You are on page 1of 6

Câu 1.

Thực hiện thí nghiệm điều chế và thử tnh chất của khi X như sau
Bước 1: Cho vào ống nghiệm khô tổng số 1) có nút và ống dẫn khí khoảng 4 - 5 gam
hỗn hợp bột mịn đã được trộn đều gồm: natri axetat và với tôi xút theo tỉ lệ 1:2 và khối
lượng
Bước 2: Lắp Ống Số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch nước
brom đựng trong cốc thủy tinh
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ xung quanh phần dưới của
ống nghiệm, sau đó đun tập trung vào vị trí có hỗn hợp phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 2 lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên
(b) Sau khi thực hiện bước 3 một thời gian, màu của dung dịch trong cốc thủy tinh bị
nhạt dần
(c) Khi X sinh ra trong thí nghiệm là thành phần chính của khi thiên nhiên, có khả
năng kích thích trái cây nhanh chính
(d) Kết thúc thí nghiệm, tắt đèn còn để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khi ra
khỏi dung dịch trong cốc thủy tinh.
(e) Muốn thu khí X vào bình tam giác mà ít lẫn tạp chất ta phải thu băng phương pháp
đẩy nước
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2. Tiến hành các thí nghiệm sau
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2-3 ml dung dịch lỏng trong trứng 10%
Bước 2: Đun nóng công nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến sôi trong khoảng 1
phút
Cho các nhận định sau
(a) Ở bước 2 xảy ra hiện tượng đồng tự lòng trắng trứng, phần đông tụ có màu trắng
(b) Ở bước 2 thay vì đun nóng, ta nhỏ vài giọt dung dịch HNO3 đậm đặc vào ống
nghiệm thì lòng trắng trứng không bị đông tụ
(C) Hiện tượng động tụ cũng xảy ra khi thay dung dịch lòng trắng trứng bằng dung
dịch thịt cua (giã thị cua sau khi đã bỏ mai, cho nước vừa đủ, vắt lấy nước lọc)
(d) Sau khi ăn hải sản không nên ăn trái cây như hồng, nho, lựu trong các trái cây này
có chứa nhiều axit tannic, khi gặp protein trong hải sản sẽ tạo nên hiện tượng đồng đặc
và sinh ra những chất khó tiêu hóa
(2) Hải sản có vỏ không nên dùng chung với những trái cây chứa nhiều vitamin C bởi
các loại hải sản này rất giàu asen, khi gặp vitamin C trong trái cây lập tức biến đổi và
gây ra độc tố.
Số nhận định đúng là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 3: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau.
- Bước 1: Cho một nhúm bông vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng
và khuấy đều đến khi thu được dung dịch đồng nhất
- Bước 2: Để nguội và trung hoa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%
- Bước 3: Lấy dung dịch thu được sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm dùng dung
dịch AgNO3 trong NH3, Ngâm ống nghiệm vào cốc nước nóng khoảng 700
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc ở bước 2, nếu nhỏ dung dịch iot vào ống nghiệm thì thu được dung dịch
có màu xanh tim
(b) Ở bước 1, có thể thay thể dung dịch H2SO4 bằng dung dịch NaOH có cùng nồng
độ.
(c) Kết thúc bước 3, trên thành ống nghiệm sáng bóng như gương
(ơ) Ở bước 1, xảy ra phản ứng thủy phân xenlulozơ.
le) ở bước 3, xảy ra sự oxi hóa glucozơ thành amoni gluconat.
Số phát biểu đúng là
A 1. B.4. C. 2. D. 3.
Câu 4: Thực hiện thí nghiệm về ăn mòn điện hoá như sau:
Bước 1: Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc nhau) vào cốc đựng dung
dịch H2SO4 loãng.
Bước 2: Nổi thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn cho đi qua một điện kế.
Cho các nhận xét sau:
(a) Sau bước 1, bọt khí thoát ra trên bề mặt thanh kẽm.
(b) Sau bước 2, kim điện bị lệch.
(C) Sau bước 2. dung dịch có màu xanh của CuSO4.
(d) Sau bước 2. lá Zn có màu đỏ của Cu bám vào.
(e) Sau bước 2, bọt khí thoát ra cả trên bề mặt thanh kẽm và thanh đồng.
(g) Trong thí nghiệm trên, sau bước 2, thanh đồng có khối lượng không thay đổi.
Số nhận xét đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D.3.
Câu 5: Tiến hành thí nghiệm theo như sau:
Bước 1: Rót vào 2 cốc thủy tinh dung tích 50 ml (đánh số là (1) và (2)), mỗi cốc
khoảng 10 ml dung dịch H2SO4 1M (lấy dư) và cho vào mỗi cốc một mẫu kẽm (giống
nhau).
Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào cốc (1) và 2-3 giọt dung dịch MgSO4
vào cốc (2).
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 1, tốc độ thoát khí H2 ở hai cốc là như nhau.
(b) ở bước 2, tốc độ thoát khí H2 ở cốc (1) mạnh hơn ở cốc (2).
(c) Sau khi kết thúc phản ứng, lượng muối ZnSO4 ở cốc (1) nhiều hơn ở cốc (2).
(d) Sau khi kết thúc phản ứng, lượng khí H2 thu được ở các (1) nhiều hơn ở cốc (2).
(e) Tại cốc (1) có xảy ra ăn mòn điện hóa còn cốc (2) chỉ xảy ra ăn mòn hóa học.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 6: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Nhỏ 3 giọt dung dịch anilin vào ông nghiệm chứa 2 ml nước cất, lắc đều, sau
đó để yên
Bước 2: Những giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm, sau đó nhấc giấy quỳ ra
Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên
Bước 4: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch NaOH đặc vào ống nghiệm, lắc đều, sau đó để yên
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 1, anilin hầu như không tan và lắng xuống đáy ống nghiệm
(b) Kết thúc bước 2, giấy quỷ tim chuyển thành màu xanh do anilin có tính bazơ
(c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt
(d) Kết thúc bước 4, trong ống nghiêm có anilin tạo thành
(e) Kết thúc bước 4, trong ống nghiệm chứa hai muối. Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10ml dung dịch
NaOH 40%
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút
và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn
hợp
Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15-20 ml dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để
yên Có các phát biểu sau:
(1) Ở bước 1, nếu thay dầu dừa bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3
vẫn xảy ra tương tự
(2) ở bước 2, việc thêm nước cất để đảm bảo phản ứng thủy phân xảy ra
(3) ở bước 2, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng cách đun cách thủy (ngâm trong nước
nóng)
(4) Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối của axit béo ra khỏi hỗn
hợp
(5) Ở bước 3, có thể thay dung dịch NaCl bão hỏa bằng dung dịch CaCl2 bão hỏa
(6) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 3 C.5 D. 6
Câu 8: Chuẩn bị hai ống nghiêm sạch và tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm thứ nhất 2 ml dung dịch saccarozơ 1%, nhỏ thêm 1 giọt
dung dịch H2SO4 1M rồi đun nóng ông nghiệm từ 2 đến 3 phút, sau đó thêm tiếp 2 giọt
dung dịch NaOH 1M và lắc đều.
Bước 2: Cho vào ống nghiệm thứ hai 2 ml dung dịch AgNO3 1%. Thêm tiếp từng giọt
dung dịch NH3 vào cho đến khi kết của vừa xuất hiện lại tan hết
Bước 3: Rót dung dịch ở ống nghiệm thử nhất sang ống nghiệm thứ hai, lắc đều rồi
ngầm ống nghiệm trong
nước nóng (khoảng 60°C đến 70°C). Để yên một thời gian, quan sát hiện tượng
Cho các phát biểu:
(a) Ở bước 1 có thể thay dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch HCl 2M.
(b) Ở bước 1 có thể thay dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch NaHCO3 1M
(c) Ở bước 2 có thể thay dung dịch NH3 bằng dung dịch có tính bazơ như NaOH loãng
(d) Ở bước 3 xảy ra phản ứng oxi hóa glucozơ và fructozơ.
(e) Ở bước 3, nếu đun sôi dung dịch thì trong ống nghiệm sẽ xuất hiện kết của vón cục
(g) Sau bước 3 trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại sáng bóng như gương
chứng tỏ saccarozơ có phản ứng tráng bạc.
(h) Ở bước 1, khi cho H2SO4 1M vào và đun nóng thì saccarozơ bị hóa đen do tác dụng
với H2SO4
(i) Ở bước 3 xảy ra phản ứng khử glucozơ và fructozơ
Số phát biểu đúng là
A.6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 9: Cho vào ống nghiêm sạch 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó nhỏ từng giọt
NH3 5% và lắc đều đến khi kết của vừa tan hết. Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ.
Đun nóng nhẹ ống nghiệm. Cho các phải biểu về thí nghiệm trên như sau:
(a) Thí nghiệm trên để chứng tỏ glucozơ có chứa nhóm chức andehit.
(b) Sau khi đun nóng, có lớp bạc kim loại sáng như gương bám lên thành ống nghiệm.
(c) Trong quá trình thí nghiệm, glucozơ bị khử thành amoni gluconat.
(d) Nếu thay glucozơ bằng dung dịch saccarozơ thì không có Ag bám trên thành ống
nghiệm.
(e) Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên là phản ứng cơ sở của kỹ thuật tráng gương,
tráng ruột phích
Số phát biểu không đúng là
A. 4. B.3. C. 1. D. 2.
Câu 10: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai 2 bình cầu mỗi bình 10 ml etyl axetat.
Bước 2: Thêm 15 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất; 20 ml dung dịch NaOH
30% vào bình thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai bình rồi lắp ống sinh hàn, đun nhẹ qua lưới a-mi-ăng khoảng 5
phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai bình cầu đều phân thành hai lớp.
(2) ở bước 3, vai trò của lưới a-mi-ăng để tránh sự tụ nhiệt, tránh nứt vỡ bình cầu.
(3) ở bước 3, trong cả hai bình cầu đều xảy ra phản ứng thủy phân este.
(4) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai bình cầu đều đồng nhất.
(5) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong bình.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 11: Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Rót vào ống nghiệm 1 và 2, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng
ống một mẩu kẽm như nhau. Quan sát bọt khí thoát ra. cùng nồng độ và cho vào mỗi
Bước 2: Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 2. So sảnh tốc độ bọt khí thoát
ra ở 2 ống.
Cho các phát biểu sau:
(a) Bọt khí thoát ra ở ống 2 nhanh hơn so với ống 1.
(b) Ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hoá học còn ống 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hoá.
(c) Bọt khí thoát ra ở 2 ống tốc độ là như nhau.
(d) ở cả hai ống nghiệm, Zn đều bị oxi hoá thành Zn2+.
(e) ở bước 1, nếu thay kim loại kẽm bằng kim loại sắt thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự.
(g) Ở bước 2, nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch MgSO4 thì hiện tượng vẫn
xảy ra tương tự.
(h) ở bước 1: lúc đầu khi thoát ra nhanh sau chậm dần, có bọt khí bám lên bề mặt viên
kẽm.
(i) Nếu ở bước 2 thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch Al2(SO4)3 thì khí thoát ra sẽ
nhanh hơn.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 12: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho vào ống nghiệm một ít phenol.
– Bước 2: Nhỏ tiếp 2 ml nước cất vào ống nghiệm rồi lắc đều, sau đó nhúng mẩu giấy
quỳ tím vào trong ống nghiệm.
– Bước 3: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch NaOH đặc vào ống nghiệm.
- Bước 4: Sục khí CO2 (dư) vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2 phenol rất ít tan trong nước, quỳ tím không đổi màu.
(b) Sau bước 2 phenol tan hết trong nước, quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
(c) Sau bước 3 phenol tan hết trong dung dịch NaOH.
(d) Sau bước 4 phenol tách ra làm dung dịch bị vẩn đục và sản phẩm có muối
NaHCO3.
(e) Ở bước 4 nếu thay CO2 bằng HCl thì cũng thu được phenol và muối NaCl.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 13: Tiến hành thí nghiệm thử tính chất của glixerol và etanol với đồng(II) hiđroxit
theo các bước
sau đây:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và
2 – 3 giọt dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ.
Bước 2: Nhỏ 2 – 3 giọt glixerol vào ống nghiệm thứ nhất, 2 – 3 giọt etanol vào ống
nghiệm thứ hai. Lắc nhẹ cả hai ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau về thí nghiệm đã tiến hành ở trên:
(a) Sau bước 1, trong cả hai ống nghiệm đều có kết tủa màu xanh của đồng(II) hidroxit.
(b) Sau bước 2, trong ống nghiệm thứ nhất kết tủa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(c) Sau bước 2, trong cả hai ống nghiệm kết tủa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(d) Sau bước 2, trong ống nghiệm thứ hai kết tủa màu xanh của đồng(II) hiđroxit
không tan.
(e) Thí nghiệm trên, được dùng để phân biệt etanol và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 3 .B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 14: Thực hiện thí nghiệm điều chế Fe(OH)2 như sau
Bước 1: Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm 1.
Bước 2: Rót vào ống nghiệm này 3 – 4 ml dung dịch HCl loãng, đun nhẹ.
Bước 3: Lấy vào ống nghiệm 2 từ 4 – 5 ml dung dịch NaOH, đun sôi.
Bước 4: Rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch FeCl2 ở ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2.
Cho các nhận xét sau
(1) Ở bước 2 trong ống nghiệm có sủi bọt khí không màu.
(2) Ở bước 3 phải đun sôi NaOH để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dung dịch.
(3) ở bước 4 thu được kết tủa màu vàng nâu.
(4) Sau khi để ống nghiệm 2 thêm một thời gian thấy phần kết tủa trên thành ống
nghiệm chuyển màu nâu đỏ.
Số nhận xét đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 15:. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Dùng 4 kẹp sắt kẹp 4 vật liệu riêng rẽ: Mẫu màng mỏng PE, mẫu ổn nhựa dẫn
nước làm bằng
PVC, sợi len (làm từ lông cừu) và vải sợ xenlulozo (hoặc bông).
Bước 2: Hơ các vật liệu này (từng thứ một) ở gần ngọn lửa vài phút.
Bước 3: Đốt các vật liệu trên.
Cho các nhận định sau:
(a) PVC bị chảy mềm ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc
khó chịu.
(b) Sợi len cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi khét.
(c) PE bị chảy ra thành chất lỏng, sản phẩm cháy cho khí, có một ít khói đen.
(d) Sợi vải chảy mạnh, khí thoát ra không có mùi.
(e) Khi hơ nóng 4 vật liệu: PVC bị chảy ra; PE bị chảy thành chất lỏng nhớt.
Số nhận định đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

You might also like