You are on page 1of 6

BÀI TẬP CHƯƠNG 4 : ĐỘNG HÓA HỌC

BÀI 1: Có phản ứng xảy ra trong dung dịch


S2O82- + 2I-  2SO42- + I2.
Nếu tăng nồng độ của S2O82- lên gấp 2 lần thì vận tốc ban đầu của phản
ứng tăng lên gấp 2 lần. Tương tự như vậy khi tăng nồng độ của I - lên hai
lần. Cho biết bậc của phản ứng.
BÀI 2: Khí NO tác dụng với khí H2 theo phản ứng
2NO + 2H2  2H2O + N2
Có bậc bằng bao nhiêu ? Biết rằng nếu dùng 1 lượng dư lớn H 2 thì vận
tốc phản ứng là bậc 2 đối với NO, nếu dùng lượng dư lớn NO thì ʋ là
bậc 1 đối với H2.
BÀI 3: Có phản ứng sau : 2N2O5 = 4NO2 + N2
Hãy cho biết mối liên quan giữa vận tốc phân hủy N 2O5 , vận tốc hình thành NO2 ,
O2 và vận tốc của phản ứng.

BÀI 4. Có phản ứng sau xảy ra trong dung dịch :

C2H5Br + KOH→C2H5OH +KBr

Nồng độ ban đầu của KOH là 0,07N . Sau 30 phút người ta lấy ra10ml dung dịch
hỗn hợp phản ứng thì thấy nó phản ứng vừa đủ với 12,84 ml dung dịch HCl
0,05N.Tính vận tốc trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên.

BÀI 5. Phản ứng : H2(k) + I2(k) → 2HI(k)

Có bậc theo hidro là 1 , theo iot là 1 .Lúc đầu chỉ có 2,5 mol H 2 và 2,5 mol I2 trong
bình dung tích 10 lít . Sau 20 giây chỉ còn lại 2,4 mol I 2 .Tính vận tốc ban đầu và
vận tốc sau 20 giây của phản ứng , biết rằng số vận tốc k = 8,33.10-3 mol-1 .1.s-1 .

BÀI 6. Có phản ứng bậc 1 sau :

CCl3COOH (k) → CHCl3 (k) + CO2 (k)


Hằng số vận tốc ở 440C là 2,19.10-7s-1 và ở 100oC là 1,32.10-3.s-1.Viết phương trình
động học của phản ứng và tính hệ số nhiệt độ của vận tốc phản ứng .

BÀI 7. Có phản ứng sau: H2(k) + Cl2(k) ↔ 2HCl (k)

Năng lượng hoạt hóa của phản ứng thuận Ea = 154,8 kJ.mol-1 HCl .

Năng lượng hoạt hóa của phản ứng nghịch.

E’a = 247,3 kJ.mol-1 HCl

Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng trên.

BÀI 8. Có phản ứng phân hủy sau:

CH3 - CH3(k) → CH2 = CH2 (k) + H2 (k)

Ở 507oC ,hằng số vận tốc phản ứng k 1 = 2,3.10-4s-1 .Ở 527oC thì vận tốc phản ứng
tăng lên gấp đôi:

- tính các hằng số A và lnβ trong phương trình Arrhénius

- tính năng lượng hóa học của phản ứng

- vận tốc của phản ứng trên được tính bằng công thức sau:

υ = - dc/dt = kCCH3-CH3
Hãy thiết lập phương trình liên hệ giữa hằng số vận tốc k , thời gian phản ứng -t và
nồng độ chất phản ứng . Từ đó tính thời gian để một nửa nồng độ ban đầu của
CH3-CH3 bị phân hủy ở 527oC .

BÀI 9. Có phản ứng xảy ra trong dung dịch:

C2H5I + NaOH → C2H5OH + NaI

Nồng độ ban đầu của hai chất tham gia phản ứng bằng nhau .

Để một nửa lượng ban đầu của các chất phản ứng chuyển thành sản phẩm ở 32 oC
cần 906 phút .Hỏi ở 60o C thì cần bao lâu , biết rằng hệ số nhiệt độ của vận tốc
phản ứng là 2,83:

-tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng .


-vận tốc của công công thức trên được tính bằng công thức sau

- dC/dt = kCC2H5I . CNaOH =kC2


Hãy thiết lập phương trình liên giữa hằng số vận tốc k , thời gian phản ứng t và
nồng độ chất phản ứng .Từ đó tính hằng số vận tốc k ở hai nhiệt độ đã nêu ở trên
,nếu nồng độ ban đầu của mỗi chất tham gia phản ứng đều bằng 0,05M.

BÀI 10. a, Viết ptr động học của các phản ứng sau và cho biết bậc phản ứng của
chúng.

2ICl + H2  2HCl + I2 (1) có bậc 1 theo ICl và bậc 1 theo H2

2NO + Br2  2NOBr có bậc 2 theo NO và bậc 1 theo Br2.


b,Phản ứng (1) xảy ra theo cơ chế hai giai đoạn sau:

ICl + H2  HI + HCl

ICl + HI  HCl + I2

Hãy cho biết giai đoạn nào quyết định vân tốc của cả quá trình phản ứng?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Theo quy tắc thực nghiệm của Van’t Hoff, khi tăng nhiệt độ lên 10 oC thì tốc độ
phản ứng:
A. Không đổi
B. Tăng gấp hai lần
C. Tăng từ 2-4 lần
D. Giảm hai lần
Câu 2. Phản ứng phân hủy phóng xạ là phản ứng bậc:
A. Không.
B. Hai.
C. Một.
D. Ba.
Câu 3. Phản ứng phân hủy Radi bậc 1 có hằng số k 1=1,38.10-11/s-1, (1 năm = 365 ngày),
thời gian bán hủy là:
A. 1 năm.
B. 10 năm.
C. 1592 năm.
D. 1911 năm.
Câu 4. Phương pháp lão hóa cấp tốc xác định tuổi thọ của thuốc cho vùng khí hậu Việt
Nam được thử trong điều kiện:
A. Nhiệt độ 40±2 oC; Độ ẩm 75 ± 5 % trong 36 tháng.
B. Nhiệt độ 40±2 oC; Độ ẩm 75 ± 5 % trong 3 tháng.
C. Nhiệt độ 40±2 oC; Độ ẩm 75 ± 5 % trong 6 tháng.
D. Nhiệt độ 40±2 oC; Độ ẩm 75 ± 5 % trong 24 tháng.
Câu 5. Cơ chế hoạt động của xúc tác dị thể gồm các giai đoạn:
A. Chỉ theo cơ chế va chạm.
B. Chỉ theo cơ chế khuyếch tán.
C. Chỉ theo cơ chế chìa-khóa.
D. Khuyếch tán, hấp phụ, phản ứng bề mặt, giải hấp, khuyếch tán sản phẩm khỏi bề mặt.
Câu 6. Phân hủy acetaldehyde ở 518oC, nếu áp suất ban đầu 363mmHg thì t1/2 410 giây,
áp suất bằng 169mmHg thì t1/2 là 880 giây. Xác định bậc phản ứng:
A. Bậc 0.
B. Bậc 1.
C. Bậc 2.
D. Bậc 3.
Câu 7. Theo công thức Van't Hoff cho biết γ = 3. Khi tăng nhiệt độ lên 100 độ thì tốc độ
phản ứng tăng lên.

A. 59550 lần C. 59049 lần

B. 59490 lần D. 59090 lần

Câu 8: Ở 1500C một phản ứng kết thúc trong 16 phút. Tính thời gian phản ứng kết thúc ở
nhiệt độ 800C. Cho biết hệ số nhiệt độ của phản ứng này bằng 2,5.

A. 136 giờ C. 13,6 giờ

B. 163 giờ D. 16,3 giờ

Câu 9: Phản ứng phân hủy phóng xạ của một đồng vị bậc nhất và có chu kỳ bán hủy t 1/2 =
60 năm. Vậy thời gian cần thiết để phân hủy hết 87,5% đồng vị đó là:

A. 120 năm C. 128 năm

B. 180 năm D. 182 năm

Câu 10: Tốc độ phản ứng có thể được biểu thị như sau:

A. Là sự biến đổi thành phần của chất tham gia theo thời gian.
B. Là sự biến đổi sản phẩm theo thời gian.

C. Là sự biến đổi nồng độ chất tham gia theo thời gian.

D. Là sự thay đổi của thời gian theo nồng độ.

Câu 11. Chọn phát biểu đúng nhất:

A. Chất xúc tác là chất làm thay đổi vận tốc phản ứng và biến đổi về chất khi phản
ứng xảy ra.
B. Chất xúc tác là chất làm thay đổi vận tốc phản ứng và không biến đổi về chất khi
phản ứng xảy ra.
C. Chất xúc tác là chất làm thay đổi vận tốc phản ứng và biến đổi về chất và lượng
khi phản ứng xảy ra.
D. Chất xúc tác là chất làm thay đổi vận tốc phản ứng và biến đổi về lượng khi phản
ứng xảy ra.
Câu 12. : Hằng số tốc độ phản ứng bậc nhất được biểu thị theo công thức:

3,203 | A| 2,303 |A 0|
A. k = t ln C. k = ln
| A 0| t | A|

2,303 | A| 3,303 | A|
B. k = t ln D. k = t ln
|A 0| | A 0|
Câu 13. Phản ứng CH3COOCH3 + NaOH  CH3COONa + CH3OH

Biểu thức của vận tốc phản ứng xác định từ thực nghiệm là V= [CH 3COOCH3]
[NaOH]. Chọn phát biểu đúng nhất:

A. Phản ứng bậc 1 với este và bậc 1 với NaOH.

B. Phản ứng bậc 2 với este và bậc 2 với NaOH.

C. Phản ứng có bậc tổng quát là 1.

D. Phản ứng có bậc tổng quát là 3.

Câu 14. Khảo sát tốc độ phản ứng ở nhiệt độ không cao, nếu tăng nhiệt độ lên 20 0C thì
hằng số tốc độ phản ứng tăng:

A. Gấp 2 lần C. Gấp 6 lần


B. Gấp 9 lần D. Gấp 12 lần

Câu 15. Trong hệ đồng thể, ở nhiệt độ không đổi vận tốc phản ứng:

A. Tỷ lệ nghịch với tích số nồng độ các chất phản ứng.

B. Tỷ lệ thuận với tích số nồng độ các chất phản ứng.

C. Tỷ lệ thuận với tích số nồng độ các chất sản phẩm.

D. Tỷ lệ thuận với tích số nồng độ các chất sản phẩm.

You might also like