You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


---o0o---

TIỂU LUẬN MÔN ĐẤT DỐC XÓI MÒN


Tên đề tài: Tiềm năng của đất dốc vùng Tây Bắc Việt Nam

Họ và tên : Nguyễn Xuân Hoàng - 6667368

: Nguyễn Quang Hiếu - 6661533

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Cao Việt Hà

HÀ NỘI – 2023
MỤC LỤC

NỘI DUNG.......................................................................................................4
I. Đặt vấn đề...............................................................................................4
II. Giới thiệu chung về vùng Tây Bắc ......................................................5
1. Thực trạng đất dốc vùng Tây Bắc..................................................9
1.1. Tiềm năng phát triển của đất dốc............................................9
1.2. Những hạn chế của đất dốc....................................................10
2. Biện pháp và sử dụng bền vững đất dốc......................................12
2.1. Luân canh, xen canh và đa dạng hóa cây trồng...................12
2.2 Nuôi cây chủ yếu thông qua lớp che phủ..............................13
2.3 Liên tục che phủ đất bằng lớp thực vật sống hay đã khô....13
2.4 Nguyên tắc thiết kế kỹ thuật...................................................14
III. Kết luận.................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................16

2
DANH SÁCH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ và tên Mã sinh viên Công việc được giao


- - Tìm hiểu nội dung “Tiềm năng
của đất dốc vùng Tây Bắc” .”Biện
pháp sử dụng bền vững đất dốc”
1 Nguyễn Xuân Hoàng 6667368
- - Tổng hợp nội dung
- Làm word, powerpoint
- Thuyết trình
- Tìm hiểu nội dung “Thực trạng,
tiềm năng, hạn chế của đất dốc
2 Nguyễn Quang Hiếu 6661533
vùng Tây Bắc”
- Thuyết trình

Nhóm trưởng ký tên

3
NỘI DUNG

I. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết vùng Tây Bắc là vùng có nhiều khó khăn, thách
thức với địa hình hiểm trở, cơ sở hạ tầng thấp kém, nhân dân phân tán với
nhiều dân tộc thiểu số. Nền kinh tế chậm phát triển nên đời sống của nhân
dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao nhất cả nước. Song bên cạnh
những khó khăn như vậy thì vùng Tây Bắc Bộ cũng là vùng kinh tế trọng
điểm trong 7 vùng kinh tế quan trọng của Việt Nam. Nổi bật hơn cả là
những thế mạnh về tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của vùng được thể
hiện rõ qua thế mạnh về phát triển trồng cây ăn quả, du lịch nghỉ dưỡng và
các nhà máy thuỷ điện lớn nhất cả nước.

Đất đai cũng là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự
nhiên và kinh tế - xã hội, địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, gió ẩm
mang tính chất chuyển tiếp, mạng lưới sông ngòi, nguồn nước ngầm khá
phong phú, thảm thực vật khá đa dạng, dân số đông, lực lượng lao động dồi
dào.
Trong vài thập niên gần đây, do sự gia tăng dân số quá nhanh cùng
với sự phát triển khoa học kỹ thuật đã làm cho yêu cầu sử dụng đất ngày
càng cao. Đất không những dành cho nông - lâm - ngư nghiệp mà còn tham
gia vào nhiều các mục đích khác như công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ,
giao thông, …. Việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau làm ảnh
hưởng tới đất theo nhiều hướng khác nhau.
Vùng đất dốc nước ta có vai trò quan trọng cho sản xuất nông nghiệp
và các ngành khác, tuy nhiên việc sử dụng đất dốc gặp nhiều trở ngại do địa
hình bị chia cắt, đất dốc dễ bị xói mòn, rửa trôi làm suy kiệt chất dinh
dưỡng trong đất, làm ảnh hưởng tới vấn đề môi trường và sự tồn tại của các

4
thế hệ trong tương lai. Chính vì vậy, việc sử dụng đất dốc phải được nhìn
nhận một cách khoa học trên cơ sở sử dụng hiệu quả và bền vững để tránh
những hậu quả do sử dụng chúng một cách thiếu ý thức.

II. Giới thiệu chung về vùng đất Tây Bắc


- Khu vực Tây Bắc Việt Nam gồm 6 tỉnh:

Lai Châu

Sơn La

Điện Biên

Hoà Bình

Lào Cai

Yên Bái.

 ĐỊA HÌNH :

- Tổng diện tích vùng là 50.576 km2 với mật độ dân số là 4.229.543
người, bình quân 84 người/km2

- Địa hình gồm nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam.

- Với các dãy cao trên 2000m như đỉnh phan xi păng cao 3143m ,
đỉnh Tà Xùa cao 2865m, đỉnh Pú Luông cao 2938m.

- Vùng còn có những đồng bằng nhỏ nằm giữa núi Mường Thanh ,
Than Uyên, Nghĩa Lộ.

5
- Đất canh tác vùng núi phía bắc đa phần có độ dốc lớn, trong đó đất
dốc dưới chiếm 21.9% , đất có độ dốc từ chiếm khoảng 16.4%, còn lại là
đất dốc trên chiếm 61,7%.

 KHÍ HẬU :

- Khí hậu ở Tây Bắc (Việt Nam) được xem là khí hậu nhiệt đới gió
mùa, với sự biến đổi rõ rệt giữa các mùa trong năm. Do địa hình cao, nhiều
dãy núi hiểm trở nên khu vực Tây Bắc vào mùa đông rất lạnh; thậm chí
một số nơi rét dưới 0 độ C, có thể có tuyết.

- Khí hậu tây bắc phân thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô:

+ Mùa khô thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4, trong khi mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 9.

+ Mùa đông ở khu vực này có thể rất lạnh và khô hanh. Đặc biệt ở
các vùng núi cao như Sapa, Mộc Châu.

+ Mùa hè thường ấm áp và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho
nông nghiệp và cây trồng.

 THUỶ VĂN :
- Vùng Tây Bắc có hệ thống sông ngòi chằng chịt với 6 hệ thống sông :
Các sông chảy vào sông Hồng , sông Đà, sông Mã- sông Chu, Sông Nậm
Rốm, sông Con và sông Cả.
- Lượng mưa của vùng Tây Bắc khá đa dạng và thay đổi theo mùa và
từng năm. Trung bình lượng mưa của vùng là từ 1.600mm đến 2.000 mm.
Tuy nhiên có nhiều trận mưa có cường độ từ 200-400mm / ngày nên thường
sảy ra lũ ống và lũ quét. Trong vùng này, mưa phân bố không đồng đều và
chịu ảnh hưởng của các yếu tố như cách xa bờ biển, hướng gió, địa hình và
hệ thống thời tiết.

6
- Lượng mưa là yếu tố quan trọng trong việc quản lý tài nguyên nước,
phát triển nông nghiệp, đánh giá rủi ro thiên tai và dự báo thời tiết. Các số
liệu thống kê về lượng mưa được sử dụng để xác định nguồn cung cấp
nước, lập kế hoạch canh tác và đánh giá khả năng hứng chịu của hệ thống
hạ tầng trong vùng Tây Bắc Việt Nam.
- Lượng mưa lớn cùng với hệ thống sông suối có độ dốc lớn, chằng
chịt đã tạo Tây Bắc Bộ một tiềm năng vô cùng to lớn trong việc đầu tư và
phát triển thủy điện, đáp ứng nhu cầu điện năg ngày càng cao của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong điều kiện giá xăng dầu, than
đá ngày càng lên cao, hơn nữa các chất thải từ than đá, xăng dầu, quặng
sắt , xong quá trình vận hành các nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm môi
trường rất lớn, nguồn thủy năng to lớn của Tây Bắc Bộ được xem là lĩnh
vực đầu tư hấp dẫn.
 TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ KHOÁNG SẢN :
- Ở vùng Tây Bắc vành đai đất feralit vàng đỏ có mùn chiếm ưu thế .
Đất ẩm, ít kết von, càng lên cao càng ẩm, mùn càng nhiều. Ôxit nhôm nhiều
hơn ôxit sắt. Vành đai trên cao xuất hiện loại đất mùn alit và vùng Trường
Sơn Bắc có đất nâu đỏ sẫm phát triển trên đá bazan.

- Các loại nông sản chủ yếu ở khu vực này bao gồm : lúa , ngô , chè .
Các loại quả như mận, cam … Ngoài ra vùng Tây Bắc còn có các mỏ nội
sinh đồng, chì, vàng, bạc… được hình thành chủ yếu từ thời kì tạo núi. Còn
có mỏ than đá ở Khe Bố, sa khoáng ở các thung lũng và bồn địa (thiếc, sắt,
vàng..). Các khoáng sản không kim loại như mica, atbet, tan khá phong phú.

 TÀI NGUYÊN RỪNG :

- Thực vật ở Tây Bắc có những nét riêng biệt phù hợp với các điều
kiện khí hậu và địa hình. Dưới các đai thấp có rừng nhiệt đới ẩm điển hình.
Lên cao dần gặp các loại rừng á nhiệt đới và ôn đới. Tuy nhiên rừng Tây

7
Bắc, hơn ở nơi nào hết, đã bị tàn phá kiệt quệ. Nhiều nơi trước đây là rừng
đại ngàn nay chỉ còn là đồi núi trọc. Nhất là ở các vùng rẻo cao. Không lâu
trước đây người ta đã gặp và khai thác ở trong rừng Tây Bắc những tô hạp
hương, táu, lim, sến, nghiến, trám đen, trám trắng, dẻ, lạt hoa, săng lẻ, pơ
mu, du sam, hồi, thông nàng,... và các loại măng, thảo quả, nấm hương, mộc
nhĩ, củ nâu, đẳng sâm, nhân sâm, y dĩ... những thứ đó giờ đây đã ít dần, có
thứ hầu như đã hết.

 VĂN HOÁ - XÃ HỘI

- Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái,
Mường, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Khơ Mú, Lào, Lự, Hà Nhì, Kháng, La Hủ,
Si La, Phù Lá, Bố Y, Mảng, Giáy, Lô Lô, Pà Thẻn, Phù Lá, Cờ Lao, La
Chí… với không gian văn hóa rộng lớn và phong phú. Nhiều dân tộc còn lưu
giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của mình trong phong tục, tập
quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ, các điệu dân ca, dân vũ như lễ hội Lồng
Tồng, chợ tình Khâu Vai, múa sạp, múa xòe, hát then, nhạc cụ Pí cặp, pí sên,
khèn môi… hay trong ứng xử cộng đồng, kiến trúc nhà ở, các phiên chợ
bản… Ẩm thực Tây Bắc mang những nét đặc trưng, khác biệt hẳn so với các
vùng khác với gà mọ, cá suối nướng úp, nộm da trâu, thịt trâu gác bếp, thắng
cố… là tiềm năng du lịch hấp dẫn cho những du khách thích khám phá và
trải nghiệm.

- Cùng với đó là những giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng gắn liền với
quá trình dựng nước và giữ nước trải dài hàng nghìn năm của dân tộc như:

+ Các di chỉ khảo cổ Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò Mun, Làng Cả, Xóm
Rền…

8
+ Khu Di tích lịch sử Quốc gia Đặc biệt Đền Hùng, Đền Mẫu Âu
Cơ… đã khẳng định quá trình hình thành, dựng xây, phát triển của người Việt
cổ từ cuộc sống nguyên thuỷ, hoang sơ;

+ Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam;
Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động
địa cầu”;

+ Khu di tích lịch sử Mường Phăng nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch
Điện Biên Phủ;

+ Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Căng và Đồn Nghĩa Lộ - nơi đã
diễn ra những trận chiến đấu ác liệt và chiến thắng năm 1952 giải phóng
Nghĩa Lộ;

+ Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi giáo dục truyền thống
cách mạng cho thế hệ trẻ…

1. Thực trạng đất dốc vùng Tây Bắc


1.1. Tiềm năng phát triển của đất dốc
1.1.1. Tiềm năng mở rộng canh tác đất nông nghiệp

9
- Đất dốc là 1 bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp chiếm
973 triệu ha (khoảng 60% trong 1500 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp trên
thế giới).
- Diện tích đất sử dụng của khu vực tây bắc không nhiều chỉ vào
khoảng 700 nghìn ha (chiếm 13% diện tích toàn vùng). Diện tích đất bằng
chưa sử dụng và đất rừng sản xuất khoảng 600 nghìn ha (chiếm 12% diện
tích toàn vùng) do đó tiềm năng mở rộng phát triển đất nông nghiệp còn khá
lớn.
- Địa hình núi cao chủ yếu trồng các cây nâu năm như mận, lê …
- Nằm ở vùng khí hậu lạnh phù hợp với các loại cây ưa lạnh như bắp
cải, su su …
1.1.2. Tiềm năng mở rộng canh tác đất nông nghiệp
Vùng Tây Bắc việt nam sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp bao
gồm các dãy núi cao và cao nguyên đồng cỏ. Như đỉnh phan xi păng
(3143m) được ví như nóc nhà của Đông Dương , cao nguyên Mộc Châu,
rừng Mường Păng (Điện Biên) là một trong những khu bảo tồn nhiều loại
động vậy quý hiểm. Điều này tạo nên sự hấp dẫn cho du khách đến thăm
quan và trải nghiệm thực tế các hoạt động khám phá thiên nhiên trên các
dãy núi cao.

1.1.3. Tiềm năng về lâm nghiệp


- Ở Việt Nam rừng chủ yếu tồn tại ở số lượng lớn dày đặc ở vùng cao
đất dốc.

- Rừng không chỉ là nguồn tự nhiên quý giá mà còn giá trị trong bảo vệ
môi trường, lưu trữ nguồn nước.

1.1.4. Tiềm năng về phát triển thuỷ điện

10
- Do địa hình là núi cao là nơi có tiềm năng phát triển về thuỷ điện rất
lớn. Các hồ chứa nước vừa phục vụ thuỷ điện vừa nguồn tưới nước trong mùa
khô và điều hòa lũ trong mùa mưa. Hiện nay nguồn lăng lượng ở Việt Nam
chủ yếu dựa vào nguồn điện từ các nhà máy thuỷ điện lớn như: thuỷ điện Sơn
La , thuỷ điện Hoà Bình ..

1.1.5. Tiềm năng về phát triển thuỷ điện

- Mở rộng mô hình trạng trại chăn nuôi gà, lợn trên đất dốc và khai
thác các loại cây trồng làm thức ăn cho gia súc ở miền núi. Nếu muốn mở
rộng ngành chăn nuôi thì miền xuôi sẽ gặp nhiều trở ngại lớn về môi
trường. Hơn nữa nếu không phát triển đại gia súc thì sẽ không đủ đất để xây
chuồng trại , khu chăn thả và đồng cỏ .Chỉ có miền núi đáp ứng được yêu
cầu này.

1.2. Những hạn chế của đất dốc


1.2.1. Xói mòn và rửa trôi
- Xói mòn rửa trôi là mối đe doạ thường xuyên đối với đất dốc và vùng
nhiệt đới ẩm, gây mất chất dinh dưỡng và độ phì nhiêu của lớp đất mặt.
Những tác động này thậm chí còn trở lên tồi tệ hơn nếu như không có thảm
thực vật che phủ
1.2.2. Hạn hán vào mùa khô
- Hạn vào mùa khô là do sự mất rừng cũng như do việc canh tác bừa
bãi không thể kiểm soát được trên đất dốc.
- Hậu quả của các quá trình đó là đất hoang hóa bị xói mòn mạnh và
bị đá ong hóa ở vùng đất dốc, đất bị khô hạn theo mùa hoặc vĩnh viễn ở
vùng khác nhau, đất chịu tác động của cát di động và trượt lở đất dốc theo
bờ biển

11
- Hàng năm vào mùa khô tình trạng hạn hán , thiếu nước thường xuyên
sảy ra làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến các hoạt động kinh tế của địa phương
làm cho nhiều người dân sinh sống rơi vào tình trạng thiếu ăn do không đủ
nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi …
- Việc giữ nữa trên đất dốc là một vấn đề thực sự khó khăn nên việc
canh tác nhiều phụ thuộc vào lượng mưa, luôn luôn có những đợt hạn hán
nghiêm trọng vào mùa khô.
- Hạn hán chính là khó khăn với đất dốc nếu mưa chỉ đến muộn 1
tháng với dự tính thì vụ mùa thất bại là chắc chắn
1.2.3. Suy giảm độ che phủ:
- Việc diện tích rừng bị giảm, các phương pháp canh tác lạc hậu để lại
hậu quả là nhiều vùng đất rộng lớn đã trở thành đất trống, đồi núi trọc.
- Nạn phá rừng: Khi rừng bị phá hủy, độ che phủ tự nhiên của vùng núi
giảm đi, làm cho đất dễ bị xói mòn và gây ra hậu quả tiêu cực cho sinh thái và
môi trường
- Canh tác không bền vững: Việc canh tác trên đất dốc mà không áp
dụng các biện pháp bảo vệ đất có thể dẫn đến việc suy giảm độ che phủ đất.
- Hạn vào mùa khô là do sự mất rừng cũng như do việc canh tác bừa
bãi không thể kiểm soát được trên đất dốc.
- Hậu quả của các quá trình đó là đất hoang hóa bị xói mòn mạnh và bị
đá ong hóa ở vùng đất dốc, đất bị khô hạn theo mùa hoặc vĩnh viễn ở vùng
khác nhau, đất chịu tác động của cát di động và trượt lở đất dốc theo bờ biển
1.2.4. Tình trạng bị cách biệt:
- Vùng núi có nhiều địa phương bị cách biệt khỏi các trung tâm phát
triển, vì vậy mà cơ sở vật chất còn vô cùng thiếu thốn. Chính vì điều này đã
gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế.

12
- Do nghèo nàn, lạc hậu về giao thông vận tải, nhiều nơi đất dốc bị
tách biệt khỏi thị trường nên nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân bị
hạn chế.
- Điều này đã làm chậm quá trình thay đổi cơ cấu cây trồng nhằm
đảm bảo đất đốc khỏi bị xói mòn.

2. Biện pháp và sử dụng bền vững đất dốc


2.1. Luân canh, xen canh và đa dạng hóa cây trồng:
- Hướng tiếp cận tốt nhất để cải tạo và giữ gìn chất lượng đất là áp
dụng những biện pháp nông nghiệp sinh thái: tái sử dụng tàn dư cây trồng và
phân hữu cơ từ nguồn gốc động vật, giảm sử dụng hóa học trong nông nghiệp,
tăng cường áp dụng các loại cây che phủ nhất là cây họ đậu vừa bảo vệ đất
vừa cải tạo đất.
- Cần quan tâm phát triển các kỹ thuật tối đa hóa sinh khối, độ che phủ
của mặt đất và tính liên tục của lớp che phủ để chống xói mòn đất, tăng cường
hoạt tính sinh học, tăng cường quá trình tái tạo chất dinh dưỡng, tái tạo lại các
tính chất cơ bản của đất như hàm lượng hữu cơ, độ xốp, hoạt tính sinh học, độ
pH, độ nhôm sắt, ….
- Từ việc phân hủy các chất hữu cơ các cation bazo sẽ trung hòa với
pH, còn các phân tử mùn sẽ liên kết với nhôm sắt để giảm độ dốc trong đất.
- Một số biện pháp quản lí , sử dụng đất dốc: Luân canh, xen canh, gối
vụ không chỉ tăng thu nhập mà còn tăng sinh khối nhờ sử dụng các loại cây
ngắn ngày, mọc nhanh, đa chức năng, có bộ rễ phát triền khỏe, sâu để khai
thác dinh dưỡng đất nhờ cây họ đậu cố định đạm.
- Ngoài ra cần xen canh các loại cây có bộ rễ phát triển nông và sâu
để điều hòa dinh dưỡng và giữ độ tươi xốp của đất. Luân canh còn có tác
dụng chống tích tụ nguồn sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
2.2. Nuôi cây chủ yếu thông qua lớp che phủ:

13
- Trên nhiều loại đất vùng nhiệt đới nóng ẩm có độ pH thấp dưới 5, có
độc nhôm sắt, đất bị nén chặt nên rễ cây trồng không thể phát triển được
- Trong điều kiện áp dụng biện pháp che phủ đất, rễ cây có thể khai
thác chất dinh dưỡng dưới đất và từ lớp che phủ thực vật. Trên thực tế, rễ
nhiều loài cây trồng có phần lớn miền hút nằm ngay sát lớp che phủ thậm chí
trong lớp che phủ nếu độ ẩm được duy trì ở mức thích hợp. Trong nhiều
trường hợp, việc bón phân vào lớp che phủ còn hiệu quả hơn là bón vào đất.
2.3. Liên tục che phủ đất bằng lớp thực vật sống hay đã khô:
- Đây là biện pháp quan trọng nhất, đa dụng và là nền tảng cho mọi nỗ
lực quản lý và sử dụng đất dốc bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái.
Có thể dùng nilon để cho phủ cho đất dốc nhưng phải che theo luống ngang
sườn dốc và rãnh giữa các luống phải được phủ bằng xác thực vật. Phải tái sử
dụng tốt nhất lượng chất hữu cơ có sẵn tức là không được đốt tàn dư thực vật
như nông dân thường làm, trái lại phải sử dụng chúng làm vật liệu che phủ để
bảo vệ và cải tạo đất.
- Lợi ích của che phủ đất:
+ Lợi ích tại chỗ: giảm xói mòn do mưa và gió, đất tươi xốp, tăng độ
hấp thụ nước của đất, giảm dòng chảy bề mặt, giảm bốc hơi, tăng độ ẩm của
đất, dung hòa nhiệt độ bề mắt đất, tăng độ ổn định cấu trúc bề mặt đất, chống
kết vón và đóng váng bề mặt đất, giảm cỏ dại, tăng hiệu quả phân bón giảm
đầu tư, công làm đất, làm cỏ, phân bón, tăng hàm lượng chất hữu cơ và dinh
dưỡng cho đất, giảm độc tố trong đất, tạo điều kiện tốt cho hạt nảy mầm, bộ
rễ phát triển khỏe,cây sinh trưởng tốt, tăng và ổn định năng suất cây trồng một
cách bền vững.
- Lợi ích của che phủ đất:
+ Lợi ích tại chỗ: giảm xói mòn do mưa và gió, đất tươi xốp, tăng độ
hấp thụ nước của đất, giảm dòng chảy bề mặt, giảm bốc hơi, tăng độ ẩm của

14
đất, dung hòa nhiệt độ bề mắt đất, tăng độ ổn định cấu trúc bề mặt đất, chống
kết vón và đóng váng bề mặt đất, giảm cỏ dại, tăng hiệu quả phân bón giảm
đầu tư, công làm đất, làm cỏ, phân bón, tăng hàm lượng chất hữu cơ và dinh
dưỡng cho đất, giảm độc tố trong đất, tạo điều kiện tốt cho hạt nảy mầm, bộ
rễ phát triển khỏe, cây sinh trưởng tốt, tăng và ổn định năng suất cây trồng
một cách bền vững.
2.4. Nguyên tắc thiết kế kỹ thuật:
- Một số kỹ thuật tiến bộ trong quản lí và sử dụng đất dốc:
- Cải tạo đất đã bị thoái hóa ở những vùng đất trống đồi trọc bằng các
loại cây che phủ, có bộ rễ khỏe và cây họ đậu cố định đạm.
- Hạn chế xói mòn trên đất dốc bằng cây phủ đất.- Thay thế cày bừa
làm đất cơ giới bằng các biện pháp đất sinh học: Xen canh và luân canh:
+ Luân canh đậu mùa xuân và cây trồng vụ hè.
+ Xen canh ngô xuân và đậu mèo.
+ Ngô hoặc lúa trồng xen cây lạc tự nhiên.

III. . Kết luận:


Đất dốc có địa hình đa dạng từ vùng núi cao, núi trung bình, vùng đồi
gò đến vùng thung lũng nên có khả năng đa dạng hóa cây trồng, xây dựng
được nhiều vùng sản xuất cây hàng hóa có giá trị sử dụng và xuất khẩu cao.
Diện tích đất dốc còn khá rộng là một thuận lợi cho việc xây dựng các vùng
sản xuất tập trung đó là các mô hình trang trại cây công nghiệp, cây ăn quả,
chăn nuôi đại gia súc,… Đất dốc có địa hình cao dốc, chia cắt mạnh là trở
ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp vùng đồi núi: điều kiện sản xuất, đi lại,

15
chuyên trở hàng hóa khó khăn, đất bị khai phá trồng trọt chóng bị suy thoái
do bị rửa trôi, xói mòn hoặc khô hạn, chế độ canh tác lạc hậu. Đất dốc hội
tụ các dân tộc thiểu số, dân cư thưa thớt, trình độ thấp, tập tục và phương
thức sản xuất lạc hậu, hạ tầng cơ sở yếu kém, là nguyên nhân dẫn đến sản
xuất nông nghiệp kém bền vững, năng suất cây trồng thấp, độ phì đất suy
thoái nhanh chóng, cuộc sống nghèo khó. Vùng đất dốc cần được quan tâm
và đầu tư thích đáng hơn nhằm phát huy tiềm năng , lợi thế sản xuất lâm
nghiệp khắc phục trở ngại những khó khăn hướng tới phát triển nông nghiệp
hiệu quả và bền vững.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đỗ Nguyên Hải, Cao Việt Hà, Phan Quốc Hưng (2017), Đât dốc và xói
mòn, NXB Đại học Nông nghiệp. Báo: Nguyễn Anh Tuấn, Lê Văn Thơm
(2022), Tây Bắc phát huy lợi thế cây ăn quả, Tạp chí Kinh tế nông thôn.

Nguyễn Thế Đặng, Đào Châu Thu, Đặng Văn Minh, 2003. Đất đồi núi Việt
Nam - NXB Nông Nghiệp Hà Nội. - Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000.
Đất Việt Nam - NXB Nông Nghiệp.

Đào Châu Thu, Đỗ Nguyên Hải, Cao Việt Hà, 2005. Nghiên Cứu động thái
độ ẩm đất trên một số loại địa hình sử dụng đất nông lâm nghiệp. Tạp chí
Khoa học Đất.

Nguyễn Đức Toàn, Phạm Quang Hà, 2005. Quản lý, bảo vệ đất dốc trên cơ
sở phương pháp truyền thống để sản xuất nông nghiệp bền vững. Khoa học
công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 20 năm đổi mới.

17

You might also like