You are on page 1of 3

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG I – BÀI I – HÓA 11

Câu 1: phản ứng thuận nghịch là:

A. phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản ứng
thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
B. Phản ứng trong đó ở điều kiện khắc nghiệt, xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản
ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
C. Phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra lần lượt sự chuyển chất phản ứng thành
chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
D. Phản ứng trong đó ở điều kiện khắc nghiệt, xảy ra lần lượt sự chuyển chất phản ứng
thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
Câu 2: Chiều từ trái sang phải gọi là chiều:
A.Chiều nghịch B.Chiều đảo C.Chiều thuận D.Chiều chuẩn
Câu 3: Một phản ứng hóa học được biểu diễn như sau:
Các chất phản ứng ⇌ các sản phẩm
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
A.Chất xúc tác B.Nồng độ các chất phản ứng
C.Nồng độ các sản phẩm D.Nhiệt độ
Câu 4: Cân bằng hóa học là một trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi:
A.Tốc độ phản ứng thuận bằng hai lần tốc độ phản ứng nghịch
B.Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
C.Tốc độ phản ứng thuận bằng một nửa tốc độ phản ứng nghịch
D.Tốc độ phản ứng thuận bằng k lần tốc độ phản ứng nghịch
Câu 5: Cân bằng hóa học:
A.Chỉ bị ảnh hưởng bởi nồng độ của các chất tham gia phản ứng
B.Chỉ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của phản ứng
C.Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nồng độ các chất và áp suất
D.Chỉ bị ảnh hưởng bởi nồng độ của các chất tạo thành
Câu 6: Cho phản ứng: 2SO2(g) + O2(g) ⇄ 2SO3(g) , ∆H < 0
Để tạo ra nhiều SO3 thì điều kiện nào không phù hợp ?
A.Giảm nhiệt độ B.Lấy bớt SO3 ra
C.Tăng áp suất bình phản ứng D.Tăng nồng độ SO3
Câu 7: Cho phản ứng : CaCO3(S) ⇄ CaO(s) + CO2(g) , ∆H > 0
Cân bằng phản ứng trên dịch chuyển theo chiều thuận khi:
A.Giảm nhiệt độ B.Tăng áp suất
C.Giảm nồng độ CO2 D.Thêm chất xúc tác
Câu 8: Sự chuyển dịch cân bằng là
A. phản ứng trực tiếp theo chiều thuận
B. phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch
C. chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác
D. phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và nghịch
Câu 9: Cho phương trình hóa học: N2(g) + O2(g) ⇄ 2NO (g) ; ∆H > 0
Hãy cho biết những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học
trên ?
A.Nhiệt độ và nồng độ B.Áp suất và nồng độ
C.Nồng độ và chất xúc tác D.Chất xúc tác và nhiệt độ
Câu 10: Trong quá trình sản xuất axit sunfuric phải thực hiện phản ứng sau:
2SO2(k) + O2(k) ⇄ 2SO3(k) , ∆H < 0
Để tăng hiệu suất của phản ứng cần phải:
A.tăng nhiệt độ của phản ứng B.giảm nhiệt độ của phản ứng
C.giữ phản ứng ở nhiệt độ thường D.Tăng nhiệt độ và dùng xúc tác
BT Tự Luận
Câu 1: Cho phản ứng thuận nghịch sau:
2NaHCO3 (s) ⇄ Na2CO3 (s) + CO2(g) + H2O(g) ∆H = 129 kJ
Có thể dùng những biện pháp gì để chuyển hóa nhanh và hoàn toàn NaHCO3 thành Na2CO3
Câu 2: Cho phản ứng : 2SO2(g) + O2(g) ⇄ 2SO3(g) ∆H < 0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào khi:
a)Tăng nồng độ SO2
b)Giảm nồng độ O2
c)Giảm áp suất
d)Tăng nhiệt độ
Câu 3: Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phương trình hóa học sau:
2N2(g) + 3H2(g) ⇄ 2NH3(g) ∆H = -92kJ
Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra amoniac nhiều hơn khi thực hiên những
biện pháp kĩ thuật nào ? Giải thích
Câu 4: Cho biết phản ứng thuận nghịch sau:
H2(g) + I2(g) ⇄ 2HI (g)
Nồng độ các chất lúc cần bằng ở nhiệt độ 4300C như sau:
[H2] = [I2] = 0,107M; [HI] = 0,768M
Tìm hằng số cân bằng Kc của phản ứng ở 4300C
Câu 5: Nồng độ ban đầu của H2 và I2 đều là 0,03 mol/L. Khi đạt đến cân bằng, nồng độ
của HI là 0,04 mol/L
a)Tính nồng độ cân bằng của H2 và I2
b)Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp HI

You might also like