You are on page 1of 11

Èn

ĐỀ TÀI: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO NHIỄM PHÈN


Tên thành viên:
- Nguyễn Tú Linh – 1656080065
- Phạm Thị Kiều Quyên – 1656080112
- Nguyễn Thị Thiên Thanh – 1656080130
Nội dung
I. Định nghĩa phèn hóa và đất phèn
1. Phèn hóa: là quá trình chuyển hóa và tích tụ tăng dần các ion độc Al3+, Fe2+,
Fe3+, SO42-, H+ và các acid sulphuric làm giảm pH trong môi trường đất, nước,
biến các môi trường này từ chỗ không phèn, không độc trở nên phèn và độc,
thậm chí rất độc.
2. Đất phèn:

 Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunphat (SO42-) và có độ pH rất thấp nhỏ hơn 5,
lượng độc chất Al3+, Fe2+, SO42- rất cao. Trong đất phèn khả năng trao đổi và đệm
của môi trường đất bị phá vỡ không thể tự làm sạch được nữa. Do đó môi trường
đất bị ô nhiễm nặng, động thực vật và vi sinh vật bị tiêu diệt hàng loạt. Môi trường
đất được coi là ô nhiễm khi toàn bộ phản ứng môi trường pH< 5, trong đó, Al 3+
>135 ppm, Fe2+ > 500 ppm, SO42->0.1%. Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu ở
tầng đất, mặt.
 Đất thường bị gley mạnh ở tầng C, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S.Trong
đất phèn một số độc tố có hàm lượng rất cao so với mức chịu đựng của cây, làm
cho quá trình sinh lý của cây trồng bị kìm hãm, nhiều chất dinh dưỡng cho cây
thiếu, đặc biệt là lân và đạm, vì vậy cây trồng thường có năng suất thấp và không
ổn định.
 Đất phèn được hình thành ở những nơi có địa hình thấp thuộc vùng nước lợ hoặc
vùng biển cũ có thủy triều xâm nhập với sự tham gia của một số loại vi sinh vật
yếm khí trong các điều kiện nhất định về môi trường, thời gian và hàm lượng chất
hưu cơ trong đất
II. Qúa trình hình thành đất phèn

Thể hiện ở 2 mặt:


 Mội trường đất và nước đang ở dạng phèn tiềm tàng bị oxy hóa trở thành phèn
hoạt động. Đó là hiện tượng oxy hóa khoáng Pyrit thành khoáng Jarosite.
 Môi trường đất và nước vốn chưa bị phèn, nay đã bị nhiễm phèn do dòng chảy từ
nơi khác đến.
1. Qúa trình phèn hóa từ đất phèn tiềm tàng
Trải qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn tích lũy lưu huỳnh: các hợp chất hữu cơ chứa nhiều lưu huỳnh do xác
thực vật (sú, vẹt, tràm...) bị phân hủy ở điều kiện yếm khí tạo nên các sunfua (chủ
yếu là FeS2).
+ Giai đoạn ô-xi hóa các sunfua hình thành đất phèn xảy ra vào mùa khô. Mùa
khô nhiệt độ cao, nắng gắt, không mưa làm cho đất bị khô hạn, quá trình ô-xi hóa
diễn ra mạnh, các sunfua bị ô-xi hóa thành các sunfat và axit sunfuaric. Axit này
xâm nhập vào keo sét chứa nhôm, sắt tạo nên sunfat nhôm (phèn nhôm) hoặc
sunfat sắt (phèn sắt).
Qúa trình chỉ xảy ra khi trong đất có lượng CaCO3 rất nhỏ.
Đất phèn được hình thành ở những nơi có địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của nước
biển xâm nhập trong thời gian dài. Là nơi tích lũy các trầm tích biển và xác của loài
thực vật (vẹt, sú, đước,…). Lưu huỳnh trong xác của các loài thực vật này được vi
sinh vật phân giải trong điều kiện yếm khí tạo thành H2S.
H2S sẽ phản ứng với Fe trong keo sét của đất tạo thánh khoáng Pyrite (FeS2) có màu
xám, sét.
Khi lớp đất trên khô, Pyrite ở dưới lớp đất ẩm ướt sẽ được tiếp xúc vói Oxy không
khí bị oxy hóa do các vi khuẩn phân giải lưu huỳnh ( Thiobacillus thiooxidans) tạo
thành H2SO4
2FeS2 +7O2 kk + 2H2O  2FeSO4 + 2H2SO4
Khi có sự hiện diện của vi khuẩn Thiobacillus ferroxydans thì FeSO4 bị oxi hóa thành
Fe3+
2FeSO4 +H2SO4 + ½ O2 Fe2(SO4)3 + H2O
Fe3+ sẽ phản ứng nhanh với FeS2 sẽ tạo nhiều H2SO4 hơn nữa.
FeS2 +14Fe3 + 8H2O  15Fe2+ + 16H+ + 2SO42-
Fe2+ + SO42- + 1/2O2 + 3/2H2O + 1/3K+  1/3KFe(SO4)2(OH)6 +H+ + 1/2SO42-
Khoáng JarositeKFe3(SO4)2(OH)6làkhoáng chỉ thị cho đất phèn có màu vàng rơm,
H2SO4 là nguyên nhấn làm đất bị chua.
Ở một số trường hợp, những đất có độ pH<3,5 có tầng phèn nhưng không có màu
vàng của Jarosite các nhà phân loại đất định danh nó là tầng Perdysic.
Với pH < 5 thì H2SO4 sẽ phá hủy keo sét chứa Al và phản ứng để tạo ra nhiều Al3+
làm kết tủa (keo sét + chất lơ lửng) trong nước  nước có màu trong. Nước càng
trong thì càng phèn.
H2SO4 +Al2O3.SiO2Al2(SO4)3 +Si(OH)4
Kết quả của quá trình phèn hóa là FeSO4, Al2(SO4)3, H2SO4 ( các ion H+, Fe2+, Al3+,
SO42-).
Lưu ý:
- Ảnh hưởng của vôi trong đất đến quá trình hình thành đất phèn:
- Đất phèn thường sinh ra ở những vùng cửa sông ven biển, sau rừng ngập mặn, khi
đất đã cao lên, thoát ngập nước thường xuyên và có điều kiện oxy hóa thì đất mặn
sú, vẹt chính là đất phèn tiềm tàng. Vì thế khi chặt phá rừng ngập mặn để nuôi tôm
mà canh tác không đúng kỹ thuật thì sẽ làm cho đất hóa phèn nhanh chóng. Khi
rừng tràm thay thế rừng ngập mặn thì trong rừng tràm thường có tầng than bùn –
giữ chặt các ion Al, giữ ẩm cho đất trong mùa khô hạn chế sự oxy hóa, tầng pyrit
nằm trong tình trạng khử không hình thành Jarosite ( Phèn được giữ ở dạng tiềm
tàng vô hại). Khi phá rừng tràm, khai thác than bùn thì sẽ mở rộng diện tích phèn.
2. Qúa trình phèn hóa do nhiễm phèn
Qúa trình này biểu hiện sự phèn hóa do nước ô nhiễm phèn từ nơi khác đến. Mức độ
hóa phèn phụ thuộc vào 5 yếu tố:
 Nồng độ độc tố trong nguồn nước phèn ô nhiễm: Nồng độ càng cao thì ô nhiễm
càng nặng, có thể làm cá tôm chết nhanh chóng. Hiện tượng tôm chết sau mỗi trận
mưa đầu mùa vì nước ruộng tôm đang không bị nhiễm phèn, sau trận mưa độc
chất từ trên bờ hay nơi khác chảy đến, làm giảm pH đột ngột  tôm chết vì mẫn
cảm với phèn.
 Loại phèn: Nếu là phèn nhôm (phèn lạnh) gây ảnh hưởng lớn đến các loài sinh vật
hơn là phèn sắt (phèn nóng). Nguồn nước bị ô nhiễm phèn nhôm sẽ khó xử lí hơn
phèn sắt vì ta phải nâng pH > 6,5 sau đó mới lắng lọc. Còn phèn sắt thì oxy hóa
Fe2+ thành Fe3+ rồi lắng lọc.
 Lượng nước ô nhiễm: Khối lượng nước ô nhiễm càng lớn thì độ nhiễm và diện
tích bị nhiễm sẽ càng rộng. Những vùng thượng nguồn xổ phèn để làm vụ hè thu,
đông xuân thường gây ra cho vùng hạ lưu bị nhiễm phèn, gây chết hoa màu…
 Thời gian lưu nước ô nhiễm : Thời gian lưu càng lâu thì độ phèn hóa càng cao,
diện tích bị nhiễm phèn càng rộng. Nước ô nhiễm có thời gian lâu hơn để thấm
xuống các tầng sâu hơn trong đất, gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm.
 Loại đất :Nếu loại đất nhiều cát, ít sét, ít mùn thì khả năng gây độc và mức độ gây
độc càng cao. Đất nhiều sét, mùn thì khả năng phèn hóa chậm hơn, mức độ gây hại
nhẹ hơn vì sét và mùn có tính hấp phụ cao cho nên các cation Al3+, Fe2+… bị giữ
chặt trên bề mặt keo sét. Tuy nhiên khả năng rửa phèn ở đất sét, mùn sẽ khó khăn
hơn so với đất cát.
III. Đặc điểm lí-hóa-sinh của đất phèn
1. Lý tính của đất phèn
a. Thành phần cơ giới
- Thành phần cơ giới có nơi gọi là “cấp hạt” hay “sa cấu”. Trong đất phèn hoạt động
cũng như tiềm tàng, có thành phần cơ giới nặng thường có tỷ lệ sét 50-65% và bùn
cũng chiếm 15-25%. Thành phần cơ giới của đất phèn là đất sét trung bình đến sét
nặng. Tuy nhiên, ở một số vùng đất phèn trung bình đến ít, thành phần cơ giới chung
là thịt nhẹ đến thịt trung bình. Ngoài ra, một số loại đất mới bị nhiễm phèn có thành
phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ ở lớp mặt, nhưng dưới sâu vẫn là sét cao. Loại
này thường gặp ở Long Phước, Nhơn Trạch, một số giồng cát cũ của Vĩnh Lợi (Bạc
Liêu).
- Mặc dù hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng do điều kiện yếm khí, cho nên hầu hết các
chất hữu cơ đều phân giải kém/không hòa tan  hàm lượng mùn thấp.
b. Tính trương co của đất phèn
Loại đất phèn C% Sét Độ trương co %

Phèn tiềm tàng có hữu cơ ở dưới 7,2 60,1 27,2


Phèn nhiều không có hữu cơ ở dưới 3,1 58,2 15,8
Phèn mặn có hữu cơ ở dưới 6,3 59,3 23,9
Phèn trung bình không có hữu cơ ở dưới 2,4 55,2 8,7
Phèn nhiều có hữu cơ ở dưới 6,9 61,2 21,3

Qua bảng trên ta thấy, tính trương co của đất phèn rất lớn do hàm lượng sét cao và hàm
lượng hữu cơ lớn. Khi khoáng sét mất nước sẽ co lại. Mặt khác, khi chất hữu cơ mất
nước, cũng teo lại đã làm cho tỷ lệ co của đất này lớn. Như vậy, nguyên nhân của sự
trương co lớn có liên quan trực tiếp đến hàm lượng hữu cơ và hàm lượng sét trong đất.
c. Nhiệt độ đất phèn.
Nhiệt độ đất có liên quan quá trình lý hóa, hóa sinh học của đất nói chung và phèn nói
riêng. Ví dụ : Vi sinh vật cần một nhiệt độ thích hợp để sống và hoạt động là 25-30O C.
Khi nhiệt độ tăng sẽ làm tầng Pyrite và Jarosit phóng thích các ion Al rất độc cho cây
trồng . Việc sử dụng đất phèn phải lưu ý đến thực vật che phủ. Bởi vì sự chênh lệch nhiệt
độ sẽ làm bốc phèn, bốc mặn lên mặt đất, làm đất hóa phèn nhanh chóng và gây hại cây
trồng.
2. Tính chất hóa học
- Bất lợi đầu tiên của đất phèn là chứa hàm lượng ion H+ quá cao, do đó pH thấp (khoảng
3,5 ở tầng phèn), và chính acid này phá vỡ cấu trúc củakhoáng sét để giải phóng nhôm.
Nguyên tố có hàm lượng cao nhất trong đất phèn là H+, SO42- và Al3+ ,nếu nó hòa tan với
hàm lượng cao thì không có cây trồng nào sống nổi.
- Một bất lợi nữa của đất phèn là hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số tuy cao nhưng
khả năng hữu dụng rất thấp (đặc biệt là lân).
- Mùn và chất hữu cơ: Tầng mặt thường có hàm lượng mùn cao hơn tầng dưới. Bởi vì đất
phèn ở vùng trùng nên nhận được sự rửa trôi từ vùng khác đến + bản thân cây đó chết và
tự phân giải thành mùn và không bị rửa trôi.
- Lân: Trong đất phèn ở nhiều dạng lân hữu cơ, lân vô cơ, lân dạng hòa tan…Lân nghèo
vì pH thấp nên làm kết tủa lân trong keo đất dân đến độ hòa tan của lân yếu, rễ cây trồng
không hấp thu được
- Canxi: trong đất phèn có dạng CaSO4.2H2O hoặc CaCl2. Nó có tác dụng trung hòa axit
H2SO4+ tăng năng suất cây trồng. Đất càng nhiều phèn thì càng thiếu Canxi. Khi tăng
lượng Canxi thì pH tăng, vi sinh vật hoạt động tốt, phèn giảm.
3. Tính chất sinh học
Hầu hết các vi sinh vật hoạt động trong đất phèn là những sinh vật không có ích cho sự
chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng, nếu có thì cũng không đáng kể. Chủ yếu
là vikhuẩnThiobacillus tham gia vào quá trình chuyển hoá lưu huỳnh.
4. Các yếu tố tác động đến độ chua của đất phèn
- Mưa axit: mưa chứa nhiều loại axit đóng góp H+ vào đất.
- Sự hút các cation của cây: Cây trồng hút các chất dinh dưỡng như K+, Na+, Ca2…hơn
là các anion. Cây sẽ cân bằng giữađiện tích dương và điện tích âm trả lại H+ cho
đất.
- Bón phân: Nhiều loại phân bón có tính axit, sau khi bón vào đất thông qua phản ứng
sinh ra H+ như phân Urê, Super lân…Các loại phân bón có tính kiềm ít được sử dụng
hoặc nếu có sử dụng thì chỉ trong thời gian ngắn. Vd, Phân supe lân được sản xuất từ
quặng apatit Ca5F(PO4)3 và axit sunphuric H2SO4.Phản ứng xảy ra:
Ca5F(PO4)3 + H2SO4 = Ca(H2PO4)2 + CaHPO4 + CaSO4 + HF.
Do đó, sản phẩm supe lân là hỗn hợp 2 muối Ca(H2PO4)2, CaHPO4khi phân ly đều tạo
ra ion H+ và trong sản phẩm supe lân dư một lượng axit sunphuric H2SO4, khi bón gặp
nước nó sẽ phân ly thành 2H+, tạo môi trường axit gây chua cho đất.
- Đặc tính của từng đất: đất nhiều CaCO3 không chua…
- Do đất có nhiều chất hữu cơ (là nguồn thức ăn cho vi sinh vật yếm khí) bị phân giải
yếm khí tạo ra nhiều axit hữu cơ. Đặc biệt khi đất chứa tàn tích của thực vật ngập mặn
như sú, vẹt, đước thì được phân hủy yếm khí thì H2S, khi tiếp xúc với oxi tạo thành
H2SO4 gây chua cho đất.
- Do hàm lượng của Al3+ và Fe2+ có nhiều trong đất. Nước ta có quá trình hình thành
đất feralit diễn ra mạnh mẽ với nhiệt độ cao và lượng mưa dồi dàophong hóa nham
thạch, dẫn đến sự phá hủy, rửa trôi và tích tụ các oxit sắt và nhôm trong đất.
- Chế độ nước tưới: Đặc biệt đất có thành phần cơ giới nhẹ khi tưới quá nhiều dẫn đến
ngập úng, xói mòn và rửa trôi các ion kiềm và kiềm thổ như Ca2+, K+, Na+... nhiều
ion H+,hóa chua

IV. Độc chất trong phèn


Đất phèn, xét về mặt tính chất và bản chất của nó, chính là xét về độc chất. Một chất
được gọi là độc, thường đi kèm với hàm lượng của nó có trong dung dịchđất, cây cối và
trong cơ thể con người. Ở mức độ nhất định nào đó là không độc, thậm chí lại cần thiết
cho cây trồng, nhưng mức độ tới hạn nào đó lại độc. Mức độ này tùy thuộc vào bản chất
của nó, môi trường hoạt động, dạng tồn tại và đối tượng nó gây độc. Có thể không độc
hoặc chưa độc cho một cây nào đó nhưng lại độc, thậm chí gây chết cho một cây trồng
khác.
a. Nhôm (Al3+ )
Là cation trao đổi chính trong đất phèn, xuất hiện nhiều ở dạng hoạt tính, còn ở dạng tiềm
tàng thì Al3+ ở dạng keo đất.Nguồn cung cấp Al chủ yếu là từ các khoáng sét alumin-
silicate và chính ion H+ với nồng độ cao đã phá vỡ khoáng này để giải phóng Al.
Qúa trình hidroxit của ion Al đão tạo ra môi trường axit mạnh
Al3+ + H2O  AlOH2+ +H+
Độc chất nhôm trong phèn có hoá trị là +3 (Al3+) là các cation độc nhất trongđất phèn.
Al3+ làm kết tủa các keo sét và các chất lơlửngtrong nước nên nước phèn càng trong,
càng nhiều Al3+ thì càng độc. Hàm lượng Al3+ có thể tăng lên gấp 10 lần tương ứng với
độ pH giảm xuống 1 đơn vị
[Al3+]= 500ppm đã độc cho cây lúa, nhất là thời kì ba lá thực, đến 800ppm gây chết và
1000ppm gây chết nhanh chóng. Tuy nhiên, trong dung dịch dinh dưỡng ngưỡng giới hạn
độc này chỉ có 135ppm. Cây lúa bị ngộ độc Al3+thì rễ ngắn, mất hết lông hút, có màu
trắng. Khi nồng độ Al3+ tăng lên đến 669,6 ppm trong bùn ao thì gây tôm chết hàng loạt.
b. Sắt (Fe2+ và Fe3+)
Trong dung dịch Fe2+ là cation linh động có thể kết hợp H2S → FeS bám dính vào rễ
cây làm ngộ độc cây. Khi nồng độ Fe2+>500 ppm bắt đầu có ảnh hưởng, trên 600ppm gây
chết cho cây lúa non (rễ đen) và trên 1000 ppm gây chết cây lúa rất nhanh. Tuy nhiên,
Fe2+ dễ bị oxy hóa thành Fe3+ có màu vàng nâu đỏ, mà Fe3+ có độ hòa tan thấp nên ít độc,
nó bám vào rễ cây làm giảm khả năng trao đổi chất.
Đối với ao nuôi tôm thì ngưỡng giới hạn Fe2+ là 500ppm do quá trình oxy hóa Fe2+ thành
Fe3+ tiêu hao nhiều oxy hòa tan trong nước tạo thành các rỉ sắt bám vào mang tôm cản trở
hô hấp làm tôm chết
c. Sunphat (SO42-)
Cùng với Fe thì SO42- là một trong hai thành phần đầu tiên tạo nên phèn. Dạng gây độc
chủ yếu là : H2S, SO42-, SO2 và SO32-. SO42- ở cây trồng từ 0,1 – 5% , đặc tính của nó là
rửa trôi chậm nên tồn tại trong đất lâu gây độc cho cây trồng và cho sản xuất.
d. Cl-
Trong đất phèn hiện tại dưới 1%, nhưng đối với đất phèn mặn và phèn tiềm tàng thì Cl- ở
hàm lượng rất cao. Tuy nhiên, đây là ion hóa trị 1 nên độ di động cao và dễ rửa trôi.
e. Các axit hữu cơ
Ion H+ gây độc thông qua độ pH , làm cho sự chuyển hóa dinh dưỡng kém. Là tác nhân
ch1inh làm cho độ pH xuống thấp khi nồng độ H+ tăng cao.
Các axit hữu cơ được tạo ra từ quá trình phân giải chất hữu cơ, xác sinh vật trong điều
kiện ngập nước. Chúng làm gia tăng các chất độc như Fe2+, Al3+ có thể ngăn cản quá
trình vươn dài của rễ, hô hấp và hút chất dinh dưỡng.
V. Phân loại đất phèn
1. Theo quá trình hình thành
 Phèn tiềm tàng:Trong điều kiện yếm khí cùng với hoạt động của vi sinh vật, sulfat
bị khử để tạo thành lưu huỳnhvà chất này sẽ kết hợp với sắt có trong trầm tích để
tạo thành FeS2. Nền đất màu xám đen do chứa khoáng pyrit( FeS2) tích lũy ở trong
đất dưới tầng sâu. Có màu đen, tơi xốp, tầng sét bên dưới chứa phèn tiềm tàng,
hàm lượng đạm từ 1-2%, lân nghèo dưới 0.05%, pH từ 4.5-5, Ca2+ từ 5-10mg/100g
đất.
 Phèn hoạt động:được hình thành sau khi đất phèn tiềm tàng diễn ra quá trình oxi
hóa tạo thành khoáng jarosite KFe3(SO4)2(OH)6 màu vàng rơm theo bảng so màu
đất Munsell. Khoáng này tập trung ở những khe nứt, ống rễ thực vật bị phân hủy
và phân bố tập trung hoặc phân tán đều tùy theo điều kiện oxy xâm nhập trong đất.
Đất có màu xám đen, xám nâu. Tỷ lệ chất hữu cơ cao, đạm và Kali khá, nghèo lân,
pH từ 3-3,5, SO42- khoảng 1%, Al3+ khoảng 40mg/100g đất.
2. Theo kinh nghiệm dân gian
 Phèn nóng K3Fe3(SO4)2(OH)6: Chủ yếu do sunphat sắt FeSO4, Fe2(SO4)3 tạo
thành, mức độ độc hại loại phèn này ít hơn so với phèn nhôm. Trên mặt nước ở
ruộng, ở kênh thường có một lớp váng vàng .
 Phèn lạnh K2Al3(SO4)2(OH)3 : Chủ yếu do sunphat nhôm tạo nên Al2(SO4)3, loại
này độc hại hơn phèn nóng. Nước trên ruộng và trong kênh mương ở khu vực đất
phèn này trong suốt (nhìn thấy đáy kênh mương).
 Phèn đỏ : Một số vùng ở miền tây gọi là phèn đỏ, về bản chất phèn đỏ cũng như
phèn nóng. Nước trên ruộng thường có váng vàng đỏ ánh trên mặt.
 Phèn trắng : Về bản chất phèn trắng giống như phèn lạnh,. Ở những vùng phèn
nhiều và thiếu nước vào cuối mùa khô, muối Al2(SO4)3 bốc lên mặt và kết tinh
thành những hạt muối tròn có đường kính vài milimét dính với nhau thành từng
cụm, khi ẩm thì nhờn trơn, khi khô thì dòn, nhẹ, dễ vỡ, dễ tan vào nước.Ở những
vùng đất phèn xuất hiện loại muối này trên mặt đất vào cuối mùa khô tức là đã đạt
đến đỉnh cao của sự độc hại, vào những trận mưa đầu mùa nếu lượng mưa không
đủ lớn để rửa trôi và đưa muối này ra những kênh lớn hoặc thấm xuống tầng sâu
mà đọng lại ở một số vùng trũng, thấp thì nước rất trong, nhưng rất độc hại.
 Phèn đen : Những vùng phèn có tầng hữu cơ lẫn lộn với hợp chất phèn thường gặp
ở những vùng trũng hoặc vùng rừng U minh. Phẫu diện thường có mầu đen, mức
độ phèn phụ thuộc vào môi trường nước xung quang và đặc điểm về nguồn nước
mặt và nguồn nước ngầm.
3. Theo nồng độ các ion
VI. Diện tích và phân bố
1. Trên thế giới: Hiện nay có khoảng 15 triệu ha đất phèn, chủ yếu xuất hiện ở
các vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới như Nhật Bản, Malaysia, Triều
Tiên, Ấn Độ, Thái. Indonesia có diện tích đất phèn lớn nhất thế giới (2 triệu
ha); sau đó đến Việt Nam (1,8 triệu ha).
2. Việt Nam: có 1.863.000 ha đất phèn, chiếm tỷ lệ 6% tổng diện tích đất cả
nước, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long, vùng Đông Nam Bộ( Trong đóTứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười
và Cà Mau) có khoảng 1 triện ha đất phèn, còn lại phân bố rải rác ở các tỉnh
miền Trung nước ta.
Trong đó, Phèn ít và trung bình ( 1.275.000ha), phèn nhiều ( 588.000ha)
Phèn tiềm tàng 25.000ha tập trung ở vùng U Minh thuộc Cà Mau và Kiên
Giang.
VII. Biện pháp
- Giữ nước trên mặt ruộng hạn chế sự oxy hóa các vật liệu chứa khoáng Pyrit trong
đất phèn tiềm tàng.
- Đào kênh mương nội đồng để rửa phèn. Việc tiêu rửa phèn cần chú ý đến sự
nhiễm phèn ở hạ lưu.
- Bón vôi, phân lân để trung hòa các acid trong đất, cố định các chất độc ( hiệu quả
hơn đối với đất phèn nhẹ, trung bình) và tăng năng suất cây trồng. Việc kết hợp
dùng vôi và tiêu xổ phèn bằng nước ngọt sẽ đẩy nhanh quá trình rửa độc chất
trong đất.
- Canh tác giống cây chịu phèn tốtgiúp làm giảm nhiệt độ, độc tố trên đất, hạn chế
sự bóc phèn từ dưới tầng sâu. Cây chịu phèn như mãng cầu xiêm, sam sành, thanh
long, bưởi năm roi, khóm, lúa kháng phèn hoặc chịu phèn ngắn ngày
(AS996,OM6976, OM2517…), trung và dài ngày (ST5, OM723-7, OM1348),
mía, chè, tràm.
- Kết hợp mô hình lúa-cá trên đất phèn để cải thiện sinh kế cho người dân.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2000. Sinh thái môi trường ứng dụng. NXB Khoa
học và kỹ thuật, 125-151.
Lê Huy Bá, 2008. Độc học môi trường cơ bản. NXB ĐHQGTPHCM, 51-67.
Hoàng Hưng, Nguyễn Thị Kim Loan, 2005. Con người và môi trường. NXB
ĐHQG.TPHCM, 263-275.
Bộ GD&DT, 2007. Chỉ thị sinh học môi trường. NXB Giáo dục, 224-231.
Đào Xuân Học, Hoàng Thái Đạt, 2015.Sử dụng và cải tạo đất phèn- đất mặn.NXB nông
nghiệp Hà Nội.

Nhóm sinh viên Trường khoa học và tài nguyên Hà Nội, 2013. Báo cáo môn hóa học đất
tìm hiểu về đất phèn.

Vũ Tự Lập. Địa lí tự nhiên Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm. 224-225

Trang Web
Tùng Dũng, Giải pháp canh tác trên đất phèn- đất mặn, 2013, Danviet.vn.

<http://danviet.vn/nha-nong/giai-phap-canh-tac-tren-dat-phen-dat-man-121632.html>
Gia Bảo, Huỳnh Duy,Cải tạo đất nhiễm phèn- mặn, 2016, Nongnghiep.vn.

<https://nongnghiep.vn/cai-tao-dat-nhiem-phen-man-post165391.html>
Nguyễn Dân Trí, Đất phèn và việc bón cải tạo, baotangdat.blogspot.com.

<http://baotangdat.blogspot.com/2011/12/at-phen-va-viec-bon-cai-tao.html>
Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận trung ương hội nông dân Việt Nam, Giải pháp
cải tạo đất nhiễm phèn- mặn.

<http://khoahocchonhanong.com.vn/Giai-phap-cai-tao-dat-nhiem-phen-man.html>

You might also like