 0,1N

Từ đó tính KTB điện ly. Biết rằng:


K: độ dẫn điện riêng (Ω-1.cm-1)
C: nồng độ đương lượng (đương lượng gam/ lít)

Nhận xét các giá trị: k, λv, α, K điện ly khi nồng độ dung dịch khảo sát tăng.

2. Đo độ dẫn của dung dịch điện ly mạnh


2.1. Đo độ dẫn điện của dung dịch HCl 0,1 N; 0,05 N và 0,02 N
- Pha các dung dịch HCl 0,02 N; 0,05 N và 0,1 N từ dung dịch HCl 1 N.
1
Bảng pha chế:
Dung dịch HCl 0,02 N 0,05 N 0,1 N
Dung dịch HCl 1N
Nước cất vừa đủ
- Đo độ dẫn điện riêng K của các dung dịch HCl 0,02 N; 0,05 N và 0,1 N. Tính độ dẫn
điện đương lượng λv.
Bảng kết quả
Kết quả đo K λv
Dung dịch khảo sát -1 -1 -1
(mS.cm ) (Ω .cm ) (Ω .cm2)
-1

HCl 0,02 N
HCl 0,05 N
HCl 0,1 N

Nhận xét các giá trị K, λv khi nồng độ dung dịch khảo sát tăng.
Nhận xét giá trị K và λv của acid HCl so với acid CH3COOH khi nồng độ dung dịch tăng.
Giải thích vì sao khi nồng độ tăng thì λv giảm, và λv của acid HCl giảm ít, trong khi λv của
CH3COOH giảm nhiều?

2.2. Đo độ dẫn điện của dung dịch NaCl 0,02 N; 0,05 N và 0,1 N
- Pha các dung dịch: NaCl 0,02 N; 0,05 N và 0,1 N từ dung dịch NaCl 1 N.
Bảng kết quả pha chế
Dung dịch NaCl 0,02 N 0,05 N 0,1 N
Dung dịch NaCl 1N
Nước cất vừa đủ 100 ml
- Đo độ dẫn điện riêng K của các dung dịch NaCl 0,02 N; 0,05 N và 0,1 N. Tính độ dẫn
điện đương lượng λv.
Bảng kết quả
Kết quả đo K λv
Dung dịch khảo sát
(mS.cm-1) (Ω-1.cm-1) (Ω .cm2)
-1

NaCl 0,02 N
NaCl 0,05 N
NaCl 0,1 N
Nhận xét các giá trị K, λv khi nồng độ dung dịch khảo sát tăng. Giải thích?

3. Xác định độ tan của CaSO4 bằng phương pháp đo độ dẫn điện
Đo độ dẫn điện riêng của dung dịch CaSO4 bão hòa trong nước, từ đó tính độ tan của CaSO4
trong nước.
Tiến hành: Lấy khoảng 50 ml dung dịch CaSO4 bão hòa trong nước, đo độ dẫn điện riêng
(K) của dung dịch này. Sau đó, đo độ dẫn điện riêng của nước cất (K’).
Kết quả đo độ dẫn của dung dịch CaSO 4 bão hòa trong nước:
2
Kết quả đo K Độ tan của CaSO4
Dung dịch khảo sát CN (CaSO4)
(mS.cm-1) (Ω-1. cm-1) (gam/ lít)
Nước cất
Dung dịch CaSO4

Từ đó suy ra độ tan của CaSO4 (gam/ lít) = CN x đương lượng gam CaSO4
Cho biết: λ∞ CaSO4= 119,5 (Ω-1.cm2); đương lượng gam CaSO4 = 68

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Định nghĩa độ dẫn điện? Độ dẫn điện riêng? Độ dẫn điện đương lượng? Công thức
tính? Đơn vị?
2. Kể các yếu tố ảnh hưởng đến độ dẫn điện riêng?
3. Nêu ứng dụng của phép đo độ dẫn điện?
4. Nêu công thức tính nồng độ đương lượng và độ tan của 1 muối khi biết độ dẫn điện
riêng.
5. Điện cực để đo độ dẫn điện là điện cực gì? Đơn vị đo độ dẫn điện thể hiện trên máy đo
là gì (nêu ký hiệu và cách đọc)?

3
BÀI 7. ĐUỜNG ĐẲNG NHIỆT HẤP PHỤ TRONG DUNG DỊCH NƯỚC

MỤC TIÊU
- Khảo sát sự hấp phụ của acid acetic trên than hoat.
- Vẽ được đường đẳng nhiệt hấp phụ.
- Tìm trị số của hằng số k và 1/n trong phương trình Freundlich.

TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


1. Pha các dung dịch khảo sát (dung dịch X)
Pha 4 dung dịch acid acetic có nồng độ: X1 = 0,05N; X2 = 0,1N; X3= 0,2N; X4 = 0,4N từ dung
dịch acid acetic 1N. Thể tích các dung dịch X cần pha là 100 ml.
Cách pha:
- Dùng bình định mức và pipet chính xác lấy 80 ml dung dịch CH 3COOH 1N cho vào bình
định mức 200 ml, thêm nước cất vừa đủ, ta được X4.
- Dùng bình định mức lấy 100 ml dung dịch X 4 cho vào bình định mức 200 ml, thêm nước
cất vừa đủ, ta được X3.
- Tương tự, dùng X3 để pha X2 và dùng X2 để pha X1.

2. Chuẩn độ các dung dịch X trước hấp phụ:


Tiến hành chuẩn độ các dung dịch X trước hấp phụ bằng dung dịch NaOH 0,1N với chỉ thị
phenolphtalein. Từ đó tính nồng độ ban đầu của các dung dịch X.
Kết quả định lượng trước hấp phụ
Dung dịch X1 X2 X3 X4
Thể tích dung dịch X (ml) 20 10 5 2
Thể tích dung dịch NaOH 0,1 N (ml)
Nồng độ ban đầu (Co)

3. Cho hấp phụ dung dịch X bằng than hoạt


Dùng bình định mức lấy chính xác 50 ml các dung dịch X cho vào 4 bình nón nút mài. Dùng
cân phân tích, cân và cho vào các bình nón mỗi bình một lượng chính xác khoảng 1,5 g than
hoạt. Lắc 2 phút và để yên trong 15 phút. Sau đó lọc qua giấy lọc có xếp nếp (thấm ướt giấy
lọc bằng dịch lọc) để lấy dung dịch.
Dung dịch X1 X2 X3 X4
Khối lượng chính xác than hoạt đã dùng (g)

4. Chuẩn độ các dung dịch X sau hấp phụ


Tiến hành chuẩn độ các dung dịch X sau hấp phụ bằng dung dịch NaOH 0,1N với chỉ thị
phenolphtalein. Từ đó tính nồng độ sau hấp phụ của các dung dịch X.
Dung dịch (dịch lọc) X1 X2 X3 X4
Thể tích dung dịch X (ml) 20 10 5 2
Thể tích dung dịch NaOH 0,1 N (ml)
Nồng độ sau hấp phụ (C)

4
5. Tính toán kết quả
Gọi x là lượng CH3COOH trong 50 ml dung dịch CH3COOH bị hấp phụ trên than hoạt:

m là trọng lượng chính xác than hoạt đã dùng


y là lượng chất bị hấp phụ trên một đơn vị khối lượng than hoạt (mmol/gam):

Bảng kết quả tính toán


Nồng độ
Dung Co C x m y
phỏng lgy lgC
dịch (mol/l) (mol/l) (mmol) (g) (mmol/g)
chừng (N)
X1 0,05 N
X2 0,1 N
X3 0,2 N
X4 0,4 N

6. Vẽ đường đẳng nhiệt hấp phụ và xác định phương trình Freundlich
Dựa vào bảng kết quả trên:

- Vẽ đường đẳng nhiệt hấp phụ y theo C:


-

5
- Vẽ đường đẳng nhiệt hấp phụ lgy theo lgC:

- Xác định k và 1/n để có phương trình Freundlich:

Phương trình lgy = f(lgC) có dạng Y = AX + B


Trong đó: Y = lgy; A = 1/n; X = lgC; B=lgk
Như vậy: lgy = 1/n lgC + lgk
Từ đồ thị suy ra: 1/n = tg α = OA/OB;
và lgk = lgy = OA (khi lgC = 0), suy ra k = 10OA

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Khái niệm về hấp phụ? Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến độ hấp phụ? Tại sao khi
cho acid acetic hấp phụ trên than hoạt phải lắc 5 phút và để yên 20 phút?
2. Phân biệt hấp phụ và hấp thụ? Phân biệt hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học. Sự hấp
phụ trong bài thực hành là hấp phụ vật lý hay hóa học?
3. Trình bày ứng dụng của hấp phụ trong ngành Dược?
4. Trình bày phương trình hấp phụ đẳng nhiệt (có chú thích) theo thuyết hấp phụ của
Freundlich? Nêu ý nghĩa của phương trình hấp phụ?
5. Trình bày phương pháp xác định các thông số của phương trình hấp phụ (k và 1/n)
(theo thuyết hấp phụ của Freundlich)

6
BÀI 9. XÁC ĐỊNH pKa CỦA CH3COOH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
ĐƯỜNG CONG CHUẨN ĐỘ

MỤC TIÊU
- Thực hiện được phương pháp chuẩn độ điện thế.
- Trình bày được bảng kết quả, vẽ đường cong chuẩn độ và xác định điểm tương đương.
- Xác định pKa của acid yếu hoặc pKb của một base yếu bằng phương pháp chuẩn độ điện
thế.

1. NGUYÊN TẮC
1.1. Xác định pKa của một acid yếu
Sự phân ly của một acid yếu, CH3COOH được biểu diễn theo phương trình:
CH3COOH  H+ + CH3COO-
Hằng số phân ly của acid yếu Ka:
[H+][CH3COO- ]
Ka = (1)
[CH3COOH]
Lấy logatit 2 vế của phương trình (1) ta được:
[CH3COO ]
log K = log[H ] + log
[CH3COOH]
[ ]
Hay −log[H ] = −log K + log
[ ]
Thay pH = −log[H ] và pKa = −log K ta có phương trình:
[ ]
pH = pKa + log (2)
[ ]
Chuẩn độ điện thế CH3COOH bằng dung dịch NaOH, sau đó vẽ đường cong chuẩn độ pH
theo V (ml) NaOH đã dùng, rồi xác định điểm tương đương trên đồ thị.
Ta thấy rằng khi 50% lượng CH3COOH được trung hòa thì ở phương trình (2):
[𝐂𝐇𝟑𝐂𝐎𝐎 ]
= 𝟏 và pH = pKa
[𝐂𝐇𝟑𝐂𝐎𝐎𝐇]
Vì vậy, tìm pH ứng với điểm trung hòa 50% lượng CH3COOH ta có thể tìm được pKa của
acid CH3COOH.

1.2. Xác định pKb của một base yếu


Sự phân ly của một base yếu trong nước được biểu diễn theo phương trình:
B + H2O  BH+ + OH-
Đem chuẩn độ điện thế base yếu bằng acid mạnh, vẽ đường cong chuẩn độ pH theo thể
tích acid mạnh đã dùng, rồi xác định điểm tương đương trên đồ thị.
Từ đó xác định được thể tích acid dùng để trung hòa 50% lượng base yếu, pH tương ứng
với điểm 50% lượng base yếu được trung hòa trên đường cong chuẩn độ chính là pKa của
acid liên hợp BH+.
Như vậy: pKb = 14 - pKa

7
Hình 9.1. Đường cong chuẩn độ base yếu bằng acid mạnh

2. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ HOÁ CHẤT


2.1. Dụng cụ, thiết bị
- Pipet chính xác 10 ml (1), buret 25 ml (1), becher 250 ml (2), becher 100 ml (1), becher
50 ml (1), quả bóp cao su (1), cá từ (1), que lấy cá từ (1)
- Máy khuấy từ, máy đo pH và các dung dịch chuẩn máy pH.
2.2. Hoá chất
- CH3COOH 0,1 N; NaOH 0,1 N; chỉ thị phenolphtalein.

3. TIẾN HÀNH
3.1. Hiệu chuẩn máy đo pH
Tiến hành theo quy trình đi kèm máy.
3.2. Tiến hành chuẩn độ điện thế
- Tráng và làm đầy buret bằng dung dịch NaOH 0,1 N.
- Hút chính xác 20ml dung dịch CH3COOH 0,1 N cho vào becher 50 ml.
Chú ý: Có thể thêm ba giọt chỉ thị phenolphthalein để nhận biết điểm tương đương (chỉ
thị chuyển màu từ không màu sang hồng nhạt)
- Đặt becher lên máy khuấy từ. Cho cá từ vào becher. Nhúng điện cực kép vào dung dịch
CH3COOH 0,1 N (phải để sao cho đầu điện cực ngập vào dung dịch). Đầu buret chứa
dung dịch NaOH 0,1N phải nằm trong becher (nhưng không chạm vào dung dịch). Chỉnh
tốc độ khuấy sao cho không gây ra bọt khí trong dung dịch.
- Chuyển máy đo về chế độ đo pH.
- Nhỏ NaOH 0,1 N từ buret xuống. Ghi nhận sự thay đổi pH tương ứng với số ml NaOH
0,1 N đã nhỏ xuống:
+ Ban đầu nhỏ từng ml và đo pH, khi pH tăng từ 0,3 đơn vị thì mỗi lần thêm 0,2 – 0,5 ml.
+ Khi gần tới điểm tương đương, pH sẽ tăng đột ngột thì mỗi lần chỉ nhỏ 0,05 – 0,1 ml.
+ Khi đã qua điểm tương đương: mỗi lần thêm 1 ml NaOH, đo pH đến khi pH = 11,5 -12
thì dừng chuẩn độ.
3.3. Trình bày bảng kết quả
Bảng kết quả được trình bày theo mẫu:
∆pH
STT V (ml) pH V (ml) pH V(ml)
∆V

8
3.4. Vẽ đường cong chuẩn độ và xác định pKa
- Vẽ đường cong chuẩn độ pH theo V (ml) NaOH đã nhỏ xuống và đường đạo hàm bậc
nhất ΔpH/ΔV theo V(ml).

Hình 9.2. Các đường biểu diễn (a) pH theo V và (b) đạo hàm pH/V theo 𝐕
9
- Xác định điểm tương đương trên đồ thị theo điểm uốn của đường cong chuẩn độ hay
điểm cực đại của đường đạo hàm bậc nhất.
- Tìm pKa của acic acetic trên đồ thị: chính là giá trị pH tại ½ V tương đương.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày nguyên tắc xác định pKa của một acid yếu bằng phương pháp đường cong
chuẩn độ.
2. Hãy cho biết mối tương quan giữa pKa, ka và độ mạnh của acid.
3. Nhận xét trong vùng lân cận pKa, pH thay đổi như thế nào khi thêm NaOH, giải thích?
4. Từ thực nghiệm xác định pKa, để có được hệ đệm có năng suất đệm cao, chúng ta cần
chọn hệ đệm có tỷ số acid và muối của nó như thế nào?
5. Trình bày nguyên tắc xác định pKb của một base yếu bằng phương pháp đường cong
chuẩn độ.

10

You might also like