You are on page 1of 23

Bài 1: MỞ ĐẦU VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

A. NỘI DUNG BÀI HỌC


🕮1. Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các nội dung sau:
I. Khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng.
1. Phản ứng thuận nghịch.
- Trong thực tế, ở cùng điều kiện, nhiều phản ứng không chỉ diễn ra theo ……(1)…….mà đồng
thời theo cả ……(2)……, chiều thuận và chiều nghịch.

- Chiều
từ trái sang phải là ……(3)……
- Chiều từ phải sang trái là ……(4)……
Kết luận: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra đồng thời sự
chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phầm thành chất phản ứng.
2. Trạng thái cân bằng.
Ví dụ 2: Phản ứng giữa hydrogen và iodine tạo thành hydrogen iodide là phản ứng thuận nghịch.

+ Gọi hằng số tốc độ phản ứng thuận là kt và hằng số tốc độ phản ứng nghịch là kn.
vt = kt.C H .C I
2 2
vn = kn.C 2HI

+ Tại thời điểm ban đầu (a), nồng độ HI bằng 0 nên vn = 0 và vt là ……(5)……
+ Khi thời gian phản ứng tăng dần, ở thời điểm (b) sau khi trộn hai khí phản ứng thuận diễn ra,
nồng độ H2 và I2 giảm dần đồng thời nồng độ HI tăng dần, dẫn đến v n ……(6)…… và vt ……(7)
…….
+ Sau một khoảng thời gian nhất định (c), v t = vn, khi đó nồng độ các chất sẽ không thay đổi nữa
dù thời gian phản ứng tăng thêm (d), lúc này phản ứng sẽ được gọi là đã đạt “trạng thái cân bằng”.
vt = vn
 kt. H .C I = kn.C 2HI
C 2 2

2
C HI kt
 =
CH . CI
2 2
kn

Kết luận: Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tốc độ phản ứng thuận
bằng tốc độ phản ứng nghịch.
+ Khi đó nồng độ của các chất không thay đổi nữa.
+ Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra nhưng với tốc độ bằng nhau, lượng mất
đi và sinh ra của mỗi chất là bằng nhau.
II. Biểu thức hằng số cân bằng và ý nghĩa
1. Biểu thức hằng số cân bằng:
Biểu thức hằng số cân bằng KC:
- Xét phản ứng thuận nghịch sau:
aA + bB ⇆ mM + nN
- Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, ta có:
m n
C M .C N
K C= a b
C A .C B

- Nồng độ phải là nồng độ mol ở ……(8)……, chỉ xét những chất ở thể khí hoặc chất tan trong
dung dịch.
2. Ý nghĩa của biểu thức hằng số cân bằng:
- Độ lớn của hằng số cân bằng có thể cho biết được nồng độ của chất tham gia hay chất sản phẩm
chiếm ưu thế ở trạng thái cân bằng cũng như phản ứng thuận xảy ra có thuận lợi hay không:
+ Nếu phản ứng thuận nghịch có KC của phản ứng này ……(9)…… so với 1, vì vậy phản ứng
thuận diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều so với phản ứng nghịch, các chất ở trạng thái cân bằng chủ
yếu là ……(10)…….
+ Nếu phản ứng thuận nghịch có KC của phản ứng này ……(11)…….so với 1, vì vậy phản ứng
thuận diễn ra kém thuận lợi hơn rất nhiều so với phản ứng nghịch, các chất ở trạng thái cân bằng
chủ yếu là ……(12)……..
III. Ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ và áp suất đến cân bằng hóa học.
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới cân bằng hóa học.
Thí nghiệm 1: Lắp bộ dụng cụ gồm 2 ống nghiệm có nhánh (a) và (b), được nối với nhau bằng
một ống nhựa mềm, có khóa K như hình:

- Nạp đầy khí NO2 vào cả hai ống nghiệm ở nhiệt độ thường. Nút kín cả hai ống, xét cân bằng:
2NO2(g) ⇌ N2O4(g) Δr H 0298 =−58 kJ
Màu nâu đỏ Không màu
- Cân bằng trên bị phá vỡ khi ……(13)……..
- Khi tăng nhiệt độ, cân bằng ……(14)…….., tạo ra NO2 nên hỗn hợp có màu nâu đậm hơn.
- Khi hạ nhiệt độ, cân bằng ……(15)…….., tạo ra N2O4 nên hỗn hợp trở nên nhạt màu hơn.
2. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier.
- Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân
bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi ……(16)…….. thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo
chiều ……(17)…….. tác động bên ngoài đó.
B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu khái niêm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng.
Câu 2. Cho phản ứng thuận nghịch sau:
2NaHCO3 (s) ⇋ Na2CO3 (s) + CO2(g) + H2O (g) ΔH = 129kJ
Có thể dùng những biện pháp gì để chuyển hóa nhanh và hoàn toàn NaHCO3 thành Na2CO3?
Câu 3. Cho phản ứng: 2SO2 (g) + O2 (g) ⇋ 2SO3 (g) ΔH < 0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào khi:
a) Tăng nồng độ SO2
b) Giảm nồng độ O2
c) Giảm áp suất.
d) Tăng nhiệt độ.
Câu 4. Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phương trình hóa học sau:
2N2(g) + 3H2(g) ⇋ 2NH3(g) ΔH = -92kJ
Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra amoniac nhiều hơn khi thực hiện. những biện
pháp kĩ thuật nào? Giải thích.
Câu 5. Sự tăng áp suất ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng của các phản ứng hóa học
sau:
a) 3O2 (g) ⇋ 2O3 (g)
b) H2(g) + Br2(g) ⇋ 2HBr(g)
c) N2O4(g) ⇋ 2NO2(g)
Câu 6. Cân bằng của phản ứng khử CO2 bằng C: C(s) + CO2 (g) ⇋ 2CO(g)
P2CO
Xảy ra ở 1000K với hằng số cân bằng KP = =10
P CO2

a) Tìm hàm lượng khí CO trong hỗn hợp cân bằng, biết áp suất chung của hệ là 2,5atm.
b) Muốn thu được hỗn hợp khí có tì khối hơi so với H 2 là 18 thì áp suất chung của hệ là bao
nhiêu?
Câu 7. Người ta tiến hành phản ứng: PC1 5 ⇋ PC13 + Cl2 trong một bình kín có dung tích không
đổi ở nhiệt độ xác định. Nếu cho vào bình 0,5 mol PCl 5 thì áp suất đầu là 1,5 atm. Khi cân bằng
được thiết lập, áp suất đo được bằng 1,75 atm
a) Tính độ phân li và áp suất riêng của từng cấu tử.
b) Thiết lập biểu thức liên hệ giữa độ phân li và áp suất chung của hệ.
Câu 8. Trong một bình kín có dung tích không đổi, người ta thực hiện phản ứng:
Ở nhiệt độ thí nghiệm, khi phản ứng đạt tới cân bằng, ta có: P N2= 0,38atm, PH2= 0,4atm, PNH3=
2atm. Hãy tính KP.
Hút bớt H2 ra khỏi bình một lượng cho đến khi áp suất riêng phần cửa N 2 ở trạng thái cân bằng
mới là 0,45atm thì dừng lại. Tính áp suất riêng phần của H 2 và NH3 ở trạng thái cân bằng mới, biết
rằng nhiệt độ của phản ứng không đổi.
Câu 9. Cho biết phản ứng thuận nghịch sau:
H2(g) + I2(g) ⇋ 2HI(g)
Nồng độ các chất lúc cân bằng ở nhiệt độ 430oC như sau:
[H2 ] = [I2] = 0,107M; [HI] = 0,768M
Tìm hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 430oC
Câu 10. Nồng độ ban đầu của H2 và I2 đều là 0,03 mol/l. Khi đạt đến cân bằng, nồng độ của HI là
0,04 mol/l
a) Tính nồng độ cân bằng của H2 và I2
b) Tính nồng độ cân bằng K của phản ứng tổng hợp HI.
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phản ứng thuận nghịch là:
A. Phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản ứng thành chất
sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
B. Phản ứng trong đó ở điều kiện khắc nghiệt, xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản ứng thành
chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
C. Phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra lần lượt sự chuyển chất phản ứng thành chất sản
phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
D. Phản ứng trong đó ở điều kiện khắc nghiệt, xảy ra lần lượt sự chuyển chất phản ứng thành
chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
Câu 2. Chiều từ trái sang phải gọi là chiều:
A. Chiều nghịch B. Chiều đảo C. Chiều thuận D. Chiều chuẩn
Câu 3. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Phản ứng chỉ có thể diễn ra theo 1 chiều.
B. Tại 1 thời điểm chỉ có thể diễn ra 1 chiều của phản ứng.
C. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch diễn ra lần lượt.
D. Phản ứng có thể diễn ra đồng thời theo cả 2 chiều: thuận và nghịch.
Câu 4. Một phản ứng hoá học được biểu diễn như sau:
Các chất phản ứng ⇌ Các sản phẩm.
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?
A. Chất xúc tác B. Nồng độ các chất phản ứng
C. Nồng độ các sản phẩm D. Nhiệt độ
Câu 5. Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng sau:
N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g) (ΔH<0)
Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra amoniac ít hơn nếu:
A. Tăng áp suất chung của hệ B. Tăng nồng độ N¬¬2 ; H2
C. Tăng nhiệt độ D. Giảm nhiệt độ
Câu 6. Cân bằng hóa học là một trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi:
A. Tốc độ phản ứng thuận bằng hai lần tốc độ phản ứng nghịch.
B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
C. Tốc độ phản ứng thuận bằng một nửa tốc độ phản ứng nghịch.
D. Tốc độ phản ứng thuận bằng k lần tốc độ phản ứng nghịch.
Câu 7. Cân bằng hóa học:
A. Chỉ bị ảnh hưởng bởi nồng độ của các chất tham gia phản ứng.
B. Chỉ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của phản ứng.
C. Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nồng độ các chất và áp suất .
D. Chỉ bị ảnh hưởng bởi nồng độ của các chất tạo thành.
Câu 8. Cho phản ứng: 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g) H < 0
Khi tăng nhiệt độ cân bằng hóa học sẽ:
A. Chuyển từ trái sang phải B. Chuyển từ phải sang trái
C. Không bị chuyển dịch D. Dừng lại
Câu 9. Cho phản ứng: 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g) H < 0.
Để tạo ra nhiều SO3 thì điều kiện nào không phù hợp?
A. Giảm nhiệt độ B. Lấy bớt SO3 ra
C. Tăng áp suất bình phản ứng D. Tăng nồng độ SO3
Câu 10. Khi tăng áp suất, phản ứng nào không ảnh hưởng tới cân bằng:
A. N2 +3H2 ⇌ 2NH3 B. 2CO +O2 ⇌ 2CO2
C. H2 + Cl2 ⇌ 2HCl D. 2SO2 + O2 ⇌ 2SO3
Câu 11. Cho phản ứng: CaCO3 (s)  CaO(s) + CO2(g) ΔH > 0
Cân bằng phản ứng trên dịch chuyển theo chiều thuận khi:
A. Giảm nhiệt độ B. Tăng áp suất
C. Giảm nồng độ CO2 D. Thêm chất xúc tác
Câu 12. Sự chuyển dịch cân bằng là
A. Phản ứng trực tiếp theo chiều thuận
B. Phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch
C. Chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác
D. Phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và nghịch
Câu 13. Cho phương trình hoá học : N2 (g) + O2 (g) ⇌ 2NO (g); H > 0
Hãy cho biết những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên?
A. Nhiệt độ và nồng độ. B. Áp suất và nồng độ.
C. Nồng độ và chất xúc tác. D. Chất xúc tác và nhiệt độ.
Câu 14. Trong quá trình sản xuất axit sunfuric phải thực hiện phản ứng sau:
2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k) H < 0
Để tăng hiệu suất của phản ứng cần phải:
A. Tăng nhiệt độ của phản ứng. B. Giảm nhiệt độ của phản ứng.
C. Giữ phản ứng ở nhiệt độ thường. D. Tăng nhiệt độ và dùng xúc tác.
Câu 15. Cho phản ứng sau H2 (g) + Br2 (g) ⇌ 2HBr (g); H < 0. Khi tăng áp suất của hệ cân bằng
sẽ chuyển dịch:
A. Theo chiều thuận B. Không chuyển dịch
C. Theo chiều nghịch D. Khó xác định.
Câu 16. Điền vào khoảng trống trong câu sau bằng cụm từ thích hợp: “Cân bằng hóa học là trạng
thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận ... tốc độ phản ứng nghịch”.
A. Lớn hơn B. Bằng C. Nhỏ hơn D. Khác
Câu 17. Hằng số cân bằng KC của phản ứng chỉ phụ thuộc vào:
A. Nhiệt độ B. Xúc tác C. Nồng độ D. Áp suất
Câu 18. Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác
động được gọi là:
A. Sự biến đổi chất. B. Sự chuyển dịch cân bằng.
C. Sự biến đổi vận tốc phản ứng. D. Sự biến đổi hằng số cân bằng.
Câu 19. Cân bằng hóa học là cân bằng:
A. Động B. Tĩnh C. Ổn định D. Đều
Câu 20. Nồng độ của các chất trong biểu thức hằng số cân bằng là nồng độ:
A. Phần nghìn B. Phần trăm C. Đương lượng D. Mol
Câu 21. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.
B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại.
C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.
D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai vế của phương trình hóa học phải bằng nhau.
Câu 22. Từ biểu thức hằng số cân bằng có thể tính được:
A. Nhiệt độ phản ứng. B. Nồng độ cân bằng.
C. Áp suất phản ứng. D. Tốc độ phản ứng.
Câu 23. Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC là 3,2.108 thì phản ứng diễn ra thuận lợi hơn là:
A. Phản ứng thuận. B. Bằng nhau.
C. Phản ứng nghịch D. Không xác định được.
Câu 24. Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC là 2,7.10-12 thì phản ứng diễn ra thuận lợi hơn là:
A. Phản ứng thuận. B. Bằng nhau.
C. Phản ứng nghịch D. Không xác định được.
Câu 25. Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC là 3,8.1014 thì ở trạng thái cân bằng chủ yếu là các chất:
A. Ban đầu. B. Bằng nhau.
C. Sản phẩm. D. Không xác định được.
Câu 26. Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC là 1,2.10-22 thì ở trạng thái cân bằng chủ yếu là các chất:
A. Ban đầu. B. Bằng nhau.
C. Sản phẩm. D. Không xác định được.
Câu 27. Cho cân bằng hóa học sau:
2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g); ΔH < 0
Cho các biện pháp:
- Tăng nhiệt độ;
- Tăng áp suất chung của hệ phản ứng;
- Hạ nhiệt độ;
- Dùng thêm chất xúc tác V2O5;
- Giảm nồng độ SO3;
- Giảm áp suất chung của hệ phản ứng.
Trong các biện pháp trên, những biện pháp nào làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (1), (2), (4), (5) B. (2), (3), (5) C. (2), (3), (4), (6) D. (1), (2), (5)
Câu 28. Cho cân bằng hóa học:
H2 (g) + I2 (g) ⇌ 2HI (g); ΔH > 0
Cân bằng không bị chuyển dịch khi:
A. tăng nhiệt độ của hệ B. giảm nống độ HI
C. tăng nồng độ H2 D. giảm áp suất chung của hệ.
Câu 29. Cho cân bằng hóa học:
2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g)
Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H 2 giảm đi. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về
cân bằng hóa học này?
A. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
B. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
Câu 30. Cho cân bằng hóa học sau trong bình kín:
2NO2 (g) ⇌ N2O4 (g)
(màu nâu đỏ) (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:
A. ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt
B. ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt
C. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt
D. ΔH <0, phản ứng thu nhiệt
Câu 31. Cho cân bằng hóa học:
2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g)
Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3
Câu 32. Cho cân bằng hóa học:
N2 (g) + 3H2 ⇌ 2NH3 (g)
Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi:
A. thay đổi áp suất của hệ B. thay đổi nồng độ N2
C. thay đổi nhiệt độ D. thêm chất xúc tác Fe
Câu 33. Cho các cân bằng hóa học sau:
(1) 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g)
(2) N2 (g) + 3H2 ⇌ 2NH3 (g)
(3) CO2 (g) + H2 (g) ⇌ CO (g) + H2O (g)
(4) 2HI (g) ⇌ H2 (g) + I2 (g)
Khi thay đổi áp suất, các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là:
A. (1) và (3) B. (2) và (4) C. (1) và (2) D. (3) và (4)
Câu 34. Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau:
2NO2 (g) ⇌ N2O4 (g)
Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H 2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5.
Biết T1 > T2.
Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?
A. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm.
C. Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng.
D. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 35. Xét cân bằng: N2(g) + 3H2(g) ⇆ 2NH3(g)
Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng là :

A. B.

C. D.
Câu 36. Cho các cân bằng:
(1) H2 (g) + I2 (g) ⇆ 2HI (g)
(2) 2NO (g) + O2 (g) ⇆ 2NO2 (g)
(3) CO (g) + Cl2(g) ⇆ COCl2 (g)
(4) CaCO3 (s) ⇆ CaO (s) + CO2 (g)
(5) 3Fe (s) + 4H2O (g) ⇆ Fe3O4 (s) + 4H2 (g)
Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là :
A. (1), (4). B. (1), (5). C. (2), (3), (5). D. (2), (3).
Câu 37. Phản ứng : 2SO2 + O2 ⇆ 2SO3 (ΔH < 0). Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân bằng của
phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là :
A. Thuận và thuận. B. Thuận và nghịch.
C. Nghịch và nghịch. D. Nghịch và thuận.
Câu 38. Cho cân bằng (trong bình kín) sau:
CO (g) + H2O (g) ⇆ CO2 (g) + H2 (g); ΔH < 0
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H 2; (4) tăng áp
suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là :
A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 39. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế NO2 bằng cách cho Cu tác dụng với HNO3 đặc, đun
nóng. NO2 có thể chuyển thành N2O4 theo cân bằng :
2NO2 ⇆ N2O4
Cho biết NO2 là khí có màu nâu và N 2O4 là khí không màu. Khi ngâm bình chứa NO 2 vào chậu nước đá
thấy màu trong bình khí nhạt dần. Hỏi phản ứng thuận trong cân bằng trên là :
A. Toả nhiệt. B. Thu nhiệt.
C. Không toả hay thu nhiệt. D. Một phương án khác.
Câu 40. Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng:
N2 + 3H2 ⇆ 2NH3
Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N 2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ
mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là :
A. 3 và 6. B. 2 và 3. C. 4 và 8. D. 2 và 4.
Câu 41. Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac N2 + 3H2 ⇆ 2NH3.
Nồng độ mol ban đầu của các chất như sau: [N 2] = 1 mol/l; [H2] = 1,2 mol/l. Khi phản ứng đạt cân bằng
nồng độ mol của [NH3] = 0,2 mol/l. Hiệu suất của phản ứng là :
A. 43%. B. 10%. C. 30%. D. 25%.
Câu 42. Cho cân bằng hoá học:
PCl5(g) ⇄ PCl3(g) + Cl2(g); ΔH>0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi:
A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng
C. thêm Cl2 vào hệ phản ứng D. tăng áp suất của hệ phản ứng
Câu 43. Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 0 0C và 10 atm. Sau phản ứng tổng
hợp NH3, lại đưa bình về 0oC Biết rằng có 60% hiđro tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng
là:
A. 10 atm B. 8 atm C. 9 atm D. 8,5 atm
Câu 44. Cho phản ứng: 2SO2 + O2 ⇄ 2SO3
Nồng độ ban đầu của SO2 và O2 tương ứng là 4 mol/L và 2 mol/L. Khi cân bằng, có 80% SO 2 đã phản
ứng, hằng số cân bằng của phản ứng là:
A. 40 B. 30 C. 20 D. 10
Câu 45. Xét cân bằng: N2O4 (g) ⇄ 2NO2 (g) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới
nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2:
A. tăng 9 lần. B. giảm 3 lần. C. tăng 4,5 lần. D. tăng 3 lần.
Câu 46. Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng:
2 SO2 + O2 ⇄ 2 SO3 (g) ΔH < 0
Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi:
A. Giảm nồng độ của SO2 B. Tăng nồng độ của O2
C. Tăng nhiệt độ lên rất cao D. Giảm nhiệt độ xuống rất thấp
Câu 47. Nếu một phản ứng thuận nghịch có K C rất lớn so với … thì phản ứng thuận diễn ra thuận lợi hơn
rất nhiều so với phản ứng nghịch.
A. 0. B. 1. C. 2 D. 100.
Câu 48. Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC là 4,7.10-14 thì phản ứng diễn ra kém thuận lợi hơn là:
A. Phản ứng thuận. B. Bằng nhau.
C. Phản ứng nghịch D. Không xác định được.
Câu 49. Nếu một phản ứng thuận nghịch có K C là 2,8.1017 thì ở trạng thái cân bằng, các chất có nồng độ
thấp hơn là:
A. Ban đầu. B. Bằng nhau.
C. Sản phẩm. D. Không xác định được.
Câu 50. Nếu một phản ứng thuận nghịch như sau: A + B ⇄ 2C có KC là 1 thì ở trạng thái cân bằng, nồng
độ tổng các chất ban đầu và các chất sản phẩm:
A. Ban đầu nhiều hơn. B. Bằng nhau.
C. Sản phẩm nhiều hơn. D. Không xác định được.
D. Đáp án
🕮1.
(1) Một chiều
(2) Hai chiều
(3) Chiều thuận
(4) Chiều nghịch
(5) Lớn nhất
(6) Tăng
(7) Giảm
(8) Trạng thái cân bằng
(9) Lớn
(10) Chất sản phẩm
(11) Nhỏ
(12) Chất ban đầu
(13) Thay đổi nhiệt độ
(14) Chuyển dịch theo chiều nghịch
(15) Chuyển dịch theo chiều thuận
(16) Nhiệt độ, áp suất hay nồng độ
(17) Làm giảm
B. Bài tập tự luận
Câu 1.
Hướng dẫn giải:
- Phản ứng thuận nghịch là phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra đồng thời sự chuyển chất
phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
- Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tốc độ phản ứng thuận bằng tốc
độ phản ứng nghịch.
Câu 2.
Hướng dẫn giải:
Nhận thấy chiều thuận của phản ứng có ΔH = 129kJ > 0: thu nhiệt và có số mol khí tăng lên.
Vây biện pháp để cân bằng chuyển dịch hoàn toàn theo chiều thuận là:
- Đun nóng (tăng nhiệt độ).
- Giảm áp suất bằng cách thực hiện phản ứng trong bình hở.
Câu 3.
Hướng dẫn giải:
a) Khi tăng nồng độ SO2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận nghĩa là chiều làm giảm nồng
độ SO2.
b) Khi giảm nồng độ O2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nghĩa là chiều tạo ra O2.
c) Khi giảm áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nghĩa là chiều tăng số mol khí.
d) Khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nghĩa là chiêu phản ứng thu nhiệt.
Câu 4.
Hướng dẫn giải:
Để thu được nhiều amoniac, hiệu quả kinh tế cao có thể dùng các biện pháp kĩ thuật sau đây:
- Tăng nồng độ N2 và H2.
- Tăng áp suất chung của hệ lên khoảng 100 atm, vì phản ứng thuận có sự giảm thể tích khí.
- Dùng nhiệt độ phản ứng thích hợp khoảng 400 - 450 oC và chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng
tạo thành NH3. Chú ý rằng chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng.
- Tận dụng nhiệt của phản ứng sinh ra để sấy nóng hỗn hợp N2 và H2.
- Tách NH3 ra khỏi hỗn hợp cân bằng và sử dụng lại N2 và H2 còn dư.
Câu 5.
Hướng dẫn giải:
Để đánh giá tác động của áp suất cần so sánh sự biến đổi của thể tích khí trước và sau phản ứng.
Nếu sau phản ứng có sự giảm thể tích thì áp suất tăng làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
và ngược lại, áp suất không có ảnh hưởng tới cân bằng của các phản ứng không thay đổi thể tích
khí.
3O2 (g) ⇋ 2O3 (g)
Phản ứng (a) có sự giảm thể tích, cân bằng chuyển theo chiều thuận khi áp suất tăng.
H2 (g) + Br2 (g) ⇋ 2HBr (g)
Phản ứng (b) không có sự thay đổi thể tích, cân bằng không phụ thuộc vào áp suất.
c) N2O4 (g) ⇋ 2NO2 (g)
Phản ứng (c) có sự tăng thể tích, cân bằng chuyển theo chiều nghịch khi áp suất tăng.
Câu 6.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có cân bằng C(r) + CO2 (k) ⇌ 2CO (g) Kp
2
PCO
Ta có: PCO+PCO2 = 2,5 và Kp = =10
P CO 2

⇒ PCO = 2,071 atm; PCO2= 0,429 atm


Trong hệ cùng điều kiện nhiệt độ và thể tích ⇒ tỉ lệ về áp suất bằng tỉ lệ về số mol hay tỉ lệ về thể
tích riêng. Vậy hỗn hợp lúc cân bằng chứa:
2,071
%n= ×100 %=82 , 84 % và CO2 chiếm 16,16%
2 ,5
b) Khi khối lượng mol trung bình của hỗn hợp CO và CO 2 là 18.2=36 thì số mol CO và CO 2 bằng
nhau nên ta có Pco= Pco2= 0,5P
2
(0 , 5 P)
Suy ra Kp = =10 → P=20 atm .
0 ,5 P
Câu 7.
Hướng dẫn giải:
Cân bằng: PCl5 ⇋ PCl3 + Cl2 (1)
Ban đầu: x
Phản ứng: αx αx αx
Cân bằng: x(1 – α) αx αx
Tổng số mol hỗn hợp khí tại thời điểm cân bằng: n= x (1 + α)
Trong cùng điều kiện nhiệt độ, thể tích hỗn hợp phản ứng không đổi nên tỉ số mol bằng tỉ lệ áp
suất.
PS x(1+ α ) 1 , 75
Vậy ta có: = = → α =0,167.
PT x 1,5
x (1−α )
Áp suất riêng phần của PCl5: P PCl 5= × P=1 , 25 atm
x (1+ α )
Áp suất riêng phần của PCl3 = áp suất riêng phần của Cl2:

× P=0 , 25 atm
x(1+ α )
b) Theo cân bằng (1) trong hệ có thể tích và nhiệt độ không đổi thì:
PS = PT × (1 + α)
Câu 8.
Hướng dẫn giải:
Cân bằng: N2 + 3H2 ⇋ 2NH3 (1)
Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng (1):
2 2
P NH 3 2 −2
Kp = 3
= 3
=164 ,5 (atm)
P N 2 . PH 2 0 ,38 ×(0 , 4 )
Khi hút bớt H2 theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng thì cân bằng (1) sẽ chuyển dịch theo chiều
nghịch (chống lại sự giảm nồng độ hay áp suất riêng phần của H 2). Do đó áp suất của N2 tăng là:
0,45 – 0,38 = 0,07 (atm), do đó áp suất riêng của NH 3 giảm đi bằng 2 lần áp suất của N 2 tăng:
0,07×2=0,14 (atm)
Vậy áp suất riêng phần của NH3 tại thời điểm cân bằng mới là:
2 – 0,14 = 1,86 (atm)
Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng (1):
2
P NH 3 1 , 862 (atm)−2 −2
Kp = 3
= 3
=164 ,5(atm) → PH 2=0 ,36 atm.
P N 2 . PH 2 0 , 45 atm × P H 2
Câu 9.
Hướng dẫn giải:
2
[HI ]
Biếu thức tính hằng số cân bằng: KC =
[ H 2 ] [I 2 ]
Thay các giá trị [HI]= 0,786M; [H2]=[I2]=0,107M
2
0,786 0,617796
Vậy: KC = 2
= =53 , 96
0,107 0,011449
Câu 10.
Hướng dẫn giải:
Nồng độ của H2 và I2 ban đầu đề là 0,03 mol/l. Chúng phản ứng với nhau theo phương trình:
H2 + I2 → 2HI
a) Lúc cân bằng: Nồng độ HI là 0,04mol/l. Như vậy đã có:
0,04/2 = 0,02 mol/l phản ứng với 0,02 mol/l I2
⇒Nồng độ cân bằng của H2 và I2 là:
[H2] = [I2] = 0,03 – 0,02 = 0,01 (mol/l)
b) Hằng số cân bằng K của phản ứng tổng hợp HI:
2
[HI ] 0 , 04
2
0 , 0 , 16
KC = = = =16.
[ 2] 2
H [I ] 0 , 01× 0 , 01 0,0001
C. Bài tập trắc nghiệm
Đáp án trắc nghiệm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A C D A C B C B D C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
C C A B B B C C A D
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
C B A C C A B D D B
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
B D D A B D B B A A
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
D B B A D B B A A B

Hướng dẫn giải trắc nghiệm


Câu 1.
Hướng dẫn giải:
Phản ứng thuận nghịch là phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra đồng thời sự chuyển chất
phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
Chọn A.
Câu 2.
Hướng dẫn giải:
Chiều từ trái sang phải: chiều thuận.
Chọn C.
Câu 3.
Hướng dẫn giải:
Phản ứng có thể diễn ra đồng thời theo cả 2 chiều: thuận và nghịch.
Chọn D.
Câu 4.
Hướng dẫn giải:
Cân bằng hóa học có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nồng độ và áp suất.
Chọn A.
Câu 5.
Hướng dẫn giải:
Phản ứng thuận tỏa nhiệt nên khi tăng nhiệt độ sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng nghịch (thu
nhiệt).
Chọn C.
Câu 6.
Hướng dẫn giải:
Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tốc độ phản ứng thuận bằng tốc
độ phản ứng nghịch.
Chọn B.
Câu 7.
Hướng dẫn giải:
Cân bằng hóa học có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nồng độ và áp suất.
Chọn C.
Câu 8.
Hướng dẫn giải:
Phản ứng thuận tỏa nhiệt nên khi tăng nhiệt độ sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng nghịch (từ
phải sang trái).
Chọn B.
Câu 9.
Hướng dẫn giải:
Khi tăng nồng độ SO3, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm bớt SO3 (chiều nghịch).
Chọn D.
Câu 10.
Hướng dẫn giải:
Áp suất ảnh hưởng đến cân bằng của các phản ứng có số mol khí của chất tham gia phản ứng khác
với các chất sản phẩm
Chọn C.
Câu 11.
Hướng dẫn giải:
Khi giảm nồng độ CO2, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tạo thêm CO2 (chiều thuận).
Chọn C.
Câu 12.
Hướng dẫn giải:
Sự chuyển dịch cân bằng là chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác.
Chọn C.
Câu 13.
Hướng dẫn giải:
Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.
Áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng trong phản ứng trên do chất phản ứng và chất sản phẩm
đều là 2 mol.
Chọn A.
Câu 14.
Hướng dẫn giải:
Phản ứng thuận tỏa nhiệt, để tăng hiệu suất thì phải giảm nhiệt độ.
Chọn B.
Câu 15.
Hướng dẫn giải:
Không chuyển dịch do áp suất chỉ ảnh hưởng đến cân bằng của các phản ứng có số mol khí của
chất tham gia phản ứng khác với các chất sản phẩm
Chọn B.
Câu 16.
Hướng dẫn giải:
Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ
phản ứng nghịch
Chọn B.
Câu 17.
Hướng dẫn giải:
m n
C M .C N
K C= a b
C A .C B
 Hằng số cân bằng chỉ phụ thuộc nồng độ.
Chọn C.
Câu 18.
Hướng dẫn giải:
Sự chuyển dịch cân bằng là chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác.
Chọn C.
Câu 19.
Hướng dẫn giải:
Cân bằng hóa học là cân bằng động.
Chọn A.
Câu 20.
Hướng dẫn giải:
Nồng độ của các chất trong biểu thức hằng số cân bằng là nồng độ mol.
Chọn D.
Câu 21.
Hướng dẫn giải:
Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.
Chọn C.
Câu 22.
Hướng dẫn giải:
Từ biểu thức hằng số cân bằng có thể tính được nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng.
Chọn B.
Câu 23.
Hướng dẫn giải:
Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC rất lớn so với 1 thì phản ứng thuận diễn ra thuận lợi hơn.
Chọn A.
Câu 24.
Hướng dẫn giải:
Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC rất nhỏ so với 1 thì phản ứng nghịch diễn ra thuận lợi hơn.
Chọn C.
Câu 25.
Hướng dẫn giải:
Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC rất lớn so với 1 thì ở trạng thái cân bằng chủ yếu là các
chất sản phẩm.
Chọn C.
Câu 26.
Hướng dẫn giải:
Nếu một phản ứng thuận nghịch có K C rất nhỏ so với 1 thì ở trạng thái cân bằng chủ yếu là các
chất ban đầu.
Chọn A.
Câu 27.
Hướng dẫn giải:
Những biện pháp làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận:
- Tăng áp suất chung của hệ phản ứng;
- Hạ nhiệt độ;
- Giảm nồng độ SO3;
Chọn B.
Câu 28.
Hướng dẫn giải:
Áp suất chỉ ảnh hưởng đến cân bằng của các phản ứng có số mol khí của chất tham gia phản ứng
khác với các chất sản phẩm.
Chọn D.
Câu 29.
Hướng dẫn giải:
Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H 2 giảm đi đồng nghĩa với chuyển dịch theo
chiều phản ứng nghịch, vậy đây là phản ứng tỏa nhiệt.
Chọn D.
Câu 30.
Hướng dẫn giải:
Hạ nhiệt độ bình nhạt dần  chuyển dịch theo chiều thuận.
ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt.
Chọn B.
Câu 31.
Hướng dẫn giải:
Khi giảm nồng độ O2 cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra O2 (chiều nghịch).
Chọn B.
Câu 32.
Hướng dẫn giải:
Chất xúc tác không làm thay đổi cân bằng hóa học.
Chọn D.
Câu 33.
Hướng dẫn giải:
Áp suất chỉ ảnh hưởng đến cân bằng của các phản ứng có số mol khí của chất tham gia phản ứng
khác với các chất sản phẩm.
 (3) và (4) không bị chuyển dịch.
Chọn D.
Câu 34.
Hướng dẫn giải:
Khi giảm nhiệt độ thì tỉ khối tăng  chuyển dịch theo chiều thuận.
Vậy phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
Chọn A.
Câu 35.
Hướng dẫn giải:

Chọn B.
Câu 36.
Hướng dẫn giải:
Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ít khí hơn.
 (2) và (3) thõa mãn.
Chọn D.
Câu 37.
Hướng dẫn giải:
Phản ứng thuận tỏa nhiệt nên giảm nhiệt độ chuyển dịch theo chuyền thuận.
Giảm áp suất chuyển dịch theo chiều tạo nhiều khí hơn  chiều nghịch.
Chọn B.
Câu 38.
Hướng dẫn giải:
Các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là: tăng nhiệt độ; thêm một lượng hơi nước; thêm một lượng
H2.
Chọn B.
Câu 39.
Hướng dẫn giải:
Ngâm nước đá (giảm nhiệt độ), phản ứng chuyển dịch theo chiều tạo thành N 2O4  Phản ứng thuận tỏa
nhiệt.
Chọn A.
Câu 40.
Hướng dẫn giải:
Gọi nồng độ ban đầu của N2 và H2 là a và b
Ta có: [N2] = [H2]/3 = ([NH3])/2
a – 2 = (b - 3)/3 = 2/2
⇒ a = 3; b = 6.
Chọn A.
Câu 41.
Hướng dẫn giải:
[N2] = 1 mol/l; [H2] = 1,2 mol/l ⇒ H2 hết; hiệu suất tính theo H2
[NH3] = 0,2 mol/l ⇒ [H2] = 0,3 mol/l
H = 0,3:1,2.100% = 25%.
Chọn D.
Câu 42.
Hướng dẫn giải:
A thêm PCl3 → CB chuyển dịch theo chiều giảm lượng PCl3 (chiều nghịch)
B tăng nhiệt → CB chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (chiều thuận)
C thêm Cl2 → CB chuyển dịch theo chiều giảm lượng Cl2 (chiều nghịch)
D tăng áp suất → CB chuyển dịch theo chiều giảm số mol phân tử khí (chiều nghịch)
Chọn B.
Câu 43.
Hướng dẫn giải:
Xét cân bằng : N2 + 3H2 2NH3
Ban đầu 10 10
Phản ứng 2 6 4
Cân bằng 8 4 4
 Vsau = 16 lít
Do cùng chứa trong 1 bình kín và nhiệt độ giống nhau
→ n1/p1=n2/p2. Do tỉ lệ V = tỉ lệ số mol
→ p2 = 8 atm
Chọn B.
Câu 44.
Hướng dẫn giải:
Xét cân bằng: 2SO2 + O2 ⇄ 2SO3
Ban đầu 4 2
Phản ứng 3,2 1,6 3,2
Cân bằng 0,8 0,4 3,2
→ Kc = 40
Chọn A.
Câu 45.
Hướng dẫn giải:
Vt = k. [N2O4]
Vn = k. [NO2]2
Khi tăng nồng độ của N2O4 tăng lên 9 → V thuận sẽ tăng lên 9 lần
→ V nghịch cũng tăng lên 9 lần → nồng độ của NO2 chỉ cần tăng lên 3 lần (32 = 9)
Chọn D.
Câu 46.
Hướng dẫn giải:
Tăng nồng độ của O2 → phản ứng theo chiều làm giảm nồng độ của O 2 xuống → chiều thuận
(sinh ra SO3).
Chọn B.
Câu 47.
Hướng dẫn giải:
Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC rất lớn so với 1 thì phản ứng thuận diễn ra thuận lợi hơn.
Chọn B.
Câu 48.
Hướng dẫn giải:
Nếu một phản ứng thuận nghịch có K C rất nhỏ so với 1 thì phản ứng thuận diễn ra kém thuận lợi
hơn.
Chọn A.
Câu 49.
Hướng dẫn giải:
Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC rất lớn so với 1 thì ở trạng thái cân bằng chủ yếu là các
chất sản phẩm và các chất ban đầu có nồng độ thấp hơn.
Chọn A.
Câu 50.
Hướng dẫn giải:
Nếu phản ứng thuận nghịch như đề có K C bằng 1 thì ở trạng thái cân bằng nồng độ tổng các chất
ban đầu bằng chất sản phẩm.
Chọn B.

You might also like