You are on page 1of 11

BÀI TẬP CHƯƠNG 6 – HÓA HỌC 10

PHƯƠNG TRÌNH TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ HẰNG SỐ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

I- TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?
A. Tốc độ phản ứng. B. Nhiệt phản ứng.
C. Biến thiên nồng độ. D. Biến thiên enthalpy.
Câu 2: Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau: "Tốc độ phản ứng của phản ứng hóa học là đại
lượng đặc trưng cho sự biến thiên ...(1)... của một trong các chất phản ứng ứng hoặc sản phẩm phản
ứng trong một đơn vị ...(2)..."
A. (1) nồng độ, (2) thể tích. B. (1) nồng độ, (2) thời gian.
C. (1) thời gian, (2) nồng độ. D. (1) thời gian, (2) thể tích.
Câu 3: Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 + Cl2  2HCl. Biểu thức tốc độ trung bình của
phản ứng nào dưới đây là đúng?

A. . B. . C. . D. .
Câu 4: Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng, sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Khí H2 thoát ra nhanh hơn. B. Bột Fe tan nhanh hơn.
C. Lượng muối thu được nhiều hơn. D. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn.
Câu 5: Cho phản ứng hóa học xảy ra trong pha khí sau: N 2 + 3H2  2NH3. Phát biểu nào sau đây
không đúng? “Khi nhiệt độ phản ứng tăng lên, …
A. tốc độ chuyển động của phân tử chất đầu (N2, H2) tăng lên”.
B. tốc độ va chạm giữa phân tử N2 và H2 tăng lên”.
C. số va chạm hiệu quả tăng lên”.
D. tốc độ chuyển động của phân tử chất sản phẩm (NH3) giảm”.
Câu 6: Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng 2CO (g) + O2 (g) 2CO2 (g) theo định luật tác
dụng khối lượng là

A. . B. . C. . D. .
Câu 7: Phương trình tổng hợp ammonia (NH3) như sau: N2 (g) + 3H2 (g)  2NH3(g). Nếu tốc độ tạo
thành NH3 là 0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng H2 là
A. 0,345 M/s. B. 0,690 M/s. C. 0,173 M/s. D. 0,518 M/s.
Câu 8: Phương trình hóa học của phản ứng: CHCl3(g) + Cl2(g)  CCl4(g) + HCl (g)
Khi nồng độ của CHCl3 giảm 4 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ:
A. tăng gấp đôi. B. giảm một nửa. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần.

Câu 9: Phản ứng 2NO (g) + O2 (g)  2NO (g) có biểu thức tốc độ tức thời . Nếu nồng
độ của NO giảm 2 lần, giữ nguyên nồng độ oxygen, thì tốc độ sẽ
A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 3 lần. D. giữ nguyên.
Câu 10: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của chất X là 0,6 M. Sau 20 giây xảy ra phản ứng, nồng độ
của chất X còn lại là 0,3 M. Tốc độ xảy ra phản ứng trong thời gian đó tính theo chất X là
A. 0,02 M/s. B. 0,015 M/s. C. 0,025 M/s. D. 0,015 M/s.
II- TỰ LUẬN
Câu 1: Xét phản ứng: 3O2  2O3. Nồng độ ban đầu của oxygen là 0,024M. Sau 5 giây nồng độ của
oxygen còn lại là 0,02M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên.
1
Câu 2: Cho phản ứng: 2N2O5 (g)  4NO2 (g) + O2 (g). Sau thời gian từ giây 61 đến giây 120, nồng độ
NO2 tăng từ 0,3M lên 0,4M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng.
Câu 3: Cho phản ứng đơn giản trong bình kín: 2NO (g) + O2 (g)  2NO2 (g)
a) Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng
b) Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi:
- nồng độ O2 tăng 3 lần, nồng độ NO không đổi?
- nồng độ NO tăng 3 lần, nồng độ O2 không đổi?
- nồng độ NO và O2 đều tăng 3 lần?

Câu 4: Phản ứng CO + Cl2  COCl2 có biểu thức tốc độ phản ứng . Tốc độ phản ứng
thay đổi thế nào nếu: a) Tăng nồng độ CO lên 2 lần b) Giảm nồng độ Cl2 xuống 4 lần.
----------------

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I- TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Thời gian xảy ra phản ứng. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác.
Câu 2: Cho phản ứng hóa học sau: Zn (s) + H2SO4 (aq)  ZnSO4 (aq) + H2 (g). Yếu tố nào sau đây
không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Diện tích bề mặt kẽm. B. Nồng độ dung dịch sulfuric acid.
C. Thể tích dung dịch sulfuric acid. D. Nhiệt độ của dung dịch sulfuric acid.
Câu 3: Khi tăng nồng độ chất tham gia thì
A. tốc độ phản ứng tăng. B. tốc độ phản ứng giảm.
C. không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng.
Câu 4: Yếu tố nào sau đây làm giảm tốc độ phản ứng?
A. Sử dụng enzyme cho phản ứng. B. Thêm chất ức chế vào hỗn hợp chất tham gia.
C. Tăng nồng độ chất tham gia. D. Nghiền chất tham gia dạng khối thành bột.
Câu 5: Các enzyme là chất xúc tác, có chức năng
A. giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng. B. tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
C. tăng nhiệt độ của phản ứng. D. giảm nhiệt độ của phản ứng.
Câu 6: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Nhiệt độ chất phản ứng.
B. Thể vật lý của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ,…).
C. Nồng độ chất phản ứng.
D. Tỉ trọng của chất phản ứng.
Câu 7: Tốc độ của một phản ứng hóa học
A. chỉ phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia phản ứng.
B. tăng khi nhiệt độ của phản ứng tăng.
C. càng nhanh khi giá trị năng lượng hoạt hóa càng lớn.
D. không phụ thuộc vào diện tích bề mặt.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng về xúc tác?
A. Xúc tác giúp làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
B. Khối lượng xúc tác không thay đổi sau phản ứng.
C. Xúc tác không tương tác với các chất trong quá trình phản ứng.
D. Xúc tác kết hợp với sản phẩm phản ứng tạo thành hợp chất bền.

2
Câu 9: Thông thường đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng
A. giảm. B. tăng. C. không thay đổi. D. không xác định được.
Câu 10: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ, khối lượng Zn sử dụng là như
nhau). Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M (1) Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M (2)
Kết quả thu được là
A. (1) nhanh hơn (2). B. (2) nhanh hơn (1).
C. như nhau. D. ban đầu như nhau, sau đó (2) nhanh hơn(1).
Câu 11: Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ
lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?
A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng nhôm dây.
Câu 12: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã
được nấu chín để ủ rượu?
A. Chất xúc tác. B. Áp suất. C. Nồng độ. D. Nhiệt độ.
Câu 13: Khi cho hydrochloric acid (HCl) tác dụng với potassium permanganate (KMnO 4 rắn) để điều
chế chlorine, khí chlorine sẽ thoát ra nhanh hơn khi dùng
A. hydrochloric acid đặc và đun nhẹ hỗn hợp.
B. hydrochloric acid đặc và làm lạnh hỗn hợp.
C. hydrochloric acid loãng và đun nhẹ hỗn hợp.
D. hydrochloric acid loãng và làm lạnh hỗn hợp.
Câu 14: Để hầm (ninh) thịt cá cho nhanh mềm, người nội trợ không dùng biện pháp nào sau đây?
A. Dùng thịt, cá với kích thước lớn. B. Cho thêm muối vào.
C. Dùng nồi áp suất. D. Cho thêm giấm vào.
Câu 15: Cho phản ứng hóa học sau: C (s) + O 2 (g)  CO2 (g). Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng
đến tốc độ phản ứng trên?
A. Nhiệt độ. B. Áp suất O2.
C. Hàm lượng carbon. D. Diện tích bề mặt carbon.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiên liệu cháy ở trên vùng cao nhanh hơn khi cháy ở vùng thấp.
B. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp sẽ giữ được lâu hơn.
C. Dùng men làm chất xúc tác để chuyển hóa cơm nếp thành rượu.
D. Nếu không cho nước dưa chua khi muối dưa thì dưa vẫn sẽ chua nhưng chậm hơn.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với phản ứng 2SO2 + O2 2SO3
A. Khi tăng áp suất khí SO2 hay O2 thì tốc độ phản ứng đều tăng lên.
B. Tăng diện tích bề mặt xúc tác V2O5 sẽ làm tăng tốc độ phản ứng.
C. Xúc tác sẽ dần chuyển hóa thành chất khác nhưng khối lượng không đổi.
D. Cần làm nóng bình phản ứng để đẩy nhanh tốc độ phản ứng.
Câu 18: "Chất xúc tác là chất làm ...(1)... tốc độ phản ứng nhưng ...(2)... trong quá trình phản ứng"
A. (1) thay đổi, (2) không bị tiêu hao. B. (1) tăng, (2) không bị tiêu hao.
C. (1) tăng, (2) không bị thay đổi. D. (1) thay, (2) bị tiêu hao không nhiều.
Câu 19: Sở dĩ xác của các loài động vật được bảo quản nguyên vẹn ở Bắc cực và Nam cực hàng ngàn
năm là do tác động của yếu tố
A. áp suất tại Bắc cực và Nam cực thấp hơn ở nơi khác.
B. do số lượng các loài động vật rất ít so với diện tích bề mặt của Bắc cực và Nam cực.
C. do nhiệt độ tại Bắc cực và Nam cực luôn ở nhiệt độ –60oC đến – 40oC.
D. do tại Bắc cực và Nam cực có những loài thực vật đặc biệt giúp duy trì việc bảo quản.

3
Câu 19: Xét phản ứng A: Sau khi tăng nhiệt độ lên 10 oC thì tốc độ phản ứng tăng lên hai lần. Vậy khi
tăng nhiệt độ từ 35oC đến 95oC thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?
A. 32. B. 48. C. 64. D. 72.
Câu 20: Ở 160 C, một phản ứng hóa học kết thúc sau 20 phút. Nếu hạ nhiệt độ xuống 70 oC thì thời
o

gian để kết thúc phản ứng là bao nhiêu phút? Biết hệ số nhiệt của phản ứng trong khoảng nhiệt độ
Van’t Hoff là 2.
A. 10240 phút. B. 9240 phút. C. 9660 phút. D. 11240 phút.
Câu 21: Cho phản ứng: H2 + S H2S. Khi tăng nhiệt độ lên 15oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 3
lần. Vậy khi tăng nhiệt độ từ 25oC đến 100oC thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?
A. 15 lần. B. 240 lần. C. 125 lần. D. 243 lần.
II- TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy cho biết tốc độ phản ứng sẽ thay đổi thế nào trong các trường hợp:
1) Đun nóng chất tham gia 6) Tăng nhiệt độ
2) Thêm xúc tác thích hợp 7) Giảm diện tích bề mặt
3) Pha loãng dung dịch 8) Tăng nồng độ chất phản ứng
4) Ngưng dùng enzyme (chất xúc tác) 9) Chia nhỏ chất phản ứng thành mảnh nhỏ
5) Giảm nhiệt độ
Câu 2: Nêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:
1) Duy trì thổi không khí vào bếp để than cháy đều.
2) Than đá được nghiền nhỏ dùng trong quá trình luyện kim loại.
3) Thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày nhờ acid và enzyme.
4) Xác của một số loài động vật được bảo quản nguyên vẹn ở Bắc cực và Nam cực hàng ngàn năm.
5) Than củi đang cháy, dùng quạt thổi thêm không khí vào, sự cháy diễn ra mạnh hơn.
6) Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt của V2O5.
7) Nhôm dạng bột phản ứng với dung dịch hydrochloric acid nhanh hơn so với nhôm dạng lá.
8) Để thực phẩm trong tủ lạnh giúp cho thực phẩm được tươi lâu hơn.
9) Sử dụng nồi áp suất để hầm thức ăn giúp thức ăn nhanh chín.
10) Sử dụng các loại men thích hợp để làm sữa chua, lên men rượu, giấm,…
Câu 3: Cho phương trình hóa học của phản ứng: 2CO (g) + O 2 (g)  2CO2 (g). Nếu hệ số nhiệt độ
Van’t Hoff bằng 2, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ của phản ứng từ 30 oC lên
60oC?
Câu 4: Cho phản ứng 2NOCl  2NO + Cl2. Tốc độ phản ứng ở 70 oC là 2.10-7 mol/(L.s) và ở 80oC là
4,5.10-7 mol/(L.s)
a) Tính hệ số nhiệt độ  của phản ứng. b) Dự đoán tốc độ phản ứng ở 60oC.
Câu 5: Cho phản ứng H2 (g) + I2 (g)  2HI (g)
a) Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng theo định luật tác dụng khối lượng.
b) Khi giảm nồng độ I2 xuống 2 lần thì tốc độ phản ứng thay đổi thế nào?
Câu 6: Tốc độ của phản ứng A (g) + 2B (g)  C (g) + D (g)
a) Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng theo định luật tác dụng khối lượng.
b) Nếu tăng nồng độ chất B lên hai lần và giảm nồng độ chất A xuống hai lần thì tốc độ phản ứng
thay đổi như thế nào?
Câu 7: Cho đá vôi (CaCO3) dạng viên tác dụng với dung dịch HCl. Thực hiện ở hai nhiệt độ 25 oC và
35oC thu được kết quả như bảng sau:
Nhiệt độ Tốc độ phản ứng
25oC 4,5.103 gam/s
35oC 9,5.103 gam/s
a) Tìm hệ số nhiệt độ của phản ứng
4
b) Nếu thực hiện ở 45oC thì tốc độ của phản ứng là bao nhiêu?
Câu 8: Thực hiện một thí nghiệm ở hai nhiệt độ 25oC và 45oC thu được kết quả như bảng sau:
Nhiệt độ Tốc độ phản ứng
o
25 C 2.104 M/s
45oC 1,25.103 M/s
a) Tìm hệ số nhiệt độ của phản ứng.
b) Nếu thực hiện ở 60oC thì tốc độ của phản ứng là bao nhiêu?
Câu 9: Khi để ở nhiệt độ 30oC, một quả táo bị hư sau 3 ngày. Khi được bảo quản ở 0 oC (trong tủ
lạnh), quả táo đó bị hư sau 24 ngày.
a) Hãy tính hệ số nhiệt độ của phản ứng xảy ra khi quả táo bị hư
b) Nếu bảo quản ở 20oC, quả táo sẽ bị hư sau bao nhiêu ngày?
Câu 10: Ở vùng đồng bằng (độ cao gần mực nước biển), nước sôi ở 100 oC. Trên đỉnh núi Fansipan
(cao 3200m so với mực nước biển), nước sôi ở 90 oC. Khi luộc chín một miếng thịt trong nước sôi, ở
vùng đồng bằng mất 3,2 phút, trong khi đó trên đỉnh Fansipan mất 3,8 phút.
a) Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng làm chín miếng thịt trên.
b) Nếu luộc miếng thịt trên đỉnh núi cao hơn, tại đó nước sôi ở 80 oC thì mất bao lâu để luộc chín
miếng thịt?

Bài tập tham khảo


Câu 11: Thả một mảnh magnesium có khối lượng 0,1 gam vào dung dịch HCl loãng. Sau 5 giây thấy
mảnh magnesium tan hết. Hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng hòa tan magnesium.
Câu 12: Trong một thí nghiệm, người ta đo được tốc độ trung bình phản ứng của kẽm (dạng bột) với
dung dịch H2SO4 loãng là 0,005 mol/s. Nếu ban đầu cho 0,4 mol kẽm (dạng bột) vào dung dịch H 2SO4
ở trên thì sau bao lâu còn lại 0,05 mol kẽm.
Câu 13: Dữ liệu thí nghiệm của phản ứng: SO2Cl2 (g)  SO2 (g) + Cl2 (g) được trình bày ở bảng sau:
Nồng độ (M)
SO2Cl2 SO2 Cl2
Thời gian (phút)
0 1,00 0 0
100 ? 0,13 0,13
200 0,78 ? ?
a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo SO2Cl2 trong thời gian 100 phút.
b) Sau 100 phút, nồng độ của SO2Cl2 còn lại là bao nhiêu?
c) Sau 200 phút, nồng độ của SO2 và Cl2 thu được là bao nhiêu?
Câu 14: Cho a gam kim loại Zn dạng hạt vào lượng dư dung dịch HCl 2M, phương trình hóa học xảy
ra như sau: Zn (s) + 2HCl (aq)  ZnCl2 (aq) + H2 (g)
Tốc độ khí H2 thoát ra như thế nào khi thay đổi các yếu tố dưới đây:
a) Thay a gam Zn hạt bằng a gam bột Zn.
b) Thay dung dịch HCl 2M bằng dung dịch HCl 1M.
c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch HCl.
Câu 15: Cho phản ứng C2H5I  C2H4 + HI. Ở 127oC, hằng số tốc độ của phản ứng là 1,60.10 -7 s-1; ở
227oC là 4,25.10-4 s-1.
a) Hãy tính hệ số nhiệt độ của phản ứng trên.
b) Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 167oC.
Câu 16: Cho phản ứng 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O. Trong một thí nghiệm, cho vào bình phản ứng
(bình kín) 619,75 mL khí NH3 và 743,7 mL khí O2 (có xúc tác, các thể tích khí đo ở đkc). Sau khi
thực hiện phản ứng 2,5 giờ, thấy có 0,432 gam nước tạo thành.

5
a) Viết biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng theo các chất tham gia và chất tạo thành
trong phản ứng.
b) Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo đơn vị mol/h.
c) Tính số mol NH3 và O2 sau 2,5 giờ.

-------------------------------------

6
BÀI TẬP CHƯƠNG 6 – HÓA HỌC 10
TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC CÁC ĐƠN CHẤT NHÓM VIIA

I- TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố halogen là
A. ns2np2. B. ns2np3. C. ns2np5. D. ns2np6.
Câu 2: Số electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố halogen là
A. 5. B. 7. C. 2. D. 8.
Câu 3: Các nguyên tố halogen thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
A. VIIIA. B. VIA. C. VIIA. D. IIA.
Câu 4: Halogen tồn tại thể lỏng ở điều kiện thường là
A. fluorine. B. bromine. C. iodine. D. chlorine.
Câu 5: Đơn chất halogen ở thể khí, màu vàng lục là
A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 6: Trong tự nhiên, nguyên tố fluorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất là
A. Na3AlF6. B. NaF. C. HF. D. CaF2.
Câu 7: Ở điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là
A. F2. B. Br2. C. I2. D. Cl2.
Câu 8: Muối nào có nhiều nhất trong nước biển với nồng độ khoảng 3%?
A. NaCl. B. KCl. C. MgCl2. D. NaF.
Câu 9: Khi đun nóng, chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2
Câu 10: Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào sau đây?
A. Tuyến thượng thận. B. Tuyến tụy.
C. Tuyến yên. D. Tuyến giáp trạng.
Câu 11: Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2?
A. Xử lí nước bể bơi. B. Sát trùng vết thương trong y tế.
C. Sản xuất nhựa PVC. D. Sản xuất bột tẩy trắng.
Câu 12: Halogen nào được dùng sản xuất nhựa teflon?
A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 13: Nguyên tố halogen được dùng trong sản xuất nhựa PVC là
A. chlorine. B. bromine. C. phosphorus D. carbon.
Câu 14: Halogen được điều chế bằng cách điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn là
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. Iodine.
Câu 15: Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là
A. liên kết van der Waals. B. liên kết cộng hoá trị.
C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận.
Câu 16: Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là
A. tính khử. B. tính base. C. tính acid. D. tính oxi hóa
Câu 17: Trong nhóm halogen, đơn chất có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 18: Trong nhóm halogen, nguyên tử nguyên tố thể hiện khuynh hướng nhận 1 electron yếu nhất là
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.
Câu 19: Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, nhiệt độ nóng chảy biến đổi như thế nào?
A. Giảm dần. B. Tăng dần. C. Không đổi. D. Tuần hoàn.
Câu 20: Halogen nào sau đây được dùng để khử trùng nước sinh hoạt?
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.

7
Câu 21: Halogen phản ứng mãnh liệt với hydrogen ngay cả trong bóng tối là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 22: Khi tác dụng với kim loại, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau đây?
A. Nhường 1 electron. B. Nhận 1 electron.
C. Nhường 7 electron. D. Góp chung 1 electron.
Câu 23: Chỉ thị nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch I2?
A. Phenolphtalein. B. Hồ tinh bột. C. Quỳ tím. D. Nước vôi trong.
Câu 24: Hít thở không khí có chứa khi nào sau đây vượt ngưỡng 30 µg/m 3 không khí (QCVN
06:2009/BTNMT) sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm đường hô hấp, co thắt phế quản, khó thở?
A. O2. B. Cl2. C. N2. D. O3.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong tự nhiên, không tồn tại đơn chất halogen.
B. Tính oxi hóa của đơn chất halogen giảm dần từ F2 đến I2.
C. Khí chlorine ẩm và nước chlorine đều có tính tẩy màu.
D. Fluorine có tính oxi hóa mạnh hơn chlorine, oxi hóa Cl trong dung dịch NaCl thành Cl2.
Câu 26: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen?
A. Đều là chất khí ở điều kiện thường.
B. Đều có tính oxi hóa mạnh.
C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim.
D. Khả năng tác dụng với nước giảm dần từ F2 đến I2.
Câu 27: Tính oxi hóa của bromine
A. mạnh hơn fluorine nhưng yếu hơn chlorine.
B. mạnh hơn chlorine nhưng yếu hơn iodine.
C. mạnh hơn iodine nhưng yếu hơn chlorine.
D.. mạnh hơn fluorine nhưng yếu hơn iodine.
Câu 30: Dẫn từ từ khí chlorine qua bình đựng KI có chứa sẵn hồ tinh bột. Hiện tượng quan sát được

A. dung dịch hiện màu vàng. B. dung dịch hiện màu xanh.
C. dung dịch có màu trắng. D. có kết tủa màu vàng nhạt.
Câu 31: Nước chlorine có tính tẩy màu là do
A. HCl có tính acid mạnh. C. HClO có tính oxi hóa mạnh.
B. Cl2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. D. Cl2 có tính oxi hóa mạnh.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA?
A. Có 7 electron hóa trị.
B. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì độ âm điện giảm.
C. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì khả năng hút cặp electron liên kết giảm.
D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử giảm.
Câu 33: Nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ
fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,
A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.
B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.
C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.
D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.
Câu 34: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất và phản ứng của đơn chất nhóm
VIIA?
A. Tính oxi hoá giảm dần từ fluorine đến iodine.

8
B. Phản ứng với nhiều kim loại tạo thành hợp chất ion. Phản ứng với một số phi kim tạo thành
hợp chất cộng hoá trị.
C. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, các đơn chất nhóm VIIA thể hiện tính khử.
D. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phản ứng của đơn chất halogen với hydrogen?
A. Các phản ứng đều phát nhiệt mạnh và kèm hiện tượng nổ.
B. Phản ứng giữa fluorine với hydrogen diễn ra mãnh liệt nhất.
C. Điều kiện và mức độ phản ứng phù hợp với xu hướng giảm dần tính oxi hóa từ fluorine đến
iodine.
D. Do hợp chất hydrogen iodide sinh ra kém bền (giá trị năng lượng liên kết nhỏ) nên phản ứng
giữa iodine với hydrogen là phản ứng hai chiều.
II- TỰ LUẬN
Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) Fe + ?  FeCl3
g) Cl2 + NaOH ?+?+?
b) Cu + Cl2  ?
h) Cl2 + ?  ? + Br2
c) Al + I2  ?
i) ? + NaI  NaBr + ?
d) ? + Cl2  HCl
j) F2 + H2O  ? + ?
e) ? + ?  HF
k) Cl2 + ?  ? + HClO
f) Cl2 + NaOH  ? + ? +?
m) KMnO4 + HCl đặc ? +? +? +?
Câu 2: Nhúng giấy quỳ vào dung dịch nước chlorine thì thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. Nhưng
ngay sau đó, màu đỏ trên giấy quỳ sẽ biến mất. Hãy giải thích hiện tượng này.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Tính khối lượng Fe và
thể tích khí Cl2 (đkc) đã tham gia phản ứng.
Câu 4: Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng ở các thí nghiệm sau :
a) Nhỏ vài giọt nước chlorine lên giấy quỳ tím.
b) Thêm dần dần nước chlorine vào dung dịch potassium iodide có chứa sẵn một ít hồ tinh bột.
Câu 5: Có thể điều chế được nước chlorine nhưng không điều chế được nước fluorine, vì sao? Viết
các phương trình phản ứng minh họa.
------------

HYDROGEN HALIDE VÀ MỘT SỐ PHẢN ỨNG CỦA ION HALIDE

I- TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất ở áp suất thường?
A. HCl. B. HBr. C. HF. D. HI
Câu 2: Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng nhạt?
A. HCl. B. NaBr. C. NaCl. D. HF.
Câu 3: Trong điều kiện không có không khí, đinh sắt tác dụng với dung dịch HCl thu được các sản
phẩm là
A. FeCl3 và H2. B. FeCl2 và Cl2. C. FeCl3 và Cl2. D. FeCl2 và H2.
   
Câu 4: Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được các ion F , Cl , Br , I trong dung dịch muối?
A. NaOH. B. HCl. C. AgNO3. D. KNO3.
Câu 5: KBr thể hiện tính khử khi đun nóng với dung dịch nào sau đây?
A. AgNO3. B. H2SO4 đặc. C. HCl. D. H2SO4 loãng.

9
Câu 6: Trong dãy hydrogen halide, từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần chủ yếu do nguyên nhân nào
sau đây?
A. Tương tác van der Waals tăng dần. B. Phân tử khối tăng dần.
C. Độ bền liên kết giảm dần. D. Độ phân cực liên kết giảm dần.
Câu 7: Hydrochloric acid loãng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. FeCO3. B. Fe. C. Fe(OH)2. D. Fe2O3.
Câu 8: Thuốc thử nào sau đây phân biệt được hai dung dịch HCl và NaCl?
A. Phenolphtalein. B. Hồ tinh bột. C. Quỳ tím. D. Nước brom.
Câu 9: Dung dịch HF có khả năng ăn mòn thủy tinh là do xảy ra phản ứng hóa học nào sau đây?
A. SiO2 + 4HF  SiF4 + 2H2O. B. NaOH + HF  NaF + H2O.
C. H2 + F2  2HF. D. 2F2 + 2H2O  4HF + O2.
Câu 10: Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt hai dung dịch NaF và NaCl?
A. HCl. B. HF. C. AgNO3. D. Br2.
Câu 11: Dung dịch AgNO3 không tác dụng với dung dịch.
A. NaI. B. NaF. C. NaCl. D. NaBr.
Câu 12: Phương trình hóa học nào viết sai?
A. Br2 + Cu → CuBr2. C. NaBr + AgNO3 → AgBr + NaNO3.
B. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2. D. Cl2 + Fe → FeCl2.
Câu 13: Dung dịch hydrohalic acid nào sau đây có tính acid yếu?
A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch hydrofluoric acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh.
B. NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, thu được hydrogen chloride.
C. Hydrogen chloride tan nhiều trong nước.
D. Lực acid trong dãy hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về các hydrogen halide HX?
A. Ở điều kiện thường, đều là chất lỏng.
B. Các phân tử đều phân cực.
C. Nhiệt độ sôi tăng từ hydrogen chloride đến hydrogen iodide, phù hợp với xu hướng tăng
tương tác van der Waals từ hydrogen chloride đến hydrogen iodide.
D. Đều tan tốt trong nước, tạo các dung dịch hydrohalic acid tương ứng.
Câu 16: Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao vượt trội so với các
hydrogen halide còn lại là do
A. fluorine có nguyên tử khối nhỏ nhất.
B. năng lượng liên kết H – F bền vững làm cho HF khó bay hơi.
C. các nhóm phân tử HF được tạo thành do có liên kết hydrogen giữa các phân tử.
D. fluorine là phi kim mạnh nhất.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ion halide X?
A. Dùng dung dịch silver nitrate sẽ phân biệt được các ion F, Cl, Br, I.
B. Khi tác dụng với sulfuric acid đặc, các ion Cl, Br, I thể hiện tính khử.
C. Tính khử của các ion halide giảm theo dãy: Cl, Br, I.
D. Ion Cl kết hợp ion Ag+ tạo AgCl là chất không tan, màu trắng.
Câu 18: Cho các dung dịch: sodium chloride, iodine, hydrochloric acid, kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z.
Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau:
Chất thử Thuốc thử Hiện tượng
X Hồ tinh bột Xuất hiện màu xanh tím

10
Y Baking soda (NaHCO3) Có bọt khí bay ra
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là
A. sodium chloride, iodine, hydrochloric acid. B. iodine, hydrochloric acid, sodium chloride.
C. hydrochloric acid, sodium chloride, iodine. D. iodine, sodium chloride, hydrochloric acid,.
II- TỰ LUẬN
Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) SiO2 + ?  SiF4 + ? e) NaOH + HCl  ? + ?
b) Zn + HCl  ? + ?
f) KCl + H2SO4 ?+?
c) K2CO3 + HCl  ? + ?
d) ? + HCl  CuCl2 + ? g) KCl + H2SO4 ?+?
h) KBr + ?  K2SO4 + Br2 + ? + ?
Câu 2: Có 3 dung dịch muối NaCl, Zn(NO3)2, KI không màu chứa trong các lọ mất nhãn. Thực hiện
thí nghiệm để nhận biết và ghi nhãn cho các lọ hoá chất, ta thu được bảng kết quả như sau:
STT của lọ
Số 1 Số 2 Số 3
Thuốc thử
AgNO3 Không hiện tượng Kết tủa vàng Kết tủa trắng
Hãy ghi công thức muối tương ứng với các lọ hoá chất và viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.
Câu 3: Có 4 dung dịch muối X, Y, Z, T không màu, chứa trong các lọ mất nhãn. Thực hiện các thí
nghiệm để nhận biết và ghi nhãn cho các lọ hoá chất, ta thu được kết quả như sau:
X + dung dịch AgNO3 kết tủa vàng nhạt.
T làm quỳ tím hóa đỏ
Z + dung dịch HCl  thấy có hiện tượng sủi bọt khí
Còn Y thì không có phản ứng với quỳ tím, dung dịch HCl và dung dịch AgNO3.
Cho biết X, Y, Z, T là muối nào trong các muối K 2CO3, NaBr, HCl, NaF? Viết các phương trình phản
ứng đã xảy ra.
Câu 4: Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 mL dung dịch muối của sodium. Cho vài giọt dung dịch
AgNO3 vào ống thứ nhất, thu được kết tủa vàng nhạt. Nhỏ vài giọt nước Cl 2 vào ống thứ hai, lắc nhẹ,
thêm 1 mL benzene và lắc đều, thấy benzene từ không màu chuyển sang màu da cam. Xác định công
thức muối của sodium và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 5: Nghiền mịn 10 gam một mẫu đá vôi trong tự nhiên (có thành phần chính là calcium carbonate,
còn lại là tạp chất), hòa tan trong lượng dư dung dịch HCl thu được 4 gam khí cacbonic. Tính hàm
lượng calcium carbonate trong mẫu đá vôi.
Câu 6*: Đặt cốc thủy tinh lên cân, chỉnh cân về số 0, rót vào cốc dung dịch HCl 1M đến khối lượng
100 gam. Thêm tiếp 1 lượng bột magnesium vào cốc, khi không còn khí thoát ra, cân thể hiện giá trị
105,5 gam.
a) Khối lượng magnesium thêm vào là bao nhiêu?
b) Tính khối lượng muối và thể tích khí hydrogen (đkc) được tạo ra.

-------------------------------------

11

You might also like