You are on page 1of 9

TITRATION

Câu 1- 2 điểm
TITRATION

Một mẫu bột mì có khối lượng 0,7121 g. Để xác định hàm


lượng protein trong bột mì, pp Kjeldahl được sử dụng.
Lượng NH3 tạo thành được chưng và thu vào trong 25,00 mL dung
dịch HCl 0,04977M. HCl dư sau đó được chuẩn độ ngược bằng
3,97 mL dung dịch NaOH 0,04012 M.

Tính % protein trong mẫu bột. Biết 5,70 mg protein có chứa 1,00 mg
N.

12.16%
01
Câu 2- 2 điểm
TITRATION

Chuẩn độ axit tartaric (H2C4H4O6, KLPT = 150,09 g/mol)


trong 50,00 mL một mẫu rượu vang cần 24,57 mL dung
dịch NaOH 0,03291 M, sử dụng chỉ thị phenolphthalein.
Tính độ axit của rượu theo đơn vị g axit tartaric/100 mL
Giả sử axit tartaric phân ly 2 bậc

0,1214 g/100 mL
02
Câu 3- 2 điểm
TITRATION

Lượng formaldehyde (HCHO, KLPT 30,026 g/mol) trong


một mẫu thuốc trừ sâu được xác định bằng cách cân
0,2985 g thuốc trừ sâu (lỏng) vào trong bình erlen có chứa
50,00 mL NaOH 0,0959 M và 50,00 mL H2O2 3%.
Khi gia nhiệt, phản ứng sau xảy ra:
OH- + HCHO + H2O2 ➔ HCOO- + 2H2O
Sau khi làm nguội, bazơ dư được chuẩn độ bằng 22,71 mL dung
dịch H2SO4 0,053700 M.
Tính % HCHO trong thuốc trừ sâu.

23,7% 03
Câu 4- 2 điểm
TITRATION

Một mẫu carbonate tinh khiết có khối lượng 0,1401 g


được hòa tan trong 50,00 mL dung dịch HCl 0,1140 M và
đun sôi để loại bỏ CO2. Chuẩn độ ngược HCl dư cần 24,41
mL dung dịch NaOH 0,09802 M.
Định danh muối carbonate trong mẫu

MgCO3
04
Câu 5- 6 điểm
TITRATION

0,5000 g mẫu chứa NaHCO3, Na2CO3 và H2O được hòa tan


và định mức thành 250,0 mL.
Lấy 25,00 mL dung dịch sau định mức cho phản ứng với 50,00 mL
dung dịch HCl 0,01255 M (có đun sôi). Sau khi làm nguội, axit dư
trong dung dịch được chuẩn độ bằng 2,34 mL dung dịch NaOH
0,01063 M, sử dụng chỉ thị phenolphthalein.
Lấy 25,00 mL dung dịch sau định mức cho phản ứng với BaCl2 dư và
25,00 mL dung dịch NaOH 0,01063 M. Tất cả carbonate kết tủa, và
NaOH dư cần chuẩn độ bằng 7,63 mL dung dịch HCl 0,01255 M.
Xác định %khối lượng chất tan trong mẫu
28,56% NaHCO3; 44,84% Na2CO3 05
Câu 6- 10 điểm
TITRATION

Na2CO3 thường được dùng để chuẩn hóa axit. Phản ứng


chuẩn hóa xảy ra theo 2 ptpư sau:
CO32- + H+ = HCO3- (1)
HCO3- + H+ = CO2 + H2O (2)
Chuẩn độ 25,0 mL dung dịch Na2CO3 0,1000 M bằng dung dịch HCl
0,1000 M. Xác định pH tại điểm tương đương khi phản ứng chuẩn
độ dừng tại (1) và khi phản ứng chuẩn độ dừng tại (2).

Biết H2CO3 có pKa1 = 6,351; pKa2 = 10,329

pH =3,8 pH = 8,3 06
Câu 7- 14 điểm
TITRATION

Na2CO3 thường được dùng để chuẩn hóa axit. Phản ứng


chuẩn hóa xảy ra theo 2 ptpư sau:
CO32- + H+ = HCO3- (1)
HCO3- + H+ = CO2 + H2O (2)
Chuẩn độ 25,0 mL dung dịch Na2CO3 0,1000 M bằng dung dịch HCl
0,1000 M. Lập đồ thị biểu diễn pH dung dịch theo thể tích dung dịch
HCl sử dụng.
Hint: thay đổi thể tích dung dịch HCl từ 0.1 mL đến 50.0 mL, sử dụng
excel.

Biết H2CO3 có pKa1 = 6,351; pKa2 = 10,329 07


Câu 8- 12 điểm
TITRATION

Một dung dịch chứa một hoặc hơn một chất sau: NaHCO3,
Na2CO3, NaOH. Chuẩn độ 50 mL dung dịch trên, sử dụng
chỉ thị phenolphthalein, cần sử dụng 22,1 mL dung dịch HCl 0,100 M.
Chuẩn độ 50 mL dung dịch trên, sử dụng chỉ thị bromocresol green,
cần sử dụng 48,4 mL dung dịch HCl 0,100 M.
Xác định thành phần và nồng độ mol của các chất tan có trong dung
dịch trên.

08

You might also like