You are on page 1of 22

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC


BỘ MÔN HÓA LÝ
--------------------

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM

HÓA LÝ II (CH3062)
(DÙNG CHO SINH VIÊN KHỐI HÓA)

Năm 11/2020
NỘI QUY THÍ NGHIỆM HÓA LÝ

1. Một số yêu cầu chung khi làm thí nghiệm hóa lý


- Sinh viên đi làm thí nghiệm yêu cầu phải mang thẻ sinh viên và bài chuẩn bị (ghi
rõ họ tên, MSSV, lớp và mục đích thí nghiệm, tóm tắt nội dung lý thuyết và các
bước tiến hành thí nghiệm).
- SV đi làm TN đúng giờ (quá 15 phút sẽ không được làm TN), mang áo blouse và
khẩu trang.
- Làm thí nghiệm hóa lý, sinh viên có điều kiện làm quen với nhiều loại dụng cụ đo
và máy móc khác nhau từ thô sơ (do phòng thí nghiệm tự trang, tự chế) đến phức
tạp (các máy đo). Vì vậy sinh viên cần chuẩn bị nội dung thí nghiệm trƣớc khi đến
làm theo yêu cầu sau:
 Nắm rõ mục đích của thí nghiệm là gì
 Các phép đo dựa trên nguyên tắc gì
 Từ các nguyên tắc đo thì phải tiến hành đo nhƣ thế nào (các bƣớc thực hiện thí nghiệm)
- Trƣớc khi thí nghiệm giáo viên hướng dẫn sẽ kiểm tra sự chuẩn bị của sinh viên.
SV không chuẩn bị bài sẽ không đƣợc thí nghiệm và phải thí nghiệm lại vào buổi
khác.
- Sau buổi TN, SV phải vệ sinh sạch sẽ dụng cụ, phòng thí nghiệm thì mới được
GV đóng dấu xác nhận vào bài báo cáo.
2. Yêu cầu đối với bài báo cáo thí nghiệm
- Kết quả thí nghiệm phải trình bày rõ ràng các bƣớc tính toán, đồ thị vẽ vào giấy kẻ
li.
- Các số liệu phải có nhận xét, khảo sát phần sai số.
- Trả lời đầy đủ các câu hỏi ở cuối mỗi bài thí nghiệm
3. Thi kết thúc học phần thí nghiệm
- Sinh viên phải hoàn thành đầy đủ các bài thí nghiệm mới đủ điều kiện để đi thi
- Hình thức thi trắc nghiệm bao gồm lý thuyết và phần tính toán xử lý số liệu
- Lịch thi sẽ đƣợc thông báo trên trang SIS
- Báo cáo nộp tại VP BM, lịch nộp BM thông báo sau

Chú ý : Sinh viên xem thứ tự bài thí nghiệm theo nhóm (N) trên fanpage
Phòng thí nghiệm Hóa lý-ĐH Bách Khoa HN
Danh sách điểm danh trên trang sis (Đăng ký học tập/Danh sách lớp học)
MỤC LỤC

BÀI 1: KHẢO SÁT ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG BẬC MỘT .................................... 1
BÀI 2: PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KEO VÀ NGHIÊN CỨU SỰ KEO TỤ ....... 4
BÀI 3: HẤP PHỤ ...................................................................................................... 6
BÀI 4: ĐỘ NHỚT ................................................................................................... 10
BÀI 5: SỨC ĐIỆN ĐỘNG ...................................................................................... 13
BÀI 6: ĐỘ DẪN ĐIỆN và ỨNG DỤNG ................................................................ 16
BÀI 1: KHẢO SÁT ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG BẬC MỘT
I. Mục đích

Khảo sát động học phản ứng thuỷ phân axetatetyl đƣợc xúc tác bởi axít qua việc
xác định hằng số tốc độ phản ứng k và năng lƣợng hoạt hoá E.

II. Cơ sở lý thuyết.

Phản ứng thuỷ phân axetatêtyl CH3COOC2H5 trong dung dịch có HCl làm xúc tác
xảy ra theo phƣơng trình phản ứng sau :
CH3COOC2H5 + H2O C2H5OH + CH3COOH (*)
+ Phản ứng (*) là bậc hai. Tốc độ phản ứng tuân theo phƣơng trình:
v = k2 .CH2O.Ceste (1)

Khi tạo điều kiện để CH 2O >> Ceste thì có thể coi CH 2O là không đổi trong quá trình
phản ứng, đặt k2. CH 2O = k1 ta sẽ có:

v = k1.Ceste (2)
Ta thấy, nếu nồng độ nƣớc rất lớn (dung dịch rất loãng) thì phản ứng (*) tuân theo
quy luật phản ứng bậc một. Nhƣ vậy, bằng cách tạo điều kiện thích hợp có thể thay đổi
đƣợc bậc phản ứng (từ bậc hai giảm xuống bậc một). Ta có:
dCeste
v=- = k1.Ceste (3)
dt
suy ra:

1 Co
k1 = . ln
t Co - xt
Trong đó: C0 là nồng độ este lúc bắt đầu phản ứng ( = 0);
x là nồng độ este đã phản ứng sau thời gian ;
+ Hằng số tốc độ phản ứng k phụ thuộc vào nhiệt độ T theo phƣơng trình
Arrhénius:

Lấy tích phân 2 vế theo nhiệt độ từ T1 đến T2


R.(ln kT2 - ln kT1 )
ta có: E = (4)
1 1
-
T1 T2
Trong đó: E là năng lƣợng hoạt hoá;

1
kT1, kT2 là hằng số tốc độ phản ứng ở các nhiệt độ T1 và T2.
Nhƣ vậy, muốn xác định năng lƣợng hoạt hoá E phải xác định chính xác hằng số
tốc độ k ở hai nhiệt độ T1 và T2.
Theo (3) muốn xác định hằng số tốc độ k phải theo dõi nồng độ este sau từng thời
gian phản ứng. Song, có thể xác định k bằng cách theo dõi nồng độ axít sinh ra sau
phản ứng. Nồng độ axít xác định theo phƣơng pháp đo độ dẫn điện hoặc chuẩn độ
bằng dung dịch NaOH có nồng độ đã biết. Ta chọn phƣơng pháp thứ hai.
Trong công thức (3) phải thay nồng độ este ban đầu C0 bằng nồng độ axít axêtic
sinh ra khi phản ứng kết thúc (ở thời điểm ∞) Ca,∞; thay nồng độ este x đã phản ứng
sau thời gian  bằng nồng độ axít axêtíc Ca, sinh ra sau thời gian  đó. Phƣơng trình
(3) trở thành:
1 Ca,¥
k = ln (5)
t Ca,¥ - Ca,t

Ca,∞ và Ca, đƣợc xác định nhƣ sau :


Tại thời điểm ban đầu 0:
Thể tích NaOH nồng độ N dùng để chuẩn độ V (ml) hỗn hợp là V0 (ml). Thực chất
nồng độ axít tính đƣợc tại 0 là nồng độ của axít HCl xúc tác Cxt vì khi đó xem nhƣ
chƣa có CH3COOH sinh ra. Theo định luật đƣơng lƣợng ta có:
V.Cxt = V0.N
N
Cxt = .V0 (6)
V
Tại thời điểm :
Thể tích NaOH nồng độ N dùng để chuẩn độ V (ml) hỗn hợp là V (ml). Khi đó
nồng độ axít tính đƣợc tại  là tổng nồng độ của axít HCl xúc tác (Cxt) và nồng độ axít
CH3COOH sinh ra, Ca, Tƣơng tự nhƣ trên ta có:

V.( Cxt + Ca,) = N.V


N
Cxt + Ca,t = .Vt (7)
V
Từ (6) và (7) suy ra:
N
Ca,t = (Vt -V0 ) (8)
V
Nếu để phản ứng xảy ra đến cùng (khi   ), từ (8) ta có:
N
Ca,¥ = (V¥ -V0 ) (9)
V
Thay (8) và (9) vào (5) ta đƣợc:

2
1 V -V
k = .ln ¥ 0 (10)
t V¥ -Vt
Hằng số tốc độ phản ứng thuỷ phân este axetatetyl trong môi trƣờng xúc tác HCl
đƣợc tính theo công thức (10)

III. Hƣớng dẫn thực hành

1. Thí nghiệm xác định V∞:


Vì phản ứng xảy ra chậm nên phải xác
định V∞ bằng một thí nghiệm ở 70 - 800C trong
vòng 2 tiếng rƣỡi. Cho vào bình chƣng cỡ 100 ml
đúng 50 ml dung dịch xúc tác HCl 0,1N, dùng
pipét nhỏ lấy 2 ml axetatetyl cho vào bình chƣng
trên, lắc đều. Sau đó lắp ống sinh hàn hồi lƣu và
cho vào máy ổn nhiệt (hình 1) có nhiệt độ 70 -
Hình 1
800C. Để phản ứng tiến hành ít nhất 2 tiếng rƣỡi.
Cuối buổi thí nghiệm, dùng pipét lấy ra 5 ml dung dịch phản ứng cho vào một
bình nón. Chuẩn lƣợng dung dịch này bằng NaOH nồng độ N, chất chỉ thị là
phenolphtalein. Trong khi đó vẫn để bình phản ứng trong máy ổn nhiệt.
Sau 10 phút lại lấy 5 ml dung dịch làm nguội và chuẩn nhƣ trên. Nếu thể tích
NaOH hai lần chuẩn còn khác xa nhau thì lại để 10 phút và chuẩn lại. Quá trình thực
hiện cho tới khi thể tích NaOH hai lần chuẩn liên tiếp xấp xỉ nhau (chênh lệch 0,1ml)
thì xem nhƣ phản ứng đã kết thúc, và ghi thể tích V∞.
2. Thí nghiệm xác định kT1 và kT2 :
Trong khi để phản ứng ở thí nghiệm 1 tiếp diễn, tiến hành xen kẽ hai thí nghiệm
xác định kT1 và kT2 . Hai thí nghiệm này thực hiện giống nhau về các động tác nên chỉ
hƣớng dẫn làm cách xác định kT2 .
a. Xác định kT2
Dùng pipet lấy 50ml dung dịch xúc tác HCl 0,1N cho vào bình nón có nút nhám cỡ
100ml đã đánh số 2. Đặt bình nón vào trong máy ổn nhiệt có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ
phòng đúng 10 độ. Để trong khoảng 5  10 phút cho ổn định nhiệt độ rồi dùng pipet
khô lấy 2 ml axetatetyl cho vào bình nón. Khi cho hết lƣợng axetatêtyl thì ghi ngay
thời điểm đó là 0. Sau khi cho hết 2 ml axetatetyl, lắc nhẹ một chút rồi dùng ngay một
pipét khác lấy 5 ml dung dịch trong phản ứng cho vào một bình nón khác chứa sẵn 20
ml nƣớc cất (để làm chậm phản ứng).
Đem chuẩn 5 ml dung dịch vừa lấy ra bằng dung dich NaOH nồng độ N, chỉ thị
phenolphtalein. Ghi thể tích NaOH tiêu tốn V0. Sau đó, thao tác nhƣ trên, xác định
nồng độ axít trong bình 2 ở các thời điểm  = 20; 40 ; 60 (phút) kể từ thời điểm 0. Thể
tích dùng để chuẩn 5 ml lấy ở các thời điểm này là V.

3
b. Xác định kT1
Thí nghiệm xác định kT1 xen kẽ với thí nghiệm xác định kT2 và làm ở nhiệt độ
phòng.
Đánh số 1 vào bình nón nút nhám làm thí nghiệm kT1 . Cách tiến hành hoàn toàn
giống nhƣ xác định kT2 .

Cả hai thí nghiệm đều dùng chung kết quả V


Ghi các số liệu thu đƣợc vào báo cáo và tính toán kT1 và kT2 theo (10), tính năng
lƣợng hoạt hoá E theo (4)

IV. Câu hỏi

1. Tại sao bình phản ứng xác định V phải để ở 70- 800C ? Để ở nhiệt độ thƣờng sẽ thế
nào ? Tại sao phải lắp ống sinh hàn hồi lƣu vào bình phản ứng ?
2. Giải thích rõ cách xác định V. Về nguyên tắc giá trị V xác định lần sau có bằng
lần trƣớc không ? Tại sao ?
3. Giải thích tác dụng làm chậm phản ứng bằng 20 ml nƣớc lạnh. Tại sao phải "làm
chậm" phản ứng ?
4. Trình bày phƣơng pháp xác định hằng số tốc độ phản ứng k bằng đồ thị.
5. Hãy viết đơn vị của tốc độ phản ứng v, hằng số tốc độ k của phản ứng bậc 1 và năng
lƣợng hoạt hoá E.
6. Trong bài này những sai số mắc phải ở những bƣớc nào?

BÀI 2: PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KEO VÀ NGHIÊN CỨU SỰ


KEO TỤ
I. Mục đích thí nghiệm.

Điều chế keo hydroxyt sắt (III) và xác định ngƣỡng keo tụ với sự có mặt của những
chất điện ly.

II. Cơ sở lý thuyết.

Hệ keo là hệ phân tán, tạo thành từ một chất (chất phân tán) đƣợc chia nhỏ thành
các hạt có kích thƣớc khoảng 10-9 - 10-7 m và phân bố vào thể tích của 1 chất khác (gọi
là môi trƣờng phân tán).
Các hệ keo là các hệ vi dị thể có bề mặt phân chia lớn, vì thế chúng không bền
vững nhiệt động.
Để chế tạo được hệ keo ổn định cần 2 điều kiện cơ bản:
1. Chất phân tán không hoà tan hoặc tan ít trong môi trƣờng phân tán.

4
2. Trong hệ cần có chất bảo vệ để ngăn các hạt keo (mixen) liên kết lại thành những
tập hợp lớn hơn. Các chất này có thể đƣợc đƣa từ ngoài vào hệ hoặc tạo thành trong
quá trình điều chế keo.
Có 2 nhóm phƣơng pháp chính để điều chế keo: phƣơng pháp phân tán và phƣơng
pháp ngƣng tụ, trong phòng thí nghiệm thƣờng sử dụng phƣơng pháp ngƣng tụ hoá
học. Bài thí nghiệm này sử dụng phản ứng thuỷ phân sau để điều chế keo hydroxyt sắt:
FeCl3 + 3H2O ⇌ Fe(OH)3 + 3HCl
Phản ứng trên là thuận nghịch. Ở nhiệt độ cao, cân bằng chuyển dịch theo chiều
thuận. Dung dịch chứa HCl dƣ, muốn loại axít này đem thẩm tích.
Keo hydroxyt sắt thu đƣợc là keo dƣơng, có màu nâu đỏ.
Khi có chất bảo vệ, hệ keo ở trạng thái giả bền. Khi phá vỡ trạng thái này các hạt
keo có xu hƣớng liên kết với nhau tạo thành các hạt lớn hơn và tách khỏi môi trƣờng
phân tán. Đây chính là hiện tƣợng keo tụ.
Sự keo tụ có thể xảy ra dƣới tác dụng của một số yếu tố nhƣ: thêm vào hệ chất điện
ly,khuấy trộn, đun nóng hay làm lạnh hệ,...
Để đánh giá khả năng gây keo tụ của một chất điện ly đối với một hệ keo, ngƣời ta
đƣa ra khái niệm ngƣỡng keo tụ , đó là nồng độ tối thiểu chất điện ly có thể gây ra
hiện tƣợng keo tụ một cách rõ rệt cho hệ keo đó. Đơn vị của ngƣỡng keo tụ là mol.L-1
hoặc đlg.L-1. Ta có thể xác định sự keo tụ theo sự thay đổi màu của hệ keo, sự vẩn đục
hay sự kết tủa.

III. Hƣớng dẫn thực hành thí nghiệm.

1. Điều chế keo hydroxyt sắt trong nước.


Cho 60 ml nƣớc cất (dùng ống đong) vào cốc 250 ml chịu nhiệt đun sôi. Khi nƣớc
sôi, tắt bếp nhƣng vẫn để cốc nƣớc trên bếp. Dùng pipét hút 5 ml dung dịch FeCl3 3%
cho từ từ vào cốc nƣớc đã đƣợc đun sôi. Quan sát sự hình thành keo hydroxyt sắt.
2. Xác định ngưỡng keo tụ keo hydroxyt sắt:
a. Lấy 6 ống nghiệm cho vào mỗi ống lần lượt các chất như sau:
Ống nghiệm số 1 2 3 4 5 6
Nƣớc 3,0 2,5 2,0 1,5 1,0 4
Keo hydroxyt sắt 2 2 2 2 2 2
Dung dịch KCl 4 N 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 0
Quan sát keo tụ để xác định ngưỡng tụ keo tụ ghi vào báo cáo.
b. Lấy 8 ống nghiệm cho vào mỗi ống lần lượt các chất như sau:
Ống nghiệm số 1 2 3 4 1' 2' 3' 4'
Nƣớc 2,0 1,5 1,0 0,5 2,4 2,0 1,6 1,2
Keo hydroxyt sắt 2 2 2 2 2 2 2 2
Dung dịch Na2SO4 0,0012 N 2,0 2,5 3,0 3,5
Dung dịch Na2SO4 0,0018 N 1,6 2,0 2,4 2,8

5
Quan sát keo tụ để xác định ngưỡng tụ keo tụ ghi vào báo cáo.
3. Tính ngưỡng keo tụ:
Ngƣỡng keo tụ  tính theo công thức:
C.Vcdl
g= đlg.L-1
Vtc

C - nồng độ chất điện ly dùng để keo tụ đlg.L-1


Vcđl - thể tích (ml) chất điện ly đƣợc dùng.
Vtc- thể tích (ml) tổng cộng gồm keo, dung dịch điện ly và nƣớc.
Dựa vào định nghĩa sự keo tụ và quan sát thực tế các thí nghiệm ở (a) và (b) để tính
các ngƣỡng keo tụ. Chú ý rằng 2 giá trị ngƣỡng keo tụ tính đƣợc ở (b) phải khớp nhau.
Nếu chƣa khớp, sinh viên cần thí nghiệm kiểm tra thêm 1 ống trung gian giữa ống keo
tụ và keo chƣa tụ để quan sát hiện tƣợng keo tụ rõ.

IV. Câu hỏi

1. Hệ keo có những đặc tính gì?


2. Viết cấu tạo mixen của keo hydroxyt sắt.
3. Giải thích tác dụng của muối Na2SO4 , KCl đối với sự keo tụ của keo hydroxyt sắt.
4. Ngƣỡng keo tụ phụ thuộc vào những yếu tố gì và phụ thuộc nhƣ thế nào?

BÀI 3: HẤP PHỤ


I. Mục đích:

Dùng phƣơng pháp đo sức căng bề mặt (scbm) của dung dịch để nghiên cứu sự hấp
phụ trong dung dịch.

Xác định các hằng số  và K trong phƣơng trình Langmuir đối với quá trình than
hấp phụ rƣợu butylic C4H9OH từ dung dịch.

II. Cơ sở lý thuyết:

1. Quan hệ giữa sức căng bề mặt và nồng độ của dung dịch:


Khi hoà tan chất hoạt động bề mặt vào nƣớc thì các phân tử chất tan sẽ đƣợc hấp
phụ trên bề mặt phân chia lỏng khí. Chính sự hấp phụ đó làm giảm scbm của dung
dịch.
Nồng độ chất hoạt động bề mặt càng lớn thì độ hấp phụ càng lớn và sức căng bề
mặt càng nhỏ. Do đó, nếu bằng cách nào làm giảm nồng độ dung dịch thì độ hấp phụ
lỏng - khí giảm và scbm của dung dịch sẽ tăng.
Ở mỗi nhiệt độ scbm của dung dịch phụ thuộc vào nồng độ chất hoạt động bề mặt
theo phƣơng trình thực nghiệm Shishkovski:

6
 = 0 - a ln (1 + bC)
Trong phƣơng trình này : , 0 là scbm của dung dịch ở nồng độ C và của dung
môi (nƣớc) nguyên chất (C = 0); a,b là các hằng số thực nghiệm.
Dựa vào phƣơng trình Shishkovski có thể 
thiết lập đồ thị biểu diễn quan hệ giữa  và 0
C của dung dịch cho trƣớc (đƣờng chuẩn).
Ngƣợc lại nếu xác định đƣợc SCBM của
'
dung dịch là  thì từ đƣờng chuẩn có thể
' ’
suy ra nồng độ của dung dịch là C .
1
Trong bài này chúng ta sẽ đo scbm của
dung dịch H2O - C4H9OH ở các nồng độ
khác nhau (nồng độ cụ thể xem ở phần thực
nghiệm ). 0 C’ C1 C
Từ số liệu thu đƣợc, lập đồ thị đƣờng Hình 1. Đường chuẩn  - C
chuẩn “ - C” (hình 1).
Sau đó cho một chất hấp phụ rắn vào các dung dịch trên. Chất rắn sẽ hấp phụ
C4H9OH, do đó làm giảm nồng độ dung dịch.
Sau khi quá trình hấp phụ đạt cân bằng đem lọc dung dịch để tách chất hấp phụ rắn,
dung dịch lọc đƣợc đem đo sức căng bề mặt. Biết sức căng bề mặt, từ đồ thị chuẩn vừa
lập đƣợc, suy ra nồng độ dung dịch sau hấp phụ. Quan trọng nhất là làm sao xác định
đƣợc nồng độ sau hấp phụ chính xác.
Ct - CS
Độ hấp phụ tính theo công thức: G = ´V (mol.g-1)
m
Ct, Cs (mol .l-1 ): nồng độ dung dịch trƣớc hấp phụ và sau hấp phụ,
V (lít): thể tích dung dịch đã dùng,
m (g): khối lƣợng chất hấp phụ rắn.
(Chú ý: Cs chính là nồng độ chất tan lúc hấp phụ đạt cân bằng).
2. Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir:
- Quá trình hấp phụ trong dung dịch tuân theo phƣơng trình Langmuir:
K.C
   (mol.g-1)
1  KC

C C 1
hay   (g.L-1)
  K  
Trong đó:
 (mol.g-1): độ hấp phụ ứng với nồng độ dung dịch khi hấp phụ đạt cân bằng (Cs),

 (mol.g-1): độ hấp phụ cực đại,

7
K (L.mol-1): hằng số cân bằng hấp phụ,

, K: các hằng số của phƣơng trình Langmuir. Để đánh giá khả năng hấp phụ của
một chất rắn đối với một dung dịch ngƣời ta xác định giá trị  và K.
Muốn xác định các đại lƣợng đó ta lập đồ thị
quan hệ C/= f(C) trên cơ sở thực nghiệm. C
Đƣờng biểu diễn quan hệ này là một đƣờng thẳng G
(hình 2 ).
Từ đồ thị thực nghiệm xác định đƣợc góc  và 
A
đoạn OA, từ đó xác định đƣợc  và K theo các
biểu thức
1 1 O
C
tg  = và OA =
   K
Hình 2. Đồ thị xác định K và 
III. Hƣớng dẫn thực nghiệm:

1. Dụng cụ hoá chất:


- Bộ dụng cụ đo sức căng bề mặt (hình 3).
- 4 bình tam giác có nút nhám có đánh số từ 1  4 dùng để tiến hành quá trình hấp
phụ và 4 bình tam giác thƣờng đánh số từ 1’  4’ dùng để đựng dung dịch sau hấp
phụ; 4 phễu lọc, giấy lọc.
- Burét lấy 25 ml rƣợu với các nồng độ khác nhau
- Than hoạt tính,
- Dung dịch rƣợu butylic có các nồng độ: 0,1; 0,2 ; 0,3 ; 0,4 M
Trƣớc khi thí nghiệm các bình tam giác phải khô sạch và than đã đƣợc sấy.
2. Bộ dụng cụ và phương pháp đo sức căng bề mặt:
Dụng cụ đƣợc mô tả trên hình 3 cho phép đo sức căng bề mặt của dung dịch thông
qua chiều cao h đọc đƣợc trên áp kế dựa trên mối quan hệ đơn giản sau :
h = K’. 
K’ là hằng số chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ không đổi thì h tỷ lệ thuận với .
Trong bài này lẽ ra phải vẽ đồ thị chuẩn “ - C”, nhƣng nhờ quan hệ trên, ta chỉ cần vẽ
đồ thị “h – C” mà không cần biết giá trị của . Mặt khác, để xác định giá trị , chỉ cần
biết nồng độ trƣớc và sau khi hấp phụ Ct và Cs (suy từ đồ thị “h – C”).
Nguyên tắc làm việc của dụng cụ đo như sau: Cho chất lỏng cần đo vào ống (1).
Cắm mao quản (2) vào ống (chú ý: Đầu mao quản chỉ vừa chạm vào bề mặt chất
lỏng). Đặt ống (1) có cắm mao quản vào cốc (4) để ổn định nhiệt độ. Đo nhiệt độ bằng nhiệt
kế (5).

8
Trong suốt quá trình đo, nhiệt độ phải ổn định. Trƣớc khi đo phải kiểm tra nút và
các ống nối, khoá đảm bảo kín.
Sau khi đã đảm bảo ổn định nhiệt độ,
mở khoá (7) từ từ để nƣớc ở bình giảm
áp (6) chảy xuống cốc (8). Khi đó áp suất
trong hệ nhỏ hơn áp suất ngoài. Độ
chênh lệch áp suất đƣợc phản ánh bởi độ
cao h của áp kế hoặc còn đƣợc gọi là
manomet (9). Khống chế để trong
khoảng 10  20 giây mới có 1 bọt khí
thoát ra. Khi có bóng khí thoát ra từ mao
quản (2) thì h có giá trị lớn nhất. Ghi giá
trị h đó.
Hình 3. Dụng cụ đo sức căng bề mặt
3. Trình tự tiến hành thí nghiệm:
 Cân vào 4 bình tam giác (1- 4) mỗi bình đúng 1 gam than hoạt tính và cho vào mỗi
bình đó 25 ml dung dịch có các nồng độ trên (dùng burét). Lắc bằng máy lắc để
tăng tốc độ hấp phụ. Để hấp phụ khoảng 60 phút.
 Đo giá trị ho của nƣớc cất và 4 giá trị h của 4 dung dịch nồng độ trên. Thể tích
nƣớc cất và mỗi dung dịch cần lấy giống nhau để tình trạng đo của các mẫu gần
đƣợc nhƣ nhau.
Chú ý:
+ Đo dung dịch loãng trƣớc, đặc sau.
+ Giá trị ho và h phải đọc rất cẩn thận để giảm bớt sai số khi dựng đồ thị
chuẩn “h – C”.
+ Giữ tốc độ nhỏ giọt của nƣớc trong bình giảm áp (6) không đổi trong suốt
quá trình thí nghiệm.
+ Đo xong tráng mao quản và ống đựng dung dịch bằng nƣớc cất, vẩy sạch.
 Sau khoảng 60 phút có thể coi hấp phụ đã đạt đƣợc cân bằng. Đem hỗn hợp trong
các bình (1- 4) lọc qua phễu lọc vào các bình tƣơng ứng (1'- 4').
Đo giá trị h ứng với dung dịch ở các bình 1'- 4'. Trình tự đo loãng trƣớc, đặc sau.
Số liệu h thu đƣợc dùng để xác định Cs (nồng độ cân bằng) suy từ đồ thị chuẩn'' h- C''.

IV. Câu hỏi:

1. Tại sao trong quá trình thực nghiệm phải giữ nhiệt độ ổn định và phải đảm bảo nhiệt
độ các bình hấp phụ và nhiệt độ các dung dịch là nhƣ nhau?
2. Giải thích xem khi cho than vào dung dịch, quá trình chuyển dịch chất tan C4H9OH
dẫn đến thay đổi sức căng bề mặt nhƣ thế nào?
3. Manomet (9) trong dụng cụ đo có thể đặt nghiêng. Đặt nghiêng có lợi gì?

9
BÀI 4: ĐỘ NHỚT
I. Mục đích thí nghiệm:

Xác định độ nhớt và độ nhớt đặc trƣng của dung dịch cao phân tử polyethylene
glycol trong nƣớc.

II. Cơ sở lý thuyết:

Trƣớc khi tiến hành đo độ nhớt của dung dịch cao phân tử ta nên xem lại khái niệm
độ nhớt của một dung dịch nói chung. Xét trƣờng hợp sau:
Tác dụng của một lực ngoài vào lớp dung dịch u1
mỏng 1 nằm song song với mặt thoáng làm nó
1
chuyển động với một vận tốc không lớn lắm u1,
x
đồng thời khi đó các lớp dƣới cũng sẽ chuyển
động theo với tốc độ giảm dần, tỷ lệ thuận với
khoảng cách (xem hình vẽ). Trị số lực ngoài sẽ 2 u2
bằng lực ma sát nội nhƣng có hƣớng ngƣợc lại và Hình 1. Sự phân bố tốc độ chất lỏng
tỷ lệ thuận với tiết diện S cũng nhƣ tỷ lệ thuận giữa hai mặt phẳng song song.
với gradien tốc độ giữa các lớp du/dx:
du
F S
dx
Trong đó, hệ số tỷ lệ  đƣợc gọi là hệ số nhớt hoặc độ nhớt (độ nhớt động lực học).
Thứ nguyên của  là Poise (P) (1 P = 0,1 N.s/m2)
Về thực nghiệm, độ nhớt có thể đƣợc xác định bằng nhiều phƣơng pháp nhƣ
phƣơng pháp hạt rơi, phƣơng pháp nghiên cứu độ chảy của dung dịch qua mao
quản,… Trong phép đo độ nhớt ngƣời ta thƣờng quy ƣớc dùng một số loại độ nhớt
sau:
+ Độ nhớt tƣơng đối tđ:

tđ =
o
Trong đó  là độ nhớt của dung dịch, o là độ nhớt của dung môi.
+ Độ nhớt riêng r :
  o
r =
o
+ Độ nhớt rút gọn r/C: là độ nhớt riêng quy về đơn vị nồng độ.
Việc đo độ nhớt dung dịch cao phân tử đóng môt vai trò vô cùng quan trọng, giúp
ta xác định đƣợc khối lƣợng phân tử, cấu trúc, và rất nhiều đặc tính khác của những
chất cao phân tử. Dung dịch những chất cao phân tử thƣờng có độ nhớt lớn hơn nhiều

10
so với độ nhớt của những dung dịch thƣờng và những hệ keo có cùng nồng độ. Vì vậy,
những dung dịch cao phân tử đƣợc dùng để đo độ nhớt phải có nồng độ rất loãng.
Staudinger và đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng độ nhớt rút gọn r/C của những
dung dịch cao phân tử tăng dần theo nồng độ. Trong khoảng nồng độ nhỏ độ nhớt rút
gọn tăng tỉ lệ thuận với nồng độ chất cao phân tử (hình 2).
Độ nhớt rút gọn giới hạn hay độ nhớt đặc
r/C
trƣng đƣợc định nghĩa là:
 = lim (r/C) 2
C 0
1
Nhƣ vậy, quan hệ giữa r/C và nồng độ nhƣ
sau: 
r/C =  + aC (*)
C
III. Hƣớng dẫn thực hành: Hình 2. Sự phụ thuộc độ nhớt rút gọn
vào nồng độ dung dịch: 1. Dung dịch
1. Hướng dẫn sử dụng nhớt kế Ostwald: thường; 2. Dung dịch cao phân tử.

Trong bài này ta dùng nhớt kế Ostwald để đo độ nhớt động lực học (Dynamic
viscosity). Nhớt kế Ostwald đƣợc mô tả ở hình 3 là một dụng cụ thuỷ tinh hình chữ U
gồm nhánh 1 và 2. Nhánh 2 là một mao quản có đƣờng kính xác định, có khắc vạch
định mức a và b. Khi đo, ta xác định thời gian mà chất lỏng
2
chảy từ mức a đến mức b. 1
Trƣớc khi tiến hành đo, cần rửa sạch nhớt kế, tráng
bằng nƣớc cất. Nhớt kế đƣợc đặt trong bình ổn định nhiệt độ,
mức nƣớc cần vƣợt qua mức a của nhánh 2. Dùng pipét hút a
10 ml chất lỏng cho vào nhánh 1. Dùng ống cao su nối vào
b
nhánh 1 bơm từ từ (để tránh có bọt lẫn trong cột chất lỏng)
chất lỏng lên quá mức a khoảng 1 cm. Khi đó, chất lỏng vẫn
còn ở đáy bầu to của nhánh 1. Để chất lỏng chảy tự nhiên và
dùng đồng hồ bấm giây xác định thời gian chất lỏng chảy từ
mức a đến mức b. Làm lại ít nhất 3 lần để lấy giá trị trung Hình 3: Nhớt kế Ostwald
bình.
2. Xác định độ nhớt của dung dịch polyethylene glycol trong nước:
Đặt máy ổn nhiệt ở nhiệt độ cố định (tốt nhất là ở 200 hoặc 250C), xác định độ nhớt
của nƣớc nguyên chất, sau đó của những dung dịch polyethylene glycol trong nƣớc với
những nồng độ lần lƣợt nhƣ sau:
c = 5; 8; 10; 15; 20; 25% khối lƣợng polyethylene glycol trong nƣớc H2O
Chú ý: Mỗi lần đo phải đợi khoảng 5 phút cho toàn bộ dung dịch ổn định ở nhiệt độ
cần đo (200 hoặc 250C), sau đó mới tiến hành đo.

11
IV. Hƣớng dẫn tính toán:

Khi cho chất lỏng chảy qua mao quản thì độ nhớt của nó tỷ lệ thuận với thời gian
chảy t và khối lƣợng riêng  theo tỷ lệ thức:
 = k..t (P) (1)
Trong đó, k là hằng số nhớt kế.
Có thể xác định k bằng cách đo thời gian chảy của nƣớc cất. Khi tiến hành đo ở
cùng nhiệt độ và cùng thể tích chất lỏng, ta có:
o = k.o.to (P) (2)
o là độ nhớt của nƣớc cất, giá trị độ nhớt của nƣớc cất xem bảng cuối bài thí
nghiệm, o là khối lƣợng riêng của nƣớc, to là thời gian chảy của nƣớc cất từ a đến b.
Chia (1) cho (2) vế theo vế, ta có:
 .t
= (3)
o  o .t o

.t
Từ đó suy ra:  = o (4)
 o .t o
Nếu dung dịch chất lỏng cần đo độ nhớt có nồng độ nhỏ, có thể coi  = o thì:
t
 = o (5)
to
Nhƣ đã nêu trên, độ nhớt riêng bằng:
  o 
r = = -1 (6)
o o
Thay  ở (5) vào (6) ta đƣợc độ nhớt riêng bằng:
t
r = -1 (7)
to
Từ (*) thấy r/C là hàm bậc nhất của C, vẽ đồ thị biểu diễn phụ thuộc r/C theo C
ta sẽ tìm đƣợc độ nhớt đặc trƣng .
Độ nhớt của nước ở các nhiệt độ khác nhau:
Nhiệt độ,0C 0 10 20 25 30 40 50 60
o
1,792 1,308 1,005 0,894 0,801 0,656 0,549 0,469
(mN.s/m2)

V. Câu hỏi.

1. Tại sao khi đo độ nhớt của dung dịch phải giữ nhiệt độ ổn định?
2. Khi đo độ nhớt của dung dịch bằng nhớt kế Ostwald cần phải giữ cho dung dịch
chảy tƣơng đối chậm. Tại sao?

12
3. Độ nhớt phụ thuộc nhƣ thế nào vào nhiệt độ? Tại sao?
BÀI 5: SỨC ĐIỆN ĐỘNG
I. Mục đích:

- Biết cách đo sức điện động của một pin điện hoá (pin Jacobi)
- Xác định điện thế của từng điện cực (điện cực Zn/ Zn2+ và Cu/ Cu2+)
- Ứng dụng đo sức điện động để đo pH của dung dịch (bằng điện cực quinhydron)
- Đối chiếu kết quả đo đƣợc với sức điện động tính theo công thức Nernst.

II. Cơ sở lý thuyết:

- Đo sức điện động E (viết tắt Sđđ) của một pin điện hoá là đo công hữu ích cực đại
của pin, khi pin làm việc thuận nghịch.
- Theo định nghĩa: sức điện động của pin điện hóa là tổng đại số của tất cả điện thế
Galvani trên các bề mặt phân cách pha trong pin khi pin làm việc thuận nghịch.
E = tiếp xúc kim loại và dung dịch + khuếch tán + tiếp xúc kim loại và kim loại
Trong bài này tiếp xúc kim loại và kim loại  0, khuếch tán  0 khi có cầu muối KCl bão hòa,
còn tiếp xúc kim loại và dung dịch =  - . Vậy cũng có thể xác định sức điện động của pin,
nếu biết điện thế của từng điện cực. Muốn xác định điện thế của từng điện cực, ta ghép
nó với một điện cực chuẩn đã biết điện thế, đo Sđđ E của pin này. Biết E sẽ suy ra thế
điện cực cần đo:

E =  - 
- Điện cực chuẩn thƣờng hay dùng là điện cực calomel bão hoà có  phụ thuộc
nhiệt độ theo công thức sau:
cal = 0,2412  7,6.10- 4 (t - 25) V
- Muốn đo pH của một dung dịch chƣa biết, ta thiết lập điện cực quinhydron với
dung dịch này, ghép nó với điện cực calomel bão hoà. Đo Sđđ Ex của pin tạo thành, sẽ
suy ra pH của dung dịch.
Ta biết:
Ex = quin - cal
2,3RT
 quin   0quin  pH
F
oquin   cal  E x
Suy ra pH  (2)
RT
2,3
F
0quin = 0,7175V  7,4.10- 4 t (0o < t <37o)

13
III. Hƣớng dẫn thực hành:

1. Giới thiệu sơ đồ mạch xung đối và nguyên tắc đo:


Eắc qui - Ắc qui 2 volt
EN - Pin mẫu
Ex - Pin cần đo
G - Điện kế chỉ không
C - Con chạy
K - khoá kép
AB - điện trở dây
- Đầu tiên chuẩn Eắc qui với pin mẫu EN
(pin Weston) (xem hình 1): Nối EN vào lỗ Hình 1 : Sơ đồ đo sức điện động
bằng phƣơng pháp xung đối
cắm a - b. Chú ý cực dƣơng của EN nối với
cực dƣơng của Eắc qui. Đóng khoá K, di
chuyển con chạy C trên AB để tìm điểm xung đối. Giả sử xác định đƣợc ở vị trí N (khi
đo điện kế G chỉ 0). Ta có đoạn AN = điện trở RN.
- Sau đó tháo pin mẫu và thay bằng pin Ex cần đo , rồi cũng làm nhƣ trên. Giả sử lại
xác định đƣợc điểm xung đối mới X và đoạn AX = Rx tƣơng ứng.
RX
Suy ra: EX  EN
RN
- Trong thí nghiệm thực tế, đoạn dây điện
trở AB đƣợc thay bằng hai hộp điện trở mẫu
RI và RII (hình 2). Nguyên tắc làm việc là
sau khi chọn một giá trị điện trở tổng RTổng =
RI + RII thì giữ nguyên giá trị đó trong suốt
quá trình cân bằng. Xác định điểm xung đối
bằng cách thay đổi RI, RII trong điều kiện
giữ R Tổng không đổi (muốn vậy giả sử tăng
RI bao nhiêu, thì giảm RII bấy nhiêu. Thao
tác này tƣơng đƣơng với việc di chuyển con Hình 2 : Sơ đồ đo sức điện động bằng phƣơng
pháp xung đối dùng hai hộp điện trở
chạy C trên AB). Khi tìm đƣợc điểm xung
đối, ta đọc các giá trị RN, Rx trên hộp điện
trở RII.
- Để có đƣợc kết quả tƣơng đối tin cậy, các giá trị RN và Rx phải đo nhiều lần và lấy
giá trị trung bình.
- Ngoài ra, việc đo sức điện động của các pin điện hóa có thể sử dụng vôn kế điện
tử nhạy (có dải đo nhỏ - cỡ mV và điện trở trong đủ lớn – cỡ M). Việc sử dụng vôn
kế nhạy để đo nhanh sức điện động của pin cho phép xác định đƣợc giá trị gần đúng
với Epin. Mặc dù, giá trị đo đƣợc chỉ phản ánh hiệu điện thế giữa 2 điện cực của pin,

14
nhƣng nếu thao đo đủ nhanh và độ nhạy của thiết bị đo đủ lớn thì giá trị đo đƣợc coi là
Epin.
2. Chuẩn bị pin và điện cực:
- Điện cực Cu và Zn phải đảm bảo nguyên chất (không có lớp oxit bao phủ) và sạch
(không dính mỡ, dầu....).
Vì vậy trƣớc khi đo có thể dùng giấy nhám mịn đánh sạch điện cực, tráng bằng
nƣớc cất sau cùng tráng bằng dung dịch điện cực.
- Để loại trừ điện thế khuếch tán giữa dung dịch CuSO4 và ZnSO4 ta mắc giữa hai
điện cực một cầu KCl bão hoà (hình 3).
- Tạo điện cực quinhydron bằng cách cho vào dung dịch cần đo pH một lƣợng
quinhydron để có dung dịch bão hoà (khoảng bằng hạt đỗ xanh cho 5ml dung dịch),
khuấy đều và nhúng điện cực platin vào.

Hình 3 : Sơ đồ pin Jacobi

IV. Hƣớng dẫn tính toán :

Tính Sđđ theo công thức Nernst để đối chiếu kết quả
RT a Cu 2 
EJacobi = EoJacobi + ln (4)
2 F a Zn 2 

RT m Cu2   Cu2
EJacobi =  o 2
Cu / Cu
 o 2
Zn /Zn
 + ln
2F m 2   2
Zn Zn

Ta không biết đƣợc hệ số hoạt số hoạt độ của từng ion nên có thể tính gần đúng E
theo công thức sau:

 
EJacobi = oCu 2  / Cu  oZn 2  / Zn 
RT  m Cu 2    (CuSO 4 ) 
ln
2F  m Zn 2     ( ZnSO4 ) 

trong đó m : nồng độ molan


+ : hệ số hoạt độ trung bình của các ion
Tra sổ tay hoá lý ta có:
m 0,05 0,1 0,2 0,5 1,0
  ZnSO 4 0,15 0,11 0,065 0,045

15
  CuSO4 0,21 0,16 0,11 0,068 0,047

V. Câu hỏi

1. Tại sao đo Sđđ của một pin điện hoá lại phải dùng phƣơng pháp xung đối? Giải
thích nguyên tắc đo của phép xung đối? Có thể dùng một volt- kế nhạy để đo Sđđ
của pin đƣợc không và nếu đƣợc thì nó phải thoả mãn điều kiện nào?
2. Tại sao không đƣợc đóng công tắc K lâu khi chƣa xác định đƣợc điểm xung đối?
3. Tại sao không đƣợc cầm nghiêng dốc ngƣợc pin mẫu? Mô tả cấu tạo của pin mẫu.

BÀI 6. ĐỘ DẪN ĐIỆN VÀ ỨNG DỤNG


I. Mục đích:

- Biết nguyên tắc phƣơng pháp đo độ dẫn điện của dung dịch chất điện ly.
- Đo độ dẫn điện của một dung dịch chất điện ly yếu (CH3COOH) để xác định độ
phân ly  và hằng số phân ly Kply của chất điện ly này.
- Xác định độ dẫn điện đƣơng lƣợng của dung dịch vô cùng loãng.
- Xác định độ hòa tan của muối ít tan (CaSO4).

II. Cơ sở lý thuyết:

Các đại lƣợng đặc trƣng cho tính chất dẫn điện của một dây dẫn loại hai là :
- Độ dẫn điện riêng  (đọc là kapa)
1 l
  (- 1 cm-1) (1)
R S
R là điện trở () của một thể tích dung dịch chất điện ly có nồng độ C (đlg.lít-1) đặt
giữa hai điện cực có tiết diện S(cm2) và cách nhau l (cm) ở một nhiệt độ nhất định.
l
Tỷ số đƣợc gọi là hằng số bình B. Do đó (1) có thể viết :
S
B
 (1')
R
- Độ dẫn điện đƣơng lƣợng  (đọc là lamđa)
  1000
 (-1cm2 đlg-1) (2)
C
Từ (2) ta xác định đƣợc độ phân ly :

 (3)


16
Trong đó  là độ dẫn điện đƣơng lƣợng khi pha loãng vô cùng.  có một đặc
tính là:  = + + -. Từ đó ta xác định  của các chất điện ly mạnh (CH3COONa,
HCl và NaCl) theo phƣơng trình Kohlrausch:  =  - a.C1/2 . Sau đó, ta có thể xác
định  của chất điện ly yếu (CH3COOH).
Hằng số phân ly của một dung dịch điện ly loại 1-1 đƣợc tính theo công thức :

2
K ply  C
1
Để xác định độ hòa tan của một muối ít tan, ta coi dung dịch bão hòa muối này là
vô cùng loãng và có: (muối) = (muối) = + + -.
Theo tính chất cộng của độ dẫn điện
dd = (muối) + (nƣớc)
(muối) = 1000.(muối)/C = 1000.(dd - (nƣớc))/C
Từ đó, xác đinh nồng độ bão hòa của muối theo công thức:
C = 1000.(dd - (nƣớc))/(+ + -). C

R R3

1. Nguyên tắc đo:


Để xác định  ta phải đo R và B A
G B

a. Đo R theo phƣơng pháp dùng cầu


Wheatstone nhƣ đã học ở vật lý (hình 1). R1
R2
Cầu đạt cân bằng khi điều kiện sau đƣợc
thiết lập:

H×nh 1: S¬ ®å ∼
cÇu Wheastone
Hình 1 : Sơ đồ cầu Wheatstone

Khi đó kim điện kế G chỉ không, tức là không có dòng điện đi qua CD. Để thuận
tiện, ta cố định R1 và R2 và thay đổi R3 cho tới khi cầu cân bằng.
Nguồn điện dùng cho mạch đo là xoay chiều có điện thế thấp (~ 4V) và tần số từ
500 - 1000 Hz. Dùng điện xoay chiều để tránh hiện tƣợng điện phân và phân cực của
chất điện ly.
b. Hiện nay, Phòng thí nghiệm Hóa lý sử dụng loại máy đo độ dẫn điện mới, đọ
trực tiếp độ dẫn điện riêng  (hình 2).
Trƣớc khi đo phải xác định hằng số bình B. Xác định B bằng cách đo độ dẫn điện
của một dung dịch điện ly có  đã biết (thƣờng dùng dung dịch KCl có nồng độ xác
định - xem bảng 1).
KCl = LKCl.B => B =

17
(a) (b)


Hình 2 : (a) Máy đo độ dẫn điện CDM 210 của hãng MeterLab . (b) Điện cực đo độ dẫn điện

Bảng 1. Độ dẫn điện riêng  (mS/cm) của dung dịch KCl (0,01N, 0,02N) tại các
nhiệt độ khác nhau
Nhiệt KCl KCl Nhiệt độ KCl KCl Nhiệt độ KCl KCl
độ (oC) 0,02N 0,01N (oC) 0,02N 0,01N (oC) 0,02N 0,01N
13 2.142 1.095 21 2.553 1.305 29 2.981 1.524
14 2.193 1.121 22 2.606 1.332 30 3.036 1.552
15 2.243 1.147 23 2.659 1.359 31 3.091 1.581
16 2.294 1.173 24 2.712 1.386 32 3.146 1.609
17 2.345 1.199 25 2.765 1.413 33 3.201 1.638
18 2.397 1.225 26 2.819 1.441 34 3.256 1.667
19 2.449 1.251 27 2.873 1.468 35 3.312
20 2.501 1.278 28 2.927 1.496 36 3.368

III. Tiến hành thí nghiệm:

1. Đo dung dịch chuẩn


- Tìm hiểu máy đo độ dẫn điện.
- Xác định B: tráng cốc đo độ dẫn điện bằng nƣớc cất, tiếp theo tráng bằng một ít
dung dịch KCl sắp đo, nồng độ 0,02 N. Sau đó đổ dung dịch KCl 0,02N vào cốc đo
đến mức đủ ngập điện cực (khoảng 20ml). Tiến hành đo , đối chiếu với  chuẩn,
chỉnh lại giá trị của B) sao cho giá trị độ dẫn điện riêng  hiện trên máy trùng với giá
trị độ dẫn điện riêng  của dung dịch KCl chuẩn trong bảng 1.
2. Đo với các dung dịch CH3OOH.
- Tráng sạch KCl vừa đo bằng nƣớc cất, sau đó tráng bằng dung dịch CH3COOH
sắp đo. Đo các dung dịch CH3COOH theo trình tự loãng trƣớc, đặc sau. Sau mỗi lần

18
đo lại phải tráng sạch bình (chỉ cần tráng bằng một ít dung dịch sắp đo để tiết kiệm !)
khi đo phải chú ý ổn định nhiệt độ, vì độ dẫn điện phụ thuộc vào nhiệt độ.
Dùng kết quả đo đƣợc tính ,  của các dung dịch CH3COOH.
3. Xác định độ dẫn điện đƣơng lƣợng giới hạn 
- Đo độ dẫn điện của nƣớc cất (nƣớc).
- Đo (dd) của các dung dịch CH3COONa, HCl và NaCl: với mỗi dung dịch đo ở 4
nồng độ khác nhau, lần sau pha loãng 10 lần so với lần trƣớc. Tính (chất tan) = (dd)
- (nƣớc).
+ Tính độ dẫn điện  theo công thức (chất tan) = 1000.(chất tan)/C. Lập đồ thị theo
phƣơng trình  =  - a.C1/2 để xác định  của từng chất điện ly mạnh. Sau đó tính
CH3COOH) = (CH3COONa) + (HCl) - (NaCl).
Dùng kết quả  đo đƣợc tính  và Kply của các dung dịch CH3COOH ở mục (2).
4. Xác định tích số tan của chất ít tan
-Lấy khoảng 0,25 gam CaSO4 cho vào cốc 1 chứa 50ml nƣớc cất, khuấy kỹ, gạn bỏ
chất rắn, gạn dung dịch nƣớc lọc vào cốc 2 đem đo độ dẫn điện (dd).
- Tính nồng độ đƣơng lƣợng CaSO4 bão hòa:
C(N) = 1000.[(dd) - (nƣớc)]/ ( CaSO4).
Trong đó ( CaSO4) đƣợc tính nhƣ sau:
2-
Ở 250C  (1/2Ca2+) = 59,5 (S.cm2/đlg);  (1/2SO4 ) = 79,8 (S.cm2/đlg).
Các giá trị  của ion đƣợc quy về nhiệt độ thí nghiệm theo hệ thức
 = vì  = const nên t = 25 + . 25 (t-25)

-
Với β(1/2Ca2+) = 0,0204; (1/2SO42 ) = 0,0206.
- Đổi sang nồng độ mol C(M). Tích số tan T = C(M)2.

IV. Câu hỏi:

1. Mô tả hoạt động của cầu Wheatstone và chứng minh:


R = khi trong mạch CD có i  0

2. Tại sao phải xác định hằng số bình B? Tại sao không thể xác định  của chất
điện ly yếu bằng cách ngoại suy từ đồ thị  - C1/2 nhƣ đối với chất điện ly mạnh?
3. Chứng minh công thức tính  của chất điện ly yếu đã nêu ở trên.
4. Giải thích cách xác định nồng độ bão hòa của CaSO4 khi đo độ dẫn điện của
dung dịch CaSO4 bão hòa trong nƣớc cất?

19

You might also like