You are on page 1of 37

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VIỆN BÁO CHÍ

BÀI THU HOẠCH

HỌC PHẦN: THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Địa điểm: Thành phố Hà Nội

Thời gian: 14/3/2024 - 15/3/2024

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng Thu

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Anh

Lớp: Chính sách công K40 (Sinh viên song bằng)

Mã sinh viên: 2055360005

HÀ NỘI - 2023
MỤC LỤC:
A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1

B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 2

PHẦN I: TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ............................................................................................................................. 2

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: ...................................................................... 3

1.2. Tình hình chính trị: .............................................................................................. 5

1.3. Tình hình kinh tế - xã hội: ................................................................................... 6

PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI .............. 10

2.1. Tổng quan về hoạt động báo chí - truyền thông tại Hà Nội: ............................ 10

2.2. Tổng quan về buổi thực tế tại Liên đoàn Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam
– VCCI: .................................................................................................................... 13

2.3.Tổng quan về buổi thực tế chính trị tại Báo Quân Đội Nhân Dân: ................... 19

PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHẬN ĐƢỢC SAU CHUYẾN ĐI THỰC
TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI....................................................................................... 31

3.1. Bài học nhận thức:............................................................................................. 31

3.2. Bài học kỹ năng: ................................................................................................ 33

C. PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 35


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Thực tế Chính trị- Xã hội là học phần bắt buộc nằm trong chƣơng trình đào
tạo cử nhân Báo Chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Môn học “Thực tế
chính trị xã hội” giúp sinh viên có đƣợc những nhận thức sâu sắc, các kiến thức
thực tế và cơ hội trải nghiệm, học hỏi về hoạt động báo chí truyền thông - quan hệ
công chúng, tuyên truyền của các cơ quan báo chí truyền thông. Môn học này là cơ
hội để sinh viên hình thành kỹ năng quan sát, phân tích và đánh giá các hoạt động
quan hệ công chúng chuyên nghiệp, giúp nâng cao năng lực và trình độ chuyên
môn trong thực tế. Đây cũng chính là học phần thú vị giúp mỗi sinh viên nắm bắt
và nghiên cứu thực tiễn chuyên ngành của mình để vận dụng vào thực hành các kỹ
năng hoạt động nghề nghiệp báo chí truyền thông.
Sau thời gian tiến hành quan sát các hoạt động thực tiễn tại VCCI và Báo
Quân Đội Nhân thành phố Hà Nội, em đã có cơ hội tìm hiểu về cơ cấu tổ chức,
chức năng nhiệm vụ cùng với vai trò của hai cơ quan. Từ đó, em thấy đƣợc những
thành tựu và hạn chế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quý báu.
2

B. PHẦN NỘI DUNG

PHẦN I: TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
Hà Nội là thủ đô nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm
đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học - kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về
giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nƣớc. Cùng với TP. HCM, Hà Nội là thành phố
trực thuộc trung ƣơng thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam.

Thủ đô Hà Nội – mảnh đất nghìn năm văn hiến

Đƣợc mệnh danh là mảnh đất ngàn năm văn hiến, của lịch sử ngàn năm
bất khuất, Hà Nội đã chứng kiến biết bao thăng trầm của nƣớc nhà, từ thời kỳ
phong kiến rực rỡ đến thời kỳ cách mạng giành nƣớc, giữ nƣớc, xây dựng và
phát triển đất nƣớc đầy hào hùng. Năm 1999, Hà Nội đã đƣợc UNESCO trao
danh hiệu "Thành phố vì hòa bình". Năm 2000, Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng
đã tặng thƣởng thành phố Hà Nội danh hiệu "Thủ đô anh hùng".
3

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý:

Hà Nội nằm về phía Tây Bắc của trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Tọa độ địa lý: 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ
Đông.

Tiếp giáp: với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam -
Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang - Bắc Ninh - Hƣng Yên ở phía Đông và Hòa
Bình - Phú Thọ ở phía Tây.

Điều kiện tự nhiên:

Địa hình: bao gồm vùng đồng bằng trung tâm thấp và khá bằng phẳng và
vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố. Địa hình Hà Nội thấp dần theo
hƣớng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, phản ánh rõ nét qua hƣớng dòng
chảy tự nhiên của các con sông chính chảy qua Hà Nội với độ cao trung bình từ
5 đến 20 mét so với mực nƣớc biển.

Diện tích: 3.359,82 km², Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ƣơng có
diện tích lớn nhất Việt Nam.

Dân số: 8,33 triệu ngƣời, là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân
số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam.

Khí hậu - Thời tiết:


4

Mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, Hà Nội có đặc trƣng nổi bật
là gió mùa ẩm, nóng và mƣa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mƣa về mùa đông; đƣợc
chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Hà Nội tiếp nhận đƣợc lƣợng bức xạ mặt trời quanh năm khá cao. Tổng
lƣợng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình
năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%.

Lƣợng mƣa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày mƣa/năm).
Trong lịch sử phát triển, Hà Nội cũng đã nhiều lần trải qua các biến đổi bất thƣờng
của khí hậu - thời tiết.

Tài nguyên thiên nhiên:

Một trong những nét đặc trƣng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự
nhiên. Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình,
phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn.

Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha (47,4% là diện tích đất
nông 8,6% là diện tích đất lâm nghiệp, đất ở chiếm 19,26%). Tuỳ theo yêu cầu
sử dụng đất mà mức độ quan trọng, ý nghĩa của các nhóm đất là khác nhau.

Hà Nội có nhiều kiểu hệ sinh thái mà đặc trƣng phải kể đến nhƣ: hệ sinh
thái vùng gò đồi ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh
thái đô thị,... Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa
dạng sinh học cao hơn cả.
5

1.2. Tình hình chính trị:

Thành phố Hà Nội có vai trò là trung tâm chính trị - hành chính Quốc gia.
Sau những thay đổi về địa giới hành chính, tính đến năm 2021, Hà Nội có 30 đơn
vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã với 579 đơn vị hành
chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phƣờng và 21 thị trấn. Đây là thành phố trực
thuộc trung ƣơng duy nhất của Việt Nam có thị xã.

Hội đồng Nhân dân Hà Nội hiện nay (nhiệm kỳ 2021 – 2026) gồm 95 đại
biểu, do ông Nguyễn Ngọc Tuấn làm chủ tịch. Cơ quan chịu trách nhiệm chấp
hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Chính phủ và các nghị quyết của hội
đồng nhân dân thành phố là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Đây là cơ quan
chấp hành của hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nƣớc ở thành
phố, hiện nay, giữ chức vụ chủ tịch hiện nay là ông Trần Sỹ Thanh.

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan xét xử ở thành phố, giữ
chức vụ Chánh án hiện nay là ông Nguyễn Hữu Chính.

Đảng bộ Hà Nội là Đảng bộ lớn nhất với 50 tổ chức Đảng trực thuộc và
gần 10% Đảng viên của cả nƣớc, có truyền thống đoàn kết, trí tuệ và bản lĩnh.
Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội khóa XVII nhiệm kỳ 2020 – 2025 gồm có 71
ngƣời, bầu ra Ban Thƣờng vụ Thành ủy Hà Nội 2020 – 2025 gồm 16 ủy viên.
Giữ chức Bí thƣ Thành ủy hiện tại là ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị
khóa XIII.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội nhiệm kỳ XVII
(2019–2024) đƣợc bầu ngày 25/7/ 2019 gồm 132 ủy viên, trong đó bầu ra Ban
thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố gồm 12 thành viên. Chủ tịch
đƣơng nhiệm là bà Nguyễn Lan Hƣơng.
6

Thủ đô Hà Nội ngày nay tƣơi sáng, năng động nhƣng vẫn giữ đƣợc nét
văn hóa - lịch sử trƣờng tồn của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, vinh dự
đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu “Thủ đô Anh hùng”, 3 lần đƣợc
tặng thƣởng Huân chƣơng Sao Vàng, đƣợc các tổ chức quốc tế vinh danh là
“Thành phố Vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”... Chủ tịch nƣớc Nguyễn Phú
Trọng đã nhấn mạnh: "Nếu nói đất nƣớc ta chƣa bao giờ có đƣợc cơ đồ nhƣ ngày
nay, thì Hà Nội chƣa bao giờ có đƣợc quy mô, vị thế, tầm vóc và yêu cầu cao
nhƣ bây giờ".

1.3. Tình hình kinh tế - xã hội:

Với vị thế, tiềm năng và bề dày lịch sử của mình, Hà Nội giữ vai trò là
trung tâm kinh tế quan trọng của cả nƣớc.

Các hoạt động kinh doanh, du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải, thông
tin… đƣợc đẩy mạnh trong trạng thái bình thƣờng mới sau khi kiểm soát đƣợc
dịch COVID - 19, tạo đà phục hồi kinh tế. Hà Nội đã vƣơn lên mạnh mẽ trong
phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Nghị Quyết Đại Hội XVI Đảng Bộ
Thành Phố (Nhiệm Kỳ 2015 - 2020), kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trƣởng khá,
đóng góp quan trọng trong tăng trƣởng cả nƣớc. Năng suất các nhân tố tổng hợp
(TFP) đóng góp gần 46% tăng trƣởng GRDP, cao hơn cả nƣớc (44,3%). Năng
suất lao động ƣớc đạt 258,3 triệu đồng (giá hiện hành), gấp 1,65 lần bình quân cả
nƣớc, 5 năm tăng 6,15%, vƣợt mục tiêu đề ra. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã
hội giai đoạn 2016 - 2020 ƣớc đạt 1,74 triệu tỷ đồng, gấp 1,65 lần giai đoạn
trƣớc, bằng 39,2% GRDP, đạt mục tiêu đề ra.

Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành ƣớc đạt 1.016 nghìn tỷ đồng;
GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 122,7 triệu đồng (tƣơng đƣơng 5.285 USD), tăng
7

2,34% so với năm 2019. Cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
2,24% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23,67%; khu vực dịch
vụ chiếm 62,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3%.

Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhƣng Hà Nội đóng
góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim
ngạch xuất, nhập khẩu của cả nƣớc. Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, năm
2022, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn Hà Nội đã tăng 8,89% so với năm
2021 (vƣợt kế hoạch đề ra là từ 7,0% đến 7,5%). Tính chung cả năm 2022, chỉ số
sản xuất công nghiệp tăng 8,8% so với năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của thành phố Hà Nội đạt 17,1 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2021 (năm
2021 tăng 2,2%). Ngoài ra, tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn Hà Nội
năm 2022 thực hiện đạt 333 nghìn tỷ đồng, đạt 106,8% dự toán pháp lệnh năm
và tăng 2,7% so với năm 2021. Toàn thành phố đã thu hút 1,692 tỷ USD vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài, tăng 10,3% so với năm 2021. Đây là nguồn lực bổ sung mới, hỗ
trợ đắc lực cho mục tiêu tăng trƣởng kinh tế thời gian tới.

Thành phố đã hoàn thành mục tiêu tổng quát năm 2022. Trong đó, tiếp tục
kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID - 19, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân
đảm bảo an sinh xã hội và triển khai kịp thời các gói hỗ trợ ngƣời dân, doanh
nghiệp gặp khó khăn do ảnh hƣởng của dịch bệnh.

Thành ủy, Ban Chỉ đạo Chƣơng trình 07-CTr/TU của Thành ủy về “Nâng
cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2016 - 2020”
đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và thực
hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp từ chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức, hành chính,
kinh tế đến hình sự. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án, phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham
nhũng, lãng phí đƣợc tăng cƣờng. Đã có 2.313 tổ chức, đơn vị triển khai kiểm tra
8

việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động. Công tác
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đƣợc đẩy mạnh và thu đƣợc kết quả tích cực

Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp hơn;
khang trang, văn minh, hiện đại hơn. Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đƣợc quan
tâm đầu tƣ, một số công trình, dự án quy mô lớn, hiện đại đƣợc hoàn thành và
khởi công. Sự nghiệp văn hóa - xã hội; giáo dục - đào tạo; y tế; khoa học - công
nghệ tiếp tục phát triển, đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Chăm lo cho con
ngƣời và xây dựng ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh có chuyển biến tích cực;
các giá trị văn hóa truyền thống ngàn năm văn hiến đƣợc gìn giữ và phát huy.
Tiếp tục dẫn đầu cả nƣớc nhiều chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục - đào tạo, thể dục,
thể thao, nhất là thể thao thành tích cao. Năng lực y tế đƣợc nâng lên. Chất lƣợng
cuộc sống của ngƣời dân Thủ đô từ thành thị đến nông thôn, khu vực xa trung
tâm, đồng bào dân tộc đƣợc cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và cơ hội để thành phố phát triển,
Hà Nội còn cần đối mặt với nhiều hạn chế và thách thức. Mà tiêu biểu là bài
toán: Làm sao để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả, thân thiện và triệt
để tiềm năng của Hà Nội, khắc phục các tồn tại của các năm trƣớc. Có thể thấy,
vấn đề quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị, đất đai, bảo vệ môi
trƣờng còn chƣa đạt yêu cầu. Văn hoá chƣa đƣợc phát huy hết tiềm năng, việc
quảng bá văn hóa và xây dựng ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh chƣa đạt kết
quả nhƣ mong muốn. Hệ thống cơ chế, chính sách về khoa học - công nghệ chƣa
hoàn thiện; công tác đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất
lƣợng cuộc sống của Nhân dân còn nhiều bất cập. Chất lƣợng khám, chữa bệnh
chƣa đồng đều, tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo, thất nghiệp cao. An ninh chính trị
đƣợc kiểm soát nhƣng còn nhiều vụ việc diễn biến phức tạp. Còn có biểu hiện
suy thoái tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một số cán bộ, Đảng viên, có
9

Đảng viên còn có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm, bị kỷ luật
và xử lý hình sự.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu tốc độ tăng trƣởng
GRDP bình quân cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nƣớc; GRDP giai
đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 12.000 -
13.000 USD. Tầm nhìn đến năm 2045: Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn
cầu, có mức sống và chất lƣợng cuộc sống cao, với GRDP/ngƣời đạt trên 36.000
USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu
cho cả nƣớc; hội nhập quốc tế sâu rộng, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô
các nƣớc phát triển trong khu vực”.
10

PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

2.1. Tổng quan về hoạt động báo chí - truyền thông tại Hà Nội:

Năm 2022, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó
lƣờng, khó dự báo với các yếu tố rủi ro ngày càng gia tăng, tác động lớn trên quy
mô toàn cầu. Trong nƣớc, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng tạo nền tảng
thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội
Đảng bộ các cấp. Trong bối cảnh đó, hoạt động báo chí - truyền thông tại Hà Nội
đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, chuyển biến to lớn.

Về cơ bản, các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ
đạo, định hƣớng thông tin của Đảng, Nhà nƣớc, bám sát tôn chỉ, mục tiêu, thông
tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở trong nƣớc
và quốc tế, là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Sở Thông tin và Truyền thông Hà
Nội chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ về phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí,
tập trung tuyên truyền thông tin trên mạng theo hƣớng lan truyền những thông
tin tốt, tích cực trên các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội trong
nƣớc, góp phần định hƣớng dƣ luận xã hội, tạo đồng thuận thực hiện các nhiệm
vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Cơ sở vật chất cũng đƣợc
đầu tƣ và cải thiện rõ rệt.

Năm 2022, Hà Nội chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên báo chí
và hệ thống thông tin cơ sở các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của Thành phố, công
tác phòng chống dịch bệnh COVID - 19, hình ảnh Hà Nội - Việt Nam nhân sự
kiện SEA Games 31; kỳ thi, tuyển sinh vào các cấp năm học 2022 - 2023 và tốt
nghiệp THPT TP Hà Nội năm 2022. Các hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc cũng
đƣợc phát triển mạnh mẽ, góp phần vào việc giáo dục chính trị tƣ tƣởng, tuyên
truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc trong nhân
11

dân và quảng bá hình ảnh Thủ đô, đất nƣớc con ngƣời Việt Nam ra thế giới.
Ngày 19/1/2023, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND
hội nhập quốc tế thành phố Hà Nội năm 2023. Đẩy mạnh hoạt động truyền
thông, quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua tăng cƣờng công tác truyền thông,
tuyên truyền, quảng bá hình Thủ đô trên các kênh CNN quốc tế, các kênh truyền
thông quốc tế, trang website, các nền tảng mạng xã hội (Youtube, Facebook…)

Nhiều cơ quan báo chí - truyền thông đã đổi mới, tiếp cận công nghệ hiện
đại đƣa thông tin lên các hạ tầng, nền tảng truyền thông khác nhau để tăng khả
năng tiếp cận tốt nhất của ngƣời dân, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)
trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu, sở thích của công chúng. Năm 2022, công tác
quản lý báo chí - truyền thông đã có sự đổi mới, đột phá mang tính bƣớc ngoặt
theo hƣớng tăng cƣờng ứng dụng công nghệ để lƣu chiểu điện tử, đo lƣờng, đánh
giá xu hƣớng thông tin tích cực, tiêu cực, quản lý và điều tiết thông tin, kịp thời
định hƣớng nhắc nhở, chấn chỉnh những vấn đề trên không gian báo chí, truyền
thông. Nhận thức về chuyển đổi số báo chí - truyền thông đã rõ nét, thể hiện
bằng việc ban hành các kế hoạch, chiến lƣợc chuyển đổi số.

Việc chấn chỉnh, xử lý sai phạm trong hoạt động báo chí đƣợc tăng cƣờng,
nhất là đối với những sai phạm liên quan việc thực hiện không đúng tôn chỉ, mục
đích, thông tin sai sự thật; tình trạng “báo hóa” các tạp chí điện tử, trang thông
tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội “núp bóng” hoạt động nhƣ cơ quan báo chí, “tƣ
nhân hóa” báo chí đã từng bƣớc đƣợc khắc phục. Hà Nội là một trong những địa
phƣơng xử lý rất quyết liệt hành vi phát tán tin giả, tin sai sự thật trên không gian
mạng.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Sở đã gửi 1.077 tin bài trên tài khoản “Sở
Thông tin Truyền thông TP Hà Nội”, đăng tải 1.057 tin bài leࡂn mạng xã hội
Lotus; lan tỏa 3.922 lƣợt tin, bai trên các trang thông tin điện tử tổng hợp về các
12

nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Thành phố; thẩm định, đề
nghị Cục PTTH&TTĐT, Bộ TT&TT đề nghị bóc gỡ 132 video clip trên YouTube,
109 đƣờng link bài viết trên Facebook có dấu hiệu vi phạm pháp luật... Thanh tra
Sở đã thực hiện 12 cuộc thanh tra, kiểm tra; 11 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên
ngành trong lĩnh vực viễn thông và phát hành xuất bản, thông tin điện tử, trò chơi
điện tử. Kết quả đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 tổ chức, cá nhân với số
tiền 646,750 triệu đồng. Sở cũng duy trì, triển khai hiệu quả hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp theo kế hoạch của Thành phố và Sở TT&TT.

Ngày 1/7/2022, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định
số 2302/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội trên cơ
sở tổ chức lại Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội. Đây là đầu mối tổ chức hoạt động
cung cấp thông tin báo chí của UBND TP và các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã,
các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND TP về các vấn đề dƣ luận xã hội đang
bức xúc, quan tâm.

Tuy nhiên, hoạt động báo chí – truyền thông vẫn còn nhiều hạn chế cần
khắc phục. Khái niệm “báo hoá” tạp chí, biểu hiện “tƣ nhân hóa” báo chí… chƣa
đƣợc cụ thể hoá trong các quy định của pháp luật về báo chí là quá trình xử lý
tốn không ít khó khăn, thời gian, trí tuệ khi phải nghiên cứu, chuyển hóa xử lý
sang các hành vi có liên quan theo đúng quy định pháp luật, chƣa cân bằng thông
tin tích cực và thông tin tiêu cực, cơ sở vật chất chƣa đủ hiện đại, đáp ứng môi
trƣờng mới, tụt hậu về công nghệ, về phƣơng thức làm báo hiện đại trong bối
cảnh truyền thông xã hội,...
13

2.2. Tổng quan về buổi thực tế tại Liên đoàn Thƣơng mại và công nghiệp Việt
Nam – VCCI:

Vào ngày 14 tháng 3 năm 2024, đoàn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền đã có cơ hội tới tham quan, giao lƣu tại Liên đoàn thƣơng mai và công
nghiệp Việt Nam (VCCI)

Liên đoàn Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam có tên tiếng Anh là
Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI). Theo Điều lệ, VCCI là tổ
chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, ngƣời
sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam (cộng đồng doanh
nghiệp) nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, xây
dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội của đất nƣớc, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thƣơng mại và khoa học -
công nghệ giữa Việt Nam với nƣớc ngoài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, theo
quy định của pháp luật. VCCI hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. VCCI là tổ
chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, có tƣ cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con
dấu, tài khoản riêng. VCCI đặt trụ sở chính tại Hà Nội. VCCI đƣợc tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc: Tự nguyện, tự quản, không vì mục đích lợi nhuận; hiệp
thƣơng dân chủ; bình đẳng, công khai, minh bạch; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và
Điều lệ này.

VCCI có chức năng đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp,
chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong các quan hệ trong nƣớc và
quốc tế; hƣớng dẫn và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện các nghĩa vụ,
trách nhiệm với Nhà nƣớc, xã hội. Thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh
nghiệp; xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ, hợp tác khoa học -
công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của cộng đồng doanh nghiệp ở
14

Việt Nam và nƣớc ngoài; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
ngƣời sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn
định. VCCI có nhiệm vụ: Tập hợp, nghiên cứu thực trạng và kiến nghị với Đảng và
Nhà nƣớc các vấn đề về pháp luật, chính sách, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội
nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài
hòa, ổn định. Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây
dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp, hoạt
động kinh doanh và quan hệ lao động dƣới các hình thức khác nhau theo quy định
của pháp luật. Là đầu mối tập hợp thông tin, ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, tổ
chức và tham gia quá trình tham vấn với các đoàn đàm phán về kinh tế, thƣơng
mại; tham gia với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong quá trình đàm phán, ký
kết, gia nhập, phê chuẩn, thực thi các điều ƣ ớc quốc tế có liên quan tới kinh tế,
thƣơng mại, laođộng; hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc
tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thực thi các điều ƣớc quốc tế về kinh tế,
thƣơng mại, lao động mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
VCCIthực hiện vai trò của tổ chức đại diện ở trung ƣơng của ngƣời sử dụng lao
động Việt Nam tham gia vào các thiết chế ba bên về quan hệ lao động, hƣớng dẫn,
hỗ trợ xây dựng và liên kết tổ chức của ngƣời sử dụng lao động ở cấp ngành và địa
phƣơng; phối hợp với các tổ chức đại diện ngƣời lao động và các cơ quan, đơn vị
hữu quan để hỗ trợ doanh nghiệp, ngƣời sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao
động tiến bộ, hài hòa và ổn định theo quy định của pháp luật.

Tại buổi trò chuyện, ông Nguyễn Quang Vinh - Bí thƣ Đảng uỷ, Phó Chủ
tịch VCCI đã giới thiệu về lịch sử hình thành VCCI; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu
tổ chức của VCCI.
15

Ông Nguyễn Quang Vinh - Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch VCCI phát biểu tại buổi làm việc

Tại đây, chúng em đã đƣợc lắng nghe phần giới thiệu về tổ chức và các hoạt
động của VCCI do đồng chí Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI chủ
trì. “Thời gian tới, VCCI sẽ tập trung sáu nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế,
làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam hội nhập; đó là một điều mang tính đột
phá”, ông Vinh nhấn mạnh thêm.

Đồng thời trong buổi làm việc, đoàn sinh viên đã có cơ hội đƣợc lắng nghe
chia sẻ từ đồng chí Phạm Thái Lai - Giám đốc BIZIC về BIZI về các hoạt động
thúc đẩy sự hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp. Ông khẳng định báo chí – truyền
thông là một bệ đỡ đƣa thƣơng hiệu doanh nghiệp ra xã hội, cộng đồng và thậm chí
ra quốc tế. Ngoài chức năng phản ánh tiếng nói doanh nghiệp, báo chí còn đóng vai
trò quan trọng trong việc lan tỏa thƣơng hiệu doanh nghiệp.
16

Ông Phạm Thái Lai - Giám đốc BIZIC phát biểu tại buổi gặp gỡ

Toàn bộ đoàn sinh viên đƣợc gặp gỡ đồng chí Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng
biên tập phụ trách Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, ngƣời đã giới thiệu về tổ chức
và hoạt động của tạp chí. Trong quá trình trao đổi, đồng chí đã có nhận xét về
chuyến đi thực tế chính trị - xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền: "Đây là hoạt động thiết thực, là cơ sở gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Các
hoạt động thực tế sẽ tạo điều kiện cho các em sinh viên dễ dàng hình dung, bám sát,
xử lý vấn đề và tác nghiệp hiệu quả hơn”.
17

Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.
18

Để tạo nên bầu không khí vui vẻ và phấn khởi, đồng thời giúp sinh viên nắm
bắt thêm kiến thức và phong cách làm việc tại VCCI, buổi làm việc đã diễn ra với
sự trao đổi tích cực, chủ động giữa sinh viên và các đại biểu.

Sinh viên Nguyễn Thị Thu Thuỷ chia sẻ cảm nhận về hoạt động thực tế
chính trị xã hội: “Em đã có cơ hội mở rộng kiến thức và hiểu thêm về nghiệp vụ,
phong cách làm việc của cơ quan báo chí - truyền thông, đó sẽ là hành trang bổ trợ
cho công việc của em trong tƣơng lai. Chuyến đi này thực sự là một ký ức đẹp đẽ
đối với em”.

Cuối cùng, TS. Nguyễn Thị Hằng Thu và cũng là trƣởng đoàn thực tế chính
trị đã thay mặt toàn thể sinh viên gửi lời cảm ơn tới VCCI: “Đoàn sinh viên Báo chí
và Tuyên truyền gửi lời cảm ơn tới tất cả ban lãnh đạo đã tạo điều kiện giúp đỡ cho
sinh viên có cơ hội đến và thăm cơ quan làm việc, đƣợc nghe, biết và trải nghiệm”.
Cô đã đại diện đoàn thực tế trao tặng lẵng hoa nhằm bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến tổ
chức VCCI.
19

Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh chụp ảnh cùng đoàn nghiên cứu

Thông qua buổi thực tế chính trị - xã hội tại Liên đoàn Thƣơng mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI), sinh viên lớp Truyền thông Đa phƣơng tiện, Viện Báo
chí - Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đƣợc trang bị những kiến
thức mới, hiểu đƣợc vai trò và sứ mệnh của mình trong thời đại mới. Bạn Nông
Thế Vinh lớp TTĐPT K42 đã bày tỏ: “Sau khi lắng nghe chia sẻ của Phó Chủ tịch
VCCI, mình đã rút ra đƣợc nhiều bài học bổ ích, nhiều thuật ngữ mới. Đặc biệt, mô
hình kinh tế tuần hoàn đã giúp mình hiểu ra đƣợc trách nhiệm của bản thân trong
việc tuyên truyền hoạt động này tới các doanh nghiệp.”

2.3.Tổng quan về buổi thực tế chính trị tại Báo Quân Đội Nhân Dân:
Vào ngày 15/3, tại cơ quan Báo Quân đội nhân dân, Đại tá Trần Hoàng Tiến
- Trƣởng phòng thƣ ký tòa soạn đã có buổi gặp gỡ, giao lƣu cùng sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền
20

Báo Quân đội nhân dân là cơ quan của Quân ủy Trung ƣơng, Bộ Quốc
phòng, tiếng nói của lực lƣợng vũ trang và nhân dân Việt Nam, đƣợc ra đời trƣớc
yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu của Quân đội nhân dân và các lực lƣợng vũ
trang cách mạng, từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc.
Báo Quân đội nhân dân đƣợc thành lập trên cơ sở truyền thống của các tờ báo đầu
tiên thuộc lực lƣợng vũ trang cách mạng nhƣ: Chiến đấu (1944), Kèn gọi lính
(1944), Tiếng súng reo (1944), Quân giải phóng (1945), Sao Vàng (1946) và sự
hợp nhất, sáp nhập hai tờ báo Vệ quốc quân (1947) và Quân du kích (1948)...

Ngày 20-10-1950, tại thôn Khau Diều, xã Định Biên, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên giữa chiến khu Việt Bắc, Báo Quân đội nhân dân đã ra số đầu tiên và
từ đó ngày 20-10 hằng năm đã trở thành ngày truyền thống của tòa soạn. Tờ báo
vinh dự đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên và ra chỉ thị căn dặn đăng trên số đầu
tiên: “Nói những điều thật thiết thực, đúng đƣờng lối chính trị, ít tếu, viết ngắn,
giản dị, vẽ dễ hiểu, trình bày rõ ràng, ít tiếp sang trang khác”.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cán bộ, phóng viên Báo
Quân đội nhân dân đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, xông pha trên các mặt
trận, chiến trƣờng, kịp thời truyền đạt các chỉ thị, nghị quyết của Tổng Quân ủy, Bộ
Tổng Tƣ lệnh tới cán bộ, chiến sĩ; phản ánh kịp thời tinh thần chiến đấu dũng cảm,
ngoan cƣờng và những chiến công hào hùng của quân và dân ta trong các chiến
dịch: Biên giới (1950), Hòa Bình (1952), Tây Bắc (1952), Chiến cục Đông Xuân
1953-1954…, trên chiến trƣờng cả nƣớc và toàn Đông Dƣơng với nhiều tên tuổi
các cây bút nổi tiếng, có ngƣời đã anh dũng hy sinh trên chiến trƣờng nhƣ các nhà
báo Hoàng Lộc, Thâm Tâm, Thôi Hữu, Trần Đăng... Đặc biệt, trong Chiến dịch
Điện Biên Phủ, Báo Quân đội nhân dân đã tổ chức tòa soạn tiền phƣơng, xuất bản
đƣợc 33 số báo ngay tại mặt trận, phát hành tận tay cán bộ, chiến sĩ ở chiến hào.
Trong số báo xuất bản tại mặt trận, với các bài viết, bản vẽ của các nhà báo, họa sĩ
lão thành, nhƣ: Nguyễn Khắc Tiếp, Phạm Phú Bằng, Mai Văn Hiến…, đã kịp thời
21

ghi lại toàn bộ các sự kiện, diễn biến của chiến dịch, trở thành cuốn tƣ liệu sống
động, góp phần động viên tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của bộ đội và
dân công hỏa tuyến vƣợt qua mọi hy sinh, gian khổ, làm nên Chiến thắng Điện
Biên Phủ lịch sử.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, nhận thức rõ tầm quan trọng
của công tác tuyên truyền trong giai đoạn cách mạng mới, Báo Quân đội nhân
dân đã khẩn trƣơng chấn chỉnh tổ chức lực lƣợng, tiến hành ngay các hoạt động bồi
dƣỡng, xây dựng đội ngũ thông tin viên, cộng tác viên... Việc phát hành báo cũng
đƣợc mở rộng ra toàn dân, nhằm kịp thời tuyên truyền sâu rộng quan điểm, chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng, của Tổng Quân ủy, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nƣớc nhà. Các bài viết về phong trào
“Đồng khởi” của quê hƣơng Bến Tre, “Ba sẵn sàng” của tuổi trẻ, “Ba đảm đang”
của phụ nữ, “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp, “Sóng Duyên Hải” trong công
nghiệp, “Cờ ba nhất” trong Quân đội và nhiều phong trào thi đua yêu nƣớc, đƣợc
đăng tải trên Báo Quân đội nhân dân nhƣ những luồng gió mới, thổi bùng ngọn lửa
thi đua yêu nƣớc trong toàn dân, toàn quân, tạo sự lan tỏa, nhân lên sức mạnh tinh
thần “Tất cả vì miền nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc”.

Nhà báo đồng thời cũng là ngƣời chiến sĩ, vừa cầm bút vừa cầm súng trên
mặt trận. Điển hình nhƣ Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân, liệt sĩ, Thƣợng úy,
phóng viên Báo Quân đội nhân dân Lê Đình Dƣ tại mặt trận Cửa Việt khi nhận chỉ
thị phải vào hầm trú ẩn: “Ngƣời chiến sĩ có thể đứng bắn, quỳ bắn, nằm bắn; còn
phóng viên chúng tôi chỉ có quyền đứng thẳng trên chiến hào dùng vũ khí là máy
ảnh, bút máy để ghi lại chiến công của đồng đội và tội ác của quân thù!”. Đại tá,
nhà báo lão thành Phạm Phú Bằng nhiều lần vừa tác nghiệp trực tiếp trên chiến
trƣờng vừa tham gia chiến đấu và chỉ huy bộ đội trong kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ,
22

Báo Quân đội nhân dân đã có hai nhà báo đƣợc phong tặng danh hiệu Anh hùng
Lực lƣợng vũ trang nhân dân là Thƣợng úy, liệt sĩ Lê Đình Dƣ và Đại tá Đặng Thọ
Truật.

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bƣớc vào thời kỳ quyết liệt, với sự nhạy bén
về chính trị và bản lĩnh của các nhà báo - chiến sĩ, Báo Quân đội nhân dân đã kịp
thời cử các đoàn phóng viên tham gia các mặt trận, chiến trƣờng B, C, K, trực tiếp
cùng ăn, cùng ở, cùng bộ đội chiến đấu với địch. Từ các chiến trƣờng, những bài
viết nóng hổi hơi thở chiến đấu của quân và dân ta đƣợc đăng tải kịp thời trên Báo
Quân đội nhân dân đã góp phần động viên, củng cố ý chí, quyết tâm “đánh cho Mỹ
cút, đánh cho ngụy nhào” của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Ngày 30-4-
1975, các cán bộ, phóng viên của Báo Quân đội nhân dân từ các chiến trƣờng đã
hòa cùng 5 cánh quân có mặt tại Dinh Độc Lập chứng kiến thời khắc lịch sử và
chung niềm vui giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc.

Sau ngày đất nƣớc hòa bình, thống nhất và đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới
đất nƣớc, Báo Quân đội nhân dân đã nhanh chóng ổn định tổ chức, xác định tốt yêu
cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc
và các cơ quan chức năng Quân ủy Trung ƣơng, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính
trị, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt
Nam..., Báo Quân đội nhân dân vừa kịp thời tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc, vừa thực hiện tốt chức năng là
diễn đàn của cán bộ, chiến sĩ lực lƣợng vũ trang và nhân dân trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Quân đội
nhân dân luôn khắc ghi và thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy, giữ vững tôn chỉ, mục đích
của tờ báo, tích cực đổi mới nội dung, phƣơng pháp tuyên truyền, bám nắm cơ sở,
gần gũi bộ đội và nhân dân, tuyên truyền kịp thời và hiệu quả mọi hoạt động của
lực lƣợng vũ trang, của các cấp, các ngành, các địa phƣơng, góp phần xây dựng nền
23

quốc phòng toàn dân vững mạnh và xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại.

Thực hiện đúng đƣờng lối chính trị là một tờ báo của Đảng trong lực lƣợng
vũ trang, Báo Quân đội nhân dân không ngừng lớn mạnh, phát triển cả về quy mô,
lực lƣợng, phƣơng tiện và loại hình báo chí. Từ một tờ báo phát hành nội bộ trong
lực lƣợng vũ trang, tháng 11-1956, Báo Quân đội nhân dân đã phát hành ra toàn
dân; từ xuất bản 03 kỳ trong tuần, phát triển thành nhật báo từ 19-5-1965. Từ một
ấn phẩm duy nhất là báo in hằng ngày, đã mở rộng phát triển thêm nhiều ấn phẩm
khác, nhƣ: Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần (trƣớc đây gọi là Báo Quân đội nhân
dân thứ Bảy ra số đầu tiên ngày 7-7-1990), Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng (ra
số đầu tiên ngày 10-3-1994), Nội san Thông tin viên; Báo in hằng ngày tăng 04
trang lên 08 trang (2002), Báo Quân đội nhân dân Điện tử (khai trƣơng ngày 20-12-
2002). Từ tờ báo đơn ngữ phát triển thành tờ báo đa ngữ với Báo Quân đội nhân
dân Điện tử tiếng Anh (năm 2005), Báo Quân đội nhân dân Điện tử tiếng Trung
Quốc (năm 2012), Báo Quân đội nhân dân Điện tử tiếng Lào, Báo Quân đội nhân
dân Điện tử tiếng Khmer (năm 2017); chuyên trang Media (Video-Audio) của Báo
Quân đội nhân dân Điện tử (từ tháng 5-2019)…

Ngày 3-4-2019, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số
362/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm
2025 trong đó xác định xây dựng Báo Quân đội nhân dân là một trong 6 cơ quan
báo chí đƣợc thực hiện theo mô hình cơ quan truyền thông đa phƣơng tiện, định
hƣớng dƣ luận.

Ngày 12-5-2021, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chỉ thị 12/CT-TTg về tăng
cƣờng công tác tuyên truyền, định hƣớng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc , xác định: Các Báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công
an nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã
Việt Nam là cơ quan chủ lực, có nhiệm vụ xây dựng các hình thức tuyên truyền
24

chuyên sâu về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nhƣ chuyên trang, chuyên mục, tuyến bài
tuyên truyền trọng điểm… Ngày 6-3-2019, Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết
định số 807/QĐ-BQP phê duyệt Đề án đầu tƣ phát triển Báo Quân đội nhân
dân theo mô hình cơ quan truyền thông đa phƣơng tiện đến năm 2025.

Vào đúng dịp kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890
/19-5-2019), Báo Quân đội nhân dân đã tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ
trƣởng Bộ Quốc phòng triển khai Đề án phát triển Báo Quân đội nhân dân theo mô
hình cơ quan truyền thông đa phƣơng tiện đến năm 2025 và chính thức khai trƣơng
chƣơng trình phát thanh, truyền hình trên nền Báo Quân đội nhân dân Điện tử.

Báo Quân đội nhân dân là cơ quan của Quân ủy Trung ƣơng và Bộ Quốc
phòng, tiếng nói của lực lƣợng vũ trang và nhân dân Việt Nam, là một trong những
tờ báo chính trị hàng đầu của đất nƣớc, trực tiếp thể hiện kịp thời mọi quan điểm
của Đảng, Nhà nƣớc và Quân đội nhân dân Việt Nam về mọi vấn đề, sự kiện quan
trọng của đất nƣớc và thế giới. Chính vì vậy, Báo Quân đội nhân dân không phải là
một tờ báo chỉ viết về quân đội. Vị trí, chức năng và vai trò của Báo Quân đội nhân
dân khác hẳn những tờ báo của các ngành, các địa phƣơng trong nƣớc. Báo Quân
đội nhân dân không phải là một tờ báo ngành, mà là tờ báo của Đảng trong lực
lƣợng vũ trang, tờ báo chính trị-quân sự của Đảng, Nhà nƣớc, của cả hệ thống
chính trị của đất nƣớc.

Theo Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 259/GP-TTTT ngày 12-
5-2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, tôn chỉ mục đích của Báo Quân đội
nhân dân: “Thông tin, tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nƣớc; phổ biến các thỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ƣơng
và Bộ Quốc phòng. Phản ánh phong trào hành động cách mạng của lực lƣợng vũ
trang nhân dân và của toàn dân, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch; bảo vệ vững chắc nền tảng tƣ tƣởng của Đảng”.
25

Báo Quân đội nhân dân đã có nhiều thành tích, chiến công nổi bật, đƣợc
Đảng, Nhà nƣớc, quân đội ghi nhận, biểu dƣơng. Cùng với những tấm huân chƣơng
đƣợc trao trong các thời kỳ kháng chiến, Báo Quân đội nhân dân đã vinh dự đƣợc
Đảng, Nhà nƣớc trao tặng nhiều phần thƣởng cao quý:

- Danh hiệu Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân (năm 2000)

- Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2010)

- Huân chƣơng Sao Vàng (năm 2005)

- Huân chƣơng Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (tháng 12-2011)

- Huân chƣơng Độc lập hạng Ba (tháng 10-2020)

- Huân chƣơng Hồ Chí Minh (năm 1990)

- Huân chƣơng Quân công Hạng Nhất (năm 1984)

- Huân chƣơng Lao động Hạng Nhì (năm 1963)

- Huân chƣơng Chiến cộng Hạng Nhất (năm 1961)

- Huân chƣơng Quân công Hạng Ba (năm 1956)…

Phát biểu khi đến thăm và làm việc với Báo Quân đội nhân dân năm 2015,
Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng nhận xét: “Báo Quân đội nhân dân thực sự là tờ
báo anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và dân tộc Việt Nam Anh
hùng. Đây là tờ báo quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống báo chí cách mạng
Việt Nam; một trong những tờ báo chính trị hàng đầu của đất nƣớc, của quân đội,
có uy tín và bản sắc riêng. Đó là bản lĩnh chính trị vững vàng, tính tƣ tƣởng, tính
chiến đấu cao; là “binh đoàn chủ lực” trên mặt trận tƣ tƣởng-văn hóa; định hƣớng
đúng đắn dƣ luận xã hội. Cán bộ, phóng viên của báo luôn xông pha nơi đầu sóng
ngọn gió, khó khăn, gian khổ, bám sát thực tiễn để phản ánh, tuyên truyền, nhân lên
các điển hình tiên tiến, giáo dục cái tốt, cái đẹp với cách thể hiện sáng tạo, có sức
26

lan tỏa. Báo Quân đội nhân dân luôn đấu tranh, phê phán kịp thời, sắc bén những
cái xấu; phản bác mạnh mẽ các luận điệu xuyên tạc, thù địch; là ngƣời bạn, ngƣời
đồng đội tin cậy của bộ đội và nhân dân; là cầu nối để nhân dân hiểu, tin Đảng, Nhà
nƣớc và quân đội”.

Hội trường buổi thực tế của sinh viên khóa 42

Tại buổi thực tế, Đại tá Trần Hoàng Tiến - Trƣởng phòng thƣ ký tòa soạn đã
có buổi gặp gỡ, giao lƣu cùng sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tại
đây, khi chia sẻ về chặng đƣờng lịch sử hình thành và phát triển của Báo Quân đội
nhân dân, ông đã đề cập đến sự anh dũng và những hy sinh cao cả của những cán
bộ, phóng viên của tờ báo này. Ông đã gọi họ là những “nhà báo hai lần chiến sĩ”,
nhƣ một cách vinh danh đầy trân trọng và biết ơn.

Trƣớc đó, đại tá Trần Hoàng Tiến đã nhắc về nhà báo, anh hùng liệt sĩ Lê
Đình Dƣ - một trong những nhà báo chiến sĩ đƣợc truy tặng Anh hùng Lực lƣợng
27

vũ trang nhân dân, ông là ngƣời đã truyền lửa cho các phóng viên tác nghiệp trên
chiến trƣờng qua câu nói: “Ngƣời chiến sĩ có thể đứng bắn, quỳ bắn, nằm bắn. Còn
phóng viên chúng tôi lúc này chỉ có thể đứng thẳng trên chiến hào, dùng vũ khí là
cây bút và máy ảnh để ghi lại chiến công của đồng đội và tội ác của quân thù".

Trong mƣa bom bão đạn, tƣ thế đứng thẳng của ngƣời lính chiến sĩ chính là
đại diện cho hình ảnh của một tờ báo cách mạng. Qua đó, ta thấy đƣợc sự trân trọng
đặc biệt đối với các thế hệ nhà báo chiến sĩ đi trƣớc: “Báo Quân đội nhân dân đƣợc
gọi là “hai lần chiến sĩ” vì mỗi cá nhân tại đây vừa là nhà báo, vừa là ngƣời lính
trên mặt trận chính trị tƣ tƣởng” - Đại tá Trần Hoàng Tiến nhấn mạnh.

Đại tá Trần Hoàng Tiến tôn vinh những nhà báo chiến sĩ thuộc báo Quân đội nhân dân

Số đầu tiên của Báo Quân đội nhân dân đƣợc ra vào ngày 20-10-1950 nhằm
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền trong công cuộc kháng chiến chống thực
28

dân Pháp. Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ, phóng viên Báo
Quân đội nhân dân một cách chân tình và sâu sắc: “Nói những điều thật thiết thực,
đúng đƣờng lối chính trị, ít tếu, viết ngắn, vẽ dễ hiểu, trình bày rõ ràng, ít tiếp sang
trang khác".

Báo Quân đội nhân dân học tập và làm theo lời dạy của Bác trong mỗi nhiệm vụ.
29

Ngay khi số báo đầu tiên phát hành, những ngƣời phóng viên tại Báo Quân
đội nhân dân đã khẩn trƣơng xông pha trên các mặt trận để kịp thời ghi lại những
khoảnh khắc chiến đấu oanh hùng của dân tộc. Nhờ đó, những số báo mới của Báo
Quân đội nhân dân liên tục ra đời, phản ánh chính xác mọi hoạt động chiến đấu của
bộ đội cũng nhƣ tích cực biểu dƣơng những tấm gƣơng anh hùng trong kháng
chiến.

Từng dòng chữ trên mặt báo là bằng chứng cho sự vất vả gian lao của cánh
nhà báo chiến sĩ trong chiều dài lịch sử kháng chiến. Một tay cầm súng trên vai,
một tay cầm bút để ghi lại rõ nét nhất từng khoảnh khắc oai hùng của đồng đội.

Thậm chí, nhiều nhà báo - chiến sĩ đã hy sinh ngay tại nơi tác nghiệp. Khi
những mẩu tin tức còn chƣa kịp hoàn thành, những bức ảnh chƣa kịp chụp lại
nhƣng tay ngƣời phóng viên vẫn nắm chặt cây bút với một lòng mong muốn đem
tin tức thắng lợi về cho nhân dân. Những sự hy sinh anh dũng ấy đã góp phần làm
nên vẻ đẹp truyền thống vẻ vang của Báo QĐND nói riêng và sự nghiệp báo chí
cách mạng Việt Nam nói chung.

Trên từng chặng đƣờng phát triển của Báo QĐND, tình yêu nghề của những
ngƣời phóng viên, nhà báo chiến sĩ đã góp phần viết nên lịch sử vững chắc của tờ
báo. Báo QĐND đặt mục tiêu trở thành một cơ quan báo chí chuyên sâu, theo dõi
sát sao diễn biến trong và ngoài nƣớc, mang đến thông tin đa dạng, kịp thời và
chính xác, luôn giữ vững định hƣớng chính trị, coi chính trị là linh hồn, sinh mệnh
của tờ báo.
30

Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền được bổ sung nhiều kiến thực tế tại cơ quan Báo Quân đội
nhân dân ngày 15/03

Giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống của một tờ báo hai lần anh
hùng luôn đòi hỏi sự sáng tạo, kiên trì để hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Đây không chỉ là trách nhiệm hàng đầu của mỗi phóng viên Báo QĐND mà còn là
phƣơng châm để các thế hệ nhà báo tƣơng lai noi theo và học hỏi.

Sau khi lắng nghe những chia sẻ về nghề của các lãnh đạo, sinh viên lớp
Truyền thông Đa phƣơng tiện K42 đã đặt các câu hỏi về ấn phẩm báo in, báo đa
phƣơng tiện và xu hƣớng phát triển của báo chí trong thời đại mới…

Với thái độ làm việc, học hỏi đầy nhiệt huyết và nghiêm túc, buổi báo cáo đã
kết thúc tốt đẹp, giúp các bạn sinh viên hiểu thêm về các hoạt động báo chí truyền
thông, quy trình cho ra đời một ấn phẩm báo chí, hƣớng phát triển của các cơ quan
báo chí và cơ hội việc làm của sinh viên ngành truyền thông đa phƣơng tiện trong
tƣơng lai.
31

PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHẬN ĐƢỢC SAU CHUYẾN ĐI
THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

3.1. Bài học nhận thức:

Tuy chuyến thực tế chỉ đƣợc tổ chức vỏn vẹn trong hai ngày, song những
bài học, trải nghiệm thực tế mà em có cơ hội đƣợc tiếp thu có ý nghĩa vô cùng to
lớn với bản thân em. Trƣớc hết, là về Liên đoàn thƣơng mại và Công nghiệp Việt
Nam chúng em đã có cơ hội đƣợc nghe, tìm hiểu về các chức năng, hoạt động của
VCCI. Và qua những chia sẻ của các chuyên gia, em thấu hiểu và nhận thức rõ
hơn về tầm quan trọng của mối liên hệ giữa báo chí truyền thông và doanh
nghiệp. Báo chí luôn cần thông tin mới lạ, hấp dẫn với công chúng.

Tiếp theo là vấn đề về việc nắm vững tƣ tƣởng, giác ngộ chính trị, tuân thủ
pháp luật và chuẩn mực đạo đức trong hoạt động báo chí - truyền thông; nắm rõ
mục đích hoạt động nghề nghiệp, ý thức đƣợc trách nhiệm của một ngƣời hoạt
động báo chí - truyền thông. Bài học này em đƣợc cảm nhận rõ nhất khi trải
nghiệm thực tế tại cơ sở Báo Quân đội nhân dân. Chỉ khi tƣ tƣởng, giác ngộ
chính trị của bản thân thực sự vững vàng, mới có thể viết đúng, định hƣớng đúng
để phục vụ cho đất nƣớc. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc nhắc đến càng
ghi sâu trong bản thân em tầm quan trọng của lý tƣởng, và buổi giao lƣu cũng cho
em thấy Báo Quân đội nhân dân luôn kiên trì xây dựng tờ báo trong sạch tiến bộ,
luôn nghiêm cẩn trong thực hiện mục đích, tôn chỉ đƣợc giao.

Từ các buổi giao lƣu, em càng sâu sắc hơn về nhận thức tầm quan trọng
của nắm vững lý thuyết báo chí - truyền thông. Trong quá trình lắng nghe các
cán bộ, các lãnh đạo, những ngƣời có kinh nghiệm trong ngành, trong nghề, bản
thân em cảm thấy đƣợc nhiều sự tƣơng đồng với nhiều kiến thức em đã học,
32

cũng giúp em hiểu các nội dung và có liên tƣởng thực tế thêm dễ dàng, cũng nhƣ
có thể rõ ràng hơn phần nào trong việc tự đánh giá, nhìn nhận về năng lực, phẩm
chất của bản thân. Không chỉ vậy, việc chú trọng xây dựng các mối quan hệ để
thuận lợi trong quá trình hoạt động báo chí - truyền thông rất quan trọng.

Quy trình sản xuất các sản phẩm báo chí - truyền thông rất chặt chẽ, yêu
cầu xác nhận và tính toán nhiều, yêu cầu sự tỉ mỉ, linh hoạt, sáng tạo, bản thân
không đƣợc phép lơ là, cẩu thả trong công việc. Khi nghe đƣợc thông tin về lịch
làm việc, lịch chốt tin hằng đêm của Báo Quân đội nhân dân, về khó khăn trong
việc đi lại buổi tối đặc biệt với nữ giới, cũng nhƣ đối phó với nhiều thông tin đột
xuất, cá nhân em không chỉ khâm phục lòng yêu nghề, sẵn sàng và chủ động của
mọi ngƣời, mà còn nhận ra đƣợc đây là việc bình thƣờng trong lĩnh vực này.

Dù là cơ sở Báo Quân đội nhân dân hay Liên đoàn thƣơng mại và Công
nghiệp Việt Nam, bản thân em đều nhận thấy đƣợc thái độ cầu tiến, nhiệt tình,
chủ động trong trau dồi ý thức, kiến thức, kỹ năng của mọi ngƣời, dẫu cho là
những ngƣời có kinh nghiệm lâu năm, giữ những chức vụ cao. Mặt khác, công
tác tổ chức và hoạt động của các cơ sở thực tế cũng luôn thay đổi qua từng thời
kỳ để đáp ứng yêu cầu thời thế. Qua đó, em hiểu rằng với đặc thù của lĩnh vực
báo chí - truyền thông là luôn thay đổi, vận động thì bản thân là ngƣời theo đuổi
nghề cũng cần không ngừng nâng cao bản lĩnh, kỹ năng, không ngừng học hỏi để
đáp ứng sự thay đổi không ngừng trong thời đại số.

Là một sinh viên thuộc ngành Truyền thông đa phƣơng tiện, bản thân em
cũng nhận rõ hơn tầm quan trọng của đa phƣơng tiện trong hoạt động báo chí,
truyền thông, khi nghe ra sự nỗ lực trong đề án của Báo Quân đội nhân dân hay
khi tham quan bảo tàng số, đƣợc tiếp nhận những khoa học - kỹ thuật tiên tiến
nhất - cũng là cuộc sống của xã hội trong tƣơng lai.
33

Mặt khác, em cũng nhận rõ thiết kế cũng vô cùng quan trọng trong thể
hiện các tác phẩm đa phƣơng tiện, cảm thấy rất thú vị khi Báo Quân đội nhân
dân đã dành hẳn một ban hoạ sĩ đảm nhiệm công việc này, cũng nhƣ đƣợc mở
mang rất nhiều từ VCCI.

Cuối cùng, sau chuyến đi thực tế chính trị - xã hội, em cảm thấy rõ phần
nào sự phát triển của ngành báo chí - truyền thông tại Việt Nam đang không
ngừng lớn mạnh, luôn chuyển mình để thích ứng với thời đại, với sự phát triển
của xã hội và thế giới. Song trong sự thay đổi ấy, những giá trị cốt lõi về mục
tiêu, tôn chỉ hoạt động hay những giá trị cốt lõi, phƣơng châm hành động vẫn
luôn đƣợc giữ vững và phát huy, là kim chỉ nam để vƣơn xa hơn nữa.

3.2. Bài học kỹ năng:

Thông qua buổi thực tế, bài học kỹ năng đầu tiên mà em học đƣợc và có
dịp áp dụng thực tế chính là luôn có sự chuẩn bị. Trƣớc chuyến đi, sinh viên đã
đƣợc giảng viên nhắc nhở tìm hiểu về hai cơ sở thực tế sẽ đi, để bản thân tránh
quá bỡ ngỡ và bị động khi tiếp nhận thông tin, liên hệ và hiểu các vấn đề trong
quá trình giao lƣu, cũng thể hiện sự tôn trọng của mình đến các đơn vị. Và trong
chuyến đi, biết ghi chép và lƣu lại những kiến thức quan trọng. Bản thân em đã
có sự tìm hiểu qua về các thông tin cơ bản của Báo Quân đội nhân dân và Liên
đoàn thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam.

Trong quá trình trải nghiệm thực tế, em đã có dịp tiếp xúc, làm quen, vận
dụng và củng cố nhiều kiến thức lý thuyết, kỹ năng truyền thông đã đƣợc học
nhƣ xác định nguồn tin, định hình và lƣu trữ tài liệu thông qua chụp ảnh, quay
video quá trình, ghi chép ý quan trọng.
34

Để bao quát đƣợc các thông tin và kiến thức, em hiểu đƣợc kỹ năng quan
sát - lắng nghe để nắm bắt đƣợc trọng tâm thông tin rất quan trọng. Không chỉ
vậy, nó còn có sự liên hệ với kỹ năng nghiên cứu thực tiễn và phân tích vấn đề.
Bên cạnh đó, em có cơ hội thực hành và củng cố nhiều kỹ năng mềm nhƣ làm
việc độc lập, làm việc nhóm, xử lý các tình huống bất ngờ (Trong quá trình sử
dụng điện thoại để lƣu trữ tài liệu, máy của em hết pin, do đó em đã nhờ bạn kết
thúc chuyến sẽ chia sẻ tài liệu, và bản thân sẽ ghi chép timeline hành trình, và
những thông tin, kiến thức quan trọng).

Mặt khác, em học đƣợc rằng cần kiên nhẫn và sẵn sàng cho mọi sự thay
đổi. Nhƣ cách các anh chị tại Ban thƣ ký tòa soạn Báo Quân đội nhân dân có
chia sẻ thời gian làm việc và luôn có nhiều yếu tố đột xuất, bất ngờ cần xử lý, do
đó không thể lơ là và luôn trong tâm thể tiếp nhận cái đột xuất, phải khéo léo xử
lý nó sao cho không ảnh hƣởng xấu tới các việc khác. Khi nhìn các ấn phẩm của
tờ báo Quân đội nhân dân, đƣợc nghe đằng sau những hình ảnh, bố cục ấy là sự
tính toán đến từng khoảng cách, dấu chấm, dấu phẩy, em cảm thấy bản thân vẫn
còn non tay và cần phấn đấu nhiều hơn nữa để phát triển.
35

C. PHẦN KẾT LUẬN


Tuy chỉ trong thời gian hai buổi nhƣng chuyến đi thực tế chính trị là một
khoảng thời gian có ý nghĩa quan trọng với sinh viên. Đây là cơ hội cho em đƣợc
trau dồi kiến thức và học hỏi những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết và tự rút ra
những kinh nghiệm, bài học bổ ích về ngành cho riêng bản thân thông qua chuyến
tham quan tại, Liên đoàn thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam và Báo Quân Đội
nhân dân.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên trong đoàn đã luôn theo sát
và hƣớng dẫn thực tế chính trị xã hội và các diễn giả đã tạo điều kiện, cơ hội để em
có thời gian học hỏi và giao lƣu bổ ích. Trong khoảng thời gian vừa qua em thực sự
đã đƣợc mở rộng thêm tầm hiểu biết, có góc nhìn đa chiều hơn về hoạt động của
các doanh nghiệp, cơ quan báo chí truyền thông. Em xin chân thành cảm ơn TS.
Nguyễn Thị Hằng Thu . Cũng trong thời gian này em đã nhận ra những ƣu điểm,
khuyết điểm của để có thể phát huy tốt nhất năng lực của mình. Đây chính là một
trải nghiệm thú vị với em trên giảng đƣờng đại học và cũng chính là một sự khởi
động đầy ý nghĩa cho nghề nghiệp của em sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

You might also like