You are on page 1of 13

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

Số: 315 /TTr-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 01 năm 2016

TỜ TRÌNH
Về việc xem xét chủ trương đầu tư kinh doanh casino
và tăng vốn đầu tư lên 02 tỷ USD cho Dự án Laguna Lăng Cô
của Công ty TNHH Laguna Việt Nam

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được Tờ trình số 132/LVLC-
15 ngày 08/12/2015 của Công ty TNHH Laguna Việt Nam về việc xin bổ sung
mục tiêu kinh doanh casino và tăng vốn đầu tư dự án Laguna Lăng Cô (kèm theo
hồ sơ), sau khi nghiên cứu các nội dung đề xuất của nhà đầu tư và Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày
17/6/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kính báo cáo Thủ tướng
Chính phủ các nội dung có liên quan như sau:
I. Cơ sở pháp lý và định hướng phát triển
Thừa Thiên Huế là một tỉnh động lực của Vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung. Việc xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế có ý nghĩa quan
trọng về nhiều mặt đối với miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
- Ngày 25/5/2009, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 48-KL/TW về
xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, trong đó
đã xác định mục tiêu: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực
thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và
một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa
học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực,
chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung
tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế
văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các
nước Đông Nam Châu Á;…”.
- Ngày 01/8/2014, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Thông báo Kết luận số
175-TB/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ
Chính trị khóa X về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến

1
năm 2020, trong đó lưu ý tỉnh Thừa Thiên Huế: “Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu
nền kinh tế, chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông
nghiệp, tăng trưởng xanh và kinh tế tri thức. Ưu tiên phát triển các dịch vụ có
lợi thế, nhất là du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn….”.
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày
17/6/2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2020, trong đó xác định mục tiêu: “Xây dựng tỉnh Thừa
Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của
khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về
văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa
ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế
xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong
những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, y tế, đào tạo lớn của
cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á…”. Cũng tại Quyết định trên
đã xác định một trong những lựa chọn hướng phát triển đột phá, đó là: “Tập
trung phát triển mạnh Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trên nhiều lĩnh vực
như cảng, dịch vụ cảng, khu công nghiệp, khu phi thuế quan, khu du lịch chất
lượng cao, các khu vui chơi giải trí, sân golf.v.v;”. Và tại điểm IX.20, mục B,
Phụ lục Danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư đến năm 2020 của tỉnh
Thừa Thiên Huế kèm theo Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg có: “Dự án casino
- khách sạn quốc tế”.
- Về quy hoạch phát triển du lịch quốc gia, Quyết định số 201/QĐ-TTg
ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định số
2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
cũng đã chỉ rõ: Thừa Thiên Huế là trọng điểm phát triển du lịch của cả nước, là
trung tâm du lịch lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ; Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh
Dương là Khu du lịch quốc gia của Việt Nam.
- Về quy hoạch phát triển du lịch của địa phương, ngày 26/8/2013, Ủy ban
Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1622/QĐ-UBND phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2013 – 2030, trong đó cũng đã xác định mục tiêu: “Tập trung phát triển du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên
Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng
Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản
văn hóa thế giới”.

2
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thừa Thiên Huế lần thứ XV nhiệm kỳ 2015
- 2020 đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020: “Phấn đấu xây dựng
Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng “di sản,
văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”; đến năm 2020, xứng
tầm là một trong những trung tâm văn hoá - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục
- đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước và khu vực”.
II. Tình hình phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước
gặp nhiều khó khăn, nhưng dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương và phấn đấu
nổ lực của địa phương, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt
được nhiều thành quả to lớn. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, bình
quân 9,1%/năm (riêng năm 2014 đạt 8,23%, năm 2015 đạt 9,03%). Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tích cực “dịch vụ, du lịch – công nghiệp – nông
nghiệp”, trong đó: dịch vụ - du lịch chiếm 55,3% GDP của tỉnh; công nghiệp
– xây dựng chiếm 34,1%, nông – lâm – ngư chiếm 10,6%. Tổng thu ngân sách
năm 2015 đạt 5.140 tỷ đồng; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 2.000
USD. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô
thị đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, khá hoàn chỉnh, hiện đại. Đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt.
Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng nhanh, du lịch phát triển vững mạnh và ổn
định; doanh thu du lịch tăng bình quân 19%/năm, tổng lượt khách lưu trú tăng
bình quân 8,2%/năm; hàng năm đón từ 40-50 chuyến tàu du lịch biển với lượng
khách trong năm 2015 là 75.000 lượt. Nhiều hoạt động văn hóa - du lịch có quy
mô và chất lượng cao được duy trì, tiêu biểu các kỳ Festival Huế đã trở thành sự
kiện nổi bật của tỉnh cũng như cả nước, góp phần nâng cao vị thế của một trung
tâm văn hóa - du lịch – dịch vụ. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch phát triển nhanh,
hệ thống cơ sở lưu trú tăng từ trên 300 cơ sở với 7.000 phòng (năm 2010) lên
đến 540 cơ sở với 10.000 phòng (năm 2015). Nhiều khu du lịch mới đẳng cấp
quốc tế đã đi vào hoạt động như Khu du lịch nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô của
Tập đoàn Banyan Tree, Khu du lịch Tam Giang (Phú Vang), khu du lịch sinh
thái Vedana Lagoon (Phú Lộc)... Có 18 cơ sở du lịch được xếp hạng đạt tiêu
chuẩn từ 4-5 sao.
Lượng khách du lịch quốc tế và trong nước đến Thừa Thiên Huế ngày
càng tăng: năm 2013 đạt khoảng 2,6 triệu lượt khách; năm 2014, đạt gần 3 triệu
lượt khách; năm 2015 đạt 3,25 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt gần 3.000 tỷ
đồng. Theo dự báo, đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế thu hút 5,1 triệu lượt
khách du lịch trong đó khách quốc tế đạt 2 triệu lượt; năm 2030 thu hút 12 triệu
lượt khách trong đó quốc tế đạt 5 triệu lượt.

3
Về gắn kết địa bàn phát triển, ngoài thành phố Huế là trung tâm chính về
du lịch – dịch vụ thì việc đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô
với nhiều chính sách đột phá, làm đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế như đã định
hướng là hết sức cần thiết. Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên
Huế được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg
ngày 05/01/2006, là một trong những Khu kinh tế ven biển trọng điểm với nhiều
lợi thế, thuận lợi để xây dựng thành một trung tâm giao thương quốc tế lớn, một
đô thị hiện đại, trung tâm vận tải biển, trung tâm nghỉ dưỡng mang tầm cỡ khu
vực và quốc tế; là một địa điểm có nhiều điều kiện thuận lợi, ưu việt để phát
triển dịch vụ du lịch có casino. Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có vị trí chiến
lược quan trọng, thuận lợi về giao lưu kinh tế, phát triển du lịch, là nơi phân
phối, lan tỏa khách du lịch quốc tế đến các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung và cả nước, đó là: Nằm giữa hai thành phố lớn của miền Trung là Huế và
Đà Nẵng (cách trung tâm thành phố Huế 60km, thành phố Đà Nẵng 35km); nằm
giữa hai sân bay quốc tế, cách cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng 35km, cảng
hàng không quốc tế Phú Bài 45km (chỉ trong vài giờ bay thì có thể đến các nước
trong khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc; Nhật Bản, Trung Quốc,...); nằm trên
trục giao thông Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và trục giao thông quốc tế,
hàng lang kinh tế Đông – Tây; có cảng nước sâu Chân Mây có khả năng tiếp
nhận tàu hàng đến 50.000DWT và tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000GT, là
một trong 46 cảng biển được Hiệp hội Du thuyền châu Á (ACA) lựa chọn xây
dựng điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực Đông Nam Á, đây là cảng
chính giữa con đường biển kết nối Singapore, Philippines và Hồng Kông, hàng
năm đón hơn 75.000 lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan khu vực miền
Trung (dự kiến năm 2016 đón hơn 116.000 lượt khách); với điều kiện hiện tại,
Cảng Chân Mây được các hãng tàu lớn trên thế giới chính thức chọn là cảng
biển được đón tàu du lịch lớn nhất thế giới tại Việt Nam; đồng thời Cảng Chân
Mây là cửa ngõ ra biển Đông của các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở
rộng (Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam). Chân Mây – Lăng Cô còn là một
điểm đến hấp dẫn của “con đường Di sản miền Trung”, nằm giữa các di sản thế
giới được UNESCO công nhận như: Hệ thống di tích Cố đô Huế, phố cổ Hội
An, thánh địa Mỹ Sơn, hệ thống hang động Phong Nha – Kẻ Bàng – Sơn Đoòng;
có vịnh Lăng Cô là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới; có Khu du lịch
Lăng Cô – Cảnh Dương được Chính phủ quy hoạch phát triển thành khu du lịch
quốc gia.
Với những tiềm năng, lợi thế nêu trên, cùng với định hướng phát triển của
Trung ương và địa phương, trong những năm qua, Khu kinh tế Chân Mây –
Lăng Cô đã được tập trung ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thu
hút đầu tư; đặc biệt ưu tiên đầu tư cho phát triển dịch vụ du lịch. Đến nay, cơ sở
4
hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội của Khu kinh tế đã cơ bản đáp ứng điều kiện để
thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, nhất là các dự án về du lịch. Hiện đã có
25 dự án thuộc lĩnh vực du lịch đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế với vốn đầu tư
khoảng 34.100 tỷ đồng (chiếm 89% tổng vốn đầu tư vào Khu kinh tế), vốn đầu
tư thực hiện ước đạt 12.000 tỷ đồng; trong đó có một số dự án có quy mô lớn,
đẳng cấp của khu vực và quốc tế như: Dự án Khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô
của Công ty TNHH Laguna Việt Nam (là công ty 100% vốn sở hữu của Công ty
TNHH Enda Pte thuộc Tập đoàn Banyan Tree Holdings Limited, có trụ sở chính
tại Singapore) với vốn đầu tư đăng ký 875 triệu USD; Dự án Khu nghỉ dưỡng
Bãi Chuối của Công ty TNHH MTV Bãi Chuối thuộc Tập đoàn Cattigara
(Singapore) với tổng vốn đăng ký 102 triệu USD; Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng
quốc tế Minh Viễn Lăng Cô của Công ty TNHH Tập đoàn Lu’s World Shine
(Quốc tịch: Cộng hòa Seychelles) với vốn đăng ký 368 triệu USD,… Một số nhà
đầu tư có thương hiệu đang nghiên cứu đầu tư dự án có quy mô lớn như: Công
ty TNHH Phát triển ADX Hàn Quốc đang nghiên cứu, lập hồ sơ dự án đầu tư
vào lĩnh vực du lịch với vốn đăng ký 500 triệu USD, Công ty Capfin Asia (Hoa
Kỳ) nghiên cứu đầu tư dự án Khu Công nghệ kinh tế tri thức với vốn đầu tư dự
kiến khoảng 580 triệu USD, Công ty PSL America Inc (Mỹ) đã ký biên bản hợp
tác đầu tư với tỉnh để đầu tư một số dự án lớn tại Khu kinh tế, Tập đoàn Bitexco
và Tổng Công ty Viglacera cũng đang nghiên cứu đầu tư một số dự án hạ tầng
quy mô lớn tại Khu kinh tế.
III. Đề xuất của nhà đầu tư
1. Năng lực của nhà đầu tư
Công ty TNHH Laguna (Viê ̣t Nam) là doanh nghiê ̣p 100% vốn FDI do
Công ty Enda Pte, Ltd đầu tư và thành lâ ̣p tại Viê ̣t Nam. Công ty Enda Pte, Ltd
có trụ sở tại 211 Upper Bukit Timah Singapore 588182, là công ty con 100%
vốn của Banyan Tree Indochina Hospitality Fund – đơn vị có vốn góp chi phối
và được sự bảo trợ của Tập đoàn Banyan Tree Holding Ltd (Singapore).
Tập đoàn Banyan Tree Holding Ltd (Singapore) là tâ ̣p đoàn có hơn 30
năm kinh nghiệm và nổi tiếng về hoạt đô ̣ng kinh doanh khách sạn, khu nghỉ
dưỡng hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên toàn cầu với
36 khu nghỉ dưỡng, 73 khu spa, 91 cửa hàng bán lẻ và 3 sân golf tại 23 nước
trên thế giới. Dự kiến đến năm 2017, Tập đoàn sẽ nâng số lượng khu nghỉ dưỡng
của mình trên toàn cầu lên con số 60.
Banyan Tree đã gắn liền với thành tích biến các vùng đất ít người biết đến
thành các địa danh nổi tiếng trên thế giới, tiêu biểu như thành công tại Maldives,
Lijiang (Trung Quốc) và Seychelles, UAE, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico, Bali

5
(Indo), Morocco... Đặc biệt, trong khu vực Đông Nam Á, Banyan Tree đã biến
Laguna Phuket (Thái Lan) từ một khu khai thác mỏ bỏ hoang thành điểm đến
nghỉ dưỡng phức hợp hàng đầu tại châu Á.
Hiện nay, cổ phiếu của Banyan Tree đang được niêm yết trên thị trường
chứng khoán Singapore. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Tập đoàn tính đến
hết năm 2014: Tài sản cố định hữu hình 691,2 triệu SGD, doanh thu 327,4
triệu SGD.
Năng lực của nhà đầu tư đã được chứng minh trong việc phát triển và kinh
doanh thành công các khu du lịch liên hoàn lớn từ ban đầu trong dự án của Công
ty tại Laguna Phuket. Mục tiêu chính của nhà đầu tư là dựa vào kinh nghiệm, sự
chuyên nghiệp và thành công đạt được tại Laguna Phuket để phát triển Dự án
Laguna Lăng Cô thành khu du lịch liên hoàn lớn nhất Đông Nam Á. Nhà đầu tư
tin tưởng rằng Laguna Lăng Cô là một địa điểm chiến lược tại Việt Nam và sẽ
mang lại cơ hội cho nhà đầu tư đạt được thành công như ở Phuket.
2. Về dự án Laguna Lăng Cô
Dự án Laguna Lăng Cô của Công ty TNHH Laguna Việt Nam được Ban
Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô cấp giấy Chứng nhận đầu tư số
312043000008 chứng nhận lần đầu ngày 07/3/2007, với vốn đầu tư đăng ký 875
triệu USD, diện tích sử dụng đất 280 ha. Mục tiêu của dự án là xây dựng và phát
triển một khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng
Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm: khu nghỉ dưỡng, spa, các khách sạn, nhà
hàng, cửa hàng bán lẻ, khu vui chơi giải trí (sân golf, sân tennis), các khu biệt
thự và các tiện ích phù hợp liên quan có khả năng cung cấp dịch vụ cho khoảng
400.000 lượt khách du lịch một năm. Dự án được chia làm 04 giai đoạn, cụ thể
như sau:
- Giai đoạn 1: Khu du lịch Banyan Tree và khu du lịch Angsana với 330
phòng, sân golf 18 lỗ và câu lạc bô ̣ golf, khu 180 Biệt thự;
- Giai đoạn 2: 02 khách sạn 5 sao 750 phòng, trung tâm mua sắm với 50
cửa hàng bán lẽ, khu 249 biệt thự, các tiê ̣n ích MICE;
- Giai đoạn 3: 02 khu du lịch 5 sao và 01 khu du lịch 4 sao 1100 phòng,
khu 281 biệt thự;
- Giai đoạn 4: Khu 470 biệt thự.
Dự án đã nhận được sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ,
ngành Trung ương. Đặc biệt, trong dịp lễ khởi công dự án, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự lễ khởi công dự án. Đến nay, Giai đoạn I của dự

6
án đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4/2013 với vốn giải
ngân 230 triệu USD, bao gồm các hạng mục:
- Khu nghỉ dưỡng Banyan Tree Lăng Cô: Banyan Tree Lăng Cô là nơi
nghỉ dưỡng với những dịch vụ sang trọng nhất được xây dựng trên diện tích 18,7
ha gồm 62 biệt thự, trong đó có 13 biệt thự trên đồi đã hoàn thành và đi vào sử
dụng vào năm 2015.
- Khách sạn Angsana Lăng Cô được xây dựng trên diện tích 7 ha.
Angsana Lăng Cô có 229 phòng mang phong cách đương đại độc đáo, trong đó
có 100 phòng được thiết kế đặc biệt với hồ bơi riêng.
- Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất phụ trợ đã hoàn thiện và đi vào vận
hành, gồm: Khu dịch vụ spa mang thương hiệu Banyan Tree và Angsana với các
phương pháp trị liệu độc đáo từng đạt nhiều giải thưởng danh giá quốc tế; Sân
golf 18 lỗ, 71 gậy (do Nick Faldo thiết kế); Trung tâm Hải dương mang đến
những hoạt động giải trí trên biển như mô tô nước, dù lượn, lướt thuyền buồm,
chèo thuyền kyat; Trung tâm Thể thao với các hoạt động bắn cung, xe đạp leo
núi, xe ô tô hai chỗ ngồi, cưỡi ngựa; Trung tâm Thủ công mỹ nghệ với các lớp
học về các môn nghệ thuật thủ công phong phú do các nghệ nhân địa phương
hướng dẫn.
Ngày 06/9/2013, Khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô đã được Tổng cục Du
lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 418/QĐ-
TCDL công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 5 sao.
Từ khi triển khai và đi vào hoạt đô ̣ng đến nay, dự án Laguna Lăng Cô đã
nô ̣p ngân sách tổng cô ̣ng 437,1 tỷ đồng. Tốc đô ̣ tăng trưởng nô ̣p ngân sách bình
quân 5 năm giai đoạn 2010-2014 là 18%/năm. Để vận hành giai đoạn I của dự
án, Công ty đã tuyển dụng và đào tạo khoảng 834 lao động làm việc tại dự án
với thu nhập bình quân khoảng 6 triệu đồng/người/tháng.
Trong quá trình hoạt đô ̣ng, Công ty TNHH Laguna Việt Nam luôn đề cao
và nỗ lực thực hiê ̣n trách nhiê ̣m xã hô ̣i của doanh nghiê ̣p đối với cô ̣ng đồng dân
cư sở tại, thông qua nhiều chương trình và dự án khác nhau, tiêu biểu như: Dự
án nước sạch, dự án trang trại rau sạch, chương trình bữa ăn cộng đồng, chiến
dịch tiết kiệm năng lượng, dự án trồng cây xanh, chiến dịch làm sạch bãi biển,
chiến dịch “Giờ Trái đất”, Giấy chứng nhận Earthcheck…
3. Về đề xuất tăng vốn đầu tư và kinh doanh casino
Công ty TNHH Laguna Việt Nam đề xuất tăng vốn lên 02 tỷ USD, mở
rô ̣ng quy mô kinh doanh và đi kèm tổ chức hoạt đô ̣ng kinh doanh casino. Mục
tiêu nhằm đưa Khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô hội đủ các điều kiện thuận lợi

7
nhất để phát triển trở thành một trong những khu du lịch đẳng cấp của khu vực
và quốc tế, đóng góp tích cực cho ngành du lịch cũng như sự phát triển kinh tế -
xã hô ̣i đất nước. Quy mô và phân kỳ đầu tư của toàn bô ̣ dự án dự kiến sau khi
điều chỉnh như sau:
- Giai đoạn 1 (2009-2013): Quy mô 121ha, vốn đầu tư 210 triệu USD, đã
triển khai và đưa vào sử dụng năm 2013, gồm: Khu resort Banyan Tree và
Khách sạn Angsana với 278 phòng, Sân golf 18 lỗ và nhà câu lạc bô ̣, Khu 35
Biệt thự trên đồi;
- Giai đoạn 2 (2016-2020): Quy mô 40,12ha, vốn đầu tư dự kiến 382 triệu
USD, gồm: 02 khách sạn 5 sao với 650 phòng, casino, khu 496 biệt thự để bán,
trung tâm MICE;
- Giai đoạn 3 (2021-2025): Quy mô 46,5ha, vốn đầu tư dự kiến 617 triệu
USD, gồm 02 khách sạn 5 sao với 800 phòng, khu 816 biệt thự để bán, trung
tâm thương mại;
- Giai đoạn 4 (2026-2030): Quy mô 73,32ha, vốn đầu tư dự kiến 719 triệu
USD, gồm 02 khách sạn 5 sao với 750 phòng, khu 1.268 biệt thự để bán.
* Hạ tầng: bao gồm đường giao thông, không gian chung và các thiết bị
trung tâm cho cả 4 giai đoạn chiếm diê ̣n tích 30ha.

Hoạt động kinh doanh casino dự kiến được triển khai trong giai đoạn II
của dự án với diện tích khoảng 1,38 ha, vốn đầu tư 20 triệu USD. Nhà đầu tư dự
kiến phân kỳ đầu tư kinh doanh casino theo hai giai đoạn:
+ Giai đoạn I (5 năm đầu 2018 - 2022): Đầu tư 100 máy trò chơi điện tử
có thưởng và 20 bàn chia bài tay, với tổng số ghế (station) là 328;
+ Giai đoạn II (từ năm thứ 6 trở đi): Đầu tư bổ sung 100 máy và 30 bàn
chia bài tay để đạt 200 máy trò chơi điêṇ tử có thưởng và 50 bàn chia bài tay
với tổng số ghế là 728.
Việc Công ty TNHH Laguna Việt Nam đề xuất được tăng vốn lên 02 tỷ
USD và tổ chức loại hình kinh doanh casino là nhằm mong muốn hiện thực hóa
“Dự án casino - khách sạn quốc tế” tại Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày
17/6/2009 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Dự kiến kết quả đạt được sau khi được chấp thuận tăng vốn đầu tư
lên 02 tỷ USD bổ sung hoạt động kinh doanh casino
Nếu được cấp phép tăng vốn đầu tư và bổ sung hoạt đô ̣ng kinh doanh
casino, dự án sẽ đem lại nhiều tác đô ̣ng tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã

8
hô ̣i của tỉnh nhà. Đă ̣c biê ̣t, với sự đa dạng về các sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng,
hoạt động casino của Laguna Lăng Cô sẽ tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch
quốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, nâng
cao vị thế và hình ảnh của khu nghỉ dưỡng ra thế giới, góp phần đáng kể thúc
đẩy sự phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế cũng như khu vực Miền Trung
và cả nước.
Dự án sẽ đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách địa phương. Dự kiến
tổng số thuế nô ̣p cho NSNN năm 2016 đạt 3,7 triê ̣u USD, năm 2017 đạt gần 7
triê ̣u USD, năm 2022 là 53,2 triê ̣u USD, năm 2026 vượt ngưỡng 100 triê ̣u USD
(đạt 115 triê ̣u USD), năm 2036 vượt 200 triê ̣u USD. Đến năm cuối cùng của dự
án (2060), số thuế nô ̣p ngân sách dự kiến đạt 953,3 triê ̣u USD. Trong đó, số thuế
do hoạt đô ̣ng kinh doanh casino nô ̣p vào NSNN ngày càng tăng, đồng thời tỷ
trọng đóng góp trong tổng số thuế thu của casino Laguna Lăng Cô cũng trong xu
hướng tăng. Cụ thể, năm 2018, tổng số thuế casino nô ̣p NSNN là 2,5 triê ̣u USD
(chiếm 22,7%), năm 2019 là 5,7 triê ̣u USD (chiếm 37,3%), năm 2021 là 14,1
triê ̣u USD (chiếm 45,3%), năm 2023 là 49,7 triê ̣u USD (chiếm 66,1%). Đến năm
2031, số thuế thu từ casino sẽ vượt 100 triê ̣u USD (đạt 108,2 triê ̣u USD, chiếm
tỷ trọng 78,0%). Từ năm 2038, số thuế do hoạt đô ̣ng kinh doanh casino đóng
góp luôn chiếm hơn 80% tổng nô ̣p ngân sách của toàn bô ̣ dự án. Đến năm cuối
cùng của dự án (2060), số thuế của hoạt đô ̣ng kinh doanh casino dự kiến đạt
817,2 triê ̣u USD, chiếm 85,7% tổng thuế phải nô ̣p của toàn bô ̣ dự án Laguna
Lăng Cô.
Bên cạnh đó, dự án sẽ tạo thêm nhiều viê ̣c làm cho lao đô ̣ng địa phương
cũng như các tỉnh lân câ ̣n. Số lao đô ̣ng Viê ̣t Nam làm viê ̣c cho dự án tăng dần
hàng năm: từ 834 lao đô ̣ng năm 2015 lên 1.730 vào năm 2018, 2.510 vào năm
2020 và 5.858 từ năm 2032 trở đi. Đối với cấu phần casino, trong 5 năm đầu,
tổng số nhân sự dự kiến là 250 người, trong đó có 5 quản lý người nước ngoài.
Từ năm thứ 6 (năm 2023) trở đi, sẽ bổ sung thêm 208 nhân viên người Viê ̣t
Nam, nâng tổng số lao đô ̣ng Viê ̣t Nam lên 453 người và duy trì ổn định cho đến
hết thời hạn của dự án.
Đối với nhà đầu tư, việc cho phép hoạt động kinh doanh casino và tăng
vốn đầu tư lên 02 tỷ USD sẽ mang lại hiệu quả tài chính, cụ thể phản ánh qua
các chỉ tiêu đánh giá hiê ̣u quả sinh lời của dự án như sau:
+ Tổng thể toàn bô ̣ dự án: Giá trị hiê ̣n tại ròng (NPV) = 69.451.630 USD;
Suất sinh lời nô ̣i bô ̣ (IRR) = 15,8%.
+ Cấu phần casino: Giá trị hiê ̣n tại ròng (NPV) = 162.699.071 USD; Suất
sinh lời nô ̣i bô ̣ (IRR) = 48%.

9
5. Về năng lực của đối tác quản lý hoạt động kinh doanh casino
Trên cơ sở khảo sát, tìm kiếm các đối tác có bề dày năng lực và kinh
nghiệm quản lý, vận hành casino, nhà đầu tư đã lựa chọn được hai đối tác là ứng
viên cho viê ̣c quản lý và điều hành hoạt đô ̣ng kinh doanh casino tại Laguna
Lăng Cô. Đây là hai nhà khai thác và vận hành casino uy tín hàng đầu thế giới:
Hard Rock International (Hoa Kỳ) và Silver Heritage (Hồng Kông) đã có thư
xác nhận nguyên tắc tham gia vào hoạt động kinh doanh casino và cam kết sẽ
góp vốn đầu tư các hợp phần còn lại của dự án Laguna Lăng Cô khi nâng vốn
đầu tư lên 2 tỷ USD.
a) Hard Rock International:
Thương hiê ̣u Hard Rock xuất hiê ̣n từ năm 1971 tại Luân Đôn, Anh. Đến
nay, Hard Rock đã có mă ̣t tại 155 quốc gia trên thế giới. Không chỉ thành công
với hoạt đô ̣ng kinh doanh cà phê, hăm-bơ-gơ (Hard Rock Cafe), thương hiê ̣u
của hãng còn nổi tiếng trong các lĩnh vực khác như ca nhạc (Hard Rock Live),
khách sạn, casino (Hard Rock Hotel & Hard Rock Casino). Năm 1995, khách
sạn và casino Hard Rock đầu tiên được mở tại Las Vegas, Hoa Kỳ.
Tiếp tục thành công trong lĩnh vực khách sạn và casino, đến nay, Hard
Rock đã có 18 tổ hợp khách sạn - casino danh tiếng trên toàn thế giới, trong đó
có 5 khách sạn - casino tại châu Á.
Hiê ̣n nay, Hard Rock International là mô ̣t trong các nhà quản lý và kinh
doanh casino lớn nhất thế giới, có địa chỉ tại 6.100 Old Park Lane, Orlando, FL
32835, Hoa Kỳ. Công ty đang quản lý, nhượng quyền và sở hữu tổng số 16
casino trên toàn cầu. Trong số đó, có 9 casino do Công ty trực tiếp quản lý
(15.000 máy và 525 bàn). Bên cạnh đó, Hard Rock đã có mă ̣t tại 200 địa điểm
trên 65 quốc gia với hê ̣ thống 21 khách sạn, 12.500 phòng và 36.000 nhân viên.
Những năm gần đây, Hard Rock casino là khối kinh doanh tăng trưởng
nhanh nhất, đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuâ ̣n chính cho toàn bô ̣ Tâ ̣p đoàn.
Riêng năm 2014, doanh thu của các casino dưới thương hiê ̣u Hard Rock và
Seminole đã đạt 3,2 tỷ USD.
b) Silver Heritage:
Silver Heritage thành lâ ̣p năm 2003, có trụ sở tại 6F, The Phoenix, 23
Luard Road, Wanchai, Hồng Kông, là công ty chuyên phát triển, sở hữu và quản
lý các casino và câu lạc bộ trò chơi có thưởng tại châu Á - Thái Bình Dương.
Hoạt đô ̣ng chính của công ty bao gồm lâ ̣p kế hoạch, triển khai thực hiê ̣n
và vâ ̣n hành các máy chơi game và bàn chia bài tay tại Macao, Philippines, Viê ̣t
Nam, Bắc Marianas (Hoa Kỳ), đảo Virgin (Anh), Campuchia, Lào và trên các

10
tàu biển du lịch cỡ lớn. Công ty cũng kinh doanh hoạt đô ̣ng cá cược thể thao
trực tiếp hoă ̣c cá cược ảo qua mạng.
Silver Heritage là nhà quản lý trò chơi có trách nhiệm và phát triển
nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông Mike Bolsover, Tổng
Giám đốc Công ty, vinh dự được xếp thứ 32 trong danh sách những người có
ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp trò chơi do ấn phẩm Inside Asian
Gaming (www.asgam.com) bình chọn. Đă ̣c biê ̣t, vào tháng 10/2015, ông được
trao tặng giải thưởng G2E Casino Industry Emerging Leader Award (Giải
thưởng cho nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp trò chơi) tại Las Vegas.
IV. Kiến nghị của tỉnh
1. Qua nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của khách du lịch quốc tế đến Thừa
Thiên Huế và một số tỉnh/thành cho thấy khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
ngoài việc tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, thưởng
thức ẩm thực địa phương thì hoạt động vui chơi giải trí, trong đó có casino là
một trong những hoạt động mà du khách rất quan tâm, đặc biệt là du khách châu
Á; đây là dịch vụ giải trí có vai trò quan trọng trong việc thu hút, kéo dài thời
gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách cũng như khả năng quay lại của du
khách quốc tế. Đặc biệt, kể từ khi Cảng Chân Mây được nâng cấp và đón thành
công các tàu du lịch cỡ lớn nhất thế giới như Quantum of the Seas, Oasis of the
Sea Oasis, Voyager of the Seas... có quy mô từ 3.000 đến 6.000 du khách của
các hãng tàu biển nổi tiếng thế giới. Qua tiếp xúc và làm việc với đại diện các
hãng tàu như Royal Caribbean Cruises, Star Cruises thì các đối tác cũng thường
xuyên quan tâm đến các thiết chế du lịch lớn, có tính đẳng cấp để phục vụ các
du khách cao cấp trong đó loại hình giải trí casino cũng thường được chú trọng
đề cập.
2. Với vị trí thuận lợi và là tâm điểm trong phát triển du lịch miền Trung,
Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô là một điểm đến hấp dẫn, hội đủ các yếu tố về
thiên nhiên, cảnh quan, địa kinh tế và con người. Với định hướng đúng đắn cộng
với điều kiện thuận lợi, chắc chắn Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô sẽ trở thành
một trong những trung tâm du lịch lớn của quốc gia và thế giới. Do vậy, việc xin
phép cho Dự án Laguna Lăng Cô được tổ chức kinh doanh loại hình casino sẽ
phát huy được nhân tố lan tỏa cho toàn vùng, làm đầu tàu dẫn dắt các loại hình
du lịch dịch vụ khác của các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
phát triển đa dạng, hấp dẫn, chuyên nghiệp.
3. Trong những giải pháp quy hoạch quan trọng phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
86/2009/QĐ-TTg xác định tại Danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư

11
của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, trong đó có: “Dự án casino – khách
sạn quốc tế”. Với định hướng này, tỉnh Thừa Thiên – Huế xem đây là một trong
những căn cứ pháp lý quan trọng, là cơ hội tạo ra bước đột phá trong phát triển
du lịch – dịch vụ của địa phương. Tạo tiền đề để kêu gọi các dự án tầm cỡ, có
quy mô và thương hiệu quốc tế. Vì vậy, Dự án Laguna Lăng Cô của Tập đoàn
Banyan Tree xin đề xuất mở rộng quy mô đầu tư lên 2 tỷ USD đi kèm với việc
kinh doanh hoạt động casino sẽ khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh du lịch
địa phương cũng như Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.
4. Về điều kiện so sánh một số dự án du lịch – nghỉ dưỡng cùng loại đang
tiến hành triển khai như dự án Hồ Tràm Strip (Bà Rịa – Vũng Tàu), Dự án
Vinpearl Phú Quốc Resort & Villas, Dự án Silver Shores Resort & Crowne
Casino (Đà Nẵng), Dự án Khách sạn Quốc tế Lào Cai, Dự án Casino Hoàng Gia
(Quảng Ninh), dự án Khách sạn quốc tế Lợi Lai (Quảng Ninh), Khu Nghỉ dưỡng
Nam Hội An (Quảng Nam) thì dự án Laguna cũng có nhiều điểm tương đồng và
vượt trội. Cụ thể, dự án Laguna Lăng Cô có quy mô tầm cỡ, đẳng cấp quốc tế
mang tính chuyên nghiệp cao được đầu tư bởi Tập đoàn Banyan Tree, có thương
hiệu du lịch hàng đầu thế giới. Dự án đã được triển khai và đi vào hoạt động giai
đoạn I. Vì vậy, Tỉnh xin kiến nghị Thủ tướng quan tâm, xem xét bổ sung loại
hình hoạt động casino tại dự án này.
5. Để tiếp tục thực hiện Kết luận số 48-KL/TW và Thông báo 175-
TB/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ tỉnh Thừa Thiên Huế cần nhận được sự quan tâm của Trung ương về nhiều
mặt như cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kinh tế, hỗ trợ ưu đãi
đặc thù cho các dự án trọng điểm, mang tính động lực, lan tỏa như Dự án
Laguna Lăng Cô trong đó có loại hình kinh doanh casino.
Với định hướng và tiềm năng, lợi thế nêu trên, cùng với các dự án có quy
mô lớn đã và đang đầu tư vào Khu kinh tế, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô hội
đủ các điều kiện thuận lợi nhất để phát triển trở thành một trong những Khu du
lịch đẳng cấp của khu vực và quốc tế; phát triển thành Khu kinh tế năng động,
hiện đại, là một trung tâm kinh tế lớn, một trong những trung tâm thương mại,
du lịch quốc tế, phát triển đô thị và kinh tế biển gắn với cảng, là cực phát triển
quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Việc chấp thuận chủ
trương cho phép Tập đoàn Banyan Tree triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh
casino tại dự án Laguna Lăng Cô, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa
Thiên Huế là điều kiện quan trọng để thu hút các nhà đầu tư thực sự có năng lực
tài chính, kinh nghiệm trong đầu tư, kinh doanh du lịch; thu hút du khách quốc
tế đến với Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung và cả nước, tạo điều kiện để
bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mà cha ông ta để lại; góp phần tăng thu

12
ngân sách cho địa phương. Việc cho phép hoạt động đầu tư kinh doanh casino
tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô sẽ tạo
bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà; góp phần thực hiện
thành công các mục tiêu của Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Kết luận số 48-KL/TW và Thông báo
175-TB/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và
đô thị Huế đến năm 2020.
Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kính đề nghị Thủ tướng
Chính phủ quan tâm xem xét, chấp thuận đề xuất của nhà đầu tư và của tỉnh
Thừa Thiên Huế./.

Nơi nhận: TM. UỶ BAN NHÂN DÂN


- Như trên; CHỦ TỊCH
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT,
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Đã ký-Nguyễn Văn Cao
Bộ Tư pháp, Bộ VHTT&DL,
Ngân hàng Nhà nước;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: CVP và các PCVP;
- BQL KKT Chân Mây - Lăng Cô;
- Cty TNHH Laguna Việt Nam;
- Lưu: VT, XT.

13

You might also like