You are on page 1of 2

Diện tích : 5.

135,2 km2
- Dân số: 1,3 triệu người.
1. Về vị trí địa lý: Quảng Ngãi là tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ của Việt Nam có
diện tích 5.152,7 km²; cách thành phố Đà Nẵng 146 km, cách thủ đô Hà Nội 908 km về phía Bắc và cách
Thành phố Hồ Chí Minh 820 km về phía Nam (tính theo đường Quốc lộ 1A); là tỉnh nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng Nhà máy lọc dầu đầu
tiên của Việt Nam. Tỉnh Quảng Ngãi tái lập vào ngày 01/7/1989 trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2
tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
2. Về đơn vị hành chính:
Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: thành phố Quảng Ngãi, thị xã Đức Phổ, 05 huyện
đồng bằng ven biển và trung du (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức), 05 huyện miền
núi (Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long) và 01 huyện đảo Lý Sơn và 173 đơn vị hành chính
cấp xã.
3. Về dân số: Dân số tỉnh Quảng Ngãi năm 2021 khoảng 1.244.130 người, mật độ dân số đạt 241
người/km². Toàn tỉnh Quảng Ngãi có 29 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đông nhất với
hơn 01 triệu người, thứ hai là dân tộc Hrê với hơn 115 ngàn người, thứ ba là dân tộc Cor với hơn 28 ngàn
người, dân tộc Xơ Đăng có hơn 17,7 ngàn người, cùng với các dân tộc ít người khác như Hoa, Mường,
Tày, Thái…
4. Về địa hình: Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven
biển, phía Tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ
đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển. Khí hậu ở Quảng Ngãi là khí hậu nhiệt đới và gió mùa, nên nhiệt độ
cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình 25 - 26,9 °C.
5. Về sông ngòi và chế độ thuỷ văn: Quảng Ngãi có 04 con sông lớn là Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ và
Trà Câu. Ngoài 04 con sông chính trên, Quảng Ngãi còn có các sông nhỏ như: Trà Ích (Trà Bồng), sông
Cái (Tư Nghĩa), sông Phước Giang (Nghĩa Hành), sông La Vân (Đức Phổ),… Sông ngòi Quảng Ngãi đều
xuất phát từ Đông Trường Sơn và chảy ra biển Đông.
6.tho-nhuong
Các nhóm đất chính là cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất
đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng với hơn 74,65% diện
tích đất tự nhiên, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và
nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với trồng lúa, cây
công nghiệp ngắn ngày, rau đậu… Đất Quảng Ngãi có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với
trồng mía và các cây công nghiệp ngắn theo ngày[10].
Tài-nguyên-sinh-vật
Diện tích đất có rừng đủ tiêu chí để tính tỷ lệ che phủ toàn tỉnh không tính cây trồng phân tán là
262.994,45 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,01%. Nếu tỉnh diện tích bao gồm cây trồng phân tán thì tỷ lệ che
phủ rừng đạt 52%.

Trong tổng số 478 loài động vật có xương sống ở cạn được tìm thấy tại các hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi, có 53 loài động vật quý hiếm được Sách Đỏ Việt Nam (1992) ghi nhận ở các bậc khác nhau,
trong đó có 22 loài thú, 14 loài chim, 15 loài bò sát và 2 loài ếch nhái. Mức độ quý hiếm tương đối cao so
với nhiều vùng đa dạng sinh học trong cả nước.A
.3. Khoáng sản
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có một số khoáng sản, các mỏ được phát hiện gồm có mỏ bôxít ở Bình
Sơn, mỏ sắt ở núi Võng, núi Đôi huyện Mộ Đức, mỏ than bùn ở Bình Sơn, mỏ graphit ở Hưng Nhượng
huyện Sơn Tịnh, mỏ cao lanh ở Sơn Tịnh, mỏ granit ở Trà Bồng và Đức Phổ, đá vôi san hô ở Lý Sơn, Ba
Làng An, Sa Huỳnh, cát thạch anh ở Bình Thạnh (Bình Sơn), Tru Trổi (Đức Phổ)…

You might also like