You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


KHOA ĐỊA CHẤT
*******

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tài Tuệ


TS. Phan Thanh Tùng

Họ và tên sinh viên: Trịnh Hồng Linh


Lớp: K64 Quản lý tài nguyên và môi trường
MSV: 19001668

Hà Nội - 2022
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu................................................................................3
Hình 2: Quá trình lấy mẫu nước....................................................................................5
Hình 3: Quá trình lấy mẫu đất........................................................................................6
Hình 4: Quá trình lấy mẫu cây.......................................................................................6
Hình 5: Quá trình xử lý mẫu đất....................................................................................8
Hình 6: Quá trình xử lý mẫu cây....................................................................................8
Hình 7: Quá trình xử lý số liệu......................................................................................9
Hình 8: Nồng độ pH trong nước..................................................................................10
Hình 9: Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước..........................................................10
Hình 10: Lượng oxy hòa tan trong nước......................................................................11
Hình 11: Nhu cầu oxy sinh học trong nước.................................................................11
Hình 12: Nhu cầu oxy hóa học trong nước..................................................................12
Hình 13: Hàm lượng amoni trong nước.......................................................................12
Hình 14: Hàm lượng OM trong đất..............................................................................13
Hình 15: Hàm lượng các nguyên tố trong đất..............................................................13
Hình 16: Hàm lượng các nguyên tố trong cây..............................................................14

i
DANH MỤC BẢNG

ii
Câu 1: Hãy cho biết vai trò của phân tích thống kê trong nghiên cứu khoa học?
Phân tích mối quan hệ giữa phân tích thống kê với các bước nghiên cứu khoa học? Lấy
ví dụ minh họa.
 Vai trò của phân tích thống kê trong nghiên cứu khoa học
Có thể nói phân tích thống kê đóng vai trò sống còn trong nghiên cứu khoa học.
Thông thường các nghiên cứu khoa học được bắt đầu từ các giả thuyết khoa học, sau
đó là thiết kế các nghiên cứu, thí nghiệm, lấy mẫu,... để kiểm tra các giả thuyết/câu hỏi
khoa học. Để kiểm tra câu hỏi khoa học bắt buộc phải sử dụng các phép phân tích
thống kê hoặc mô tả dữ liệu để hiểu được bản chất của vấn đề về mối quan hệ giữa các
biến phụ thuộc và biến độc lập trong các nghiên cứu đã đặt ra.
Do vậy, có thể coi các quá trình phân tích thống kê như sơ đồ phía dưới. Trong
đó, mục tiêu chung là khai phá quan hệ giữa các biến hoặc mô tả số liệu.
Với mục tiêu chung là khai phá quan hệ giữa các biến số liệu thì mục tiêu cụ thể
có thể được chia thành 2 nhóm chính là so sánh giữa các nhóm với mục đích là xem
kết quả giữa các nhóm có sự giống hay khác nhau hay không.
Nếu mục tiêu chung chỉ là tóm tắt dữ liệu: chúng ta cần hiểu bản chất của tập số
liệu mà mình có bao gồm: phân phối của tập mẫu nghiên cứu, xác định các tham số
thống kê,....
Khai phá quan hệ
Mục tiêu chung
giữa các biến Mô tả

So sánh giữa Tìm mối liên quan


Mục tiêu cụ thể các nhóm giữa các biến
Tóm tắt dữ liệu

Dạng câu hỏi


giả thuyết Khác nhau Liên quan
Mô tả

Phân tích
Kiểm định Phân tích tương
thống kê
thống kê (t-test, quan (tuyến Mô tả thống kê
ANOVA) tính, đa biến)

3
Từ mục tiêu cụ thể, sẽ dẫn đến câu trả lời cho các câu hỏi hoặc giả thuyết khác
nhau. Nếu nghiên cứu hướng đến xác định sự khác nhau, thì chúng ta cần sử dụng kết
quả từ phân tích, so sánh sự khác nhau giữa các nhóm. Nếu nghiên cứu hướng đến tìm
tương quan thì chúng ta cần sử dụng kết quả phân tích tương quan. Đối với thống kê
mô tả thì cần lựa chọn các phương pháp thống kê để cho ra kết quả là các tham số
thống kê: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị biến phân,...
Bước cuối cùng là phân tích thống kê. Tùy thuộc vào dạng câu hỏi giả thuyết
mà lựa chọn phương pháp phân tích thống kê phù hợp. Đối với câu hỏi/giả thuyết về
xác định sự khác nhau giữa các biến số liệu thì Kiểm định thống kê (t-test,
ANOVA,...) phải được sử dụng. Đối với cầu hỏi xác định mức độ tương quan thì phân
tích tương quan tuyến tính hoặc đa biến phải được thực hiện. Đối với nghiên cứu mô tả
thì mô tả thống kê bằng tính toán các tham số thống kê phải được thực hiện.
 Mối quan hệ giữa phân tích thống kê với các bước nghiên cứu khoa học
Khi phân tích mối quan hệ giữa phân tích thống kê và các bước nghiên cứu
khoa học, người nghiên cứu khoa học thấy rằng cần phải suy nghĩ về kỹ năng tư duy
và lựa chọn phân tích thống kê, cũng như phương hướng xây dựng hoặc xác định mục
tiêu của mỗi bước. Việc bố trí hoặc lựa chọn các phân tích phải làm cho quá trình
nghiên cứu khoa học trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ví dụ minh họa: Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước tại khu vực sông Nhuệ,
ô nhiễm do lượng nước thải y tế, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Việc
lựa chọn các quy chuẩn để đối sánh hay các chỉ số môi trường để đánh giá như là:
BOD, COD, DO, TSS, kim loại nặng,…Thông qua các chỉ số có thể xác định hàm
lượng chất gây ô nhiễm. Các biến độc lập là vị trí lấy mẫu nước, các biến phụ thuộc là
số liệu đo đạc tại hiện trường và phòng thí nghiệm.
Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa của phương pháp kiểm định so sánh thống kê: t-test và
ANOVA. Nêu các bước thực hiện kiểm định thống kê t-test và ANOVA trên phần
mềm SPSS bằng ví dụ minh họa?
- Ý nghĩa của phương pháp kiểm định thống kê ANOVA: Kiểm định ANOVA
trong SPSS giúp xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập với biến phụ
thuộc trong nghiên cứu hồi quy. Phân tích ANOVA trong SPSS giúp mở rộng
phạm vi so sánh, có thể giữa hai hoặc nhiều đối tượng, thay vì chỉ só sánh trong
1 nhóm nghiên cứu.
- Ý nghĩa của phương pháp kiểm định thống kê t-test: Kiểm định t-test trong
SPSS dùng để kiểm định có hay không sự khác biệt của giá trị trung bình của
một biến đơn với một giá trị cụ thể, với giả thuyết ban đầu cho rằng giá trị trung
bình cần kiểm nghiệm thì bằng với một con số cụ thể nào đó. Phương pháp
4
kiểm định t - test này dùng cho biến dạng thang đo khoảng cách hay tỉ lệ. Ta sẽ
loại bỏ giả thuyết ban đầu khi kiểm nghiệm cho ta chỉ số Sig.
Giả sử ta cần mã hóa thuộc tính: 1 – Kim loại, 2 – Phi kim, 3 – Năng lượng.
Chúng ta cần di chuyển đến cột Value để mở cửa sổ Value Labels. Nhập giá trị tương
ứng vào bảng như hình sau:

Cửa sổ Value Labels để mã hóa dữ liệu trong SPSS


 ANOVA
Quay lại cửa sổ Data View. Để kiểm tra sự khác nhau của các loại tài nguyên
năng lượng, kim loại và phi kim trên mỗi lục địa, trên thanh công cụ của SPSS chọn
thẻ Analyze/Compare Means/One-way ANOVA

Phương pháp chọn thẻ One-way ANOVA trong SPSS


Sau khi chọn, cửa sổ One-way ANOVA được mở ra, sau đó chúng ta chuyển
các tổng giá trị khai thác sang cột Dependent List và tham số tài nguyên sang cột
Factor.

5
Cửa sổ One-way ANOVA
Trên cửa sổ One-way ANOVA chọn PostHoc để mở cửa sổ: One-way
ANOVA: Post Hoc Multiple Comparisons. Trên cửa sổ này chọn Tukey và mức ý
nghĩa (Significance level) mặc định là 0,05. Sau khi hoàn tất nhấn Continue.

Cửa sổ: One-way ANOVA: Post Hoc Multiple Comparisons


Sau đó quay trở lại cửa sổ One-way ANOVA, chọn thẻ Options và cửa sổ One-
way ANOVA: Options sẽ được mở ra. Trong hộp Statistics của cửa sổ này chọn các
thẻ Descriptive (mô tả toàn mộ dữ liệu thống kê), Fix and random effects,
Homogeneity of variance test (kiểm tra mức độ đồng nhất của giá trị phương sai), và
Means plot. Sau đó nhấn Continue để quay về cửa sổ One-way ANOVA.

6
Cửa sổ One-way ANOVA: Options
Nhấn OK trên cửa sổ One-way ANOVA, kết quả phân tích ANOVA sẽ được in
ra trong file Output của SPSS.

Kết quả hiển thị file Output sau khi sử dụng phương pháp One-way ANOVA
 T-test
Có 2 loại T-Test thường dùng:
+ Nếu muốn so sánh hai giá trị trung bình của hai nhóm tổng thể, ta thực hiện
phép kiểm định giả thiết về sự bằng nhau của hai trung bình tổng thể bằng cách sử
dụng Independent Samples T-Test.
+ Nếu muốn so sánh giá trị trung bình của tổng thể với một số cụ thể, ta thực
hiện One-Sample T-Test.

7
 Independent Samples T-Test
Vào Analyze > Compare Means > Independent Sample T-Test

Phương pháp chọn thẻ Independent Sample T-Test trong SPSS

Cửa sổ Independent-Samples T-Test


Ở giao diện được mở ra, đưa biến định lượng vào mục Test Variable (s), đưa
biến định tính vào mục Grouping Variable. Sau đó nhấn vào mục Define Groups ngay
bên dưới.

Cửa sổ Define Groups


Tại đây, sẽ phân nhóm giá trị ra. Sau đó nhấn vào Continue.

8
Cửa sổ Independent-Sample T-Test
Nhấn OK trên cửa sổ Independent-Sample T-Test, kết quả phân tích T-Test sẽ
được in ra trong file Output của SPSS

Kết quả hiển thị file Output sau khi sử dụng phương pháp Independent-Sample T-Test
 One-Sample T-Test
Vào Analyze > Compare Means > One-Sample T-Test

Phương pháp chọn thẻ Independent Sample T-Test trong SPSS


9
Ở giao diện được mở ra, đưa biến định lượng vào mục Test Variable (s), Test
Value lấy số đề bài ra để so sánh. Sau đó nhấn OK.

Cửa sổ One-Sample T-Test


Kết quả phân tích T-Test sẽ được in ra trong file Output của SPSS.

Kết quả hiển thị file Output sau khi sử dụng phương pháp One-Sample T-Test
Câu 3: Cho dữ liệu Tổng giá trị khai thác tài nguyên (Tong gia tri khai thac) thực hiện
các nội dung sau:
1. Tính toán các tham số thống kê (mean, median, SD, tổng giá trị) của các loại
tài nguyên năng lượng, kim loại và phi kim trên toàn cầu và trên mỗi lục địa
bằng phần mềm Microsoft Excel?
 Trên toàn cầu
Giá trị trung bình của tổng giá trị khai thác kim loại là lớn nhất (~791 USD),
sau đó là phi kim (~785 USD) và cuối cùng là năng lượng (~670 USD). Giá trị độ lệch
chuẩn (SD) của tổng giá trị khai thác kim loại là lớn nhất (~270 USD), sau đó là năng
lượng (~260 USD) và cuối cùng là phi kim (~215 USD). Giá trị trung vị của tổng giá
10
trị khai thác kim loại là lớn nhất (~797 USD), sau đó là phi kim (~776 USD) và cuối
cùng là năng lượng (~584 USD). Tổng giá trị khai thác của kim loại là lớn nhất
(~313563 USD), sau đó là phi kim (~159537 USD) và cuối cùng là năng lượng
(~268621 USD). Như vậy có thể thấy, tổng giá trị khai thác kim loại là lớn nhất. Như
vậy, có thể thấy trên toàn cầu các lục địa khai thác nhiều nhất tài nguyên kim loại, sau
đó là phi kim và cuối cùng là năng lượng.
Giá trị tham số thống kê của các loại tài nguyên năng lượng, kim loại và phi kim
trên toàn cầu
Giá trị Tổng giá trị Giá trị
Độ lệch chuẩn
trung bình khai thác trung vị
(USD)
Tài nguyên (USD) (USD) (USD)
Kim loại 791.82 270.21 313562.72 796.98
Năng lượng 669.88 259.60 268621.08 584.52
Phi kim 785.89 214.39 159537.07 775.87

 Trên mỗi lục địa


Theo thống kê, giá trị trung bình của tổng khai thác kim loại ở Bắc Mỹ (~1006
USD) là cao nhất so với các lục địa còn lại, thấp nhất là Nam Mỹ (~473 USD). Giá trị
trung bình của tổng khai thác năng lượng ở Bắc Mỹ (~1028 USD) là cao nhất, thấp
nhất là Châu Phi (~501 USD). Tổng giá trị trung bình của tổng khai thác phi kim ở
Bắc Mỹ (~1027 USD), thấp nhất là Nam Mỹ (~503 USD). Giá trị độ lệch chuẩn của
tổng giá trị khai thác kim loại ở Châu Á (~198 USD) là cao nhất, thấp nhất là Châu Phi
(~82 USD). Giá trị độ lệch chuẩn của tổng giá trị khai thác năng lượng ở Bắc Mỹ
(~211 USD) là cao nhất, thấp nhất là Nam Mỹ (~96 USD). Giá trị độ lệch chuẩn của
tổng giá trị khai thác phi kim ở Bắc Mỹ (~195 USD) là cao nhất, thấp nhất là Châu Phi
(~71 USD). Giá trị trung vị của tổng giá trị khai thác kim loại ở Bắc Mỹ (~1018 USD)
là cao nhất, thấp nhất là Nam Mỹ (~465 USD). Giá trị trung vị của tổng giá trị khai
thác năng lượng ở Bắc Mỹ (~1055 USD) là cao nhất, thấp nhất là Châu Phi (~496
USD). Giá trị trung vị của tổng giá trị khai thác phi kim ở Bắc Mỹ (~1057 USD) là cao
nhất, thấp nhất là Nam Mỹ (~465 USD). Như vậy, khu vực lục địa Bắc Mỹ có tỷ lệ
khai thác lớn nhất do lợi thế có các mỏ khai thác và trưc lượng lớn trên thế giới.

11
Giá trị tham số thống kê của các loại tài nguyên năng lượng, kim loại và phi kim
trên mỗi lục địa
Giá trị Tổng giá trị Giá trị
Châu lục Độ lệch chuẩn
trung bình khai thác trung vị
(USD)
(USD) (USD) (USD)
Bắc Mỹ        
Kim loại 1005.97 175.42 101603.01 1017.87
Năng lượng 1028.06 211.24 59627.49 1055.23
Phi kim 1027.33 194.96 8218.64 1057.27
Châu Á        
Kim loại 789.19 198.39 48140.91 803.17
Phi kim 822.14 188.65 101124.20 810.16
Châu Âu        
Kim loại 650.94 181.96 45565.85 662.94
Năng lượng 647.61 170.76 40799.50 645.57
Phi kim 659.44 157.20 25718.30 675.87
Châu Phi        
Kim loại 492.82 82.32 21191.47 487.68
Năng lượng 501.06 99.74 58123.36 496.26
Phi kim 504.38 71.17 3530.65 556.91
Châu Úc      
Kim loại 1001.68 194.36 74124.16 967.76
Năng lượng 979.84 166.81 54870.84 993.80
Phi kim 971.48 170.26 15543.68 975.66
Nam Mỹ      
Kim loại 472.84 86.36 19859.37 456.71
Năng lượng 511.11 96.57 55199.88 513.31
Phi kim 503.44 107.59 4530.97 464.62

2. Vẽ đồ thị tổng lợi nhuận của mỗi loại tài nguyên năng lượng, kim loại và phi
kim của các lục địa bằng phần mềm Microsoft Excel?
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy giá trị khai thác của kim loại đạt cao nhất tại
khu vực Bắc Mỹ tiếp đến là Châu Úc, Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và cuối cùng là
Nam Mỹ. Giá trị khai thác phi kim đạt lớn nhất tại Châu Á kế tiếp là Châu Âu, Châu
Úc, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và cuối cùng là Châu Phi. Dạng năng lượng đem lại giá trị lớn
nhất tại Bắc Mỹ, Châu Phi, Nam Mỹ, Châu Úc và cuối cùng là Châu Âu, riêng Châu Á
không có dữ liệu về khai thác năng lượng.

12
120000

100000
Bắc Mỹ
80000
Châu Á
60000 Châu Âu
Châu Phi
40000
Châu Úc
20000 Nam Mỹ

0
Kim loại Năng lượng Phi kim

Biến động tổng giá trị khai thác của mỗi loại tài nguyên của mỗi lục địa
120000

90000

60000

30000

Kim loại Năng lượng Phi kim


Tổng giá trị khai thác tài nguyên ở Bắc Mỹ
120000

90000

60000

30000

Kim loại Phi kim


Tổng giá trị khai thác tài nguyên ở Châu Á

13
50000
45000
40000
35000
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0

Kim loại Năng lượng Phi kim


Tổng giá trị khai thác tài nguyên ở Châu Âu
75000

60000

45000

30000

15000

Kim loại Năng lượng Phi kim


Tổng giá trị khai thác tài nguyên ở Châu Phi
90000
75000
60000
45000
30000
15000
0

Kim loại Năng lượng Phi kim


Tổng giá trị khai thác tài nguyên ở Châu Úc

14
60000

45000

30000

15000

Kim loại Năng lượng Phi kim


Tổng giá trị khai thác tài nguyên ở Nam Mỹ
3. Vẽ đồ thị hình tròn biểu diễn tỷ lệ % giá trị khai thác của tài nguyên năng
lượng, kim loại và phi kim trên mỗi châu lục?

Phi kim
5%

Năng lượng
35% Kim loại
60%

Tỷ lệ khai thác tài nguyên của Bắc Mỹ

Kim loại
32%

Phi kim
68%

Tỷ lệ khai thác tài nguyên của Châu Á


15
Phi kim
23% Kim loại
41%

Năng
lượng
36%

Tài nguyên khai thác của Châu Âu

Phi kim
4%

Kim loại
26%

Năng
lượng
70%

Tài nguyên khai thác của Châu Phi

Phi kim
11%

Năng lượng Kim loại


38% 52%

Tài nguyên khai thác ở Châu Úc

16
Phi kim
6%

Kim loại
25%

Năng
lượng
69%

Tài nguyên khai thác ở Nam Mỹ


4. Sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định thống kê so sánh tổng giá trị khai thác
tài nguyên năng lượng, kim loại và phi kim giữa các châu lục?

17

You might also like