You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH



BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

HOÁ ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Lê Na

Lớp: L34 – Nhóm:

Danh sách thành viên:

Họ tên MSSV

Nguyễn Ngọc Vân Anh 2112788

Nguyễn Đông Hưng

Lê Thế Huy

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2022


MỤC LỤC
BÀI 1: KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM

I. Giới thiệu dụng cụ:

- Dụng cụ để chứa hoá chất: cốc thuỷ tinh (becher), ống nghiệm.

Mục đích: Chứa đựng và hoà tan hoá chất.

Sử dụng: Rửa sạch  Tráng nước cất  Tráng hoá chất.

- Dụng cụ phản ứng: bình tam giác (erlen), bình cầu.

Mục đích: Phản ứng và chưng cất hoá chất.

Sử dụng: Rửa sạch  Tráng nước cất.

- Dụng cụ để lấy hoá chất: ống đong, pipet vạch, pipet bầu, buret.

+ Ống đong:

Mục đích: Xác định thể tích.

Sử dụng: Rửa sạch  Tráng nước cất  Tráng hoá chất.

+ Pipet vạch, pipet bầu:

Mục đích: Xác định thể tích (có độ chính xác cao hơn ống đong).

Sử dụng: Rửa sạch  Tráng nước cất  Tráng hoá chất.

+ Buret:

Mục đích: Xác định thể tích (có độ chính xác cao nhất)

Sử dụng: Rửa sạch  Trang nước cất  Tráng hoá chất.

- Dụng cụ để pha hoá chất: bình định mức

Mục đích: Dùng để pha hoá chất.

Sử dụng: Rửa sạch  Tráng nước cất.

- Cân kỹ thuật:

Mục đích: Dùng để cân hoá chất

1
Sử dụng: Nhấn ON, đợi đến khi cân được ổn định  Cho đĩa cân nhựa lên, đợi cân ổn định 
Nhấn TARE để trừ bì  Cân và đọc kết quả  Nhấn OFF.

Chú ý:

Không cần 1 lần khối lượng quá 100g;

Không ấn nút quá mạnh;

Không ấn các nút khác trên bàn cân;

Làm vệ sinh sạch sẽ sau khi cân;

Không dùng tay hay vật nặng ấn lên bà cân.

- Dụng cụ hỗ trợ: bình tia, đĩa cân nhựa, quả bóp, đũa khuấy, muỗng lấy hoá chất, phễu thuỷ
tinh, pipet nhựa,…

II. Thực hành:

1. Thí nghiệm 1: Sử dụng pipet

- Dùng pipet 10 ml lấy 10 ml nước từ becher cho vào erlen (hút nước bằng quả bóp cao su vài
lần).

Hút chất lỏng  Giữ chặt đầu pipet bằng ngón trỏ (khi mặt cong chất lỏng chạm vạch cẩn đo) 
Xả chất lỏng  Không lấy giọt cuối.

- Lặp lại phần trên vài lần.

2. Thí nghiệm 2: Sử dụng buret

- Dùng becher 10 ml cho nước vào buret.

- Mở nhanh khoá buret, loại bỏ bọt khí trong buret.

- Chỉnh buret về mức 0 (cho mặt thoáng dung dịch có mặt cong chạm mặt 0).

- Dùng tay trái mở khoá cho 10 ml nước từ buret vào becher.

3. Thí nghiệm 3: Chuẩn độ ôxy hoá khử

Bước 1: Pha loãng axit oxalic.

- Cân 0,60 gam axit oxalic cho vào bình định mức.

2
- Thêm nước cất từ từ đến vạch định mức.

Bước 2: Chuẩn độ axit oxalic.

- Chuẩn bị buret có chứa KMnO4 0,1N.

- Dùng pipet 10 ml hút 10 ml dung dịch axit oxalic vào erlen.

- Cho thêm 2 ml H2SO4đđ

- Cho từ từ KMnO4 vào erlen đến khi dung dịch từ không màu sang màu tím nhạt.

4. Thí nghiệm 4: Pha loãng

Bước 1: Hút 10 ml HCl 1N bằng pipet bầu vào bình định mức.

Bước 2: Cho thêm nước, cất đến vạch đính mức, lắc đều.

5. Thí nghiệm 5: Kiểm tra nồng độ pha loãng

Bước 1: Chuẩn bị buret có NaOH 0,1N, hút 10 ml HCl ở thí nghiệm 4 bằng pipet bầu vào erlen
và thêm 2 giọt phenolphtalein.

Bước 2: Cho từ từ NaOH 0,1N từ buret vào erlen.

Bước 3: Quan sát dd trong erlen chuyển từ không màu sang hồng nhạt, khoá buret, đọc VNaOH.

CHClVHCl = CNaOHVNaOH

BÀI 2: NHIỆT PHẢN ỨNG

I. Mục đích thí nghiệm:

3
Trong thí nghiệm này, chúng ta sẻ đo hiệu ứng nhiệt của các phản ứng khác nhau và kiểm
tra lại định luật Hess.

II. Tiến hành thí nghiệm:

Dụng cụ thí nghiệm: Hoá chất:

- Nhiệt lượng kế - NaOH 1M

- Becher 100 ml (2 cái) - HCl 1M

- Đũa khuấy thuỷ tinh - CuSO4 khan

- Phễu thuỷ tinh - NH4Cl (tinh thể)

- Buret – giá buret

- Nhiệt kế

Ta có công thức tính nhiệt lượng là Q=mc ∆ t , trong đó m là khối lượng tất cả các chất
được nung nóng hay làm lạnh bao gồm các hoá chất và cả nhiệt lượng kế chứa chúng, do đó
công thức trong trường hợp thí nghiệm này là:

Q=(m0 c 0+ mc)∆ t

Trong đó: m0 c 0 – nhiệt dung của nhiệt lượng kế (cal/độ).

mc – nhiệt dung của dung dịch trong nhiệt lượng kế (cal/độ).

Chú ý: m – xác định bằng cách cân hoặc đo thể tích.

c – tra sổ tay.

m0 c 0 – phải xác định bằng thực nghiệm.

1. Thí nghiệm 1: Xác định nhiệt dung của nhiệt lượng kế

a. Mô tả thí nghiệm

Bước 1: Lấy 50 ml nước cất bằng ống đong cho vào becher, đo nhiệt độ (t1).

Bước 2: Lấy 50 ml nước nóng (60° ∁ - 65° ∁) cho vào nhiệt lượng kế, đo nhiệt độ (t2).

Bước 3: Đổ nhanh 50 ml nước lạnh từ becher vào nhiệt lượng kế đã có nước nóng, đo nhiệt độ
(t3).

4
b. Số liệu và công thức

Nhiệt do nước nóng và becher toả ra = nhiệt nước lạnh thu vào

( mc+ m0 c0 ) ( t 2−t 3 )=mc (t 3−t1 )

( t 3−t 1 )− ( t 2 −t 3 )
⟹ m 0 c0 =mc
( t 2−t 3 )
Trong đó: m – khối lượng 50 ml nước

c – nhiệt dung riêng của nước

Bảng số liệu:

Nhiệt độ ° ∁ Lần 1

t1

t2

t3

c. Kết quả

( t 3−t1 ) −( t 2−t3 )
m0 c 0=mc =¿
( t 2−t3 )
2. Thí nghiệm 2: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng trung hoà

a. Mô tả thí nghiệm

Bước 1: Lấy 25 ml NaOH 1N từ buret vào becher, đo nhiệt độ (t1).

Bước 2: Lấy 25 ml HCl 1N từ buret vào nhiệt lượng kế, đo nhiệt độ (t2).

Bước 3: Đổ nhanh 25 ml NaOH 1N từ becher vào nhiệt lượng kế, lắc lên, đo nhiệt độ (t3).

b. Số liệu và công thức

Q=(m0 c 0+ mc)∆ t

−Q
H=
n

5
Bảng số liệu:

Nhiệt độ ° ∁ Lần 1 Lần 2

t1

t2

t3

c. Kết quả

Nhiệt độ ° ∁ Lần 1 Lần 2

t1

t2

t3

Q (cal)

QTB (cal)

∆ H (cal/mol)

d. Kết luận

3. Thí nghiệm 3: Nhiệt hoà tan của CuSO4

a. Mô tả thí nghiệm

Bước 1: Lấy 50 ml NaOH 1N từ buret vào becher, đo nhiệt độ (t1).

Bước 2: Cân 4 gam CuSO4 khan.

Bước 3: Đổ nhanh 4 gam CuSO4 vào nhiệt lượng kế, lắc lên, đo nhiệt độ (t2).

b. Số liệu và công thức

Lần 1 Lần 2 Lần 3

6
m(g)

t1

t2

c. Kết quả

d. Kết luận

4. Thí nghiệm 4: Nhiệt hoà tan của NH4Cl

a. Mô tả thí nghiệm

Bước 1: Lấy 50 ml nước cất bằng ống đong cho vào nhiệt lượng kế, đo nhiệt độ (t1).

Bước 2: Cân 4 gam NH4Cl.

Bước 3: Đổ nhanh 4 gam CuSO4 vào nhiệt lượng kế, lắc lên, đo nhiệt độ (t2).

b. Số liệu và công thức

m CuSO4 t1 t2 Q QTB ∆H ∆ H TB
Lần đo
(g) (s) (s) (cal) (cal) (cal/mol) (cal/mol)
Lần 1

Lần 2

c. Kết quả

m CuSO4 t1 t2 Q QTB ∆H ∆ H TB
Lần đo
(g) (s) (s) (cal) (cal) (cal/mol) (cal/mol)
Lần 1

Lần 2

d. Kết luận

III. Trả lời câu hỏi:

7
Câu 1: ∆ Hth của phản ứng HCl + NaOH → NaCl + H2O sẽ được tính theo số mol HCl hay
NaOH khi cho 25 ml dung dịch HCl 2M tác dụng với 25 ml dung dịch NaOH 1M? Tại sao?

Trả lời:

Ta có: HCl + NaOH → NaCl + H2O

Ban đầu: 0,05 0,025 (mol)

Phản ứng: 0,025 0,025 (mol)

Còn lại: 0,025 0

⟹ Nhận thấy NaOH hết và HCl còn dư nên ∆ Hth của phản ứng HCl + NaOH → NaCl + H2O sẽ
được tính theo số mol NaOH vì lượng HCl còn dư sẽ không tham gia phản ứng nên không sinh
nhiệt được.

Câu 2: Nếu thay HCl 1M bằng HNO3 1M thì kết quả thí nghiệm 2 có thay đổi hay không?

Trả lời:

Xét về bản chất thì HNO3 cũng là một axit mạnh, phân ly hoàn toàn giống như HCl, khi
tác dụng với NaOH cũng sẽ tạo phản ứng trung hoà  Bản chất thí nghiệm không thay đổi.

Thay HCl 1M bằng HNO3 1M thì kết quả thí nghiệm 2 có thể thay đổi vì nhiệt tạo thành
NaCl có thể khác với nhiệt tạo thành NaNO3. Bên cạnh đó, khối lượng của 1 mol HCl khác với 1
mol HNO3 mà nồng độ mol của 2 chất lại như nhau nên 25 ml HCl có khối lượng khác với 25 ml
HNO3 dẫn đến đại lượng mc khác nhau  Q khác nhau  Kết quả thí nghiệm 2 bị thay đổi.

Câu 3: Tính ∆ H3 bằng lý thuyết theo định luật Hess. So sánh với kết quả thí nghiệm. Hãy xem 6
nguyên nhân có thể gây ra sai số trong thí nghiệm này:

- Mất nhiệt do nhiệt lượng kế.

- Do nhiệt kế.

- Do dụng cu đong thể tích hoá chất.

- Do cân.

- Do sunfat đồng bị hút ẩm.

- Do lấy nhiệt dung riêng dung dịch sunfat đồng bằng 1 cal/mol.độ.

8
Theo em, sai số nào là quan trọng nhất? Còn nguyên nhân nào khác không?

Trả lời:

Theo em, nguyên nhân gây ra sai số quan trọng nhất trong thí nghiệm là do sunfat đồng
bị hút ẩm. Vì CuSO4 khan là chất hút ẩm rất mạnh mà môi trường lại là nơi chứa rất nhiều hơi
nước nên trong quá trình lấy hoá chất và cân đong nếu không nhanh và cẩn thận, CuSO4 khan
tiếp xúc với môi trường và hút ẩm nhanh làm nhiệt thu được của CuSO4 bị mất đi một phần dẫn
đến nhiệt tạo thành đo được trên thực nghiệm sẽ nhỏ hơn so với trên lý thuyết.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến nhiệt tạo thành bị hao hụt như:

- Nhiệt lượng kế bị mất nhiệt do quá trình thao tác hoá chất không nhanh và chính xác dẫn đến
thất thoát nhiệt ra bên ngoài môi trường.

- Lấy nhiệt dung riêng của CuSO4 chỉ gần bằng 1 cal/g.độ chứ không bằng 1 cal/g.độ.

- Đo, ghi số liệu, cân không chính xác lượng hoá chất.

- Lượng CuSO4 khan không tan hết làm cho lượng nhiệt toả ra chưa cao như lý thuyết.

BÀI 4: XÁC ĐỊNH BẬC PHẢN ỨNG

9
I. Mục đích thí nghiệm:

- Nghiên cứu ảnh hướng của nồng độ đến vận tốc phản ứng.

- Xác định bậc của phản ứng phân huỷ Na2S2O3 trong môi trường axit bằng thực nghiệm.

II. Tiến hành thí nghiệm:

1. Xác định bậc phản ứng của Na2S2O3

a. Mô tả thí nghiệm

b. Kết quả thu được: tính nồng độ ban đầu

c. Kết luận bậc phản ứng

2. Xác định bậc phản ứng của H2SO4

a. Mô tả thí nghiệm

b. Kết quả thu được: tính nồng độ ban đầu

c. Kết luận bậc phản ứng

III. Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Trong thí nghiệm trên, nồng độ của Na2S2O3 và của H2SO4 đã ảnh hưởng thế nào lên vận
tốc phản ứng? Viết lại biểu thức tính vận tốc phản ứng. Xác định bậc của phản ứng.

Trả lời:

Nồng độ Na2S2O3 và H2SO4 ảnh hưởng trực tiếp đến vận tốc phản ứng. Tuy nhiên H2SO4
có bậc phản ứng tương đối nhỏ nên khi luỹ thừa n lên giá trị đạt gần bằng 1, do vậy nồng độ
H2SO4 không ảnh hưởng nhiều đến vận tốc phản ứng. Còn nồng độ Na2S2O3 sẽ tỉ lệ thuận với vận
tốc phản ứng.
m n
Biểu thức tính vận tốc phản ứng: V =k . [ Na2 S 2 O3 ] . [ H 2 SO4 ]

Trong đó: m và n lần lượt là bậc phản ứng của Na2 S2 O3 và H 2 SO4

Bậc của phản ứng ¿ m+n=¿

Câu 2: Cơ chế của phản ứng trên có thể được viết như sau:

H2SO4 + Na2S2O3 → NaSO4 + H2S2O3 (1)

10
H2S2O3 → H2SO3 + S ↓ (2)

Dựa vào kết quả thí nghiệm có thể kết luận phản ứng (1) hay (2) là phản ứng quyết định vận tốc
phản ứng tức là phản ứng xảy ra chậm nhất không? Tại sao? Lưu ý trong cá thí nghiệm trên,
lượng axit H2SO4 luôn luôn dư so với Na2S2O3.

Trả lời:

Ta có thể kết luận phản ứng (2) là phản ứng quyết định vận tốc phản ứng tức là phản ứng
xảy ra chậm nhất do:

- Xét theo kết quả thí nghiệm: khi làm thí nghiệm tính bậc phản ứng theo H2SO4, [ Na2 S2 O3 ] được
giữ nguyên, do lượng axit H2SO4 luôn dư so với Na2S2O3 nên nếu vận tốc phản ứng phụ thuộc
vào phản ứng (1) thì ta sẽ được các khoảng sát nhau, điều đó khác với thực tế.

- Xét về lý thuyết phản ứng: phản ứng (1) là phản ứng trao đổi ion, xảy ra rất nhanh, còn phản
ứng (2) là phản ứng oxi hoá khử xảy ra chậm hơn, thời gian phản ứng lâu hơn nên phản ứng (2)
mới quyết định vận tốc phản ứng.

Câu 3: Dựa trên cơ sở của phương pháp thí nghiệm thì vận tốc xác định được trong các thí
nghiệm trên được xem là vận tốc trung bình hay tức thời.

Trả lời:

Vận tốc xác định được trong các thí nghiệm trên là vận tốc tức thời. Theo công thức tính
∆C
từ các thí nghiệm trên thì vận tốc phản ứng sẽ được xem bằng tỉ số do được xác định từ thời
∆T
điểm các chất bắt đầu tiếp xúc lẫn nhau đến khi dung dịch vừa đổi màu nên tương đối rất nhỏ
không thể được xem là vận tốc trung bình. (∆ C ≈ 0⟹ ∆ C=dC )

Câu 4: Thay đổi thứ tự cho H2SO4 và Na2S2O3 thì bậc phản ứng có thay đổi không, tại sao?

Trả lời:

Nếu thay đổi thứ tự cho H2SO4 và Na2S2O3 thì bậc phản ứng sẽ không thay đổi vì bậc
phản ứng chỉ phụ thuộc vào bản chất của hệ phản ứng bao gồm: nồng độ các chất, diện tích tiếp
xúc, áp suất, nhiệt độ của hệ phản ứng và xúc tác mà không phụ thuộc vào quá trình tiến hành.

BÀI 8: PHÂN TÍCH THỂ TÍCH


11
I. Mục đích thí nghiệm:

- Dựa trên việc thiết lập đường cong chuẩn độ một axit mạnh bằng một bazơ mạnh lựa chọn chất
chỉ thị màu thích hợp cho phản ứng chuẩn độ axit HCl bằng dung dịch NaOH chuẩn.

- Áp dụng chuẩn độ xác định nồng độ một axit yếu.

II. Tiến hành thí nghiệm:

1. Thí nghiệm 1: Xây dựng đường cong chuẩn độ axit mạnh bằng bazơ mạnh

2. Thí nghiệm 2: Chuẩn độ axit mạnh – bazơ mạnh bằng chỉ thị phenolphtalein

a. Mô tả thí nghiệm

b. Sự thay đổi của màu chỉ thị

c. Kết quả thu được

d. Tính nồng độ dung dịch HCl

e. Kết luận

3. Thí nghiệm 3: Chuẩn độ axit mạnh – bazơ mạnh bằng chỉ thị metyl da cam

a. Mô tả thí nghiệm

b. Sự thay đổi của màu chỉ thị

c. Kết quả thu được

d. Tính nồng độ dung dịch HCl

e. Kết luận

4. Thí nghiệm 4: Chuẩn độ axit yếu – bazơ mạnh bằng chỉ thị phenolphtalein + metyl
da cam

a. Mô tả thí nghiệm

b. Sự thay đổi của màu chỉ thị

12
c. Kết quả thu được

d. Tính nồng độ dung dịch CH3COOH

e. Kết luận

III. Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Khi thay đổi nồng độ HCl và NaOH, đường cong chuẩn độ có thay đổi hay không? Tại
sao?

Trả lời:

Khi thay đổi nồng độ HCl và NaOH đường cong chuẩn độ sẽ thay đổi vì khi thay đổi
nồng độ thì thể tích thay đổi. Đồ thị sẽ mở rộng ra hoặc thu hẹp lại. Tuy nhiên điểm tương đương
của hệ sẽ không thay đổi.

Câu 2: Việc xác định nồng độ axit HCl trong các thí nghiệm 2 và 3 cho kết quả nào chính xác
hơn? Tại sao?

Trả lời:

Trong thí nghiệm 2 và 3, việc xác định nồng độ axit HCl thì thí nghiệm 2 sẽ cho kết quả chính
xác hơn vì phenolphtalein thay đổi màu trong khoảng pH dao động từ 8 – 10, metyl cam này
thay đổi màu trong khoảng pH dao động từ 3,1 – 4,4, trong khi điểm tương đương của hệ là 7 (do
phản ứng giữa axit mạnh và bazơ mạnh) nên thí nghiệm 2 sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Câu 3: Từ kết quả thí nghiệm 4, việc xác định nồng độ dung dịch axit axetic bằng chỉ thị màu
nào chính xác hơn? Tại sao?

Trả lời:

Trong thí nghiệm 4, việc xác định nồng độ dung dịch axit axetic bằng phenolphtalein sẽ
chính xác hơn vì chỉ thị này thay đổi màu trong khoảng pH dao động từ 8 – 10, với metyl cam sẽ
không chính xác bằng vì chỉ thị này thay đổi màu trong khoảng pH dao động từ 3,1 – 4,4 mà
điểm tương đương trong thí nghiệm là lớn hơn 7 (dung dịch sau phản ứng có môi trường bazơ).

Câu 4: Trong phép phân tích thể tích, nếu đổi vị trí của NaOH và axit thì kết quả có thay đổi
không? Tại sao?

Trả lời:

13
Trong phép phân tích thể tích trên, khi đổi vị trí của NaOH và axit thì kết quả vẫn sẽ
không thay đổi vì vốn dĩ bản chất phản ứng không thay đổi (phản ứng trung hoà).

14

You might also like