You are on page 1of 2

Hóa Phân tích 1 – GSD

Bài 1: Trộn 10,00 ml dung dịch CH3COOH (kí hiệu là HAx) nồng độ 1,00M với 10,00 ml NaOH
1,00M. Hỗn hợp có pH gần đúng bằng bao nhiêu?
Bài 2: Xác định TPGH của hệ gồm NH4Cl, NaOH và CH3COOH cùng nồng độ 0,10M. Tính hằng
số cân bằng của phản ứng có thể xảy ra.
Bài 3: Tính [H+], [OH-] của dung dịch HCl có pH=3,00.
Bài 4: Tính [H+], [OH-] của dung dịch HNO3 0,10M.
Bài 5: Trộn 15,00ml dung dịch HCl có pH=3,00 với 25,00ml dung dịch NaOH có pH=10,00. Hỏi
dung dịch thu được có phản ứng acid hay base?
Bài 6: Tính nồng độ % (P%) của dung dịch NaOH (d=1,12g/ml) để khi trộn 20,00ml dung dịch
này với 180,00ml dung dịch HNO3 có pH=2,0 sẽ thu được hỗn hợp có pH=13,5.
Bài 7: Tính số gam NaOH phải cho vào hỗn hợp thu được khi thêm 8,00ml HNO3 0,0100M vào
nước rồi pha loãng thành 500ml để pH của dung dịch thu được bằng 7,50 (coi thể tích không thay
đổi trong quá trình hòa tan).
Bài 8: Thêm 1 giọt NaOH (V = 0,03ml) 0,0010M vào 100ml dung dịch NaCl 0,10M. Tính pH của
dung dịch thu được.
Bài 9: Trộn 40,00ml dung dịch Ba(OH)2 C0mol/l đã được pha loãng thành 1000 lần với 20,00ml
dung dịch HCl có pH=6,20 thì thu được hỗn hợp có pH=7,24. Tính C.
Bài 10: Tính cân bằng và pH trong dung dịch acid acetic (kí hiệu là HAx) 0,010M.
Bài 11: Tính cân bằng trong dung dịch thu được sau khi trộn 20,00ml dung dịch NH3 1,5.10-3 M
với 40,00ml dung dịch HCl 7,5.10-4 M.
Bài 12: Tính số gam NH4Cl cần lấy để khi hòa tan vào 250ml nước thì pH của dung dịch thu được
bằng 5,00 (Coi thể tích không thay đổi trong quá trình hòa tan).
Bài 13: Pha loãng 10,00ml dung dịch pyridine 1,00.10-2 M thành 1L. Tính pH của dung dịch trước
(pHt) và sau khi pha loãng (pHs).
Bài 14: Thêm 1,00ml dung dịch CH3COONa 0,0020M vào 99,00ml dung dịch NaCl. Tính pH của
dung dịch hỗn hợp thu được.
Bài 15: Tính pH và cân bằng trong dung dịch thu được khi trộn 50,00ml NH3 2,00.10-3 M với
50,00ml H2SO4 2,00.10-3 M.
Bài 16: Trộn 15,00ml dung dịch CH3COONa 0,030M với 30,00ml dung dịch HCOONa 0,15M.
Tính pH của dung dịch thu được.
Bài 17: Trộn 40,00ml dung dịch HCl 2,5.10-2 M với Vml dung dịch CH3COOH 1,667.10-4M thu
được dung dịch có pH=2,00. Tính thể tích dung dịch CH3COOH cần lấy.
Bài 18: Tính pH trong dung dịch gồm KOH 0,0040M và propionat natri NaA 0,050 M (Ka =
1,34.10-5).

1
Hóa Phân tích 1 – GSD

Bài 19: Trộn 3,00ml dung dịch HCOOH 0,030M với Vml dung dịch CH3COOH 0,15M thu được
dung dịch có pH = 2,74. Tính V.
Bài 20: Tính pH trong dung dịch gồm CH3COONa 0,0010M, HCOONa 0,020M và NaCN
0,0050M.
Bài 21: Tính số ml dung dịch CH3COONa 1,00.10-3 M cần lấy để khi trộn với 100,00ml dung dịh
NH4Cl có pH = 5,62, thu được hỗn hợp có pH = 6,00.
Bài 22: Trộn 10,00ml dung dịch NaOH 0,040M với 10,00ml H2S 0,020M. Tính pH của dung dịch
thu được.
Bài 23: Dung dịch A thu được khi trộn 20,00ml Na2CO3 0,10M với 30,00ml HCl 0,15M. Tính pH
của dung dịch thu được. Cho độ tan của CO2 là 3.10-2 M.
Bài 24: Cần trộn bao nhiêu ml dung dịch H3PO4 có pH=1,5 với 150ml dung dịch KOH 4,02.10-2
M để pH của hỗn hợp bằng 7,21?
Bài 25: Tính pH của dung dịch NaHS 0,1M.
Bài 26: Tính pH của dung dịch NaHSO3 0,02M.
Bài 27: Trộn 1ml dung dịch bão hòa H2S (C=0,10M) với 1ml NH3 0,10M. Tính pH của dung dịch.
Bài 28: pH của các dung dịch H2A, NaHA cùng nồng độ 0,010M lần lượt là 2,55 và 4,18. Tính
nồng độ của dung dịch muối Na2A có pH=8,71.
Bài 29: Hãy pha chế 500,00ml dung dịch đệm có pH=9,50 đi từ dung dịch HCl 0,01M và muối
rắn Na2CO3 (bỏ qua sự thay đổi thể tích trong quá trình hòa tan).
Bài 30: Tính nồng độ của acid HCl, biết rằng khi trộn 150,00ml dung dịch này với 100,00ml dung
dịch Na3PO4 0,200M thì pH của hỗn hợp thu được bằng 7,21.

You might also like