You are on page 1of 9

TNU Journal of Science and Technology 227(08): 199 - 207

A WATER ENVIRONMENTAL RISK ASSESSMNET OF MA RIVER


IN THANH HOA PROVINCE
Cao Truong Son*, Nguyen Thi My, Mai Xuan Thanh, Nguyen Anh Tuan,
Nguyen Thi Minh Anh, Nguyen Hoang My, Tran Thi Hoa
Faculty of Natural Resources and Environment - Vietnam Naitonal University of Agriculture

ARTICLE INFO ABSTRACT


Received: 17/3/2022 This research was carried out to determine the level of ecological and
heath risk of water quality of Ma river in Thanh Hoa province. We
Revised: 28/4/2022
used data at 8 water monitoring points on the Ma River, Thanh Hoa
Published: 11/5/2022 province in the period 2011-2020 to calculate the water quality index
(WQI), ecological risk index (RI) and health risk (RISH and
KEYWORDS HAZAD). Results have showed that 6/8 water monitoring locations
(75%) have WQI scores of 76 and are suitable for domestic water
Ecological risk supply purposes. Only 2/8 water monitoring sites (25%) have WQI
Health risk scores less than 76 and can only be used for irrigation. Although the
ecological risk level of the water environment of the Ma river was
Ma river
low, the level of health risk was at a worrying level. The risk index for
Thanh Hoa province the carcinogen As was moderate to moderate risk (RISHwater> 10-4)
Water quality and the risk index for the non-carcinogenic agent Mn was
unacceptable (HAZARDwater > 1). Before using surface-wate of Ma
river for domestic water supply, we should take measures to remove
or reduce the concentration of As and Mn in the water to reduce the
health risk of the people.

ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG MÃ


TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Cao Trường Sơn*, Nguyễn Thị Mỵ, Mai Xuân Thành, Nguyễn Anh Tuấn,
Nguyễn Thị Minh Anh, Nguyễn Hoàng Mỹ, Trần Thị Hòa
Khoa Tài nguyên và Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT


Ngày nhận bài: 17/3/2022 Nghiên cứu này được thực hiện nhằm chỉ rõ mức độ rủi ro sinh thái
và rủi ro sức khỏe với môi trường nước sông Mã tỉnh Thanh Hóa.
Ngày hoàn thiện: 28/4/2022
Chúng tôi sử dụng số liệu tại 8 điểm quan trắc nước trên sông Mã
Ngày đăng: 11/5/2022 tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2011-2020 để tính toán chỉ số chất
lượng nước (WQI), chỉ số rủi ro sinh thái (RI) và chỉ số rủi ro sức
TỪ KHÓA khỏe (RISH và HAZAD). Kết quả nghiên cứu cho thấy, 6/8 vị trí
quan trắc nước (75%) có điểm WQI ≥ 76 điểm và có khả năng sử
Chất lượng nước dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Chỉ có 2/8 vị trí quan trắc
Rủi ro sinh thái nước (25%) có điểm WQI<76 điểm và chỉ sử dụng được cho mục
đích tưới tiêu thủy lợi. Mặc dù chỉ số RI môi trường nước của sông
Rủi ro sức khỏe
Mã ở mức thấp nhưng mức độ rủi ro sức khỏe lại ở mức đáng lo ngại
Sông Mã khi chỉ số rủi ro với tác nhân gây ung thư là As ở mức trung bình
Tỉnh Thanh Hóa (RISHwater> 10-4) và với tác nhân không gây ung thư là Mn ở mức
không chấp nhận được (HAZARDwater >1). Trước khi sử dụng nước
sông Mã làm nước cấp sinh hoạt cho người dân cần có biện pháp xử
lý để loại bỏ hoặc giảm bớt nồng độ As và Mn trong nước để giảm
tác động xấu đến sức khỏe của người dân.

DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5712

*
Corresponding author. Email: ctson@vnua.edu.vn

http://jst.tnu.edu.vn 199 Email: jst@tnu.edu.vn


TNU Journal of Science and Technology 227(08): 199 - 207

1. Mở đầu
Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng lượng dòng chảy nước mặt lên
đến 830 – 840 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ là quốc gia có nguồn tài nguyên nước ở mức
trung bình trên thế giới, vì có đến 63% lượng nước có nguồn gốc từ nước ngoài chảy vào. Chúng
ta không những là quốc gia bị phụ thuộc tài nguyên nước từ nước ngoài mà diễn biến lưu lượng
và chất lượng nước trên các lưu vực sông có sự biến động theo mùa, theo vùng miền (khoảng
80% lượng nước tập trung trong mùa mưa từ tháng sáu đến tháng một năm sau và giảm mạnh,
thậm chí khô kiệt vào mùa hè). Tốc độ phát triển nhanh của các ngành kinh tế kèm theo nhu cầu
sử dụng nước ngày càng tăng, lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn đã gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực và ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông, ảnh hưởng lớn đến hoạt động
sinh hoạt và sản xuất của người dân [1]. Ở nước ta hiện nay, những nghiên cứu về môi trường
nước mới chủ yếu tập trung vào việc theo dõi đánh giá diễn biến chất lượng nước và cảnh báo ô
nhiễm như: Nghiên cứu của Triệu Phương Thảo và cộng sự (2016) [2] đánh giá chất lượng nước
mặt lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2014 đã xác định nước sông Cả bị
ô nhiễm bởi các thông số TSS, NO2, COD, NH4+, BOD5, chất lượng nước khu vực thượng lưu tốt
hơn so với khu vực trung và hạ lưu. Hay việc sử dụng chỉ số WQI để đánh giá diễn biến chất
lượng nước mặt tại các lưu vực sông [3]-[5], các hồ lớn [6]. Trong một vài năm gần đây, phương
pháp sử dụng các chỉ số ô nhiễm như chỉ số ô nhiễm tổng hợp (CPI), ô nhiễm hữu cơ (OPI), ô
nhiễm kim loại nặng (TPI) để đánh giá mức độ ô nhiễm của các nguồn nước mặt và nước dưới
đất [4], [7], [8]. Các nghiên cứu này phần nào đã phản ảnh được hiện trạng ô nhiễm và diễn biến
chất lượng nguồn nước ở nước ta trong những năm qua, góp phần đưa ra các cảnh báo kịp thời
cho các nhà quản lý. Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá các rủi ro trong quá trình sử dụng nguồn
nước mặt vào các mục đích khác nhau như: cấp nước sinh hoạt, bảo đảm đời sống thủy sinh hay
tưới tiêu thủy lợi,… gần như chưa được đề cập và nghiên cứu.
Nghiên cứu đánh giá rủi ro ô nhiễm nước được thực hiện ở khá nhiều quốc gia trên thế giới.
Nitasha Khatri cùng cộng sự [9] thực hiện nghiên cứu phân tích và đánh giá chất lượng nước tại
Satlasana Taluka, huyện Mehsana, tỉnh Gujarat, Ấn Độ sử dụng các chỉ số chất lượng nước chỉ ra
các hoạt động sinh hoạt như tắm, giặt gần nguồn nước có thể dẫn đến ô nhiễm nước. Các thông
số như tổng độ cứng, độ kiềm tổng số, chất rắn hòa tan và độ đục đã vượt quá ngưỡng an toàn
cho nước ngầm sử dụng vào mục đích ăn, uống. Tại Trung Quốc, Suya Leng và cộng sự [10] đã
tiến hành nghiên cứu để xác định mức độ rủi ro ô nhiễm nước tại khu vực Bắc Kinh – Thiên Tân
– Hà Bắc; nghiên cứu rủi ro sức khỏe do ảnh hưởng bởi ô nhiễm nitơ trong nước dưới đất ở phía
Tây bắc Trung Quốc [11]. Ở khu vực Châu phi cũng có nhiều nghiên cứu khác nhau về đánh giá
rủi ro môi trường nước được thực hiện như: nghiên cứu tại lưu vực sông Klip [12]; sông Tana
[13] hay nghiên cứu đánh giá rủi ro sức khỏe trong sử dụng nước tại khu vực nông thôn phía
Đông nam Nigeria [14]. Những nghiên cứu trên cho thấy việc đánh giá rủi ro ô nhiễm do sử dụng
nguồn nước được thực hiện khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đạt được hiệu quả cao và có
thể ứng dụng được cho những nghiên cứu về đánh giá rủi ro ô nhiễm nước tại Việt Nam
Thanh Hoá là tỉnh cửa ngõ phía Bắc của khu vực miền Trung nước ta, là một trong những tỉnh
có tài nguyên nước khá phong phú. Tổng lượng nước mưa rơi xuống lãnh thổ hàng năm là 19 tỷ
m3, lượng bốc hơi trung bình là 9 tỷ m3/năm, còn lại 9,7 tỷ m3 nước sinh ra dòng chảy mặt và 0,3
tỷ m 3 sinh ra dòng chảy ngầm. Hàng năm hệ thống sông của tỉnh đổ ra biển 20 tỷ m3 nước gồm 5
sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên, sông Chàng [15]. Trong các hệ thống
sông chính của Thanh Hóa, sông Mã là sông lớn nhất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
cung cấp nước cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất công, nông nghiệp của người dân trên địa bàn
tỉnh. Vì vậy việc theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Mã trong những năm qua đã
được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm và thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, mạng lưới quan
trắc chất lượng nước sông Mã của tỉnh mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá chất lượng và dự báo
diễn biến chất lượng nước, chưa đưa ra những phân tích sâu liên quan tới tính rủi ro về sinh thái

http://jst.tnu.edu.vn 200 Email: jst@tnu.edu.vn


TNU Journal of Science and Technology 227(08): 199 - 207

và rủi ro sức khỏe của người dân khi sử dụng nguồn nước sông Mã vào mục đích cấp nước sinh
hoạt. Nghiên cứu này của chúng tôi được thực hiện nhằm sử dụng dữ liệu quan trắc môi trường
nước trên sông Mã để phân tích và chỉ rõ mức độ rủi ro sinh thái môi trường nước sông Mã và
mức độ rủi ro sức khỏe của người dân khi sử dụng nước sông Mã làm nước sinh hoạt.
2. Địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên sông Mã đoạn chảy qua tỉnh Thanh Hóa. Sông Mã có dòng
chính dài 528 km, bắt nguồn từ độ cao 800 – 1.000m ở vùng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, sau
đó chảy qua Lào (dài 118 km) và chảy vào địa phận tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc bản Sóp Sim
(huyện Mường Lát) rồi đổ ra biển Đông, tổng chiều dài sông Mã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là
242 km, diện tích lưu vực sông (LVS) Mã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là 9.000 km2 (Tổng diện
tích LVS Mã là 28.106 km2, gồm 7.913 km2 thuộc nước bạn Lào và 20.193 km2 thuộc địa phận
Việt Nam). Sông Mã có tổng số 89 phụ lưu, trong đó các phụ lưu chính trên đất Thanh Hóa gồm
suối Sim (40 km), suối Quanh (41 km), suối Xia (22,5 km), sông Luồng (102 km), sông Lò (74,5
km), Hón Nủa (25 km), sông Bưởi (130 km), sông Cầu Chày (87,5 km) và sông Chu (325 km)
[15]. Sông Mã là hệ thống sông lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa (Hình 1).

Các vị trí quan trắc nước sông Mã tỉnh Thanh Hóa


Tọa độ
TT Tên điểm
X Y
1 Cầu Bản Lát 458761 2270680
2 Cầu Na Sài 510658,6 253518,72
3 Cầu La Hán 522040 2251149
4 Cửa Hà 550050 2236248
5 Cầu Kiểu 561739 2214540,9
6 Ngã ba Bông 579944 2206645
7 Ngã ba Giàng 581217 2197607
8 Cảng Lễ Môn 586072 2188626

Hình 1. Sông Mã và các điểm quan trắc nước trên sông Mã tỉnh Thanh Hóa
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp kế thừa
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã kế thừa toàn bộ dữ liệu quan trắc chất lượng sông Mã tại 8
điểm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi trường nước mặt của tỉnh Thanh Hóa (từ năm

http://jst.tnu.edu.vn 201 Email: jst@tnu.edu.vn


TNU Journal of Science and Technology 227(08): 199 - 207

2011 đến 2020). Các số liệu này được sử dụng để tính chỉ số WQI và tính toán các chỉ số rủi ro ô
nhiễm môi trường nước.
* Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI
Chỉ số WQI được tính toán theo Công thức của Tổng cục Môi trường (2019) [16] như trong
Công thức 1:

(1)

Trong đó:
- WQII Kết quả tính toán đối với thông số nhóm I: Thông số pH;
- WQIII Kết quả tính toán đối với thông số nhóm II: (nhóm thông số thuộc bảo vệ thực vật):
bao gồm các thông số Aldrin, BHC, Dieldrin, DDTs (p,p’-DDT, p,p’-DDD, p,p’-DDE),
Heptachlor & Heptachlorepoxide;
- WQIIII Kết quả tính toán đối với thông số nhóm III: (nhóm thông số kim loại nặng): bao gồm
các thông số As, Cd, Pb, Cr6+, Cu, Zn, Hg;
- WQIIV Kết quả tính toán đối với thông số nhóm IV: (nhóm thông số hữu cơ và dinh dưỡng):
Bao gồm các thông số DO, BOD5, COD, TOC, N-NH4, N-NO3, N-NO2, P-PO4
- WQIV Kết quả tính toán đối với thông số nhóm V: (nhóm thông số vi sinh): bao gồm các
thông số Coliform, E.coli
Chỉ số WQI được tính theo thang điểm (khoảng giá trị WQI) tương ứng với biểu tượng và các
màu sắc để đánh giá chất lượng nước đáp ứng cho nhu cầu sử dụng (Bảng 1).
Bảng 1. Thang đánh giá chất lượng nước theo điểm số WQI
TT Khoảng giá trị WQI Chất lượng nước Màu sắc
1 91 – 100 Rất tốt Xanh nước biển
2 76-90 Tốt Xanh lá cây
3 51-75 Trung bình Vàng
4 26-50 Xấu Da cam
5 10-25 Kém Đỏ
6 < 10 Ô nhiễm rất nặng Nâu
* Phương pháp đánh giá rủi ro môi trường nước
- Rủi ro sức khỏe: Trong nghiên cứu này được đánh giá qua các tuyến phơi nhiễm đối với các
chất gây ung thư (Asen) và các chất không gây ung thư (Mn, Hg, Cr6+, CN-) trong nước mặt của
sông Mã. Trong đó:
+ Công thức tính toán rủi ro ung thư trong môi trường nước thông qua đường tiêu hóa ký hiệu
là RISHwater như trong công thức 2:
RISHwater = SF0 x Cw x 0,0149 [17] (2)
Trong đó: SF0: nhân tố đi qua đường miệng (l/mg/kg-ngày), trong nghiên cứu này là As; Cw:
nồng độ As trong nước (mg/l);
+ Công thức tính toán rủi ro không ung thư trong môi trường nước thông qua đường tiêu hóa
kí hiệu là HAZARDwater như công thức 3:
1
HAZARDwater = R𝑓D0 x Cw x 0.0639 [17] (3)
Trong đó: RfD0: Liều lượng tham chiếu đối với đường tiêu hóa (mg/kg-ngày); Cw: nồng độ
hóa chất trong nước (mg/l), trong nghiên cứu này là nồng độ của Mn, Hg, Cr6+, CN-.
+ Rủi ro sức khỏe được đánh giá theo các mức như quy định trong bảng số 2.
- Đánh giá rủi ro sinh thái tiềm năng (RI): Chỉ số rủi ro sinh thái tiềm năng (RI) được đánh
giá dựa vào nồng độ của các kim loại nặng (KLN): Cu, Pb, Zn, Cd và As trong nước sông Mã
giai đoạn 2011-2020 theo công thức 4:
𝐶
𝑅𝐼 = ∑𝑛𝑖=1 𝐸𝑟𝑖 ; 𝐸𝑟𝑖 = 𝐶𝑓𝑖 . 𝑇𝑟𝑖 ; 𝐶𝑓𝑖 = 𝑖𝑖 [18] (4)
𝐶𝑛

http://jst.tnu.edu.vn 202 Email: jst@tnu.edu.vn


TNU Journal of Science and Technology 227(08): 199 - 207

Trong đó: Ci - Hàm lượng KLN thứ i đo được trong trầm tích tại khu vực nghiên cứu (mg/kg);
Cif - Yếu tố ô nhiễm của từng kim loại; Cin - Hàm lượng tham chiếu của KLN thời kỳ tiền công
nghiệp; Eir -Yếu tố rủi ro sinh thái của từng KLN; và Tir - Hệ số độc tính của KLN.
Bảng 2. Thang đánh giá rủi ro sức khỏe (RISH)
Cách đánh giá rủi ro sức khỏe
10-6 < RISHwater RISHwater HAZARDwate HAZARDwater
Chỉ số RISHwater > 10-4
< 10-4 > 10-6 <1 >1
Rủi ro mắc bệnh
Rủi ro thấp, không
ung thư cao, Rủi ro Rủi ro chấp nhận Rủi ro không
Đánh giá đáng kể có thể chấp
không thể chấp trung bình* được chấp nhận được
nhận được
nhận được
Ghi chú: (*) Rủi ro có thể có hoặc không có những quyết định giảm thiểu rủi ro và những quyết định này
phải dựa trên những nghiên cứu bổ sung.
Kết quả tính toán RI sẽ được so sánh với thang đánh giá như trong bảng 3.
Bảng 3. Thang đánh giá rủi ro sinh thái tiềm năng với KLN (RI)
Eir RI Mức độ rủi ro sinh thái của KLN
Eir < 40 RI < 110 Thấp
40 ≤ Eir ≤ 80 110 ≤ RI ≤ 220 Vừa phải
80 ≤ Eir ≤ 160 220 ≤ RI ≤ 440 Đáng quan tâm
160 ≤ Eir ≤ 320 RI ≥ 440 Cao
Eir ≥ 320 Rất cao
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Diễn biến chất lượng nước sông Mã giai đoạn 2011-2020
*Kết quả quan trắc nước sông Mã giai đoạn 2011-2020
Giá trị trung bình của các thông số quan trắc chất lượng nước mặt trên sông Mã trong giai
đoạn 2011-2020 được trình bày ở bảng 4. Theo đó nồng độ pH trong nước dao động từ 6,55 -
7,27; DO trong nước rất tốt nằm trong khoảng 6,66 - 7,25 mg/L; BOD dao động trong khoảng 4 -
6 mg/l; COD dao động từ 6-13 mg/L; các chất dinh dưỡng nitơ như NH4+, NO3-, NO2- ở mức
thấp, lần lượt dao động từ 0,12 - 0,57 mg/l; 0,6 - 29,17 mg/l; 0,02 - 0,04 mg/l. Trong khi đó, nồng
độ TSS ở mức khá cao nằm trong khoảng 51 - 150 mg/l; Coliform có biến động lớn nhất dao
động trong khoảng 1.430 đến 45.561 MPN/100 ml.
Bảng 4. Nồng độ một số thông số chất lượng nước sông Mã, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2020
Cầu
Cầu Cầu La Cầu Ngã ba Ngã ba Cảng Lễ
Thông số Giá trị Bản Cửa Hà
Na Sài Hán Kiểu Bông Giàng Môn
Lát
TB 6,95 6,96 6,99 6,96 6,91 6,86 6,86 6,80
pH
SD 0,10 0,13 0,11 0,11 0,18 0,16 0,09 0,13
DO TB 7,25 7,08 6,86 6,90 6,87 6,75 6,71 6,66
(mg/L) SD 0,33 0,54 0,42 0,46 0,51 0,45 0,55 0,39
BOD5 TB 5 6 5 4 5 3 4 5
(mg/l) SD 3,28 3,92 2,54 1,53 1,46 0,90 0,96 1,27
COD TB 9 13 8 7 8 6 6 8
(mg/l) SD 4,99 15,29 3,52 2,50 2,20 1,87 1,67 1,74
TSS TB 138 160 128 119 106 57 51 59
(mg/l) SD 83 101 87 85 71 31 16 34
NH4+ TB 0,15 0,21 0,12 0,14 0,20 0,16 0,19 0,57
(mg/l) SD 0,07 0,23 0,06 0,05 0,12 0,06 0,10 1,13
NO2- TB 0,02 0,03 0,03 0,02 0,03 0,03 0,03 0,04
(mg/l) SD 0,02 0,03 0,03 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02

http://jst.tnu.edu.vn 203 Email: jst@tnu.edu.vn


TNU Journal of Science and Technology 227(08): 199 - 207

Cầu
Cầu Cầu La Cầu Ngã ba Ngã ba Cảng Lễ
Thông số Giá trị Bản Cửa Hà
Na Sài Hán Kiểu Bông Giàng Môn
Lát
NO3- TB 0,60 7,43 0,63 0,67 0,74 2,17 0,85 0,73
(mg/l) SD 0,20 3,09 0,30 0,33 0,32 2,5 0,44 0,53
Coliform TB 4.348 3.890 1.430 4.967 43.207 2.669 45.561 3.210
(MPN/100ml) SD 5.507 5.423 1.821 8.619 120.543 1.761 120.303 2.444
* Chỉ số chất lượng nước sông Mã giai đoạn 2011-2020

Kết quả tính toán cho thấy điểm số WQI bình quân của các điểm quan trắc nước sông Mã là
khá cao từ 62 – 90 điểm trong mùa mưa; 73 – 94 điểm trong mùa khô; và từ 65 – 93 điểm trong
cả năm. Điểm số WQI của nước sông trong mùa mưa thấp hơn so với trong mùa khô cho thấy
chất lượng nước sông Mã bị ảnh hưởng lớn bởi địa hình và chế độ mưa. Vào mùa mưa lưu lượng
nước lớn, độ dốc địa hình cao dẫn tới hàm lượng TSS trong nước sông tăng nhanh dẫn tới chất
lượng nước của sông bị giảm. Kết quả này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu tại thượng lưu
của LVS Cầu ở nước ta [4].
Chỉ số WQI
100
80
60
40
20
0
Cầu Bản Cầu Na Cầu La Cầu Ngã ba Ngã ba Cảng Lễ
Cửa Hà
Lát Sài Hán Kiểu Bông Giàng Môn
Cả năm 89 91 93 92 81 70 65 80
Mùa mưa 87 89 92 90 75 61 62 80
Mùa khô 91 91 93 94 93 85 73 85

Cả năm Mùa mưa Mùa khô

Hình 2. Chỉ số chất lượng nước WQI trung bình tại các điểm quan trắc trên sông Mã giai đoạn 2011-2020
Hình 2 cho thấy, điểm số WQI tại tất cả các điểm quan trắc nước trên sông Mã đều cao hơn so
với trong mùa khô. Đặc biệt là tại các điểm quan trắc tại Cầu Kiều, Ngã ba Bông và Ngã ba
Giàng điểm số WQI trong mùa khô là cao hơn hẳn so với mùa mưa. Ở các điểm còn lại mực độ
thay đổi là không đáng kể. Kết quả tính toán điểm số WQI bình quân trong cả năm cho thấy có
3/8 điểm quan trắc (37,5%) có chất lượng ở mức rất tốt (màu xanh nước biển) có khả năng sử
dụng để cấp nước sinh hoạt trực tiếp gồm vị trí Cầu Na Sài, Cầu La Hán và Cửa Hà; 3/8 điểm
quan trắc (37,5%) có chất lượng nước ở mức tốt (màu xanh lá cây) đảm bảo sử dụng để cấp nước
sinh hoạt nhưng phải có biện pháp xử lý phù hợp, gồm vị trí Cầu Bản Lát, Cầu Kiểu và Cảng Lễ
Môn; còn lại 2/8 vị trí quan trắc (25%) là Ngã Ba Bông và Ngã Ba Giàng là có chất lượng nước ở
mức trung bình (màu vàng) chỉ đáp ứng được cho mục đích nước tưới tiêu thủy lợi. Nhìn chung,
chỉ số chất lượng nước (WQI) trong mùa khô tại tất cả các điểm quan trắc đều tốt hơn so với
trong mùa mưa.
3.2. Đánh giá rủi ro sử dụng nước sông Mã
* Đánh giá rủi ro sinh thái tiềm năng (RI)
Kết quả tính toán yếu tố rủi ro sinh thái đối với môi trường nước sông Mã của từng thông số
KLN cho thấy, yếu tố rủi ro sinh thái (Eir ) của Cd dao động từ 0,00086 - 0,008; Pb từ 0,00001 -
0,0009; Cr6+ từ 0,00002 - 0,00037; Cu từ 0,00004 - 0,00141; Zn từ 0,00003 - 0,0003; và As từ
http://jst.tnu.edu.vn 204 Email: jst@tnu.edu.vn
TNU Journal of Science and Technology 227(08): 199 - 207

0,00029 - 0,00735. Thứ tự yếu tố rủi ro sinh thái của từng kim loại được sắp xếp như sau: Eir
(Cr6+) = 0,00007 < Eir (Zn) = 0,0001 < Eir (Pb)= 0,00017 <Eir (Cu) = 0,00054 < Eir (As) =
0,00174 < Eir (Cd)= 0,00185. Kết quả tính chỉ số rủi ro sinh thái tiềm năng (RI) của nước sông
Mã được chỉ ra trong bảng 5. Theo đó, RI trong nước sông Mã dao động từ 0,002 – 0,011 trong
mùa mưa; từ 0,003 – 0,010 trong mùa khô; và từ 0,002-0,009 đối với cả năm, biến động của giá
trị RI tại các điểm quan trắc nước không lớn thể hiện ở giá trị SD thấp hơn khá nhiều so với giá
trị trung bình. Đối chiếu giá trị RI tính toán được với thang đánh giá RI trong bảng 4 cho thấy rủi
ro sinh thái môi trường nước đối với yếu tố KLN tại tất cả các điểm quan trắc trên sông Mã đều ở
mức rất thấp (RI<110).
Bảng 5. Chỉ số rủi ro sinh thái tiềm năng (RI) trung bình của môi trường nước sông Mã
Cầu Cầu Cảng
Cầu Cửa Cầu Ngã ba Ngã ba
Mùa Giá trị Bản La Lễ
Na Sài Hà Kiểu Bông Giàng
Lát Hán Môn
Lớn nhất 0,006 0,006 0,009 0,005 0007 0,011 0,006 0,007
Mùa Nhỏ nhất 0,002 0,002 0,002 0,002 0,002 0,002 0,002 0,003
mưa Trung bình 0,005 0,004 0,004 0,004 0,005 0,005 0,004 0,004
SD 0,002 0,001 0,002 0,001 0,002 0,002 0,001 0,001
Lớn nhất 0,007 0,009 0,007 0,010 0,009 0,007 0,006 0,009
Nhỏ nhất 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003
Mùa khô
Trung bình 0,005 0,005 0,005 0,005 0,005 0,005 0,004 0,005
SD 0,002 0,002 0,001 0,002 0,002 0,001 0,001 0,002
Lớn nhất 0,006 0,008 0,008 0,007 0,008 0,009 0,006 0,007
Trung
Nhỏ nhất 0,003 0,003 0,003 0,003 0,002 0,003 0,003 0,003
bình
Trung bình 0,005 0,005 0,004 0,004 0,005 0,005 0,004 0,005
năm
SD 0,001 0,002 0,002 0,001 0,002 0,002 0,001 0,002

* Đánh giá rủi ro sức khỏe


- Rủi ro có khả năng gây ung thư (As):Dựa vào kết quả phân tích rủi ro ung thư cho thấy chất
lượng nước sông Mã không đảm bảo có khả năng gây ung thư ảnh hưởng đến sức khỏe của người
dùng. Hầu hết nước sông Mã ở các điểm quan trắc đều có nguy cơ gây ung thư ở mức trung bình
(10-6< RISHwater< 10-4 ) và có tới 18,5% đạt mức nguy cơ cao (RISHwater> 10-4 ). Kết quả tính toán
cho thấy khả năng gây ung thư của mùa mưa nhỏ hơn so với mùa khô do mùa mưa lượng nước
mưa nhiều dẫn đến nồng độ As ở trong nước giảm. Giá trị RISHwater bình quân năm của cả 8 điểm
quan trắc dao động từ 7.10-5 – 9.10-5, tức là gần sát với ngưỡng 10-4 - ngưỡng có nguy cơ rủi ro
cao (Bảng 6).
Bảng 6. Đánh giá rủi ro sức khỏe trong sử dụng nước sông Mã với tác nhân có khả năng gây ung thư As
Cầu Cầu
Cầu Cửa Cầu Ngã ba Ngã ba Cảng
RISHwater As Bản La
Na Sài Hà Kiểu Bông Giàng Lễ Môn
Lát Hán
Mùa Trung bình 8.10-5 8.10-5 7.10-5 7.10-5 7.10-5 7.10-5 7.10-5 8.10-5
mưa SD 4.10-5 5.10-5 3.10-5 3.10-5 3.10-5 2.10-5 3.10-5 4.10-5
Trung bình 7.10-5 10.10-5 8.10-5 8.10-5 8.10-5 8.10-5 7.10-5 9.10-5
Mùa khô
SD 3.10-5 9.10-5 3.10-5 3.10-5 3.10-5 2.10-5 3.10-5 4.10-5
Trung bình 8.10-5 9.10-5 7.10-5 7.10-5 8.10-5 8.10-5 7.10-5 8.10-5
Cả năm
SD 3.10-5 7.10-5 2.10-5 3.10-5 3.10-5 2.10-5 3.10-5 4.10-5
- Đánh giá rủi ro sức khỏe môi trường nước với các tác nhân không gây ung thư: Qua kết quả
tính toán cho thấy rủi ro có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người do tác nhân Cr+, CN-
và Hg đều nằm trong khoảng chấp nhận được (HAZARDwater < 1). Tuy nhiên, kết quả tính toán
với thông số Mn cho thấy mức độ rủi ro bình quân trong cả mùa mưa và mùa khô tại 8 điểm quan
trắc nước đều có giá trị HAZARDwater > 1, tức là ở mức rủi ro không chấp nhận được (Bảng 7).

http://jst.tnu.edu.vn 205 Email: jst@tnu.edu.vn


TNU Journal of Science and Technology 227(08): 199 - 207

Kết quá đánh giá rủi ro sức khỏe trong sử dụng nước sông Mã cho thấy việc sử dụng nước
sông Mã làm nước sinh hoạt cho người dân tiềm ẩn rủi ro cao khi rủi ro có khả năng gây ung thư
với tác nhân As luôn ở mức nguy cơ trung bình và gần với mức nguy cơ cao (18% giá trị đã ở
mức nguy cơ cao). Bên cạnh đó, trong nhóm các tác nhân không có khả năng gây ung thư rủi ro
sức khỏe của Mn trong nước sông Mã luôn ở mức không chấp nhận được trong cả mùa mưa và
mùa khô. Như vậy, để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người trước khi sử dụng
nước sông Mã làm nước cấp sinh hoạt cho người dân cần có biện pháp loại bỏ hoặc giảm nồng độ
As và Mn trong nước.
Bảng 7. Đánh giá rủi ro sức khỏe trong sử dụng nước sông mã với các tác nhân không có khả năng gây ung thư
Cầu Bản Cầu Cầu La Cửa Cầu Ngã ba Ngã ba Cảng Lễ
HAZARD water
Lát Na Sài Hán Hà Kiểu Bông Giàng Môn
Mùa mưa 2,2 1,37 1,52 1,41 1,2 1,22 1,2 3,41
Mn Mùa khô 1,24 1,06 0,98 1,57 1,49 2,99 2,38 2,37
Cả năm 1,72 1,22 1,25 1,49 1,34 2,11 1,72 2,73
Mùa mưa 0,015 0,015 0,015 0,015 0,015 0,015 0,015 0,015
CN- Mùa khô 0,016 0,016 0,016 0,016 0,016 0,016 0,016 0,016
Cả năm 0,015 0,016 0,016 0,015 0,015 0,015 0,015 0,015
Mùa mưa 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05
Hg Mùa khô 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05
Cả năm 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05
Mùa mưa 24.10-5 19.10-5 23.10-5 23.10-5 22.10-5 27.10-5 24.10-5 28.10-5
Cr Mùa khô 21.10-5 18.10-5 20.10-5 21.10-5 18.10-5 21.10-5 19.10-5 18.10-5
Cả năm 20.10-5 18.10-5 22.10-5 22.10-5 20.10-5 24.10-5 21.10-5 23.10-5
4. Kết luận
Chất lượng nước sông Mã tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2020 còn khá tốt với 3/8 vị trí quan
trắc nước (37,5%) có điểm số WQI ≥ 91 điểm đạt chất lượng ở mức 1 (màu xanh nước biển) có
thể sử dụng ngay làm nước cấp sinh hoạt; 3/8 vị trí quan trắc nước (37,5%) có điểm WQI nằm
trong khoảng 76 ≤ WQI ≤ 91 đạt mức 2 (màu xanh lá cây) có thể sử dụng để cấp nước sinh hoạt
nhưng phải có biện pháp xử lý phù hợp; chỉ có 2/8 vị trí quan trắc nước (25%) có điểm số WQI
<76 điểm, đạt mức 3 (màu vàng) chỉ sử dụng được cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Chất lượng
nước sông Mã trong mùa khô tốt hơn trong mùa mưa, do trong mùa mưa lưu lượng dòng chảy
lớn cộng với việc sông Mã có độ dốc địa hình cao khiến cho nồng độ TSS và độ đục trong nước
tăng cao, làm giảm chất lượng nước.
Kết quả đánh giá rủi ro sinh thái đối với môi trường nước sông Mã cho thấy rủi ro sinh thái ở
tất cả các điểm quan trắc đều ở mức rất thấp (RI <110). Ngược lại, kết quả đánh giá rủi ro sức
khỏe trong sử dụng nước sông Mã lại cho thấy nguy cơ ở mức trung bình với tác nhân gây ung
thư là As (10-6< RISHwater< 10-4) và rủi ro không thể chấp nhận với tác nhân không gây ung thư là
Mn (HAZARDwater > 1). Do đó việc sử dụng nước sông Mã làm nước cấp sinh hoạt cho người
dân cần phải có các biện pháp loại bỏ hoặc làm giảm bớt nồng độ As và Mn để giảm mức độ rủi
ro sức khỏe cho người dân.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được hỗ trợ kinh phí từ hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Khoa Tài
nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES
[1] Ministry of Natural resources and Environment, Report of National environment state in 2018 - Theme:
Water environment in river basin, Hanoi, 2018.

http://jst.tnu.edu.vn 206 Email: jst@tnu.edu.vn


TNU Journal of Science and Technology 227(08): 199 - 207

[2] P. T. Trieu, T. S. Cao, and T. L. T. Ho, “Evaluation on surface-water quality trend of Ca river basin in
Nghean province from 2012 to 2014,” Journal of Agriculture and Rural Development, no. 6/2016, pp.
63-71, 2016.
[3] T. S. Cao, T. D. Pham, M. A. Nguyen, A. H. Nguyen, and Q. T. Dam, “Water quality assessment of
some rivers in Gia Lam district by water quality index (WQI),” TNU Journal of Science and
Technology, vol. 200, no. 7, pp. 133-140, 2019.
[4] T. S. Cao, T. H. G. Nguyen, P. T. Trieu, H. N. Nguyen, T. L. Nguyen, and H. C. Vo, “Assessment of
Cau river water quality assessment using a combination of water quality and pollution indices,”
Journal of Water quality Supply: Research and Technology – Aqua, vol. 69, no. 2, pp. 160-172, 2020,
doi: 10.2166/aqua.2020.122.
[5] H. Pham, Md. M. Rahman, C. N. Nguyen, P. L. Vo, V. T. Le, and H. H. Ngo, “Assessment of surface
water quality using the water quality index and multivariate statistical techniques – A case study: the
upper part of Dong Nai river basin, Vietnam,” Journal of water sustainability, vol. 7, no. 4, pp. 225-
245, December 2017, doi: 10.11912/jws.2017.7.4.225-245.
[6] T. S. Cao, T. B. Nguyen, T. K. A. Tong, V. D. Nguyen, and T. D. Pham, “Water quality assessment of
Cam Son lake in Lucngan district of Bacgiang province,” Journal of Agriculture and Rural
Development in Vietnam, no. 7/2019, pp. 22-27, 2019.
[7] T. T. H. Nguyen, T. D. Dinh, T.T. H. Ho, Q. H. Trinh, N. T. Nguyen, “Water Quality Assessment and
Eutrophic Classification of Hanoi Lakes Using Different Indices,” Vietnam Journal of Agricultural
Sciences, vol. 4, no. 4, pp. 1229-1240, 2021, doi: 10.31817/vjas.2021.4.4.03.
[8] T. S. Cao, H. P. Tran, H. T. T. Le, H. P. K. Bui, G. T. H. Nguyen, L. T. Nguyen, B. T. Nguyen, and A.
D. Luong, “Impacts of effluent from different livestock farm types (pig, cow, and poultry) on
surrounding water quality: a comprehensive assessment using individual parameter evaluation method
and water quality indices,” Environ Sci Pollut Res, vol. 28, pp. 50302-50315, 2021, doi:
10.1007/s11356-021-14284-9.
[9] N. Khatri, S. Tyagi, D. Rawtani, M. Tharmavaram, and R. D. Kamboj, “Analysis and assessment of
ground water quality in Satlasana Taluka, Mehsana district, Gujarat, India through application of water
quality indices,” Groundwater for Sustainable Development, no. 10, 2020, Art. no. 100321, doi:
10.1016/j.gsd.2019.100321.
[10] S. Jiang, Y. Zhai, S. Leng, J. Wang, and Y. Teng, “A HIVE model for regional integrated
environmental risk assessment: A case study in China, Human and Ecological Risk Assessment,” An
International Journal, no. 22:4, pp. 1002-1028, 2016, doi: 10.1080/10807039.2015.1122510.
[11] Y. Zhang, J. Wu, and B. Xu, “Human health risk assessment of groundwater nitrogen pollution in
Jinghui canal irrigation area of the loess region, northwest China,” Environ Earth Sci, no. 77, p. 273,
2018, doi: 10.1007/s12665-018-7456-9.
[12] T. Marara and L.G. Palamuleni, “An environmental risk assessment of the Klip river using water
quality indices,” Physics and Chemistry of the Earth, vol. 114, p. 102799, December 2019, doi:
10.1016/j.pce.2019.09.001.
[13] S. M. Njuguna, J. A. Onyango, K. B. Githaiga, R. W. Gituru, and X. Yan, “Application of multivariate
statistical analysis and water quality index in health risk assessment by domestic use of river water.
Case study of Tana River in Kenya,” Process Safety and Environmental Protection, no. 133, pp. 149-
158, 2020.
[14]. C. K. Ezugwu, O. S. Onwuka, J. C. Egbueri, C. O. Unigwe, and D. A. Ayejoto, “Multi-criteria
approach to water quality and health risk assessments in a rural agricultural province, southeast
Nigeria,” HydroResearch, vol. 2, pp. 40-48, 2019.
[15] Department of Natural Resources and Environment of Thanh Hoa province, Report on Building
database of water resource of Thanhhoa province, Thanh Hoa, 2013.
[16] Vietnam Environment Administration, Decision No. 1460/QD-TCMT promulgating technical
guidelines for calculation and publication of Vietnam's water quality index (VN_WQI), Hanoi, 2019.
[17] T. H. T. Le, Health Risk Assessment and Ecological Risk Assessment, Ho Chi Minh City National
University Publishing House, Ho Chi Minh City, 2008.
[18] T. T. Le, T. T. T. Kieu, T. T. Nguyen, K. L. Nguyen, and T. T. Trinh, “Heavy metal accumulation and
potential ecological risk assessment of surface sediments from Day river downstream,” VNU Science
Journal: Earth and Environmental Sciences, vol. 34, no. 4, pp. 140-147, 2018.

http://jst.tnu.edu.vn 207 Email: jst@tnu.edu.vn

You might also like