You are on page 1of 5

ÔN TẬP GIỮA KÌ 2

Câu 1. Cho hai phương trình nhiệt hóa học sau:


CO(g) + 1/2O2(g) CO2(g) = –283,00 kJ (1)
H2(g) + F2(g) 2HF(g) = –546,00 kJ (2)
Câu 2. So sánh nhiệt giữa hai phản ứng (1) và (2). Phản ứng nào xảy ra thuận lợi hơn?
Cho hai phương trình nhiệt hóa học sau:
(1) CO(g) + 1/2O2(g) CO2(g) = –283,00 kJ
(2) C2H5OH(l) + 3O2(g) 2CO2(g) + 3H2O(l) = –1366,89 kJ
Khi đốt cháy cùng 1 mol CO và C2H5OH thì phản ứng nào tỏa ra lượng nhiệt lớn hơn?
Câu 3. Phản ứng phân hủy 1 mol H2O(g) ở điều kiện chuẩn:
H2O(g) H2(g) + 1/2O2(g) (1)
Điền vào chỗ trống trong các phát biểu dưới đây:
(a) Phản ứng (1) là phản ứng……nhiệt.
(b) Nhiệt tạo thành chuẩn của H2O(g) là……
(c) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng 2H2(g) + O2(g) 2H2O(g) là……
(d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là……
Các số liệu tra ở bảng phụ lục 2.
Câu 4. Cho phương trình nhiệt hóa học sau:
NaOH(aq) + HCl(aq) NaCl(aq) + H2O(l) = –57,3 kJ
Tính lượng nhiệt tỏa ra khi dùng dung dịch có chứa 8 gam NaOH trung hòa với lượng vừa đủ dung
dịch HCl.
Câu 5. Biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình “H2O(s) H2O(l)” là 6,020 kJ.
a) Quá trình tan chảy của nước đá là quá trình thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Vì sao?
b) Vì sao khi cho viên nước đá vào một cốc nước lỏng ấm, viên đá lại tan chảy dần?
c) Vì sao cốc nước lỏng bị lạnh dần trong quá trình viên nước đá tan chảy?
d) Biết rằng để làm cho nhiệt độ 1 mol nước lỏng thay đổi 1 0C cần một nhiệt lượng là 75,4 J. Giả
sử mỗi viên nước đá tương ứng với 1 mol nước, số viên nước đá tối thiểu cần tan chảy để có thể làm
lạnh 500 gam nước lỏng ở 20 0C xuống 0 0C là bao nhiêu?
e) Để làm lạnh 120 gam nước lỏng ở 45 0C xuống 0 0C, một bạn học sinh đã dùng 150 gam nước đá.
Lượng nước đá này vừa đủ, thiếu hay dư?
Câu 6. Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane:
CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(l) = –890,3 kJ
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là –393,5 và –285,8 kJ/mol. Hãy tính
nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane.
Câu 7. Tiến hành ozone hóa 100 gam oxygen theo phản ứng sau:
3O2(g) 2O3(g)
Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành của
ozone (kJ/mol) có giá trị là
A.142,4. B. 284,8. C. –142,4. D. –284,8.
Câu 8. Cho phản ứng sau: CH≡CH(g) + 2H2(g) CH3–CH3
Năng lượng liên kết (kJ/mol) của H–H là 436, của C–C là 347, của C–H là 414 và của C≡C là 839.
Tính nhiệt (∆H) của phản ứng và cho biết phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt.
Câu 9. Bằng cách tính biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình dựa vào năng lượng liên kết (số liệu bảng phụ
lục 1), hãy chỉ ra ở điều kiện chuẩn, CH3–CH2–OH hay CH3–O–CH3 bền hơn.
CH3–CH2–OH(g) CH3–O–CH3(g)

Câu 10. Biết CH3COCH3 có công thức cấu tạo: . Từ số liệu năng lượng liên kết ở bảng phụ lục
1, hãy xác định biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy acetone (CH3COCH3):
CH3COCH3(g) + 4O2(g) 3CO2(g) + 3H2O(g)
Câu 11. Cho các phản ứng sau:
(1) C(s) + CO2(g) 2CO(g) = 173,6 kJ
(2) C(s) + H2O(g) CO(g) + H2(g) = 133,8 kJ
(3) CO(g) + H2O(g) CO2(g) + H2(g)
Ở 500 K, 1 atm, biến thiên enthalpy của phản ứng (3) có giá trị là
A.–39,8 kJnop. B. 39,8 kJ. C. –47,00 kJ. D. 106,7 kJ.
Câu 12. Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:
2H2(g) + O2(g) 2H2O(l) = –571,68 kJ
1/2H2(g) + 1/2I2(g) HI(g) = 25,9 kJ
Xác định biến thiên enthalpy của 2 phản ứng sau:
H2(g) + 1/2O2(g) H2O(l) =?
HI(g) 1/2H2(g) + 1/2I2(g) =?
Câu 13. Glucose là một loại monosaccarit với công thức phân tử C6H12O6 được tạo ra bởi thực vật và hầu hết
các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và CO2, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Dung dịch
glucose 5% (D = 1,1 g/mL) là dung dịch đường tiêm tĩnh mạch, là loại thuốc thiết yếu, quan trọng của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) và hệ thống y tế cơ bản. Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng oxi hóa glucose
như sau:
C6H12O6(s) + 6O2(g) 6CO2(g) + 6H2O(l) = –2803,0 kJ
Tính năng lượng tối đa khi một người bệnh được truyền chai 500 mL dung dịch glucose 5%.
Câu 14.Điền các từ và cụm từ sau vào chỗ trống thích hợp:
nhiệt độ đơn vị thời gian tăng chất khí
thời gian tỉ lệ thuận nồng độ chất và lượng
(a) Tốc độ phản ứng (kí hiệu ) của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên …..(1)….. của
chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một ……(2)……..
- Tốc độ trung bình của phản ứng ( ) là tốc độ được tính trong khoảng ……(3)….. phản ứng.
(b) Định luật tác dụng khối lượng: Tốc độ của một phản ứng …..(4)….. với tích nồng độ các chất tham gia
phản ứng với số mũ thích hợp.
- Trong biểu thức: thì hằng số tốc độ phản ứng k chỉ phụ thuộc vào …….(5)….. và bản chất của
chất phản ứng.
(c) Khi tăng nhiệt độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc thì tốc độ phản ứng ….(6)…..
- Áp suất chỉ ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng có …….(7)…… tham gia.
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng được bảo toàn về ….(8)….. khi kết thúc phản ứng.
Câu 15. Xét phản ứng: H2 + Cl2 2HCl. Nghiên cứu sự thay
đổi nồng độ một chất trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ
thị sau:
(a) Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của chất
nào?
A. H2 B. Cl2 C. HCl D. cả 3 chất
(b) Nêu đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này.
A. mol.lit. min B. mol/(lit.min)
C. mol.min/lit D.lit.mol-1.min-1
Câu 16. Thực hiện phản ứng: 2ICl + H 2 I2 + 2HCl. Nồng độ đầu của ICl
và H2 được lấy đúng theo tỉ lệ hợp thức. Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ các
chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị
sau:
Các đường (a), (b), (c), (d) lần tương ứng với sự biến đổi nồng độ các chất trong
phương trình phản ứng trên là
A. ICl; H2; I2; HCl B. ICl; H2; I2; HCl C. HCl; I2; ICl; H2;
D. I2; HCl; ICl; H2;
Câu 17: Cho 6 gam kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H 2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các
điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì những trường hợp nào tốc độ phản ứng ban
đầu sẽ tăng lên?
(a) Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột.
(b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
(c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50 oC).
(d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M gấp đôi ban đầu.
A. (a); B.(a); (c) C. (a); (c); (d) D.(a); (b); (c); (d)
Câu 18. Hệ thống phun nhiên liệu điện tử (Electronic Fuel Injection-
EFI) được sử dụng trong động cơ ô tô, xe máy giúp tiết kiệm nhiên
liệu, xe vận hành êm và giảm ô nhiễm môi trường. Hệ thống sử dụng bộ
điều khiển điện tử để can thiệp vào bước phun nhiên liệu vào buồng
đốt, nhiên liệu được phun giọt cực nhỏ (1); hệ thống điều chỉnh chính
xác tỉ lệ nhiên liệu – không khí trước khi phun vào buông đốt, một
cách đồng đều, nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn (2). Khi phương
tiện thay đổi vận tốc (tăng hoặc giảm), hệ thống sẽ nhanh chóng thay
đổi lượng nhiên liệu – không khí phù hợp để phun vào buồng đốt (3) nên tiết kiệm được nhiên liệu và giảm
lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Các ý (1), (2), (3) lần lượt vận dụng yếu tố chính nào ảnh hưởng đến
tốc độ phản ứng?
A. Nồng độ, nhiệt độ, nồng độ B. Diện tích tiếp xúc; nồng độ; nồng độ
C. Nồng độ, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc D. Diện tích tiếp xúc; nồng độ; nhiệt độ
Câu 19. Tốc độ phản ứng là
A.độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích.
B. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
C.độ biến thiên số mol của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích.
D.độ biến thiên thể tích của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
Câu 20. Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì
A.tốc độ phản ứng tăng. B.tốc độ phản ứng giảm.
C.thông ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D.có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng.
Câu 21. Nhận định nào dưới đây đúng?
A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 22. Tốc độ phản ứng tăng lên khi:
A. Giảm nhiệt độ B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
C. Tăng lượng chất xúc tác D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng
Câu 23. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng chỉ có chất rắn?
A.Nhiệt độ. B. Áp suất. C.Diện tích tiếp xúc. D.Chất xúc tác.
Câu 24. Yếu tốnào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
A.Nhiệt độ chất phản ứng. B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ....).
C.Nồng độ chất phản ứng. D. Tỉ lệ mol của các chất trong phản ứng.
Câu 25. Tốc độ củamột phản ứng hóa học
A.chỉ phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia phản ứng. B. tăng khi nhiệt độ phản ứng tăng.
C. càng nhanh khi giá trị năng lượng hoạt hóa càng lớn. D.không phụ thuộc vào diện tích bề mặt.
Câu 26. Cho 5,6 gam lá sắt kim loại vào 50ml dung dịch axit HCl 3M ở nhiệt độ 30 oC. Trường hợp nào sau
đây sẽ không làm tăng tốc độ phản ứng
A. thay 5,6 gam lá sắt bằng 2,8 gam lá sắt. B.tăng nhiệt độ phản ứng lên 50oC.
C.thay 5,6 gam lá sắt bằng 5,6 gam bột sắt. D.thay axit HCl 3M thành axit HCl 4M.
Câu 27. So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ):
(1) Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M (2) Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M
Kết quả thu được là:
A. (1) nhanh hơn (2). B. (2) nhanh hơn (1).
C.như nhau. D. không xác định được.
Câu 28. Trong dung dịch phản ứng thủy phân ethyl acetate (CH 3COOC2H5) có xúc tác acid vô cơ xảy ra như
sau: CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nồng độ acid (CH3COOH) tăng dần theo thời gian.
B. Thời điểm ban đầu, nồng độ acid trong bình phản ứng bằng 0.
C. Tỉ lệ mol giữa chất đầu và chất sản phẩm luôn bằng 1.
D. HCl chuyển hóa dần thành CH3COOH nên nồng độ HCl giảm dần theo thời gian.
Câu 29. Xét phản ứng 3O2 2O3. Nồng độ ban đầu của oxygen là 0,024M. Sau 5 giây nồng độ của
oxygen còn lại là 0,02M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên.
Câu 30. Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: H2 (k) + Br2 (k) → 2HBr (k).
Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br 2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung
bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là
A.8.10-4 mol/(L.s). B. 2.10-4 mol/(L.s).
C.6.10-4 mol/(L.s). D.4.10-4 mol/(L.s).
Câu 31. Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2.
Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br 2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của
phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(L.s). Giá trị của a là
A. 0,012. B.0,016. C.0,014. D.0,018.
Câu 32.Cho phản ứng: 2N2O5(g) 4NO2(g) + O2(g)
Sau thời gian từ giây 61 đến giây 120, nồng độ NO2 tăng từ 0,30M lên 0,40M. Tốc độ trung bình của phản
ứng là
A. 2,4.10-4. B.4,2.10-4. C.4,2. D.2,4.
Câu 33. Cho phản ứng tert-butyl chloride (tert-C4H9Cl) với nước:
C4H9Cl (l) + H2O (l) C4H9OH (aq) + HCl (aq)
Tốc độ trung bình của phản ứng theo tert-butyl chloride, với nồng độ ban đầu là 0,22M, sau 4s, nồng độ
còn lại 0,10 M.
A.0,06 mol/(L.s). B. 0,03 mol/(L.s).
C.0,12 mol/(L.s). D.0,015 mol/(L.s).
Câu 34. Sulfuric acid (H2SO4) là hóa chất quan trọng trong công nghiệp, ứng dụng trong sản xuất phân bón,
lọc dầu, xử lí nước thải, … Một giai đoạn để sản xuất H 2SO4 là phản ứng: 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g), kết
quả thực nghiệm của phản ứng cho giá trị theo bảng:
Thời gian (s) SO2 (M) O2 (M) SO3 (M)
300 0,0270 0,0500 0,0072
720 0,0194 0,0462 0,0148
Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên.
A.9.10-4 mol/(L.s). B. 6.10-4 mol/(L.s).
C.6.10-9 mol/(L.s). D.9.10-6 mol/(L.s).
Câu 35. Cho phản ứng hóa học: Br2 + HCOOH 2HBr + CO2
Lúc đầu nồng độ của HCOOH là 0,010 mol/l, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/l. Tốc độ
trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 40 giây tính theo HCOOH là
A. 5,0.10-5 mol/(L.s). B.2,5.10-5 mol/(L.s).
-4
C.2,5.10 mol/(L.s). D.2,0.10-4 mol/(L.s).

Câu 36. Xét phản ứng phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 45oC: N2O5 → N2O4 + O2
Ban đầu nồng độ của N2O5 là 2,33M, sau 184 giây nồng độ của N2O5 là 2,08M. Tốc độ trung bình của phản
ứng tính theo N2O5 là
A.2,72.10−3 mol/(L.s). B. 1,36.10−3 mol/(L.s).
−3
C.6,80.10 mol/(L.s). D.6,80.10−4 mol/(L.s).
Câu 37. Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc)
theo phương trình: 2H2O2 2H2O + O2
Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
A. 5,0.10−4 mol/(L.s). B.5,0.10−5 mol/(L.s).
C.1,0.10−3 mol/(L.s). D.2,5.10−4 mol/(L.s).
Câu 38. Cho phương trình hóa học:
2KMnO4(aq) + 10FeSO4(aq) + 8H2SO4(aq) 5Fe2(SO4)3(aq) + K2SO4(aq) + 2MnSO4(aq) + 8H2O(l)
Nếu lấy cùng số mol các chất tham gia phản ứng, chất phản ứng hết nhanh nhất là:
A.KMnO4. B.FeSO4.
C. H2SO4. D. Cả 3 chất hết cùng lúc.
Câu 39. Đối với phản ứng: A +3B 2C, phát biểu nào sau đây đúng?
A.Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3/2 tốc độ tạo thành chất C.
B. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 2/3 tốc độ tạo thành chất C.
C. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3 tốc độ tạo thành chất C.
D. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 1/3 tốc độ tạo thành chất C.
Câu 40. Phương trình tổng hợp ammonia (NH 3), N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g). Nếu tốc độ tạo thành NH 3 là
0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng H2 là
A. 0,345 M/s. B. 0,690 M/s. C. 0,173 M/s. D. 0,518 M/s.

You might also like