You are on page 1of 4

Câu 1: MĐ 208 THPTQG 2020: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A. Al B. Cu C. Mg D. Na
Câu 2: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. AgNO3 B. NaOH C. NaCl D. Mg(NO3)2
Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 sinh ra khí H2?
A. Ca(OH)2 B. Mg C. BaO D. Mg(OH)2
Câu 4: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ag B. Ba C. Na D. K
Câu 5: Hoà tan 6,75 gam hỗn hợp Al và Cu trong dung dịch HCl dư thu được 3,36 l khí (đktc).
Phần trăm khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp là:
A. 30% và 70%. B. 40% và 60%.
C. 35% và 65% . D. 50% và 50%.
Câu 6: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch KHCO3 sinh ra khí CO2?
A. Na2SO4 B. K2SO4 C. HCl D. NaCl
Câu 7: Số nhóm amoni (NH2) trong phân tử alanin là
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 8: Tên gọi của este HCOOCH3 là
A. etyl fomat B. etyl axetat C. metyl fomat D. metyl axetat
Câu 9: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với Al(OH)3?
A. CaCl2 B. NaNO3 C. KOH D. NaCl
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 15,4g hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 6,72 lít
khí thoát ra (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A được bao nhiêu gam muối khan:
A. 23,1g B. 36,7g C. 32,6g D. 46,2g
Câu 11: Số nguyên tử cacbon trong phân tử glucozo là
A. 22 B. 11 C. 12 D. 6
Câu 12: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. HCl B. NaCl C. H2SO4 D. Ca(OH)2
Câu 13: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Ba B. K C. Ca D. Al
Câu 14: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Alanin B. Etyl amin C. Axit glutamic D. Glyxin

1
Câu 15: Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu
được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn
thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là:
A. 31,45 gam. B. 33,99 gam C. 19,025 gam D. 56,3 gam
Câu 16: Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?
A. Fe(OH)2 B. FeO C. Fe(OH)3 D. FeSO4
Câu 17: Canxi cacbonat được dùng sản xuất vôi, thủy tinh, xi măng. Công thức của canxi
cacbonat là
A. CaCl2 B. CaCO3 C. Ca(OH)2 D. CaO
Câu 18: Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có
công thức là
A. C17H33COONa B. C17H35COONa C. HCOONa D. C2H3COONa
Câu 19: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(etylen terephtalat) B. Polibutadien
C. Poli(metyl metacrylat) D. Polietilen
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 2,44g hỗn hợp 4 kim loại Mg, Fe, Al và Zn bằng dung dịch H2SO4
loãng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 20,74g muối khan. Thể tích khí H2 sinh
ra (ở đktc) là:
A. 3,360 lít B. 3,136 lít C. 4,27 lít D. 4,480 lít
Câu 21: Chất X có công thức Fe(NO3)3. Tên gọi của X là
A. sắt(III) nitrit B. sắt(III) nitrat C. sắt(II) nitrit D. sắt(II) nitrat
Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Amino axit có tính chất lưỡng tính
B. Dung dịch protein có phản ứng màu biure
C. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác enzim
D. Dung dịch valin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
Câu 23: Cho 0,75 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch
chứa m gam muối. Giá trị cua m là
A. 0,97 B. 0,98 C. 1,13 D. 1,14
Câu 24: Cho mẩu natri vào ống nghiệm đựng 3ml dung dịch chất X, thấy natri tan dần và có
khí thoát ra. Chất X là
A. etanol B. benzen C. pentan D. hexan
Câu 25: Cho 5,4 gam Al và 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng
thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là :
A. 6,72 lít B. 3,36 lít C. 13,44 lít D. 4,48 lít
Câu 26: Polisaccarit X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi. Trong bông nõn có gần 98% chất X.
Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Phát biêu nào sau đây đúng?
A. X dễ tan trong nước B. Y có tính chất của ancol đa chức
C. X có phản ứng tráng bạc D. Phân tử khối của Y bằng 342

2
Câu 27: Khi đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp glucozo và saccarozo cần vừa đủ 0,3 mol
O2, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 5,04 B. 3,60 C. 4,14 D. 7,20
Câu 28: Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch gồm FeCl2 và FeCl3, thu được kết tủa X. Cho X
tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa muối
A. Fe(NO3)2 và KNO3 B. Fe(NO3)3 và KNO3
C. Fe(NO3)3 D. Fe(NO3)2
Câu 29: THPTQG 2020 MĐ 208: Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, xenlulozo
axetat, visco, nilon-6,6?
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 30: Hòa tan hết 6,3 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong vừa đủ 150 ml dung dịch gồm HCl
1M và H2SO4 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam
muối khan?
A. 30,225g B. 33,225g C. 35,25g D. 37,25g
Câu 31: Chất X có công thức H2N-CH(CH3)-COOH. Tên gọi của X là
A. glyxin. B. valin. C. alanin. D. lysin.
Câu 32: Thành phần chính của vỏ các loại ốc, sò, hến là
A. Ca(NO3)2. B. CaCO3. C. NaCl. D. Na2CO3.
Câu 33: Cho các tơ sau: visco, capron, xelulozơ axetat, olon. Số tơ tổng hợp trong nhóm này là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34: THPTQG 2020 MĐ 208: Cho các phát biểu sau:
(a) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá
(b) Fructozo là monosaccarit duy nhất có trong mật ong
(c) Một số este hòa tan tốt nhiều chất hữu cơ nên được dùng làm dung môi
(d) Vải làm từ tơ nilon-6,6 bền trong môi trường bazo hoặc môi trường axit
(e) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozo được dùng trong kĩ thuật tráng gương
Số phát biểu đúng là?
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 35: 2008 Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl
1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X
thu được lượng muối khan là
A. 38,93 gam. B. 103,85 gam. C. 25,95 gam. D. 77,86 gam.
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dứa được dùng làm nguyên liệu để chế xà phòng;
(b) Nước ép quả nho chín có phản ứng tráng bạc;
(c) Tơ tằm kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm;
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên;
(e) Dung dịch anilin làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Số lượng phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

3
Câu 37: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 mL etyl format.
Bước 2: Thêm 10 mL dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 mL dung dịch NaOH 30%
vào bình thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn rồi đun nhẹ trong 5 phút, sau đó để nguội.
Các phát biểu liên quan đến thí nghiệm trên được đưa ra như sau:
(a) Kết thúc bước (2), chất lỏng trong hai bình đều phân thành 2 lớp;
(b) Ở bước (3), có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng cách đun cách thủy (ngâm trong nước nóng);
(c) Ở bước (3), trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số lượng phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 38 THPTQG 2020 MĐ 208: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hidro
trong phân tử saccarozo được tiến hành theo các bước
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozo với 1 đến 2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn hợp
vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín hỗn hợp.
Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có
ống dẫn khí
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng
trong ống nghiệm (ống số 2)
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có
hỗn hợp phản ứng)
Cho các phát biểu sau:
(a) CuSO4 khan được dùng để nhận biết H2O sinh ra trong thí nghiệm
(b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng
(c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên
(d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử
saccarozo
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, đê ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi
dung dịch trong ống số 2
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 39: Khi thủy phân hết 3,28 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thì cần vừa đủ
0,05 mol NaOH, thu được một muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt
cháy hết Y trong O2 dư, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 2,16 B. 1,71 C. 3,06 D. 1,26
Câu 40: Hòa tan hoàn toàn a g kim loại Fe vào dung dịch HCl 3,65% vừa đủ . Sau khi kết thúc
phản ứng thì thu được dung dịch Y. Xác định nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là
A. 15,76%. B. 28,21%. C. 6,18% D. 24,24%.

You might also like