You are on page 1of 13

Báo cáo thực hành

Bài 3: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

Môn: Thực hành hóa lý Họ và tên sv: Đoàn Phạm Bảo Lâm
Giảng viên HD: Lê Thiết Hùng MSSV: 19525911

Tổng kết Điểm số Nhận xét

BÀI 3: ĐỘ TAN VÀ TÍCH SỐ TAN

1. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM

Xác định vận tốc và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng hóa học.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Vận tốc phản ứng hóa học

Vận tốc phản ứng thường được xác định bằng độ biến thiên nồng độ của các chất
phản ứng hoặc sản phẩm trong một dơn vị thời gian.

Thí dụ: Trong khoảng thời gian  t, nồng độ chất phản ứng thay đổi là C thì vận tốc
trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian đó là:

C
W  (1)
t

Vận tốc phản ứng luôn là giá trị dương, do đó dấu (+) hay là (-) tùy thuộc vào giá trị
C xác định theo chất phản ứng hay sản phẩm. Khi tính vận tốc phản ứng trung bình
trong khoảng thời gian  t vô cùng nhỏ (  t tiến dần đến 0) thì lúc đó vận tốc trung bình
tiến tới giới hạn là vận tốc tức thời tại thời điểm t:

dC
W  (2)
dt

1
Vận tốc của phản ứng hóa học phụ thuộc vào bản chất của các chất phản ứng và điều
kiện tiến hành phản ứng như: nhiệt độ, áp suất, nồng độ của các chất phản ứng… Nếu một
phản ứng xảy ra nhiều giai đoạn thì vận tốc phản ứng được quyết định bởi giai đoạn xảy
ra chậm nhất.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

1.2.1. Nồng độ

Theo định luật tác dụng khối lượng, vận tốc phản ứng tỉ lệ với nồng độ chất phản ứng.

Với phản ứng tổng quát:

aA +bB → sản phẩm

Phương trình vận tốc:

W  k. A .B
X Y

k _ hệ số tỉ lệ đặc trưng cho mọi phản ứng ( chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất
của chất tham gia phản ứng) gọi là hằng số tốc độ.

Ví dụ:

H2 + Cl2 = 2HCl

W=k.[H2].[Cl2]

[H2], [Cl2]: nồng độ chất phản ứng ở thời điểm khảo sát t.

Nếu nồng độ H2 và Cl2 càng lớn thì số phân tử H2 và Cl2 hoạt động càng nhiều, phản
ứng càng nhanh.

1.2.2. Nhiệt độ

Tốc độ phản ứng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ xảy ra phản ứng. Khi nhiệt độ tăng,
số va chạm có hiệu quả tăng lên, do đó tốc độ phản ứng tăng lên. Khi nhiệt độ tăng lên
100 thì tốc độ phản ứng tăng lên từ 2  4 lần (gọi là hệ số nhiệt độ của tốc độ):

2
t 2 t1
k  k .
2 1
10 (3)

Trong đó:

+ k2 _ hằng số tốc độ phản ứng tại nhiệt độ t2.

+ k1_ hằng số tốc độ phản ứng tại nhiệt độ t1.

1.2.3. Xúc tác

Chất xúc tác là chất có khả năng làm tăng nhanh tốc độ của các phản ứng có khả năng
xảy ra nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

Chất xúc tác có một số đặc trưng sau:

- Lượng sử dụng nhỏ hơn rất nhiều so với lượng chất phản ứng.

- Không thay đổi về lượng và thành phần, tính chất sau phản ứng.

- Có tính chọn lọc, mỗi chất xúc tác thường chỉ có tác dụng với một phản ứng
nhất định. Trong phần thực hành này, chúng ta sẽ khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố
tốc độ, nhiệt độ và chất xúc tác đến vận tốc phản ứng.

3. THỰC NGHIỆM

3.1. Dụng cụ

- Nhiệt kế 100℃ - Cốc chịu nhiệt 250ml

- Ống nghiệm lớn 10 cái - Bếp điện nhỏ

- Pipet các loại - Dụng cụ hứng khí

- Giá để ống nghiệm

3.2. Hóa chất

- MnO2 rắn - H2O2 đậm đặc

- Na2C2O4 0,2N - Na2S2O3 0,1N

3
- HCl 1N - H2SO4 8N

- KMnO4 0,04N - MnSO4 0,2N

3.3. Tiến hành thí nghiệm.

3.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

Na2S2O3 + 2HCl = 2NaCl + SO2↑ + H2O + S↓

Bảng 4.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Na2S2O3 đến tốc độ phản ứng(4)

Thí Thể tích Thể tích Thể tích HCl, Thời gian Tốc độ phản ứng
nghiệm Na2S2O3 H2O(ml) 1M (ml) quan sát W=1/t
0,2M (t)
1 5 0 5
2 4 1 5
3 3 2 5
4 2 3 5
5 1 4 5
- Dùng hai ống nhiệm, một ống chứa Na2S2O3 (theo bảng 4.1), còn ống kia đựng HCl
1M.

- Rót dung dịch HCl vào dung dịch Na2S2O3 lắc đều.

- Dùng đồn hồ có kim giây để theo dõi phản ứng kể từ khi trộn hai dung dịch đó với
nhau rồi tiếp tục lắc cho tới khi xuất hiện màu sữa.

- Làm tương tự từ thí nghiệm 1 đến thí nghiệm thứ 5.

3.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

Lấy hai ống nghiệm, cho vào ống nghiệm thứ nhất 1ml dung dịch Na2S2O3 0,1N, cho
vào ống nghiệm thứ hai 5ml HCl. Ngâm cả hai ống nghiệm vào nước cho đến khi đạt
được nhiệt độ thích hợp, đổ dung dịch HCl trong ống thứ hai vào ống thứ nhất, quan sát

4
và xác định thời gian phản ứng. Làm tương tự từ thí nghiệm thứ nhất cho đến thí nghiệm
cuối cùng theo bảng 4.2.

Bảng 4.2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng (4)

Thí Thể tích Thể tích Nhiệt độ Thời gian Tốc độ


nghiệm Na2S2O3 HCl 1M ℃ quan sát phản ứng
0,1 N(ml) (ml) (t) W=1/t

1 1 5
t p


2 1 5 + 10
t p


3 1 5 + 20
t p


4 1 5 + 30
t p


5 1 5 + 40
t p

3.3.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của Mn2+ lên tốc độ phản ứng

2MnO4 - + 5C2O4 2- + 16H+ → 2Mn2+ + 10CO2 ↑ + 8H2O

- Lấy vào một ống nghiệm lớn thể tích các thuốc thử cho thí nghiệm ghi ở bảng 4.3.

- Theo dõi thời gian mất màu dung dịch của từng thí nghiệm.

Bảng 4.3. Khảo sát ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng

Thí Na2C2O4 H2SO4 KMnO4 MnSO4 Nhiệt độ Thời


nghiệm 0,1M 4M(ml) 0,02M 0,1M ℃ gian
(ml) (giọt) (giọt) quan sát
(t)
1 3 1 5 0 t° phòng
2 3 1 5 2 t° phòng
5
3 3 1 5 4 t° phòng
4 3 1 5 6 t° phòng

4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm 1: khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
Na2S2O3 + HCL =2NaCLN + SO2 +H20 +S

- Bảng 4.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Na2S2O3 đến tốc độ phản ứng(4)

Thí nghiệm Thể tích Thể tích Thể tích Thời gian Tốc độ phản
Na2S2O3 H2O (ml) NaOH 1M quan sát t úng W=1/t
0,2M (ml) (ml) (s)
1 5 0 5 54 0,0185

2 4 1 5 62 0,0161

3 3 2 5 75 0,0133

4 2 3 5 97 0,0104

5 1 4 5 165 0,006

-Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc phản ứng v=1/t theo nồng độ dung dịch
Na2S2O4

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc phản ứng v=1/t
theo nồng độ dung dịch Na2S2O4

0,0185
0,02
0,0161
Tốc độ phản ứng W=1/t

0,015 0,0133
0,0104
0,01
0,006
0,005

0
0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25
Nồng độ Na2S2O4

6
 Ta thấy khi giảm nồng độ Na2S2O3 xuống thì thời gian bắt đầu xuất hiện váng đục
sữa càng tăng -> tốc độ phản ứng diễn ra càng chậm .
Thí nghiệm 2: khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng .
- Bảng 4.2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng (4)

Thí nghiệm Thể tích Thể tích Nhiệt độ Thời gian Tốc dộ
Na2S2O3 HCL 1M quan sát t phản ứng
0,1N (ml) (s) W=1/t
1 1 5 30º 124 0,008
2 1 5 40º 75 0,013
3 1 5 50º 48 0,02
4 1 5 60º 33 0,03
5 1 5 70º 27 0,037

Vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của tốc độ theo nhiệt độ

Đồ thị biểu diễn sư phụ thuộc của tốc độ phản ứng với nhiệt độ.
0,04 0,037
Tốc dộ phản ứng W=1/t

0,035 0,03
0,03
0,025 0,02
0,02
0,013
0,015
0,008
0,01
0,005
0
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Nhiệt độ ( Độ C)

>Khi nhiệt độ tăng dần thì thời gian bắt đầu xuất hiện phản ứng sẽ giảm dần dẫn đến
tốc độ phản ứng tăng

7
Thí nghiệm 3: khảo sát ảnh hưởng của Mn2+
-Bảng 4.3. Khảo sát ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng

Thí Na2C2O4 H2SO4 KMnO4 MnSO4 Nhiệt Thời Tốc độ


nghiệm 0,1M 4M (ml) 0,02M 0,1M Độ gian
phản
(ml) (giọt) (giọt) ºC quan sát
t (s) ứng
W=1/t
1 3 1 5 0 tº phòng 123 0.008
2 3 1 5 2 tºphòng 61 0.016
3 3 1 5 4 tº phòng 40 0.025
4 3 1 5 6 tº phòng 8 0.125

-Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc phản ứng theo lượng dung dịch MnSO4.

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc phản ứng theo lượng
dung dịch MnSO4
0,14 0,125
Tốc độ phản ứng W=1/t

0,12
0,1
0,08
0,06
0,04 0,025
0,016
0,020,008
0
0 1 2 3 4 5 6 7
MnSO4 0,1M (giọt)

>Khi thêm MnSO4 đóng vai trò làm chất xúc tác giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn nên
khi thêm vào thời gian xuất hiện phản ứng nhanh hơn so với khi không thêm xúc tác

5. TÍNH TOÁN XỬ LÝ SỐ LIỆU.

a. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

Tính nồng độ Na2S2O4

8
Thí nghiệm Thế tích Thể tích Thể tích HCl, Tính nồng độ
Na2S2O3 0,2M H2O(ml) 1M (ml) Na2S2O4
1 5 0 5 0,4
2 4 1 5 0,08
3 3 2 5 0,12
4 2 3 5 0,16
5 1 4 5 0,2

Pha hóa chất: V=1lít


- HCl 1M từ dung dịch HCl 37% (d=1,19g/ml)
𝐶𝑀. 𝑉𝑚𝑙.𝑀 1.1000.36,5
V= = = 82,9 ml
10.𝐶%.𝑑 10.37.1,19

- H2SO4 4M từ H2SO4 đặc 98% có (d= 1,98g/ml)


𝐶𝑀. 𝑉𝑚𝑙.𝑀
V= = 202ml
10.𝐶%.𝑑

- Na2C2O4 0,1M từ Na2C2O4.2H2O có p=99%, dùng cho phản ứng với


KMnO4
𝐶𝑀. 𝑉𝑚𝑙.𝑀 0,1.1000.170
mcân = = = 17,17 g
10.𝑝 10.99

- Na2S2O3 0,1M từ Na2S2O3.5H2O có p=99%, dùng cho phản ứng với


HCl.
𝐶𝑀. 𝑉𝑚𝑙.𝑀
mcân = = 25,05 g
10.𝑝

- KMnO4 0,02M từ KMnO4 có p=99,5% dùng cho phản ứng với


Na2C2O4
𝐶𝑀. 𝑉𝑚𝑙.𝑀
mcân = = 3,2 g
10.𝑝

- MnSO4 0,1M từ MnSO4 rắn có p=99% (cho z=2)


𝐶𝑀. 𝑉𝑚𝑙.𝑀
mcân = = 15,25 g
10.𝑝

9
6. TRẢ LỜI CÂU HỎI.

Câu 1: Anh(chị) hãy cho biết vận tốc của một phản ứng hóa học phụ thuộc vào
những yếu tố nào?

a. Nồng độ

Theo định luật tác dụng khối lượng, vận tốc phản ứng tỉ lệ với nồng độ chất phản ứng.

Với phản ứng tổng quát:

aA +bB → sản phẩm

Phương trình vận tốc:

W  k.A .B
X Y

k _ hệ số tỉ lệ đặc trưng cho mọi phản ứng ( chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất
của chất tham gia phản ứng) gọi là hằng số tốc độ.

Ví dụ:

H2 + Cl2 = 2HCl

W=k.[H2].[Cl2]

[H2], [Cl2]: nồng độ chất phản ứng ở thời điểm khảo sát t.

Nếu nồng độ H2 và Cl2 càng lớn thì số phân tử H2 và Cl2 hoạt động càng nhiều, phản
ứng càng nhanh.

b. Nhiệt độ

Tốc độ phản ứng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ xảy ra phản ứng. Khi nhiệt độ tăng,
số va chạm có hiệu quả tăng lên, do đó tốc độ phản ứng tăng lên. Khi nhiệt độ tăng lên
100 thì tốc độ phản ứng tăng lên từ 2  4 lần (gọi là hệ số nhiệt độ của tốc độ):

t 2 t1
k  k .
2 1
10
(3)

10
Trong đó:

+ k2 _ hằng số tốc độ phản ứng tại nhiệt độ t2.

+ k1_ hằng số tốc độ phản ứng tại nhiệt độ t1.

c. Xúc tác

Chất xúc tác là chất có khả năng làm tăng nhanh tốc độ của các phản ứng có khả năng
xảy ra nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

Chất xúc tác có một số đặc trưng sau:

- Lượng sử dụng nhỏ hơn rất nhiều so với lượng chất phản ứng.

- Không thay đổi về lượng và thành phần, tính chất sau phản ứng.

- Có tính chọn lọc, mỗi chất xúc tác thường chỉ có tác dụng với một phản ứng
nhất định. Trong phần thực hành này, chúng ta sẽ khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố
tốc độ, nhiệt độ và chất xúc tác đến vận tốc phản ứng.

Câu 2: Anh(chị) hãy cho biết hằng số vận tốc phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Hằng số vận tốc phụ thuộc vào nhiệt độ, bản chất chất phản ứng nhưng không phụ
thuộc vào nồng độ.

Câu 3: Anh(chị) hãy phân biệt vận tốc trung bình và vận tốc tức thời?

- Vận tốc tức thời đánh giá tốc độ phản ứng nhanh hay chậm tại một thời điểm nhất
định, phản ứng trong một đơn vị thờ gian.

- vận tốc trung bình đánh giá chung tốc độ phản ứng trong một đơn vị thờ gian gồm
nhiều thời điểm, được tính bằng trung bình cộng các vận tốc tức thời trong một đơn vị
thời gian.

Vận tốc trung bình trong một khoảng thời gian t :

_
C
v 
t
11
Vận tốc tức thời tại thời điểm t:

dC
v
dt

- Khi C là nồng độ chất phản ứng thì biểu diễn trên lấy dấu (+).

- Khi C là nồng độ sản phẩm thì biểu diễn trên lấy dấu (-).

7. KẾT LUẬN_ BÀN LUẬN

Sau khi tiến hành các thí nghiệm ta rút ra được sự tác động của ccs yếu tố như nồng
độ, nhiệt độ và chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. Sự tác động tích cực hay tiêu cực là phụ
thuộc hoàn toàn vào mục đích tiến hành. Khi nồng độ càng tăng thì tốc đô phản ứng xảy
ra càng nhanh và ngược lại. Tương tự đối với nhiệt độ, ở nhiệt độ càng cao thì năng lượng
cung cấp cho các phân tử càng nhiều sẽ giúp tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn. Chất xúc
tác cũng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tốc độ phản ứng, là chất có khả năng
làm tăng nhanh tốc độ của các phản ứng có khả năng xảy ra nhưng không bị tiêu hao
trong phản ứng, tuy không thể làm cho phản ứng xảy ra nhưng có vai trò lớn trong việc
gia tăng tốc độ phản ứng. Áp dụng vào các thì nghiệm được tiến hành ta rút ra một số
nhận xét cơ bản như sau:

a. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

Dựa vào tốc độ phản ứng của từng thí nghiệm với nồng độ chất phản ứng khác nhau(
bảng 4.7), ta thấy tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng. Cụ thể là khi
giảm nồng độ Na2S2O3 bằng cách pha loãng với nước thì phản ứng xảy ra chậm hơn so
với khi sử dụng nồng độ Na2S2O3 cao hơn. Điều này được giải thích như sau: khi nồng độ
Na2S2O3 càng lớn thì số va chạm giữa các phân tử của nó với các phân tử HCl càng tăng,
các phân tử này hoạt động càng nhiều, phản ứng càng xảy ra nhanh.

b. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

Từ tốc độ phản ứng đã tính trong bảng 4.8, có thể tháy nhiệt độ khác nhau thì tốc độ
của phản ứng xảy ra cũng khác nhau: khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng. Do đó có
thể kết luận rằng tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi ta tăng nhiệt độ, đông thời
12
đã cấp thêm năng lượng cho các nguyên tử làm chúng chuyển động mạnh hơn, số va
chạm có hiệu quả tăng lên, vì vậy tốc độ phản ứng tăng.

c. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của Mn2+ lên tốc độ phản ứng

Dựa vào tốc độ phản ứng thu được ở bảng 4.9, ta thấy khi tăng lượng Mn2+ (chất xúc
tác) tốc độ phản ứng cũng tăng theo. Từ đó có thể kết luận rằng tốc độ phản ứng phụ
thuộc chất xúc tác. Tác dụng của chất xúc tác là ở chỗ chúng hướng phản ứng theo con
đường mới với năng lượng hoạt động hóa thấp hơn so với khi không có xúc tác, do đó
làm tăng tốc độ. Chất xúc tác chỉ có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chứ không bị tiêu
hao trong phản ứng. Chất xúc tác càng hoạt động mạnh thì tác dụng làm giảm năng lượng
hoạt động hóa càng nhiều.

13

You might also like