You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2.

TRƢỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: HÓA HỌC 10.


TỔ: HÓA – SINH – CÔNG NGHỆ NĂM HỌC 2022 – 2023.
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Nhận biết, thông hiểu)
1. Tốc độ phản ứng.
Câu 1: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng, người ta dùng khái niệm
A. cường độ phản ứng hóa học. B. tốc độ phản ứng hóa học.
C. nhiệt độ phản ứng hóa học. D. nồng độ phản ứng hóa học.
Câu 2: Tốc độ tại một thời điểm của phản ứng hóa học gọi là
A. tốc độ tạm thời. B. tốc độ trung bình.
C. tốc độ tức thời. D. hằng số tốc độ.
Câu 3: Cho phản ứng: xM + yN   aX + bY. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo N là
1 C N C N
A. v    . B. v   .
x t t
1 C 1 C
C. v   N . D. v    N .
y t y t

2. Biểu thức tốc độ phản ứng.


Câu 4: Cho phản ứng 2NO(g) + O2(g)   2NO2(g). Tốc độ tức thời của phản ứng này là
A. v  k  CNO  CO .
2
2
B. v  k  CNO
2
 CO . 2

C. v  k  CNO  CO . 2
D. v  k  CNO
2
 CO .
2 2

Câu 5: Trong biểu thức tính tốc độ tức thời của phản ứng, k là hằng số tốc độ phản ứng. Hằng
số k chỉ phụ thuộc vào
A. bản chất của phản ứng và nồng độ. B. bản chất của phản ứng và nhiệt độ.
C. bản chất của phản ứng và áp suất. D. nhiệt độ.

3. Ảnh hƣởng của nồng độ.


Câu 6: Khi tăng nồng độ của các chất tham gia phản ứng, thì tốc độ phản ứng
A. giảm. B. không tăng. C. tăng. D. không giảm.
Câu 7: Cho 4 viên zinc có cùng kích thước và khối lượng vào 4 dung dịch sau đây. Hãy chỉ ra
dung dịch nào làm viên zinc tan nhanh nhất?
A. HCl 0,05M. B. HCl 0,10M. C. HCl 0,15M. D. HCl 0,20M.
Câu 8: Cho phản ứng: HCl + NaOH   NaCl + H2O. Tác động nào sau đây làm tốc độ
phản ứng tăng?
A. tăng nồng độ NaOH. B. giảm nồng độ HCl.
C. tăng nồng độ NaCl. D. cho thêm nước vào phản ứng.

4. Ảnh hƣởng của nhiệt độ.


Câu 9: Khi tăng nhiệt độ của phản ứng, thì tốc độ phản ứng
A. giảm. B. tăng. C. không tăng. D. không giảm.
Câu 10: Kết quả từ thực nghiệm cho biết, khi nhiệt độ tăng lên 100C, tốc độ phản ứng sẽ tăng
từ 2 đến 4 lần. Số lần tăng này được gọi là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff, kí hiệu là  . Mối
quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hóa học được biểu diễn bằng công thức:
t2 t1 t2 t1
vt2 vt1
A.  20
. B.  10
.
vt1 vt2
t2 t1 t1 t2
vt2 vt2
C.  10
. D.  10
.
vt1 vt1
5. Ảnh hƣởng của áp suất.
Câu 11: Đối với phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng sẽ
A. giảm. B. không thay đổi. C. giảm rồi tăng. D. tăng.
Câu 12: Cho 2 phản ứng sau: (1) CO2(g) + H2(g)   CH3OH(g) + H2O(g)
(2) HCl(aq) + NaOH(aq)   NaCl(aq) + H2O(l)
Yếu tố áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nao?
A. (1). B. (1) và (2). C. (2). D. Không phản ứng nào.

6. Ảnh hƣởng của bề mặt tiếp xúc.


Câu 13: Cách nào sau đây làm tăng bề mặt tiếp xúc viên zinc nhiều nhất?
A. tạo viên zinc hình trụ. B. ghiền nhỏ viên zinc.
C. tạo lỗ giữa viên zinc. D. tạo viên zinc hình lá.
Câu 14: Học sinh Hoa thực hiện thí nghiệm như sau: Cho lần lượt 20mL dung dịch HCl 1M
vào lần lượt 2 bình tam giác có dung dích 100mL. Sau đó bạn Hoa cho m gam đá vôi
(CaCO3) dạng khối vào bình 1 và cho m gam đá vôi dạng hạt nhỏ vào bình 2. Sau khi kết
thúc phản ứng, so sánh nào sau đây về tốc độ khí thoát ra ở 2 bình là đúng?
A. Bình 2 = bình 1. B. Bình 2 < bình 1.
C. Bình 2 > bình 1. D. Khí ở bình 2 nhiều hơn bình 1.

7. Ảnh hƣởng của chất xúc tác.


Câu 15: Chất xúc tác là chất
A. làm giảm tốc độ của phản ứng. B. làm cân bằng cho phản ứng.
C. làm tăng tốc độ của phản ứng. D. làm ổn định tốc độ phản ứng.
Câu 16: Đối với các phản ứng có chất xúc tác, khi phản ứng kết thúc chất xúc tác sẽ
A. giữ nguyên bản chất, lượng thay đổi.
B. được bảo toàn về chất và lượng.
C. mất theo các chất tham gia phản ứng.
D. giảm đi 50% so với ban đầu.

8. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng hóa học trong đời sống và sản xuất.
Câu 17: Trên bếp gas gia đình, có nút xoay 2 chiều. Tác dụng chủ yếu của nút này là
A. thay đổi bề mặt tiếp xúc của gas. B. thay đổi nồng độ gas.
C. thay đổi áp suất của gas. D. thay đổi độ tinh khiết của gas.
Câu 18: Cho các yếu tố sau:
(1) Hầm thức ăn trong nồi áp suất. (2) Dùng bình gas 12kg thay cho bình 9kg.
(3) Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. (4) Cắt nhỏ bầu bí, rau củ khi nấu.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng đã được vận dụng trong thực tiễn?
A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4).

9. Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.


Câu 19: Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn là
A. nhóm VIIA. B. nhóm VIA. C. nhóm VIIIA. D. nhóm VA.

10. Trạng thái tự nhiên của các halogen.


Câu 20: Trong tự nhiên, các halogen không tồn tại
A. ở dạng hợp chất. B. ở dạng đơn chất.
C. ở dạng muối. D. ở dạng khoáng chất.
Câu 21: Khoảng 71% bề mặt trái đất được bao phủ bởi biển và đại dương. Theo em, hàm lượng
nguyên tố halogen nào nhiều nhất trong tự nhiên?
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.

11. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen. Đặc điểm cấu
tạo phân tử halogen.
Câu 23: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố halogen là
A. ns2np4. B. ns2np5. C. ns2np3. D. ns2np6.
Câu 25: Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen thuộc loại liên kết
A. liên kết ion. B. cộng hóa trị có phân cực.
C. cộng hóa trị không phân cực. D. liên kết cho nhận.

12. Tính chất vật lí của các halogen.


Câu 26: Ở điều kiện thường, fluorine là chất khí màu
A. nâu đỏ. B. đen tím. C. vàng lục. D. lục nhạt.
Câu 27: Ở điều kiện thường, chlorine là chất khí màu
A. nâu đỏ. B. đen tím. C. vàng lục. D. lục nhạt.
Câu 28: Ở điều kiện thường, bromine là
A. chất lỏng, màu nâu đỏ. B. chất lỏng, màu đen tím.
C. chất khí, màu nâu đỏ. D. chất rắn, màu nâu đỏ.
Câu 29: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các halogen từ fluorine đến iodine
A. tăng dần. B. giảm dần. C. giảm rồi tăng. D. tăng rồi giảm.

13. Tính chất hóa học của các halogen.


Câu 30: Tính oxi hóa của các nguyên tố halogen giảm dần theo thứ tự
A. I; Br; Cl; F. B. F; Cl; Br; I. C. F; I; Br; Cl. D. I; Cl; Br; F.
Câu 31: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là chung cho các đơn chất halogen?
A. có tính oxi hóa mạnh. B. chất khí ở điều kiện thường.
C. có tính oxi hóa và tính khử. D. tác dụng mạnh với nước.
Câu 32: Cho fluorine, chlorine, bromine, iodine lần lượt tác dụng với hydrogen. Halogen nào
xảy ra mãnh liệt nhất?
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.
Câu 33: Halogen nào sau đây chỉ có tính oxi hoá ?
A. Cl2. B. Br2. C. F2. D. I2.
Câu 34: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. 2Na + Cl2  B. Cu + Cl2 
0 0
t t
2NaCl. CuCl2.
C. H2 + Cl2  2HCl. D. Fe + Cl2  FeCl2.
0
as t

14. Ứng dụng của các halogen.


Câu 35: Halogen X là chất oxi hóa mạnh, được sử dùng làm chất tẩy trắng và khử trùng nước.
Một lượng lớn X được dùng để sản xuất các dung môi, ... Halogen X là
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.
Câu 36: Halogen nào sau đây được thêm vào kem đánh răng, tạo men răng?
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.
Câu 37: Thiếu nguyên tố vi lượng halogen nào sau đây sẽ gây bệnh bướu cổ, thiểu năng trí tuệ?
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Nội dung 1: (1,0đ). Tính tốc độ trung bình của phản ứng hóa học

Bài 1: Cho magnesium vào dung dịch HCl 0,04M, sau 10 phút, nồng độ của HCl còn lại là
0,01M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo HCl Đs: 1,5.10-3 (M/phút)

Bài 2: Cho phản ứng: 2N2O5(g)   4NO2(g) + O2(g)


Sau thời gian từ giây 20 đến giây 100 nồng độ NO2 tăng từ 0,2M lên 0,4M. Tính tốc độ
trung bình của phản ứng. Đs: 6,25.10-4(M/s)

Nội dung 2: (1,0đ). Hoàn thành phƣơng trình hóa học của halogen

Bài 3: Hoàn thành các phương trình minh họa tính chất hóa học của các nguyên tố halogen:
a. Br2 + H2  b. Cl2 + NaOH   c. Br2 + H2O  
d. F2 + Ag   e. Cl2 + Fe   f. Cl2 + Ca(OH)2  
g. Cl2 + KOH  h. Cl2 + AlBr3   i. Br2 + NaI  
o
100 C

Nội dung 3: (0,5đ). Pha chế dung dịch

Bài 4: “Natri clorid 0,9%” là nước muối sinh lí chứa sodium chloride (NaCl), nồng độ 0,9%
tương đương các dịch trong cơ thể người như máu, nước mắt, ... thường được sử dụng để
súc miệng, sát khuẩn, ... Em hãy trình bày cách pha chế 400 mL nước muối sinh lí.
Đs: 3,6g NaCl ...

Bài 5: “Nước oxy già” là nước chứa 3% hydrogen peroxide (H2O2) do nhà khoa học người Nga
phát hiện năm 1882, thường được sử dụng để sát trùng vết thương ngoài da, ... Em hãy
trình bày cách pha chế 2 lit nước oxy già. Đs: 60g H2O2...

Nội dung 4: (0,5đ). Tính lƣợng chất cần thiết cho vào nƣớc tạo chất cần thiết trong cuộc
sống

Bài 6: Nồng độ chloramine B (C6H5ClNNaO2S) khi hòa tan vào nước đạt 0,001% có tác dụng
sát khuẩn dùng trong xử lí nước sinh hoạt. Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B
25% (loại viên 1 gam) để xử lí bồn chứa 500 lít nước? Đs: 20 viên

Bài 7: Chloramine B nồng độ 2% dùng để xịt trên các bề mặt vật dụng nhằm sát khuẩn, virus
gây bệnh. Để pha chế dung dịch này, sử dụng chloramine B 25% dạng bột, vậy cần bao
nhiêu gam bột chloramine B 25% pha với 10 lít nước để được dung dịch sát khuẩn 2%
Đs: 816 gam

Duyệt của BCM


Phó hiệu trƣởng Tổ trƣởng

Hoàng Kim Cƣơng Lê Ngọc Linh

You might also like