You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA: KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ KINH TẾ


ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ
ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN
GIAI ĐOẠN 1974 ĐẾN NAY

Giảng viên giảng dạy: Hoàng Thị Hồng Đào

Sinh viên thực hiện: ĐẶNG THÙY TRANG – 11423169

Lớp: 114235

Khoa: Kinh tế

Hưng Yên – 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA: KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ KINH TẾ


ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ
ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN
GIAI ĐOẠN 1974 ĐẾN NAY

Giảng viên giảng dạy: Hoàng Thị Hồng Đào

Sinh viên thực hiện: ĐẶNG THÙY TRANG – 11423169

Lớp: 114235

Đánh giá
Điểm Ghi chú
Điểm nội dung

Điểm hình thức

Tổng điểm

ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................

MỞ ĐẦU...................................................................................................................

NỘI DUNG...............................................................................................................

Phần I: Thực trạng kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1974 đến 1990..........................

1. Kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1974-1991...............................................................

1.1. Giai đoạn 1974-1985..........................................................................................

1.2. Giai đoạn 1985-1990 là giai đoạn bong bóng kinh tế........................................

Phần II: Thực trạng kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1990 đến nay........................11

1. Kinh tế Nhật trong 10 năm cuối của thế kỷ XX:...............................................11

2. Một thập niên mất mặt của kinh tế Nhật:.........................................................13

Phần III: Đường lối cải cách kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1974 đến nay
và bài học cho Việt Nam.......................................................................................16

1. Điều chỉnh chính sách tài chính........................................................................16

2. Thay đổi trong chính sách thuế.........................................................................18

3. Từ bỏ điều tiết kinh tế trực tiếp..........................................................................19

4. Cải tổ cơ cấu công nghiệp và thị trường lao động............................................21

5. Bài học cho Việt Nam.........................................................................................25

Phần IV: Kết Luận................................................................................................27

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................28


LỜI CAM ĐOAN

Em xin giớ i thiệu vớ i cô và mọ i ngườ i đề tà i “Khủ ng hoả ng kinh tế và đố i


phó khủ ng hoả ng kinh tế củ a Nhậ t Bả n giai đoạ n 1974 đến nay ”. Em chọ n
đề tà i nà y vì nó thiết thự c và bổ ích cho cá c bạ n sinh viên trong họ c tậ p cũ ng
như tìm hiểu sâ u về lịch sử kinh tế nướ c ngoà i và trong nướ c.
Trong quá trình thự c hiện đề tà i nà y cò n có nhiều thiếu só t do kiến thứ c cò n
sơ sà i nhưng nhữ ng nộ i dung trình bà y trong quyển bá o cá o nà y là nhữ ng
biểu hiện kết quả củ a chú ng em đạ t đượ c dướ i sự hướ ng dẫ n củ a Thạ c sĩ
Hoà ng Thị Hồ ng Đà o.
Em xin cam đoan rằ ng: Nhữ ng nộ i dung trình bà y trong quyển bá o cá o tiểu
luậ n mô n Lịch sử kinh tế nà y khô ng phả i là bả n sao chép từ bấ t kì tiểu luậ n
nà o có trướ c. Nếu khô ng đú ng sự thậ t, chú ng em xin chịu mọ i trá ch nhiệm
trướ c thầ y.
Ngườ i cam đoan
Trang
Đặ ng Thù y Trang
MỞ ĐẦU

Nhật Bản là một nước được ví như con rồng của Châu Á với lịch sử hình thành
và phát triển trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm của chính trị, xã hội cũng
như nền kinh tế. Vốn nổi tiếng là một nước khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên,
lại thường xuyên xảy ra những thiên tai động đất, sóng thần. Nhưng cho đến nay
nhờ biết điều hành nền kinh tế, áp dụng các phương tiện khoa học kĩ thuật hiện
đại mà Nhật Bản đã vươn lên trở thành một cường quốc đứng hàng thứ hai trên
thế giới.
Điểm lại quá trình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, trong bài tiểu luận này ta
sẽ đi sâu vào nghiên cứu lịch sử kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1974 đến nay.
NỘI DUNG
Phần I: Thực trạng kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1974 đến 1990.
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi
dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn
phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật
Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973). Từ
1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước
có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn
đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu người là 36.217
USD (1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế
giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái
thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân
hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là đồng yên Nhật.
1. Kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1974-1991.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973-74 là nhân tố chủ yếu kết thúc sự thần kỳ Nhật
Bản. Nhưng đây không phải là nhân tố duy nhất mà chỉ là đòn quyết định đánh
vào kinh tế Nhật, làm bộc lộ những mâu thuẫn đã tích tụ sau kỷ nguyên tăng
trưởng cao. Lạm phát đã bùng nổ ngay sau khi dầu mỏ tăng giá. Năm 1974 giá
bán buôn tăng 37% và giá tiêu dùng tăng gần 25%. Tiền lương phải tăng theo
càng thúc đẩy lạm phát. Mức giá năng lượng năm 1985 gấp 8 lần năm 1970.
Người tiêu dùng đã có lúc hoảng sợ phải mua hàng để tích trữ.
Tình hình đã buộc Nhật phải đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế nhằm hạn chế tác
động của các nhân tố tiêu cực, bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định và quốc tế
hóa nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng trong những năm 1974-85 chỉ còn trung
bình 4,3%, chưa bằng một nửa của thời kỳ trước đó nhưng vẫn cao nhất trong
các nước OECD.
Thời kỳ này Nhật chú trọng phát triển các ngành công nghệ mới, ít tiêu hao
nguyên liệu, năng lượng; thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ. Chính vì vậy đã chủ động
đối phó được với cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai (1979-80): kinh tế
không hỗn loạn, lạm phát được kiểm soát, giá cả ổn định và tăng trưởng kinh tế
giữ được ở mức khoảng 3%.
1.1. Giai đoạn 1974-1985.
Là giai đoạn tự do hóa nền kinh tế Đây là thời kỳ chuyển đổi. Thời kỳ này có
đặc trưng là tốc độ tăng GDP không ổn định và nhìn chung thấp bằng nửa thời
kỳ tăng trưởng nhanh. Một loạt cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra vào các năm
1973-1975, 1981-1982 và 1985-1986. Hai cuộc khủng hoảng đầu tiên có nguyên
nhân chính là các cú sốc dầu lửa. Còn cuộc khủng hoảng thử ba có nguyên nhân
tử việc đồng Yên Nhật lên giá sau Thỏa ước Plaza.
Là nước phụ thuộc gần như hoàn toàn vào dầu lửa nhập khẩu (mà giá dầu lại
tăng vọt) và nhu cầu nước ngoài (mả thị trường nước ngoài cũng bị khủng
hoảng), nên cuộc khủng hoảng 1973-1975 đã làm kinh tế Nhật Bản rơi vào tình
trạng đình lạm sâu sắc. Mức độ khủng hoảng (căn cứ vào tốc độ tăng trưởng
GDP thực tế và sản lượng công nghiệp) của Nhật Bản nghiêm trọng nhất trong
các nước công nghiệp phát triển và nghiêm trọng hơn cả hồi Đại khủng hoảng.
Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như đóng tàu, luyện thép,
hóa dầu, dệt, gia công kim loại bị khủng hoảng nặng nề. Tác động nghiêm trọng
của cú sốc dầu lửa 1973-1975 đã khiến Nhật Bản phải tích cực triển khai
chương trình tiết kiệm năng lượng, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ. Trong khu vực chế tạo, giảm tỷ trọng
của các ngành dùng nhiều năng lượng, tăng tỷ trọng của các ngành có hàm
lượng tri thức cao (như sản xuất máy tính, máy bay, người máy công nghiệp,
mạch tổ hợp....), các ngành sản xuất theo mốt (quần áo chất lượng cao, đồ điện
dân dụng, thiết bị nghe nhìn,..) và công nghiệp thông tin. Nhật Bản nhấn mạnh
hơn nữa nghiên cứu khoa học cơ bản để có thể chuyển sang các ngành kinh tế
mới.
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài tăng vọt với hai động lực chính là
tận dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng ở các địa bản đầu tư là các nền kinh
tế đang phát triển và chọc thủng hàng rào bảo hộ mậu dịch ở các địa bàn đầu tư
là các nền kinh tế phát triển.
1.2. Giai đoạn 1985-1990 là giai đoạn bong bóng kinh tế.
Thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật Bản kéo dài 4 năm 3 tháng, từ tháng 12
năm 1986 đến tháng 2 năm 1991. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ này có những đặc
điểm như đồng Yên cao giá so với Dollar Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế
cao, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, giá tài sản (bất động sản lẫn tài
sản tài chính) cao, tiêu dùng mạnh.
Nguyên nhân khiến bong bóng kinh tế hình thành có nhiều. Nguyên nhân đầu
tiên là việc Yên lên giá sau Thỏa ước Plaza (năm 1985) gây khó khăn cho các
nhà xuất khẩu của Nhật Bản và đe dọa tăng trưởng kinh tế của nước này. Ngân
hàng Nhật Bản đã phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng (hạ lãi suất) để đối
phó với điều đó, nên tính thanh khoản cao quá mức hình thành. Kết quả là kinh
tế tăng trưởng mạnh và đầu cơ tài sản bắt đầu làm tăng giảm tài sản. Mặt khác,
các nhà đầu tư bắt đầu thay đổi danh mục đầu tư của mình khi tỷ giá Yên Dollar
thay đổi và nhất là sau sự kiện Ngày thứ Hai đen tối trên thị trường chứng khoán
Mỹ. Họ giảm đầu tư vào tài sản của Mỹ và tăng đầu tư vào các tải sản của Nhật
Bản. Giá tài sản trong đó có giá cổ phiếu và trái phiếu công ty tăng kích thích xí
nghiệp đầu tư. Lạm phát tăng tốc kích thích tiêu dùng. Bong bóng kinh tế nói
chung và bong bóng giá tài sản chỉ được nhận ra sau khi chúng bắt đầu vỡ vào
đầu thập niên 1990.
Đồng Yên tăng giá đã kích thích các xí nghiệp của Nhật Bản đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài. Nó cùng với việc người Nhật trở nên giàu hơn đã kích thích họ mua
các tài sản của nước ngoài (chẳng hạn như mua xương phim của Mỹ, mua các
tác phẩm hội họa nổi tiếng) và đi du lịch nước ngoài.
Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác của Nhật Bản sau một thời gian dài
đầu tư vào các xí nghiệp trong khu vực chế tạo thì đến thời kỳ này bắt đầu đầu
tư vào các tài sản tài chính. Họ cũng tích cực cho vay đối với các dự án phát
triển bất động sản. Họ còn sẵn sàng chấp nhận các tài sản tài chính và bất động
sản làm thế chấp khi cho các xí nghiệp và cá nhân vay. Đây chính là một trong
những nguyên nhân chủ yếu khiến các tổ chức tín dụng của Nhật Bản sau này
mắc phải tình trạng nợ khó đòi khi bong bóng kinh tế và bong bóng giá tài sản
vỡ.
Năm 1989, Nhật Bản tăng thuế suất thuế tiêu dùng. Cùng năm Iraq xâm lược
Kuwait dẫn đến Chiến tranh vùng Vịnh khiến giá dầu lửa tăng vọt. Tháng 10
năm 1990 Ngân hàng Nhật Bản thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Bong
bóng kinh tế vỡ vào năm 1991 và bong bóng giá tài sản vỡ vào năm 1992.Do
xuất khẩu vẫn giữ vai trò trung tâm của sự phát triển, đồng Yên yếu càng thúc
đẩy xuất khẩu. Thêm nữa, đầu những năm 1980 kinh tế toàn cầu suy thoái, nhu
cẩu dầu mỏ giảm xuống buộc OPEC từ năm 1983 phải giảm giá dầu. Các yếu tố
này làm cho thặng dư mậu dịch của Nhật ngày càng lớn và mâu thuẫn với các
bạn hàng nhất là Mỹ và EU càng gay gắt. Hiệp định Plaza tháng 9/1985 đã nhất
trí thỏa thuận giảm giá đồng đôla và đồng Yên đã lên giá gấp đôi, từ chỗ 260
Yên IUSD năm 1985 lên 130 Yen USD năm 1987. Đồng yên lên giá có làm
kinh tế Nhật suy thoái trong 2 năm 1985 và 1986 nhưng không làm giảm khả
năng xuất khẩu của NB mà lại dẫn tới cạnh tranh quốc tế gay gắt hơn theo
hướng giành hiệu quả cao. Nhật chuyển các cơ sở sản xuất có giá trị gia tăng
thấp ra nước ngoài bằng đầu tư trực tiếp (1982: 7,7 tỷ USD; 1988: 44 tỷ USD:
1990: 56,9 tỷ USD), tạo ra những địa bàn sản xuất với giá thành thấp. Ở trong
nước đổi mới kỹ thuật hơn nữa để chuyển sang sản xuất những sản phẩm có giá
trị gia tăng cao. Các biện pháp cải cách kinh tế theo hướng mở cửa thị trường,
thúc đẩy nhập khẩu và kiềm chế xuất khẩu quá mức, giảm thuế thu nhập, kích
cầu trong nước, tăng đầu tư công trình công cộng cũng đồng thời được thực
hiện.
Thành công về tổng thể của những cố gắng này đã giúp kinh tế Nhật phục hồi từ
cuối năm 1987 và duy trì được mức phát triển trung bình 5,3% cho đến năm
1990.
Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự
thần kỳ"; tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5%
giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Sự tăng trưởng suy giảm đáng kể trong
giai đoạn 1990 do hậu quả của sự đầu tư quá mức suốt giai đoạn cuối thập niên
1980. Vấn đề phục hồi kinh tế thông qua đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế, tài
chính, ngân hàng đang là một vấn đề cấp bách đặt ra trước mắt đối với chính
phủ Nhật. Trong giữa những năm 1990 có vài dấu hiệu của thị trường được khôi
phục, với hy vọng kinh tế sẽ phục hồi, tuy nhiên bức tranh kinh tế tiếp tục trở
nên tồi tệ hơn.
Tháng 3/2001, giá thị trường cổ phiếu bị giảm tiếp tục dưới mức 12.000. Giá trị
bất động sản cũng lao xuống vực thẳm, giảm giá trị 80% từ năm 1991 đến năm
1998 trong suốt giai đoạn kinh tế suy thoái. GDP trong suốt thời kỳ kinh tế đình
trệ từ năm 1990 chỉ tăng từ 428.826 tỷ Yên đến 469.480 tỷ Yên vào cuối năm
2000.
Theo Viện Nghiên cứu kinh tế LG (Hàn Quốc), cách đây hơn 2 thập kỷ, quy mô
của nền kinh tế Nhật Bản lớn gấp 11 lần kinh tế Hàn Quốc, tính theo GDP, song
đã giảm xuống mức 5,3 lần vào thời điểm gần đây.
Quy mô và tỷ trọng giao dịch trên thị trường chứng khoán hai nước cũng đã từ
mức 10 lần xuống 4 lần trong cùng thời gian nói trên.
Sự thu hẹp khoảng cách đáng kể này được cho là xuất phát từ sự tăng trưởng
nhanh chóng của kinh tế Hàn Quốc trong 2 thập kỷ qua, trong khi kinh tế Nhật
Bản luôn trong tình trạng trì trệ.
Theo bảng xếp hạng 500 tập đoàn hàng đầu thế giới của Financial Times, năm
2000, Nhật Bản có 77 công ty và con số này đã giảm xuống 49 công ty vào năm
2009. Phần đóng góp của Nhật Bản vào nền kinh tế toàn cầu đã giảm từ 18%
năm 1994 xuống còn 10% năm 2006. Trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế, câu lạc bộ của các nước công nghiệp hóa giàu có trên thế giới,
Nhật Bản chỉ được xếp cuối cùng về khả năng thu hút FDI.
Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng
1,177,278 km (731,683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23,577 km (14,653 miles)
đường sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon
Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL). Đường sắt được điều khiển bởi Japan
Railways. Có rất nhiều các chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều thành phố và đất
nước trên thế giới đến và rời Nhật Bản.
Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%,
Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng
xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử,
máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự
phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về
phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa
dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%. Hoa Kỳ 12.7%, Ả
Rập Xê Út 5.5%, UAE 49%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4%
(số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc,
thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may
và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối
tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.
Phần II: Thực trạng kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1990 đến nay.
Kinh tế Nhật Bản lún sâu vào giai đoạn suy thoái từ đầu thập niên 1990. Mấy
năm cuối thế kỷ XX, tình hình ngày càng có vẻ trầm trọng.
1. Kinh tế Nhật trong 10 năm cuối của thế kỷ XX:
Mầm mống của sự suy thoái kéo dài: Sau giai đoạn phát triển cao độ (1955 -
1973, còn gọi là giai đoạn phát triển thần kỳ, trung bình mỗi năm kinh tế tăng
trưởng 10%), kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển trung bình (1974 –
1991, kinh tế tăng trưởng bình quân 4%) nhưng cũng rất đặc biệt về nhiều
phương diện. Thứ nhất, tuy là tốc độ phát triển giảm nhiều nhưng vẫn cao nhất
trong các nước tư bản tiên tiến và giai đoạn này đánh dấu một sự chuyển dịch
lớn cơ cấu kinh tế. Các ngành dùng nhiều năng lượng và lao động giảm, thay
vào đó là những ngành có hàm lượng cao về công nghệ và tư bản. Sự kiện có
tính cách tượng trưng là, vào năm 1977, xe hơi đã thay thế thép để trở thành mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Nhật Bản và năm 1980 Nhật trở thành nước sản xuất
nhiều xe hơi nhất thế giới. Thứ hai, giai đoạn này cũng cố vị trí cường quốc kinh
tế thế giới của Nhật. Hàng công nghiệp xuất khẩu có giá trị gia lãng, có hàm
lượng công nghệ cao ngày càng chiếm thị phần lớn trên thế giới. Nhật trở thành
nước xuất siêu nhiều nhất, nước có tàu sân rộng tại nước ngoài nhiều nhất và giá
trị đồng tiến yên tăng hơn gấp đội (từ 293 yen USD năm 1974 đến 133 yên năm
1991). ODA cũng tăng liên tục và trở thành nước dẫn đầu thế giới từ năm 1991.
Thứ ba, tuy nhiên, việc quản lý vĩ mô và những yếu tố trong và ngoài nước vào
cuối giai đoạn này đã nảy sinh những nguyên nhân làm cho kinh tế Nhật trì trệ
kéo dài trong giai đoạn sau. Sự tự do hoá trong hoạt động ngân hàng và đồng
yên lên giá đột ngột vào giữa thập niên 1980 và những chính sách tiền tệ, tài
chính sau đó đã gây khó khăn cho kinh tế Nhật trong thập niên 1990.
Trong bối cảnh xuất siêu tăng nhanh và mâu thuẫn mậu dịch Nhật Mỹ lên đỉnh
cao, đồng yên đã được điều chỉnh (tăng giá) vào tháng 9-1985. Đây là hướng đi
tất yếu, phản ánh sức mạnh của kinh tế Nhật nhưng phản ứng của thị trường quá
mạnh làm cho giá trị đồng yên đột biến (chỉ trong 2 năm từ 1984 - 1986, đồng
yên tăng từ 244 yên đến 160 yên/USD). Để đối phó với tình hình này, từ tháng
1/1986, Nhật liên tiếp giảm lãi suất (từ 30/1 đến 23/2/1986 giảm 5 lần). Tháng
5/1987, Bộ Tài chính đưa ra chính sách kích thích tăng trưởng bằng các kế
hoạch chi tiêu công cộng. Với các chính sách này, kinh tế Nhật tăng trưởng
mạnh từ tháng 11/1986 đến tháng 3/1991. Kinh tế tăng trong tình hình đồng Yên
lên giá và lãi suất thấp lại làm cho giá chứng khoán và giá đất tăng mạnh. Đồng
yên tăng giá nhanh cũng thúc đẩy quá trình di chuyển nhiều cơ SỞ sản xuất
công nghiệp từ Nhật sang các nước châu Á.
Mặt khác, từ năm 1984, trong xu thế tự do hoá trên thế giới, hoạt động của các
ngân hàng ở Nhật được mở rộng. Một mặt, ngân hàng được tự do đổi tiền USD
sang tiền yên nên có thể huy động một số lượng ngoại tệ lớn trên thị trường
quốc tế và mặt khác, phạm vi sử dụng vốn cũng được nới lỏng.
Tuy nhiên, với sự hoạt động nhộn nhịp của thị trường chứng khoán, xí nghiệp
Nhật dần dần huy động vốn trực tiếp từ phát hành trái phiếu, cổ phiếu và giảm
phụ thuộc vào ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải chuyển hướng, tử hoạt động
truyền thống là cho xí nghiệp vay chuyển dần sang đầu tư chứng khoán và đất
đai. Yếu tố này càng làm cho giá đất và giá chứng khoán tăng mạnh. Chỉ số
Nikkei của giá chứng khoán năm 1985 là 13.113 nhưng tăng mạnh và đạt đỉnh
cao 38.916 vào cuối năm 1989.
Để đối phó với tình hình quá nóng của nền kinh tế, Nhật Bản liên tục tăng lãi
suất (4 lần trong năm 1989) và ban hành thuế đất nông nghiệp vào năm 1992
(đánh khá nặng trên những đất của nông dân thành thị). Các chính sách này đều
đúng nhưng áp dụng liên tục trong thời gian ngắn và thời điểm không thích hợp
nên làm cho " nền kinh tế bong bóng" sụp đổ. Giá chứng khoán giảm nhanh từ
đầu năm 1990. Giá đất cũng bắt đầu giảm từ đầu năm sau đó.
2. Một thập niên mất mặt của kinh tế Nhật:
Từ lúc nền kinh tế bong bóng sụp đổ, Nhật bị chìm sâu vào khủng hoảng. Từ
năm 1991 đến nay, nhiều năm kinh tế tăng trưởng ở mức dưới 1%, những năm
gần đây còn ở số âm, mặc dù các chính sách tiền tệ và tài chính đã được áp dụng
liên tục và tích cực. Từ 1/791 đến 8/9/95 có đến 9 lần giảm lãi suất và tỷ suất
chiết khấu của ngân hàng Trung ương giảm từ 6% xuống còn 0.5% trong thời
gian đó, và từ tháng 12/1999 thì lãi suất liên ngân hàng trên thực tế giảm xuống
số không Về tài chính, từ tháng 8/1992 đến tháng 10/2000, có tới 11 lần Chính
phủ đưa ra các chính sách tổng hợp, khẩn cấp với quy mô chỉ tiêu Chính phủ
tổng cộng lên tới 130.000 tỷ yên.
Theo tôi, có ba nguyên nhân chính giải thích sự suy thoái của kinh tế Nhật trong
thập niên qua.
Một là, các nguyên nhân liên quan đến mặt cầu của nền kinh tế, trong đó có sự
thất bại trong chính sách quản lý vĩ mô. Chính phủ và Ngân hàng Trung ương đã
không thấy hết sự năng động, thích ứng của xí nghiệp, phản ứng của thị trường
nên các chính sách tiền tệ, tài chính áp dụng không linh hoạt và không thích hợp
về các thời điểm, dẫn đến sự hình thành rồi đổ vỡ " nền kinh tế bong bóng".
Trong một nền kinh tế đã phát triển đến giai đoạn thành thục, vai trò của Chính
phủ giảm, cụ thể là đầu tư công cộng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ (năm 2000 là
7,2%) trong tổng cầu của nền kinh tế. Do đó, biện pháp kích cầu thông qua đầu
tư công cộng có hiệu quả rất hạn chế. Mặt khác chi tiêu cá nhân là hạng mục lớn
nhất trong tổng chi tiêu quốc dân (năm 2000 là 55,9%) nhưng trong tình hình xí
nghiệp Nhật ngày càng giảm biên chế, tình hình chính trị không ổn định “làm
cho người Nhật bất an về tương lai nên có khuynh hướng giảm chỉ.
Hai là, các nguyên nhân nảy sinh từ sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng mà hậu
quả là tiền nợ không đòi lại được lên đến con số rất cao, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hệ thống tín dụng, ngân hàng. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến
một bộ phận khác về mặt cầu là đầu tư của xí nghiệp. Ngân hàng chưa xử lý
được các món nợ khó thu hồi, không tích cực hoặc không có khả năng cho vay
đối với các dự án mới, ảnh hưởng đến các xí nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều xí
nghiệp lớn thì dư thừa thiết bị và bất an về định hướng kinh tế nên không tích
cực đầu tư, không ít xí nghiệp đang chịu nợ chống chất nên không dám vay
thêm để đầu tư.
Ba là, một số nguyên nhân có tính cơ cấu, cơ chế, chế độ kinh tế, hầu hết liên
quan đến mặt cung của nền kinh tế, làm giảm hiệu quả của các chính sách kích
cầu hoặc gây trở ngại cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chẳng hạn Nhà nước
chậm tháo gỡ các cơ chế ràng buộc, hạn chế hoạt động kinh doanh trong nhiều
ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ như bất động sản, lưu thông phân phối, thương
nghiệp... Việc bảo hộ … các ngành tài chính, ngân hàng trong một thời gian quá
lâu làm mất đi tính năng động. khả năng cạnh tranh của các ngành này. Một
điểm đáng nói thêm ở đây là trong thập niên 1990, các nước châu Á, nhất là
Trung Quốc, ngày càng sản xuất và xuất khẩu nhiều hàng công nghiệp, vừa cạnh
tranh với Nhật trên thị trường thế giới vừa thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Do đồng yên lên giá nhanh, xí nghiệp Nhật cũng chủ động chuyển các cơ sở sản
xuất từ Nhật sang châu Á. Hiện tượng này đẩy nhanh quá trình chuyển sang thời
đại hậu công nghiệp. Nhưng các lý do cơ cấu nói trên gây trở ngại cho sự phát
triển của các ngành dịch vụ làm cho quá trình chuyển dịch gặp khó khăn.
Kinh tế Nhật Bản hiện nay có thể hình dung là một cơ cấu hai tầng, một bên là
những ngành có năng suất cao như điện tử xe hơi và các loại máy móc, một bên
là các ngành có năng suất thấp như dịch vụ, tiền tệ, thông tin, bảo hiểm, ngân
hàng. Trong các ngành dịch vụ (cùng với ngành xây dựng và nông nghiệp),
trung bình năng suất lao động của Nhật chỉ bằng 63% của Mỹ.
Không ít nhà kinh tế nhấn mạnh nguyên nhân thứ ba và còn đi xa hơn cho rằng
khủng hoảng kinh tế hiện nay là khủng - hoảng cơ cấu, cụ thể họ cho rằng mô
hình Nhật Bản, hệ thống hoặc cơ chế Nhật Bản (vai trò quan trọng của Nhà
nước, quan hệ đặc biệt giữa ngân hàng và xí nghiệp....) hay phương thức quản lý
Nhật Bản (chế độ thâm niên công vụ, chế độ đào tạo trong nội 3 bộ xí nghiệp...)
không còn phù hợp với giai 2 đoạn phát triển từ thập niên 1990 . Tuy nhiên, điều
này rất khó kiểm chứng và 1 không giải thích được lý do tại sao các yếu tố này
trở thành trở ngại cho sự phát triển 2 đúng vào thời điểm hiện nay. Ta chỉ có thể
nói được rằng những yếu tố này không phải - là nguyên nhân trực tiếp của cuộc
khủng hoảng nhưng là những trở lực của những chuyển dịch cần thiết để ra khỏi
khủng 3 hoảng.
Trong thập niên 1990, kinh tế Nhật phát triển trung bình 1,2% nhưng trong
những 2 năm cuối thập niên kinh tế tăng trưởng ở mức âm, làm tăng tâm lý bất
an trong xã hội. Hình ảnh kinh tế Nhật Bản hiện nay có thể được tóm tắt như
sau:
-Thất nghiệp tăng: Tỷ lệ người thất nghiệp theo thống kê công bố vào đầu thập
niên 1990 chỉ có 2% nhưng hiện nay đã lên đến 5%. Theo Tachibanaki (2001),
thì trên thực tế tỷ lệ thất nghiệp lên đến 10% nếu kể cả số người mất việc nhưng
không tìm việc nữa vì đã thất bại nhiều lần trong những lần cố gắng tìm việc từ
trước. Đặc biệt, trong số lao động ở độ tuổi 24 trở xuống thì tỷ lệ thất nghiệp
hơn 20%.
-Nguy cơ thiểu phát: Chỉ số vật giá tiêu thụ đã giảm liên tục từ tháng 10/1999 do
nội nhu giảm triền miên, xuất khẩu sang Mỹ và châu Á cũng đình đốn, khoảng
cách giữa sức sản xuất có thể thực hiện được với GDP hiện thực hiện nay gần
6%. (Theo tính toán của viện nghiên cứu tổng hợp Mitsubishi, giới thiệu trên
báo Nihon Keizai Shimbun ngày 4/7/2001). Nội nhũ và ngoại nhũ đều giảm làm
cho vật giả giảm. Vào cuối năm tài chính 2000 (cuối tháng 3/2001), tài sản bằng
tiền (monetary assets, gồm tiền mặt, tiến để dành và cổ phiếu) của người Nhật
giảm (một hiện tượng xảy ra lần đầu tiên từ khi có thống kê về chỉ tiêu này vào
năm 1964). Điều này chắc chắn sẽ làm cho người Nhật tiết kiệm hơn nữa và do
đó, nguy cơ thiểu phát có khả năng trở thành hiện thực.
-Nợ không đòi được chồng chất: Nợ tồn đọng khó hoặc không đòi được mà các
ngân hàng và các công ty tài chính Nhật đang gánh phải lên tới 48.000 tỷ yên
(theo ước tính vào tháng 3/2000), chiếm 7% tổng vốn cho vay (con số tương
ứng của Mỹ giảm từ 4% xuống 1% trong thập niên 1990). Nợ không hoặc khó
đòi được chủ yếu do những nơi vay mượn nhiều nhưng kinh doanh gặp khó
khăn như các ngành bất động sản, xây dựng, lưu thông. Ngoài ra còn có 103.000
tỷ yên là những món nợ cho vay chưa thuộc diện khó hoặc không đòi được
nhưng là những nơi kinh doanh cũng gặp khó khăn, trong tương lai có thể trở
thành nợ khó đòi. Trong tình hình này ngân hàng nào cũng không muốn cho vay
thêm vì sợ lại tăng thêm nợ khó đòi.
-Thâm hụt ngân sách và nguy cơ tái chính: Công nợ của chính phủ Trung ương
và địa phương vào năm 1992 bằng 60% GDP, thấp hơn Mỹ, Canada và ý nhưng
tăng liên tục, từ năm 1998 vượt quá quy mô GDP, hiện nay đạt mức bằng
130%GDP, cao nhất trong các nước tiên tiến (số công nợ đã lên đến 645.00) tỷ
yên so với khoảng 500.000 tỷ yên của GDP).
Hiện nay thâm hụt ngân sách hàng năm lên đến 6% GDP ( rước năm 1997 là
3%). Người Nhật bắt đầu lo ngại từ năm 1998. Hiện nay tỷ lệ phụ đảm của dân
chúng (tỉ lệ của thuế và lệ phí bảo hiểm xã hội trong thu nhập quốc dân) thấp
hơn các nước châu âu, nhưng nếu xem mức thâm hụt ngân sách là một phụ đám
trong tương lai thì tỉ lệ phụ đăm hiện nay của người Nhật lên đến mức khá cao.
Theo tính toán của Bộ Tài chính Nhật thì tỉ lệ đó của Nhật hiện nay là 49,2% so
với Mỹ là 38,7%, Anh 54,7% và đức 59,6%.
Phần III: Đường lối cải cách kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1974 đến nay
và bài học cho Việt Nam.
Theo các nhà kinh tế Nhật Bản, đối phó với cuộc khủng hoảng này chính phủ
Nhật Bản đã thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Điều chỉnh chính sách tài chính
Ở góc độ kinh tế vĩ mô, Nhật Bản buộc phải tìm kiếm một phương kế kích thích
nhu cầu trong nước mà không phải bỏ qua vấn đề tài chính công không theo ý
muốn. Vì Nhật Bản đã tương đối thành công trong việc trả nợ công trong suốt
hai thập niên qua và đã đạt được một khoản thặng dư thương mại lớn. Vì vậy,
các nước công nghiệp phát triển khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, trông đợi rằng Nhật
Bản sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế,
thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường nội địa tăng cao đã góp
phần kích thích tăng trưởng đặc biệt là từ phía các nhà kinh doanh và các tổ
chức lao động. Cả Bộ Ngoại giao (MOFA) và Bộ Kinh tế và Công thương
(MITI) đều tham gia và kêu gọi một chính sách tài chính nới lỏng hơn. Tuy
nhiên, trở ngại chính đối với chính sách này thuộc về quan điểm của nhóm bảo
thủ tài chính thuộc Bộ Tài chính (MOF).
MOF cho rằng, các nhân tố kích thích chính không đảm bảo chắc được Chính
phủ sẽ tăng được doanh thu nhằm bù đắp cho việc tăng chi tiêu. Điều cuối cùng
họ muốn làm là lặp lại kinh nghiệm của những năm đầu thế kỷ 21. Trong thời
gian đó, MOF đã đồng ý chấp nhận một chính sách tài chính mở rộng mà kết
quả là dẫn tới lạm phát và sự tăng đột biến của các khoản công nợ. Các quan
chức của MOF liên tục chỉ ra rằng, cơ cấu tuổi của dân số Nhật Bản sẽ làm giảm
doanh thu của Chính phủ trong khi đó lại mở rộng các khoản chi tiêu công trong
các chương trình xã hội. Do đó khả năng tài chính dài hạn của quốc gia phụ
thuộc vào việc quản lý, kiểm soát tình trạng bội chi ngân sách. Tuy nhiên, xuất
phát từ sự nghiêm trọng của cuộc suy thoái kinh tế buộc những phần tử bảo thủ
tài chính của MOF phải chấp nhận thực thi bốn công cụ kích thích giữa tháng 8
năm 1992 và tháng 2 năm 1994 với tổng giá trị lên tới 45,4 nghìn tỷ Yên, tương
đương với khoảng 45,4 tỷ đôla (tính toán theo tỷ giá hối đoái đồng Yên so với
đồng đôla là ¥100 = $1). Nhưng trên nhiều phương diện khác nhau, những sáng
kiến này lại chủ yếu là những cách đối phó với công chúng. Ngân sách chỉ được
bổ sung thêm một số ít các khoản chi tiêu mới. Các công cụ kích thích này bao
gồm phần lớn các chương trình chi tiêu và vay nợ đã được điều chỉnh lại theo
thời gian hay được lên kế hoạch giảm thuế và bảo lãnh vay. Vấn đề cơ bản là
Nhật Bản phải tìm ra giải pháp trong công tác hoạch định chính sách kinh tế vĩ
mô nhằm tạo ra sự tương thích giữa cơ cấu giữa tài chính công và vốn đầu tư tư
nhân. Bất chấp sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng, Nhật Bản vẫn là một quốc
gia có được thặng dư vốn đầu tư lớn. Nhưng với mức thuế xuất thấp trong tương
quan với các nước công nghiệp phát triển khác lại cho thấy Chính phủ Nhật Bản
bị hạn chế về khả năng sử dụng khoản thặng dư vốn trong chi tiêu công cộng
nhằm kích thích nền kinh tế. Một phần đáng kể trong khoản tiết kiệm tư nhân
của Nhật Bản là trong lĩnh vực bưu chính và hưu trí. Các khoản tiết kiệm này
lần lượt theo kênh tài chính tham gia vào các dự án Đầu tư tài chính và chương
trình cho vay (FILP). Chính phủ Nhật Bản sử dụng FLIP nhằm thúc đẩy tái cơ
cấu công nghiệp và hỗ trợ các dự án xã hội (ví dụ như nhà cửa công, trang thiết
bị giáo dục, các chương trình phúc lợi, phát triển đường xá, …). Đồng thời sử
dụng FLIP như là phương tiện kích thích kinh tế, trong khi đó MOF tỏ ra lưỡng
lự trong việc sử dụng mở rộng FLIP. Sự dính líu của một số quan chức cấp cao
của Chính phủ và các cán Bộ Công nghiệp, Xây dựng vào các vụ hối lộ hay lừa
đảo kinh tế cũng kìm hãm việc sử dụng FLIP trợ giúp các công trình công cộng
phục vụ cho tăng trưởng kinh tế.
2. Thay đổi trong chính sách thuế
Khi phần tài chính bổ sung và khoản thay thế cho chi tiêu công cộng tăng lên thì
một số các nhà kinh tế Nhật Bản có tầm ảnh hưởng đã kiến nghị cắt giảm thuế
thu nhập để kích thích nền kinh tế. Nhưng MOF lại kiên quyết chống đối lại .
Họ cho rằng, điều đó chỉ thực hiện khi tăng thuế tiêu dùng nhằm đáp ứng nguồn
thu bị thâm hụt nếu không nền kinh tế sẽ trở lại tình trạng cũ. Trong thực tế, việc
giảm thuế thu nhập và tăng thuế tiêu dùng có mối liên hệ với hệ thống chính trị.
Hơn thế, các cá nhân bảo thủ tài chính của MOF lợi dụng vấn đề thuế này để
tuyên truyền về một sự cố của chương trình quốc gia khi mà cơ cấu dân số đang
có xu hướng già đi. Thông qua việc tăng thuế tiêu dùng, họ hy vọng sẽ tạo cho
nền tài chính công của Nhật Bản an toàn, đủ đương đầu với việc tăng các khoản
chi tiêu xã hội do già hoá dân số. Các nhà chính trị học hàng đầu như Ichiro,
Ozawa của Shinshinto và Yoshiro Mori của Đảng Dân chủ ủng hộ việc cắt giảm
thuế thu nhập kết hợp với tăng thuế tiêu dùng. Ủy Ban Điều tra Chính phủ về Hệ
thống Thuế đã tán thành sự kết hợp này. Các chỉ trích tập trung vào vấn đề cắt
giảm thuế thu nhập, kích thích nền kinh tế có thể bị mất đi do ảnh hưởng của
tăng thuế tiêu dùng. Cuối cùng thì người ta cũng đi đến một thỏa hiệp, Liên
minh ba Đảng đồng ý giảm 20% thuế thu nhập cá nhân trong những năm cuối
thập kỷ 1990. Cùng lúc đó, Chính phủ ban hành sắc lệnh tăng thuế tiêu dùng từ
3% lên 5%. Tuy nhiên, khoản tăng này không được áp dụng cho đến năm 1997.
Điều cần nhấn mạnh là, MOF đã thành công khi có được sự chấp nhận của Quốc
hội Nhật Bản trong việc tăng tỷ giá đồng Yên so với đồng đô la và đưa nước này
thoát khỏi sự phụ thuộc vào thuế trực thu và chuyển sang thuế gián thu.
Tất cả các vấn đề này cho thấy, có một sự không đồng thuận và phản ứng mạnh
trong chính trường Nhật Bản đối với sự thâm hụt tài chính khi Quốc hội ban
hành một công cụ chính sách đi ngược chính sách tài chính. Người ta thấy nổi
lên trong cuộc suy thoái này là sự chuyển đổi cơ cấu của tài chính công để
Chính phủ có doanh thu rộng lớn hơn và ổn định hơn. Một số nhà kinh tế học tin
rằng, thuế tiêu dùng cao và sự chuyển đổi tổng thể từ thuế trực thu sang thuế
gián thu sẽ giúp nước này tiếp nhận được khoản vượt trội từ tiết kiệm cá nhân và
hướng các nguồn đó vào đầu tư xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của
người dân Nhật Bản. Sự thay đổi chính sách không chỉ giúp Chính phủ Nhật
Bản giảm được khoản thặng dư tài chính hiện tại mà còn giảm được lượng vốn
đầu tư cho sản xuất. Điều đó đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế và điều tiết xuất
khẩu của Nhật Bản. Và tất yếu là các chương trình đầu tư của Nhật Bản sẽ trở
nên hài hòa và có hiệu quả hơn so với các quốc gia công nghiệp phát triển khác
trên thế giới.
Mặc dù MOF rất hăng hái hỗ trợ ý tưởng chuyển dịch từ thuế trực thu sang thuế
gián thu, nhưng họ không theo đuổi chính sách tăng tốc nhằm giảm tương đối
ngân khoản tiết kiệm trong điều kiện kinh tế vĩ mô của Nhật Bản ẩn chứa nhiều
bất ổn. Điều đầu tiên mà Bộ Tài chính tin rằng là tỷ lệ tiết kiệm cao của Nhật
Bản sẽ giảm một cách bình thường theo độ tuổi của dân số. Đối với sự mất cân
đối kinh tế vĩ mô giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, họ cói vấn đề này là do tỷ lệ tiết
kiệm thấp của kinh tế Hoa Kỳ chứ không phải là tỷ lệ tiết kiệm cao của Nhật
Bản. Bởi vậy, MOF lập luận rằng tại sao Nhật Bản phải điều chỉnh các chính
sách kinh tế vĩ mô của mình để thích nghi với tình hình kinh tế Hoa Kỳ? Điều gì
đã khiến người Nhật phải theo đuổi các chính sách sai lạc này trong nhiều năm?
Ở mức độ các chính sách kinh tế vĩ mô, thì đó là Hoa Kỳ chứ không phải là
Nhật Bản phải thay đổi nhiều hơn. Theo một cán bộ cấp cao của MOF, các nỗ
lực trong việc điều chỉnh sự mất cân đối kinh tế vĩ mô giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản
là một vấn đề cần quan tâm. “Vào thời điểm đồng đôla mất giá, Nhật Bản đang
tham gia vào quá trình mở rộng tiêu dùng nội địa thì Hoa Kỳ phải cố gắng giảm
khoản thâm hụt Liên bang bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ của mình nhằm
điều chỉnh sự mất cân bằng này. Tuy nhiên thay vì làm như vậy, Chính phủ Hoa
Kỳ lại làm điều ngược lại”. Và MOF tin rằng khoản thặng dư tài chính hiện tại
của Nhật Bản tương đối khả quan. Những khoản thặng dư này có thể tạo điều
kiện cho Nhật Bản đảm nhiệm được vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế.
3. Từ bỏ điều tiết kinh tế trực tiếp
Ở cấp độ kinh tế vĩ mô, từ bỏ điều tiết kinh tế trực tiếp là một trong những chính
sách ưu tiên hàng đầu, đối với tất cả các Chính phủ kể từ khi kết thúc thời kỳ
độc quyền lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) năm 1993. Thủ tướng
Chính phủ Hosokawa lúc đó đã công bố từ bỏ điều tiết như là một phương cách
nhằm tiếp thêm sức sống cho nền kinh tế và làm thỏa mãn các áp lực từ phía
Hoa Kỳ đối với một nền kinh tế mở. Người kế nhiệm ông Tsutomu Hata cũng
cam kết xúc tiến bãi bỏ điều tiết và phi tập trung hóa. Thủ tướng Murayama
thậm chí đã cam kết công khai trước Chính phủ của mình rằng sẽ theo đuổi đến
cùng chính sách này. Có thể nói, việc kêu gọi bãi bỏ điều tiết đã thu được sự ủng
hộ rộng lớn trong giới truyền thông, thông tin đại chúng, các tầng lớp dân cư,
các nhà kinh tế có tầm ảnh hưởng. Các nhà bình luận kinh tế khẳng định sự từ
bỏ điều tiết là điều cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các điều chỉnh trong cơ cấu
công nghiệp Nhật Bản và làm cho ngành dịch vụ có sức cạnh tranh hơn. Tuy
nhiên, đến khi tiến hành thì Chính phủ vẫn gặp phải sự phản kháng của nhóm
quan liêu và nhóm lợi ích.
Tháng 3 năm 1995, Chính phủ của Murayama thực thi chương trình cải tổ kinh
tế áp dụng trong 5 năm. Đây là chương trình được trông đợi từ rất lâu. Các nhà
lãnh đạo của Nhật Bản cũng như Chính phủ Hoa Kỳ đã phản ứng lại với chương
trình này. Theo họ, cho dù sáng kiến này bao gồm hơn 1000 phương pháp để bãi
bỏ điều tiết nhưng hầu hết các phương pháp này được hâm nóng qua các đề xuất
đã được thông báo từ trước. Đối với rất nhiều các hạng mục quan trọng thì
Chính phủ lại không chỉ rõ được lịch trình triển khai cụ thể. Mặc dù chương
trình cải tổ chấp nhận luật nhà nước là một chế tài pháp lý bắt buộc nhưng
không buộc Chính phủ phải cam kết xem xét lại tất cả hơn 10.000 quy phạm
pháp luật hiện hành. Các quy phạm pháp luật về giá cả ở một số ngành công
nghiệp chủ yếu như hàng không, viễn thông và bảo hiểm phi nhân thọ vẫn tiếp
tục duy trì hiệu lực. Và cũng không có cam kết nào nhằm rà soát lại luật điều
chỉnh áp dụng cho các cửa hàng bán lẻ lớn. Vấn đề đặt ra đối với nỗ lực bãi bỏ
điều tiết đó là tình trạng lỏng lẻo của nền chính trị và sự lãnh đạo yếu kém của
Chính phủ Liên minh lâm thời. Như một hệ quả tất yếu, các giải pháp cụ thể
được sử dụng trước đó đã tự sụp đổ. Do các quan chức Chính phủ thường là
những người đứng đằng sau việc ban hành các điều luật nên việc từ bỏ điều tiết
là rất khó khăn. Bởi như đã biết, các bộ luật này giúp duy trì quyền lực của họ.
Và điều này trở thành một lực cản đối với việc thúc đẩy thực thi một chương
trình cải tổ có hiệu quả.
Bất chấp tất cả, một dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trong thời kỳ cuối của quá
trình từ bỏ điều tiết. Bắt đầu từ năm 1995, Chính phủ Nhật Bản quyết định sẽ
xem xét và rà soát các văn bản quy phạm nếu có ý kiến đề xuất từ phía khu vực
tư nhân. Hơn nữa, Chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ công bố Sách trắng về bãi bỏ
điều tiết hàng năm. Qua đó có thể đánh giá được tác động của việc điều chỉnh
các kế hoạch và tác động của việc bãi bỏ điều tiết trực tiếp của Chính phủ đối
với nền kinh tế. Mặc dù các kết quả cụ thể chỉ có thể có được sau một thời gian
dài nhưng sự minh bạch trong quá trình điều tiết của nhà nước có vẻ như đã
được cải thiện. Và sự minh bạch rõ ràng hơn có thể sẽ tạo điều kiện cho một
chương trình bãi bỏ điều tiết trên diện rộng. Điều này chỉ có thể thực hiện được
khi có một động lực chính trị thúc đẩy cải tổ.
Trong khi tiến độ của việc bãi bỏ diễn ra chậm chạp thì người tiêu dùng Nhật
Bản đã phải đối mặt với một sự thay đổi lớn trong ngành dịch vụ bán lẻ. Sự suy
thoái kéo dài đi kèm với sự khác biệt về giá cả nội địa và nước ngoài đã biến
người Nhật trở thành vật hy sinh. Các cửa hàng chiết khấu được xây dựng tại
các khu vực xa xôi nhằm cạnh tranh với các cửa hàng có quy mô lớn nhưng
không chiết khấu trước đây. Lợi dụng sự lên giá của đồng Yên, các cửa hàng
chiết khấu đã phá vỡ mạng lưới phân phối truyền thống, qua đó họ muốn dành
cho người tiêu dùng giá cả thấp hơn. Đi kèm với điều đó, người tiêu dùng sẽ
không thể có dịch vụ cá nhân tập trung và dịch vụ sau bán hàng kèm theo. Chính
cuộc cách mạng trong ngành bán lẻ và thái độ dễ dãi của người tiêu dùng tạo ra
cơ hội cho các nhà sản xuất nước ngoài bán được nhiều hàng hóa hơn trên thị
trường Nhật Bản. Nhưng phần lớn sản phẩm bán ra bởi các nhà bản lẻ này lại có
thể là các sản phẩm được sản xuất bởi chính các công ty con của các tập đoàn
sản xuất Nhật Bản ở các quốc gia có chi phí lao động thấp, như các công ty ở
các nước Đông Nam Á và Trung Quốc.
4. Cải tổ cơ cấu công nghiệp và thị trường lao động
Nhằm điều chỉnh việc đầu tư quá theo hướng nâng cao hiệu quả, hầu hết các
công ty Nhật Bản tập trung khai thác theo chiều sâu, tức là tìm mọi cách để đổi
mới quản lý và nâng cao năng suất lao động. Trên thực tế, các doanh nghiệp
Nhật Bản xúc tiến cải tổ cơ cấu theo các hướng sau đây:
Một là, thay đổi trong Keiretsu và các mối quan hệ hợp đồng phụ
Cần phải nhấn mạnh rằng, sự tăng giá của đồng Yên và quá trình quốc tế hóa
nền sản xuất đã và đang bắt đầu làm thay đổi các mối quan hệ giữa nhà thầu phụ
và Keiretsu. Do chi phí cao và lợi nhuận thấp nên nhiều hãng lớn phải giảm số
lượng các nhà cung cấp và thậm chí phải cắt bỏ các đơn đặt hàng với các nhà
thầu phụ vốn được ưa chuộng. Trong khi đó, một số nhà sản xuất lớn như nhà
sản xuất ôtô ít do dự hơn trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp bên ngoài mạng
lưới truyền thống của mình nhằm giảm chi phí. Đồng thời để có thể tồn tại được,
các nhà thầu phụ bắt đầu tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trong phạm vi rộng
hơn với các hãng lớn khác, thậm chí cả các công ty là đối thủ của chính
Keiretsu. Áp lực cắt giảm chi phí đã làm tăng khối lượng giao dịch thương mại
chéo của Keiretsu.
Các công ty tận dụng việc tăng giá của đồng Yên và chi phí nhân công rẻ để
mua hàng nhiều hơn từ các nhà cung cấp có cơ sở ở nước ngoài. Một loạt các
công trình nghiên cứu do các nhà kinh tế thực hiện gần đây đã bắt đầu lí giải tại
sao các hoạt động này lại có được các lợi ích rõ rệt như vậy. Điều dễ nhận thấy
là, các công ty tìm nguồn cung từ nước ngoài sẽ quay lại với các nhà thầu phụ.
Với các nhà thầu phụ, họ lại phát triển các mối quan hệ lâu dài thông qua hình
thức liên doanh hoặc thông qua các cơ chế khác. Đồng thời, họ cũng nhận được
sự khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của mạng lưới nhà cung cấp truyền thống.
Liên quan tới vấn đề này, nhà kinh tế học Nhật Bản nổi tiếng Dr. Yoshio Suzuki
nhận xét rằng “tối đa hóa lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường diễn ra lâu hơn
trong khu vực Đông Á so với phương Tây. Tương tự, ở Đông Á việc cạnh tranh
lành mạnh trong một thị trường không cần thiết phải cân bằng cơ hội trong các
giao dịch điểm diễn ra thường xuyên. Thỉnh thoảng trong các giao dịch cũng
xuất hiện cơ hội ngang bằng, nhất là trong mối quan hệ lâu dài với những người
tiêu dùng thuỷ chung”.
Hai là, điều chỉnh thị trường lao động:
Bất chấp việc các phương tiện thông tin đại chúng đề cập quá nhiều tới hành
động giảm sản xuất của các công ty và tăng chậm của nạn thất nghiệp, dường
như Nhật Bản không gặp phải tình trạng náo động thị trường lao động như
những năm 1950. Quá trình điều tiết diễn ra vào thời điểm khi mà thị trường lao
động Nhật Bản đã không còn kiểm soát được nữa. Không giống như các nước
Tây Âu, Nhật Bản phải chấp nhận cắt giảm sản xuất trong điều kiện ảnh hưởng
đến chính trị và xã hội thấp nhất đến mức có thể. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ
2,1% năm 1990 lên đến 3,2% vào tháng 4 năm 1995. Các dự đoán bi quan hơn
cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp có thể vượt quá 4% trong thập niên đầu thế kỷ 21.
Đối với tầng lớp lao động trẻ mới vào nghề (từ 15 đến 24 tuổi) thì tỷ lệ thất
nghiệp còn cao hơn. Tuy nhiên, với tỉ lệ như vậy khi đem so sánh với các nền
công nghiệp phát triển khác thì tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản vẫn còn thấp.
Điều lưu ý là, xu hướng trong tương lai của thị trường lao động Nhật Bản là việc
khan hiếm lao động, chứ không phải là sự dư thừa lao động. Theo một số nhà
kinh tế học, khi nguồn lao động Nhật Bản tăng theo tỉ lệ là 0,92% trong thời
gian 1980-1990 thì tỉ lệ tăng trưởng sẽ vẫn giảm xuống 0,36% trong giai đoạn
1990-2000. Từ năm 2000 đến 2010, tăng trưởng nguồn nhân lực có thể chùn lại
ở tỷ lệ 0,25%/năm. Việc già hoá của dân số Nhật Bản trong vòng hơn hai thập
kỷ tiếp theo không chỉ làm tăng đáng kể các chi phí xã hội của Chính phủ mà
còn đẩy chi phí lương tăng lên đối với các tập đoàn tư nhân. Trong bối cảnh này
các công ty lớn đã điều chỉnh bằng cách giảm mức độ quan trọng của tính thâm
niên làm việc trong việc tính toán tiền lương. Giảm sự khuyến khích công nhân
làm việc suốt đời tại một công ty. Điều này không chỉ làm thay đổi cơ cấu tiền
lương mà còn làm tăng tính linh hoạt của thị trường lao động và khuyến khích
người lao động tìm kiếm các cơ hội công việc tốt hơn trong các lĩnh vực mở
rộng hơn.
Trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn, vấn đề dư thừa lao động vẫn nảy sinh,
nhất là đối với nhóm người lao động trí óc. Tuy nhiên, điều này không làm tổn
hại tới nhóm công nhân lao động phổ thông. Nhằm giải quyết vấn đề của nhóm
người lao động trí óc, các công ty có xu hướng chuyển các nhà quản lý cấp trung
sang các công ty con và các công ty phụ thuộc. Sự tăng trưởng kinh tế thấp có
thể làm cho tình hình xã hội trở nên phức tạp hơn. Việc bãi bỏ điều tiết trực tiếp
có thể tạo ra các cơ hội triển khai các loại hình kinh doanh mới trong các ngành
như dịch vụ, công nghệ thông tin và nhờ đó giúp giải quyết được lực lượng lao
động trí óc này. Đồng thời, việc bãi bỏ điều tiết trực tiếp cũng có thể làm tăng
việc cắt giảm sản xuất và sức ép dư thừa lao động sẽ gia tăng, đặc biệt là ở các
cấp quản lý và thư ký văn phòng.
Người ta thấy rõ tác động của việc suy giảm kinh tế đối với việc tuyển dụng các
sinh viên mới ra trường tham gia vào thị trường lao động lần đầu tiên. Vài năm
trước, những sinh viên mới ra trường trẻ tuổi này có rất nhiều cơ hội việc làm.
Nhưng hiện nay, khi các công ty cạnh tranh nhau nhằm tối thiểu hóa chi phí
nhân công “suốt đời” thì họ trở nên do dự khi tuyển thêm người lao động. Việc
giảm tuyển dụng lao động và thậm chí đóng băng trong nhiều công ty cao cấp đã
làm sâu sắc thêm tính cạnh tranh việc làm đối với lao động trẻ tuổi và buộc
nhiều ứng cử viên có trình độ cao phải theo đuổi những nghề nghiệp kém phù
hợp. Những người lao động trẻ khi có được một công việc tốt lại gặp phải nguy
cơ bị đóng băng về mức lương.
Và ba là, tăng số lượng công nhân nước ngoài:
Điều có thể gây ra khó khăn lớn đối với các chính sách dài hạn đó là vấn đề lao
động nước ngoài. Không giống như các quốc gia Tây Âu, Nhật Bản không ủng
hộ việc sử dụng lao động nước ngoài để giải quyết vấn đề thiếu nhân lực. Bộ
Lao động Nhật Bản muốn tối đa hóa các cơ hội lao động cho người lao động
Nhật Bản và tối thiểu hóa các ảnh hưởng xã hội tiêu cực của việc nhập cư người
lao động nước ngoài. Các công ty lớn của Nhật Bản thường ưu tiên sử dụng
công nghệ kỹ thuật sản xuất tiết kiệm lao động hơn là phải thuê lao động nước
ngoài. Nhưng do giá trị cao của đồng Yên đã khiến cho Nhật Bản trở nên hấp
dẫn đặc biệt đối với những người lao động từ Đông Nam Á hay Mỹ Latinh. Áp
lực của việc cắt giảm chi phí cũng khiến cho các chủ sở hữu công ty nhỏ có
được sự khuyến khích mạnh mẽ trong việc thuê các nhân công nước ngoài với
mức lương thấp hơn và ít chế độ bảo đảm thuê tuyển hơn. Các ngành công
nghiệp bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi việc thiếu nhân lực là các doanh nghiệp
dịch vụ, công ty sản xuất quy mô nhỏ và ngành xây dựng. Đến năm 2010, Nhật
Bản đối mặt với tình trạng thiếu khoảng ba triệu lao động. Hơn thế, vì hầu hết
người Nhật Bản đều do dự làm các công việc mang tính kiken (nguy hiểm),
kitanai (bẩn) và kitsui (khó), do đó các cơ hội công việc dành cho người lao
động không phải là người Nhật Bản đang gia tăng mạnh.
Mặc dù Nhật Bản vẫn chưa áp dụng và phát triển một chính sách mở rộng liên
quan tới người lao động nước ngoài nhưng một số lượng lớn người nước ngoài
có thị thực nhập cảnh vào Nhật Bản với mục đích học tập hay du lịch đều đã tìm
cách ở lại Nhật Bản để tìm kiếm việc làm. Chính phủ Nhật Bản đang phải thận
trọng triển khai thí điểm các chính sách khác nhau đối với nhóm người này. Cụ
thể là chương trình cho phép kéo dài thời gian cư trú của người nước ngoài có
nguồn gốc Nhật Bản, theo các điều khoản hợp lý bằng lý do thăm thân tại Nhật
Bản. Trên thực tế hầu hết những người nước ngoài làm việc trong các cộng đồng
được tạm trú hợp pháp. Các quan chức Chính phủ tính toán rằng, có khoảng 1
triệu người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, trong đó có
khoảng hơn 200.000 người được coi là đang sinh sống và làm việc bất hợp pháp
lại Nhật Bản và chỉ có khoảng xấp xỉ 150.000 người đủ điều kiện của chương
trình áp dụng cho người nước ngoài có nguồn gốc Nhật mà thôi.
Vì bản thân những người công nhân Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng bị cắt
giảm biên chế trong khi một số vị trí công việc khác lại được dành cho người
nước ngoài nên làn sóng phản đối người lao động nước ngoài của dân Nhật
tương tự như đã xảy ra tại Đức trước đây. Những vấn đề quan trọng hơn lại là
những rắc rối về mặt xã hội của Nhật Bản. Sự đồng nhất về dân tộc của Nhật
Bản và sự cảnh giác với những kẻ ngoại lai đã khiến cho việc hòa đồng của công
nhân nước ngoài vào xã hội Nhật Bản trở nên cực kỳ khó khăn. Tội phạm và các
sự cố khác liên quan tới người nước ngoài đã làm trầm trọng thêm mối nghi ngờ
này. Nói cách khác, sự tiếp nhận lạnh nhạt dành cho người lao động nước ngoài
(đặc biệt là những người có nguồn gốc không phải Châu Âu) ở cấp độ cộng
đồng người Nhật có thể làm tăng thêm nỗi thất vọng của những người lao động
nước ngoài về cuộc sống tại một quốc gia như Nhật Bản. Rõ ràng có một ranh
giới rõ rệt phân định giữa người bản xứ và người nước ngoài. Căng thẳng giữa
người Nhật và người nước ngoài có thể gây nên phản ứng bài ngoại của dân
Nhật cũng như làm trỗi dậy sự phê phán của cộng đồng quốc tế đối với Nhật
Bản.
5. Bài học cho Việt Nam
- Đối với một đất nước bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, lại vừa bị đè nặng bởi
những tàn dư của xã hội cũ kìm hãm sự năng động và sáng tạo, sẽ không thể
phát triển được nếu không có những cải cách căn bản nhằm loại bỏ hoàn toàn
những tàn dư cũ, trì trệ và bảo thủ, chuyển hẳn sang một xã hội dân chủ và cạnh
tranh trong hòa bình, một nền kinh tế mới theo hướng thị trường mở, tạo điều
kiện cho mọi khả năng sáng tạo có môi trường tốt để nảy sinh và phát triển. Từ
bài học của Nhật Bản trong phát triển kinh tế có thể rút ra kinh nghiệm cho các
nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đó là cần thiết kế thể chế nào để tăng
cường năng lực xã hội, tránh tham nhũng. Đó là năng lực với những tố chất cần
thiết của các thành phần lãnh đạo. Thể chế phải phát huy được vai trò của Nhà
Nước, trí tuệ của nhân dân, vạch ra phương hướng phát triển đất nước, xây dựng
bộ máy hành chính hiệu quả gồm đội ngũ quan chức có năng lực và phẩm chất.
- Tăng trưởng kinh tế là biểu hiện cao nhất của nền kinh tế năng động, là kết quả
tổng hợp của các nhân tố trong quá trình sản xuất xã hội. Do vậy, muốn đạt
được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì phải có đủ các yếu tố và biết kết hợp
chung một cách hài hoà. Thế mạnh là lao động nhưng nếu không có chính sách
kinh tế vĩ mô cũng như vi mô đúng để khai thác thế mạnh thì không đạt được kết
quả mong muốn. Một cơ cấu kinh tế hài hoà cân đối sẽ làm cho nền kinh tế tăng
trưởng nhanh, đồng thời tạo được sự ổn định xã hội có lợi cho tăng trưởng.
- Cần phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ linh hoạt. Thực hiện
chính sách nới lỏng tiền tệ, bên cạnh thực hiện chính sách thắt chặt tài chính.
Quốc hữu hóa một số ngân hàng.
- Chính phủ nên có các thông điệp rõ ràng đến thị trường về các mục tiêu ngắn
hạn và tuyên bố tiếp tục hỗ trợ thị trường cho đến khi nền kinh tế phục hồi.
Chuyển dịch cơ cấu ngành như: chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp từ các
ngành cần nhiều nguyên liệu sang các ngành tốn ít nguyên liệu, đồng thời
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ giảm tỉ
trọng khu vực nông lâm, ngư nghiệp. Đồng thời khuyến khích tăng thị trường
trong nước, nước ngoài và xuất khẩu. Ban hành một số chính sách khuyến khích
nội địa hoá sản phẩm. Từng bước tạo ra mặt bằng pháp luật và áp dụng chính
sách thuế, các loại giá cả dịch vụ (thuế đất, điện, nước, bưu chính) đối với các
nhà đầu tư vào trong nước. Tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin,
tin học.
- Tập trung phát triển công nghiệp. Đầu tư lớn vào các ngành công nghiệp nặng
và các ngành sử dụng cường độ lao động cao. Trình độ công nghiệp phải hiện
đại. Mô hình quản lý xí nghiệp tương đối hoàn chỉnh, chi phí ít, năng suất lao
động cao, chất lượng tốt để sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam trên thị
trường quốc tế cao.
Những cải cách đó cần phải xuất phát từ lợi ích lâu dài của quốc gia, phải đáp
ứng được nguyện vọng và lợi ích căn bản và chính đáng của đông đảo dân
chúng. Đồng thời, những cải cách đó về cơ bản phải phù hợp với xu thế phát
triển chung của nhân loại đó là: dân chủ, thị trường, mở cửa và phát triển trong
hòa bình. Nếu được như vậy thì các cải cách đó mới huy động được sự đóng góp
của mọi nguồn lực từ mọi hướng để thành công.
Đặc điểm phát triển kinh tế của mỗi nước là những bài học kinh nghiệm cho
chúng
ta học hỏi, từ đó ta có thể tránh được những sai lầm mà các nước khác vấp phải
đồng
thời học hỏi được những cái hay để từ đó có thể áp dụng vào nền kinh tế Việt
Nam phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện đất nước.
Phần IV: Kết Luận
Những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản đang ngày càng trở nên
mật thiết trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng ... Trong
quá trình mở cửa và hội nhập của nước nhà, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói
chung, quan hệ kinh tế nói riêng đang trong thời kỳ phát triển tốt đẹp. Xu thế
toàn cầu hoá và liên kết kinh tế khu vực đang gia tăng được xem là động lực
mạnh mẽ thúc đẩy các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, trong đó có mối quan
hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Việc xây dựng mối quan hệ Việt – Nhật tương
trợ, hợp tác, phát triển đã đặt ra nhiều cơ hội về thương mại và đầu tư cho nền
kinh tế mỗi nước, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đất
nước. Nhiều nhà phân tích Nhật Bản cho rằng quan hệ Nhật Bản – Việt Nam
đang là mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, là một hình mẫu trong các mối
quan hệ quốc tế hiện nay. Việc tiếp tục phát triển quan hệ chặt chẽ này là chủ
trương nhất quán của Nhật Bản dù chính đảng nào lên cầm quyền.
Quá trình cải cách kinh tế - xã hội của Nhật Bản đã, đang và sẽ gặt hái được
nhiều thành công nhưng cũng có không ít những khó khăn, thách thức. Việc tiếp
thu có chọn lọc và áp dụng thành công của Nhật Bản một cách có chọn lọc sẽ là
cơ sở quan trọng cho các nước trên thế giới học tập và rút kinh nghiệm, đặc biệt
là Việt Nam. Đáng quan tâm hơn nữa đó là quá trình cải cách của Nhật Bản có
nét tương đồng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam cho
phép hai quốc gia hỗ trợ, giúp đỡ nhau và làm cơ sở khách quan cho việc gia
tăng quan hệ kinh tế song phương Việt – Nhật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Kinh tế phát triển, Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân (2006).

TS. Nguyễn Kim Định, Giáo trình Quản Trị Chất Lượng, NXB Tài Chính

Tạp Chí Phát Triển KH&CN, Tập 12, Số 15 – 2009 (Bản quyền thuộc Đại
Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh)

You might also like