You are on page 1of 10

, Trắc nghiệm lí thuyết

Câu 1: Hoàn toàn có thể dựa vào sự thay đổi của đại lượng nào trong
một đơn vị thời gian để đánh giá mức độ nhanh, chậm của phản ứng?
A. Nồng độ.
B. Chất xúc tác.
C. Nhiệt độ.
D. Áp suất.
Câu 2: Tốc độ phản ứng là
A. đại lượng đặc trưng cho sự tăng nồng độ của chất phản ứng.
B. đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc
sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi áp suất của chất phản ứng hoặc
sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
D. đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nhiệt độ của chất phản ứng hoặc
sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Câu 3: Yếu tố nào sau đây không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Nồng độ.
B. Nhiệt độ.
C. Áp suất.
D. Khối lượng chất rắn.
Câu 4: Chất xúc tác là
A. chất làm giảm tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản
ứng.
B. chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao trong phản ứng.
C. chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả lượng và
chất sau khi phản ứng kết thúc.
D. chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao không nhiều
trong phản ứng.
Câu 5: Yếu tố nào sau đây luôn làm tăng tốc độ phản ứng?
A. Giảm nhiệt độ hệ phản ứng.
B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
C. Tăng lượng chất xúc tác.
D. Giảm áp suất hệ phản ứng.
Câu 6: Thông thường đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng
áp suất, tốc độ phản ứng
A. giảm.
B. không đổi.
C. tăng.
D. không xác định được.
Câu 7: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử
dụng khái niệm nào sau đây?
A. Tốc độ phản ứng.
B. Cân bằng hóa học.
C. Phản ứng một chiều.
D. Phản ứng thuận nghịch.
Câu 8: Thực hiện 2 thí nghiệm theo hình vẽ sau.

Ở thí nghiệm nào xuất hiện kết tủa trước?


A. Thí nghiệm 1 có kết tủa xuất hiện trước.
B. Thí nghiệm 2 có kết tủa xuất hiện trước.
C. Không xác định được.
D. Không có kết tủa xuất hiện.
Câu 9: Cho cùng một lượng kẽm (zinc) vào các cốc khác nhau chứa cùng
một lượng dung dịch hydrochloric acid, trường hợp nào sẽ có tốc độ
phản ứng nhanh nhất?
A. Kẽm ở dạng viên tròn nhỏ.
B.Kẽm ở dạng lá mỏng.
C. Kẽm ở dạng bột mịn, khuấy đều.
D. Kẽm ở dạng sợi, mảnh.
Câu 10: Cho các phản ứng sau:
(1) Phản ứng than cháy trong không khí.
(2) Phản ứng tạo gỉ sắt.
(3) Phản ứng nổ của khí bình gas.
(4) Phản ứng lên men rượu.
Phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh nhất là
A. (1). B. (2).
C. (3). D. (4).
Câu 11: Chọn đáp án đúng nhất. Tốc độ tức thời của phản ứng là
A. sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một
đơn vị thời gian.
B. tốc độ tính trung bình trong một khoảng thời gian phản ứng.
C. tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.
D. tốc độ phản ứng trong một khoảng thời gian nào đó.
Câu 12: Khi nồng độ chất tham gia phản ứng càng lớn thì
A. tốc độ phản ứng càng lớn.
B. tốc độ phản ứng càng giảm.
C. tốc độ phản ứng không thay đổi.
D. tốc độ phản ứng biến thiên liên tục.
Câu 13: Để hạn chế sự ôi thiu thực phẩm do các phản ứng của oxygen
cũng như sự hoạt động của vi khuẩn, người ta thường bơm khí nào sau
đây vào các túi đựng thực phẩm trước khi đóng gói?
A. O2.
B. N2.
C. CO2.
D. N2 hoặc CO2.
Câu 14: Tốc độ phản ứng tính theo định luật tác dụng khối lượng là
A. tốc độ phản ứng trung bình.
B. tốc độ tức thời của phản ứng tại một thời điểm.
C. tốc độ phản ứng trung bình tại một thời điểm.
D. tốc độ phản ứng tức thời trong một khoảng thời gian.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây là không đúng về hằng số tốc độ phản
ứng?
A. Giá trị của hằng số tốc độ phản ứng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và
bản chất các chất tham gia phản ứng.
B. Hằng số tốc độ của phản ứng càng lớn thì tốc độ của phản ứng đó
càng lớn.
C. Hằng số tốc độ phản ứng có giá trị đúng bằng tốc độ phản ứng khi
nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1M.
D. Hằng số tốc độ của phản ứng càng lớn thì tốc độ của phản ứng đó
càng nhỏ.
B, Tính tốc độ trung bình của phản ứng

I. Lý thuyết và phương pháp giải


1. Khái niệm tốc độ phản ứng
- Tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng
cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng
trong một đơn vị thời gian.
- Tốc độ phản ứng được kí hiệu là 𝒱, có đơn vị là: (đơn vị nồng độ) (đơn vị
thời gian)-1.
Ví dụ: mol L-1 s-1 hay M s-1.
2. Tốc độ trung bình của phản ứng
Trong đó:
∆C = C2 – C1 và ∆t = t2 – t1 lần lượt là biến thiên nồng độ và biến thiên thời
gian tương ứng.
C1, C2 là nồng độ của một chất tại thời điểm tương ứng t1 và t2 (với t2 > t1)
3. Định luật tác dụng khối lượng
- Định luật tác dụng khối lượng áp dụng cho các phản ứng đơn giản, biểu
thị sự phụ thuộc tốc độ phản ứng theo nồng độ các chất phản ứng.
- Với các phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB → sản phẩm
Tốc độ phản ứng được tính như sau: υ=kCaACbB
Trong đó:
CA; CB là nồng độ mol L-1 tương ứng của chất A và B;
k là hằng số tốc độ phản ứng mà giá trị của nó chỉ phụ thuộc vào nhiệt
độ và bản chất của các chất tham gia phản ứng.
Chú ý:
- Định luật tác dụng khối lượng: Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng
độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.
- Hằng số tốc độ của phản ứng càng lớn thì tốc độ của phản ứng đó
càng lớn.
- Hằng số tốc độ phản ứng có giá trị đúng bằng tốc độ phản ứng khi
nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1M.
II. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho phản ứng phân hủy N2O5 như sau:
2N2O5(g) → 4NO2 (g) + O2 (g)
Tại thời điểm ban đầu, nồng độ của N 2O5 là 0,02M; Sau 100s, nồng độ
N2O5 còn 0,0169M. Tốc độ trung bình của phản ứng phân hủy N 2O5 trong
100 s đầu tiên là
A. 1,55.10-5 (M s-1).
B. 1,55.10-5 (M phút-1).
C. 1,35.10-5 (M s-1).
D. 1,35.10-5 (M phút-1).
Ví dụ 2: Phản ứng của H2 với I2 là phản ứng đơn giản:
H2(g) + I2(g) → 2HI(g)
Nếu nồng độ của I2 tăng gấp đôi, thì
A. tốc độ phản ứng không thay đổi.
B. tốc độ phản ứng tăng hai lần.
C. tốc độ phản ứng giảm hai lần.
D. tốc độ phản ứng tăng bốn lần.
III. Bài tập minh họa
Câu 1: Cho phản ứng 3O2(g)→2O3(g)
Ban đầu nồng độ oxygen là 0,024M. Sau 5s thì nồng độ của oxygen là
0,02M. Tốc độ trung bình của phản ứng trên trong 5s đầu tiên là
A. 2,67.104 M.
B. 2,67.104 M s-1.
C. 2,67.10-4 M.
D. 2,67.10-4 M s-1.
Câu 2: Cho phản ứng phân hủy N2O5 như sau:
2N2O5 (g) → 4NO2 (g) + O2 (g)
Nồng độ ban đầu của NO2 là 0 M, sau 100 s là 0,0062 M. Tốc độ trung
bình của phản ứng trong 100 s đầu tiên là
A. 1,55.10-5 (M phút-1).
B. 1,35.10-5 (M s-1).
C. 1,35.10-5 (M phút-1).
D. 1,55.10-5 (M s-1).
Câu 3: Hydrogen peroxide phân hủy theo phản ứng sau:
2H2O2 → 2H2O + O2
Tại thời điểm ban đầu, thể tích khí oxygen là 0 cm 3, sau thời gian 15 phút
thể tích khí oxygen là 16 cm 3. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 15
phút đầu tiên là
A. 1,067 M s-1.
B. 1,067 M phút-1.
C. 1,067 cm3 s-1.
D. 1,067 cm3 phút-1.
Câu 4: Cho phản ứng hóa học sau:
Mg (s) + 2HCl (aq) → MgCl2 (aq) + H2 (g)
Sau 40 giây, nồng độ của dung dịch HCl giảm tử 0,6 M về còn 0,4 M. Tốc
độ trung bình của phản ứng theo HCl trong 40 giây là
A. 5 × 10-3 (M/s).
B. 5 × 103 (M/s).
C. 2,5 × 10-3 (M/s).
D. 2,5 × 103 (M/s).
Câu 5: Cho phản ứng đơn giản sau (xảy ra trong bình kín):
2NO (g) + O2 (g) → 2NO2 (g)
Ở nhiệt độ không đổi, nồng độ NO tăng hai lần, nồng độ O 2 không đổi
thì
A. tốc độ phản ứng không thay đổi.
B. tốc độ phản ứng tăng 2 lần.
C. tốc độ phản ứng tăng 4 lần.
D. tốc độ phản ứng giảm 2 lần.
Câu 6: Cho phương trình hóa học sau: CHCl 3 (g) + Cl2 (g) → CCl4 (g) + HCl
(g). Khi nồng độ của CHCl3 giảm 2 lần, nồng độ Cl 2 giữ nguyên thì tốc độ
phản ứng sẽ
A. tăng gấp đôi.
B. giảm một nửa.
C. tăng 4 lần.
D. giảm 4 lần.
Câu 7: Cho phản ứng hóa học sau:
2SO2 (g) + O2 (g) → 2SO3 (g)
Trong khoảng thời gian 420 giây, nồng độ SO 2 giảm từ 0,027 M xuống
0,0194 M. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo nồng độ SO 2 trong
khoảng thời gian trên là
A. 9 × 10-2 M/s.
B. 9 × 10-3 M/s.
C. 9 × 10-5 M/s.
D. 9 × 10-6 M/s.
Câu 8: Cho phản ứng xảy ra như sau:
H2 (g) + Cl2 (g) → 2HCl (g)
Công thức đúng để xác định tốc độ trung bình của phản ứng là

Câu 9: Phản ứng 3H2 (g) + N2 (g) → 2NH3 (g) có tốc độ mất đi của H 2 so với
tốc độ hình thành NH3 là

Câu 10: Thiết bị sau có thể được sử dụng để đo tốc độ phản ứng của
một số phản ứng hóa học:

Cho các phản ứng sau:

Hai phản ứng phù hợp với thiết bị trên là


A. 1 và 2.
B. 1 và 3.
C. 2 và 4.
D. 3 và 4.
Câu 11: . Đối với phản ứng tổng quát: aA + bB →→ cC + dD
Gọi ∆CA, ∆CB, ∆CC, ∆CD lần lượt là biến thiên lượng chất các chất A, B, C, D
trong khoảng thời gian ∆t. Tốc độ trung bình của phản ứng được tính
theo biểu thức là

Câu 12:Xét phản ứng đơn giản sau: 2NO (g) + O2 (g) →→ 2NO (g).
Mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nồng độ các chất tham gia phản
ứng được thể hiện bằng biểu thức:

Câu 13: Đâu là đơn vị tốc độ phản ứng ?


A.mol L−1 s−1.
B.m s.
C.M s−1.
D.Cả A và C.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tốc độ tức thời của phản ứng là tốc độ phản ứng tại một thời điểm
nào đó.
B. Tốc độ phản ứng có thể nhận giá trị dương hoặc âm.
C. Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ tính trung bình trong một
khoảng thời gian phản ứng.
D. Tốc độ phản ứng nổ của khí bình gas lớn hơn tốc độ của phản ứng gỉ
sắt.
Câu 15: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 3H 2(g) + N2 (g) ⟶
2NH3 (g).
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu nồng độ H 2 và N2 đều tăng 2
lần?
A. Tăng 4 lần.
B. Tăng 6 lần.
C. Tăng 8 lần.
D. Tăng 16 lần.

You might also like