You are on page 1of 7

1.1.

Khái niệm làng nghề

Văn hóa là một trong bốn trụ cột của phát triển đất nước nói chung, trong mọi hoạt
động phát triển kinh tế, chính trị, xã hội luôn đề cao nhân tố văn hóa con người. Nét điển
hình của văn hóa Việt được biểu hiện rõ nhất quá sự duy trì, phát triển tại các làng xã.
Bằng sức lao động và sự sáng tạo, người nông dân đã sớm khai thác các điều kiện thuận
lợi của địa phượng để phát triển thành các ngành nghề thủ công nghiệp. Sự tập trung sản
xuất và phát triển mạnh đã khiến hoạt động phi nông nghiệp đó trở thành đặc trưng riêng
và góp phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông thôn.

Cho đến nay, có một vài khái niệm làng nghề được đưa ra như sau:

Theo nhóm tác giả Mai Thế Hởn, GS. Hoàng Ngọc Hòa và PGS. TS Vũ Văn Phúc
cho rằng: “Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn(làng) có một hay một
số nghề được tác ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ cái
nghề đó chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trí sản phẩm của toàn làng”

Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” thì làng
nghề được định nghĩa như sau: “Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có
nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán riêng theo
nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những
người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các
làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và
các cá biệt của địa phương”.

Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng: “Làng nghề là làng ấy, tuy có trồng trọt theo lối thủ
nông và chăn nuôi (gà, lợn, trâu,…) làm một số nghề phụ khác (thêu, đan lát,…) song đã
nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay
bán chuyên nghiệp, có ông trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ đã chuyên tâm,
có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân
vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những hàng thủ công, những mặt hàng
này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với thị
trường là vùng rộng xung quanh với thị trường đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra cả
nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài.” (Vượng Trần Quốc, 2010)

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 52/2018/NĐ-CP quy định về làng nghề: “Làng nghề
là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm
dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị
định”. Để có thể được công nhận là làng nghề, một thôn, ấp, bản, … phải đạt được 3 tiêu
chí theo nghị định số 52/2018/NĐ-CP của chính phủ như sau:

a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc
các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.

b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.

c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật
hiện hành

Như vậy có thể hiểu làng nghề theo những điểm tương đồng trong các quan niệm trên
như sau: Làng nghề được cấu thành bởi làng và nghề, cùng tồn tại trong không gian địa
lí nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sống bằng hoạt động phi nông nghiệp
(nghề thủ công) là chính, giữa họ có mối liên kết chặt chẽ về kinh tế, xã hội và văn hóa.

Làng nghề thủ công phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp và tính khép kín cố
hữu của làng xã nông nghiệp. Mặt khác, biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người
nông dân trong quá trình thích ứng với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội nhất định, đồng
thời thể hiện rất rõ yếu tố mở của xã hội tiểu nông. Ban đầu, các sản phẩm của nghề thủ
công sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu thường ngày của từng gia đình, sau đó trao đổi
trong cộng đồng làng xã. Dần dần do nhu cầu của xã hội nên nghề thủ công được chuyên
môn hoá, hình thành nên các làng nghề, phường/hội nghề từ đó.

1.2. Phân loại làng nghề


Làng nghề truyền thống (cổ truyền): Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề
truyền thống được hình thành từ lâu đời” [4]. Làng nghề truyền thống được hình thành từ
lâu đời, ít nhất cũng hàng chục năm, việc dạy nghề được thực hiện bằng phương pháp
truyền nghề. Sự phát triển dưới hình thức có tồn tại bởi một số hạt nhân: nghệ nhâ, gia
đình, dòng họ… làm nòng cốt từ đó mở rộng ra phạm vi cả làng.

Làng nghề mới là những làng có ngành nghề phát triển trong những năm gần đây,
chủ yếu do sự lan tỏa từ làng nghề truyền thống hoặc do sự du nhập trong quá trình hội
nhập giữa các vùng và giữa các nước. Ngay các làng nghề truyền thống cũng có sự đan
xen giữa nghề mới và nghề truyền thống. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, đã
xuất hiện các làng nghề có tính hiện đại, trong đó đặc trưng bởi sự phát triển kinh doanh
dịch vụ và xây dựng, kinh doanh đa ngành nghề; đồng thời, do quá trình công nghiệp hóa
diễn ra mạnh mẽ ở các làng nghề, kỹ thuật và công nghệ sản xuất không đơn thuần chỉ là
kĩ thuật thủ công, mà có nhiều nghề, nhiều công đoạn sản xuất áp dụng kĩ thuật và công
nghệ hiện đại như mộc, sản xuất gạch, ngói...

1.3. Đặc điểm cơ bản

Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với
nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong từng làng - xã ở nông thôn sau đó các ngành
nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông
nghiệp và sản xuất- kinh doanh tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn
nhau.

Trình độ công nghệ: Công nghệ sản xuất hầu hết các làng nghề mang tính truyền
thống, có từ lâu đời. Công cụ lao động đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất
mang tính đơn chiếc. Nhiều sản phẩm hòa toàn dựa vào đôi bàn tay của người thợ là
chính và các dù hiện nay đã có sự cơ khí hóa trong một vài bước sản xuất; do vậy mang
lại năng suất thấp, quy mô sản xuất nhỏ và tiêu hao nguyên liệu lớn.
Trình độ quản lý, tổ chức sản xuất: trong quá khứ cũng như hiện nay hình thức kinh
doanh chủ yếu là hộ gia đình, hầu như các thành viên trong hộ đều tập trung tham gia một
khâu trong quy trình sản xuẩ kinh doanh. Và người chủ gia đình thường là thợ cả và một
trong số họ đã là nghệ nhân lâu năm. Ngoài ra tại một số làng nghề có hình thức sản xuất
kinh doanh khác như: hợp tác xã, tổ hợp, doanh nghiệp, …

Nguyên liệu cho sản xuất: nguyên vật liệu chủ yếu được sử dụng là từ nguyên liệu sãn
có ở địa phương như tre nứa, song, mây, gỗ,…Cũng có một số nguyên liệu phải nhập từ
vùng khác hoặc nước ngoài song không nhiều.

Sản phẩm từ làng nghề thường mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm
bản sắc văn hoá dân tộc. các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa
có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật
trang trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước... các sản phẩm đều là sự kết giao giữa
phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật.

2. Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB)

Thuyết hành vi dự định (TPB) của Ajzen (1991) được phát triển từ lý thuyết hành vi
hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết
TRA trước đó về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí.
Tương tự như lý thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lý thuyết hành vi có kế hoạch là ý
định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định.

Trong lý thuyết mới này, tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi
ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát
hành vi.

(1) “Thái độ đối với hành vi” là mức độ đánh giá tích cực hay tiêu cực của một cá nhân
đối với việc thực hiện một hành vi. Thái độ thường được hình thành bởi niềm tin của cá
nhân về hậu quả của việc tham gia thực hiện một hành vi cũng như kết quả của hành vi
đó.
(2) “Chuẩn mực chủ quan” là áp lực xã hội lên cá nhân dẫn đến thực hiện hành vi. Chuẩn
mực chủ quan đến từ kỳ vọng của những người xung quanh (người thân, đồng nghiệp,
bạn bè…) đối với một cá nhân trong việc tuân thủ một số các chuẩn mực cũng như động
cơ của cá nhân trong việc tuân thủ các chuẩn mực đó để đáp ứng mong đợi của những
người xung quanh.
(3) “Nhận thức kiểm soát hành vi” là nhận thức của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó
khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn
lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.

Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB)

Nguồn: Ajzen, 1991

Mô hình TPB có tồn tại một số hạn chế. Các hạn chế đầu tiên là yếu tố quyết định ý
định không giới hạn thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận (Ajzen 1991).
Có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi. Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu cho
thấy rằng chỉ có 40% sự biến động của hành vi có thể được giải thích bằng cách sử dụng
TPB (Ajzen năm 1991; Werner 2004). Hạn chế thứ hai là có thể có một khoảng cách
đáng kể thời gian giữa các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế được đánh giá
(Werner 2004). Trong khoảng thời gian, các ý định của một cá nhân có thể thay đổi. Hạn
chế thứ ba là TPB là mô hình tiên đoán rằng dự đoán hành động của một cá nhân dựa trên
các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, cá nhân không luôn luôn hành xử như dự đoán bởi
những tiêu chí (Werner 2004).
Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ được khái niệm
như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng
xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện
hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được
Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình
TRA. Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi
thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để
thực hiện hành vi.
Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực
hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình,
thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi. Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn mô
hình TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một
nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu. Bởi vì mô hình TPB khắc phục được nhược điểm của
mô hình TRA bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận.

Tài liệu tham khảo

1. Làng Nghề Truyền Thống Việt Nam (NXB Văn Hóa Dân Tộc 2004) - Phạm Côn
Sơn
2. Đỗ Thị Hoa (2014), Tìm hiểu làng nghề chè truyền thống (Làng Lầy, xã Minh
Đức, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên), Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN
3. Vũ Tiến Hương (2017), Phát triển làng nghề tại tỉnh Hòa Bình, Đại học Bách
Khoa Hà Nội
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 116/IT-BNN hướng
dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006
của Chính Phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội.
5. Ninh Thị Hồng (2015), Phát triển làng nghề truyền thống theo hướng bền vững
trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
6. Trịnh Kim Liên (2013), Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa
bàn Hà Nội đến năm 2020, Đại học Kinh tế Quốc dân, Thư Viện Quốc gia Việt
Nam
7. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and
Human Decision Processes, 179-211

You might also like